Con Đường Giải Thoát: Một Yếu Nghĩa Của Quyển I, Kinh Tạp A Hàm

23/01/20194:02 SA(Xem: 10133)
Con Đường Giải Thoát: Một Yếu Nghĩa Của Quyển I, Kinh Tạp A Hàm

CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Một yếu nghĩa của quyển I, kinh Tạp A Hàm
Đức Quang

 

kinhtapahamTóm tắt: Tạp A Hàmbản kinh chứa đựng những lời dạy của đức Phậtthánh chúng, trình bày những giáo nghĩa của đức Phậtthánh chúng, mô tả đời sống sinh hoạt của Phật và Tăng đoàn, vẽ lên toàn cảnh bức tranh đời sống xã hộivăn hóa chính trị đương thời. Đồng thời là cánh cửa để đi vào kho tàng tri thức kinh văn Phật giáo Đại thừa. Nhưng trên tất cả là cung cấp phương pháp tu hành, thực tập chứng nghiệm pháp lạc. Do đó, bài này sẽ chỉ tập trung trình bày về ‘con đường giải thoát’, với mười lăm cách thức thực tập pháp năm uẩn như một yếu nghĩa của quyển I trong Tạp A Hàm. Từ đó, mở ra một điểm chung trong con đường tu học cùng thực hành Phật giáo của Nguyên thủy và sơ kỳ Đại thừa (Bát Nhã Tâm Kinh), là quán chiếu năm uẩn.

Từ khóa: Năm uẩn, giải thoát, vô thường, khổ, vô ngã.

 

Giới thiệu

Mục đích của đạo Phậtgiải thoát, để thực chứng điều này hành giả phải rõ con đường. Theo quyển I thuộc Tạp A Hàm Kinh[1], con đường giải thoát là sự thực hành quán chiếu năm uẩn, với mười lăm phương pháp thực tập như sau: nhận thức năm uẩn vô thường; hiểu biết như thật và đoạn trừ; không vui thích với năm uẩn; quán chiếu sự vô thường của năm uẩn trong thời gian; xa lìa tham chấp; quán chiếu nguồn gốc hình thành năm uẩn; nhận thức vị ngọt, sự tai hại và sự xuất ly; không vọng tưởng; đoạn trừ những pháp không phải ta, của ta; đoạn trừ pháp bị nhiễm ô; không dao động; đoạn tận ái; dùng tuệ bình đẳng quán chiếu; khéo nghe pháp nhiều, khéo giảng pháp, khéo thực hành pháp, khéo  chứng đạt pháp và thành tựu thuyết pháp sư; biết như thật về quá trình thành, trụ, dị và diệt của năm uẩn. Con đường tu tập pháp năm uẩn là điểm gặp nhau của người tu Phật trong cả hai trường phái tiếng Phạn và Pàli.

-   Nhận thức năm uẩn vô thường

Hành giả tư duy chân chánh, quán sát và biết một cách như thật sắc, thọ, tưởng, hành và thức là vô thường.

Nhờ chân chánh quán sát như vậy mà tâm sanh nhàm tởm. Do sanh nhàm tởm, ghê sợ đối với năm uẩn mà dứt sạch hỷ tham. Khi tâm đoạn tận được niềm vui với sự tham muốn năm uẩn là tâm đã giải thoát. Như vậy, tâm giải thoát là dứt sạch hỷ tham đối với năm uẩn.[2]

-   Hiểu biết như thật và đoạn trừ

Đối với năm uẩn nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu không ham muốn, thì có thể chấm dứt khổ đau. Nghĩa là tâm được giải thoát, thì có khả năng vượt qua sự sợ hãi đối với sanh, già, bịnh và chết.[3]

Ngược lại, đối với năm uẩn không biết, không rõ, không đoạn tận, và tham đắm thì sẽ khổ đau. Nghĩa là tâm không giải thoát, thì không có khả năng vượt thoát nỗi sợ hãi đối với sanh, già, bịnh và chết.[4]

-   Không vui thích (ái hỷ) với năm uẩn

Nếu yêu thích và tham đắm sắc là sẽ vui thích với nỗi khổ.[5] Khi đã yêu thích khổ thì không biết rõ, không ly dục, và như thế là không giải thoát khỏi khổ. Và đối với thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy. Nói khác đi, vui thích năm uẩn là nguồn gốc của khổ, không vui thích năm uẩn là không khổ. Bởi vì, khi yêu thích, tham đắm năm uẩn thì không biết, không rõ, không lìa được ham muốn đối với năm uẩn, do đó khổ sanh khởi, không thể giải thoát được khổ. Ngược lại, khi không chìm đắm yêu thích năm uẩn thì sẽ biết rõ và dứt trừ tham muốn đối với năm uẩn. Tâm thoát khỏi trói buộc của sự vui thích năm uẩn, gọi là tâm giải thoát.

Tâm giải thoáttâm không còn sợ hãi với sanh, già, bịnh và chết. Tâm này chỉ có mặt khi biết rõ như thật năm uẩn, xa lìa ham muốn năm uẩn, chấm dứt vui thích năm uẩn. Do đó, đức Phật dạy: “ai không yêu thích sắc, thọ, tưởng, hành và thức thì sẽ không thích khổ. Ai không thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát.”[6]

-   Quán chiếu sự vô thường của năm uẩn trong thời gian

Năm uẩn trong ba thời (quá khứ, hiệu tại và vị lai) là vô thường. Do đó, hành giả học Phật cần quán sát và nhớ nghĩ rằng: “Không hồi tưởng năm uẩn quá khứ, không tìm cầu năm uẩn vị lai, đối với năm uẩn hiện tại thì nên nhàm tởm, ly dục, hướng thẳng đến diệt tận.”[7]

Sự vận hành của thời tính làm vạn vật đổi thay, nên năm uẩnvô thường trong ba thời.

-   Xa lìa tham chấp

Năm uẩnvô thường, khổ, không phải ta và không phải của ta. Nhận thức như vậy sẽ chấm dứt sự tham đắm, sự chấp trước năm uẩn là thường còn, là hạnh phúc, là ta và của ta.

Muốn xa lìa tham chấp, nhàm tởm đối với năm uẩn, đức Phật dạy phải chân thật chánh quán “sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta.”[8]

Tóm lại, khi hành giả tu học nhận thức năm uẩnvô thường, khổ, không phải ta và không phải của ta. Nghĩa là hành giả đã giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, tưởng, hành và thức. Không còn sợ hãi đối với sanh, già, bịnh, chết, ưu, bi, khổ, não.[9]

-   Quán chiếu nguồn gốc hình thành năm uẩn

Năm uẩnvô thường.[10] Bởi nó do nhân vô thường, do duyên vô thường mà hình thành. Nghĩa là các bộ phận cấu thành năm uẩnvô thường, thì bản thân nó không thể thường. Ví dụ như các sắc, các sắc được sanh ra từ nhân và duyên vô thường, làm sao (sắc) có thể là thường được?[11]

Vì vậy, năm uẩn có nguồn gốc từ nhân duyên sanh, mà nhân duyên thì vô thường, nên năm uẩn cũng vô thường.

-   Nhận thức vị ngọt, sự tai hại và sự xuất ly

Ai không nếm vị ngọt của năm uẩn, sẽ không bị đắm nhiễm nơi vị ngọt của năm uẩn, như thế nghĩa là không bị năm uẩn trói buộc. Ngược lại, ai nếm vị ngọt của năm uẩn, sẽ bị đắm trước nó và hệ quả là khổ đau.

Nếu năm uẩn đối với chúng sanh là mối hại, thì nên nhàm chán, xa lìa. Nếu năm uẩn đối với chúng sanh mà không phải là mối hại thì không nên nhàm chán nó.

Cũng vậy, nếu năm uẩn đối với chúng sanh mà không có sự xuất ly thì những chúng sanh ấy không nên thoát ly năm uẩn. Tuy nhiên, nếu năm uẩn đối với chúng sanh có sự xuất ly, cho nên chúng sanh cần thoát ly nó.

Đức Phật xác nhận rằng: “vì Ta đã biết năm thọ ấm này một cách như thật rằng vị ngọt là vị ngọt, tai hạitai hại, xuất lyxuất ly, nên Ta ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng trời, người đã có thể tự chứng, đã thoát, đã vượt ra, đã xa lìa, vĩnh viễn không an trú trong sự điên đảo, cũng có thể tự mình chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”[12]

Rõ biết như thật vị ngọt, sự tai hại và sự xuất ly đối với năm uẩn là mở cửa đạo lộ đến bờ giải thoát. Ngược lại, nếu chúng sanh không nhận thức như thật đối với năm uẩn thì chìm đắm trong năm uẩn, không thể thoát khỏi, không vượt ra, không xa lìa, mãi an trú trong sự điên đảo.

-   Không vọng tưởng

Khi chủ thể thiên chấp thứ gì thì sẽ suy lường theo cái đó. Nó suy nghĩ cái gì thì định danhchấp thủ cái đó. Quá trình chủ thể thiên chấp, suy lường, định danh rồi diễn tiếp liên tục như vậy được gọi là vọng tưởng. Khi đã suy lường nghĩa là đã bị trói buộc, bị trói buộc sẽ bị khổ, không thể có giải thoát. Nếu chấp thủ vào năm uẩn, sẽ suy lường, tính toán theo năm uẩn. Khi chủ thể so đo, tính toán theo năm uẩn thì bị năm uẩn trói buộc, do ta chấp thủ năm uẩn. Ngược lại, khi chủ thể không chấp thủ năm uẩn, sẽ không bị năm uẩn sai sử và trói buộc bởi vọng tưởng. Nói khác đi, nghĩa là ta giải thoát khỏi sự chấp thủ, không vướn mắc-bám víu, thì đối với thủ được giải thoát.[13]

-   Đoạn trừ những pháp không phải ta, của ta

Những pháp nào không phải ta, của ta, không thích ứng với người khác nên nhanh chóng đoạn trừ. Khi đoạn trừ các pháp ấy sẽ được lợi ích, được an vui lâu dài. Năm uẩn là những pháp không phải ta, không phải của ta, không thích ứng với người khác. Do đó, ta cần nhanh chóng đoạn trừ năm pháp ấy, để đạt lợi íchhạnh phúc lâu dài[14]

-   Đoạn trừ pháp bị nhiễm ô

Chổ nào là môi trường của sự ô nhiễm, dễ bị đắm nhiễm, nơi ấy người tu phải đoạn trừ sự ham muốn. Năm uẩn là môi trường để bị tham đắm, năm uẩn bị trói buộc đắm nhiễm này nên được nhanh chóng đoạn trừ. Khi đã đoạn trừ năm pháp bị tham nhiễm sẽ được lợi íchan lạc lâu dài.[15]

-   Không dao động

Dao độngchấp thủ vào đối tượng. Ai dao động thì sẽ bị ma trói buộc. Ngược lại, nếu ai không dao động thì thoát khỏi ma Ba-tuần. Nói khác đi, chủ thể không dao độngkhông chấp thủ vào đối tượng. Đối tượng ở đây là năm uẩn, nghĩa là chủ thể không chấp thủ vào năm uẩn. Người nào không còn chấp thủ năm uẩn, không bị dao động bởi năm uẩn thì giải thoát khỏi ma Ba-tuần.[16]

-   Đoạn tận ái

Người nào ái dục đã được đoạn trừ, thì Như Lai gọi là tâm khéo giải thoát.[17] Vì vậy, đức Phật dạy phương pháp giải thoát là đoạn tận ái. Và cách thức đoạn tận ái là quán sát biết rõ năm uẩn vô thường. Khi thành tựu pháp quán vô thường thì sự yêu thích năm uẩn được diệt tận. Nghĩa là sự ái năm uẩn đã được chấm dứt, gọi là tâm khéo giải thoát.

Người tu bắt đầu với quán sát những gì thuộc về năm uẩn, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc xa, hoặc gần. Tất cả những thứ ấy đều là vô thường. khi nhận thức được sự vô thường của năm uẩn thì sự ái năm uẩn được đoạn tận, tâm khéo được giải thoát.[18] Đây gọi là “ái diệt là niết bàn”.

-   Dùng tuệ bình đẳng quán chiếu

Người nào dùng nhận thức chân chánh (tuệ bình đẳng) quán sát năm uẩn đều chẳng phải ngã, đều không khác ngã và không ở trong nhau. Người nào quán sát được như vậy với chánh trí, đối với nhận thức về năm uẩn cùng với tất cả những tướng trạng thuộc cảnh giới bên ngoài không bị kiết sử trói buộckiến chấp về tôi, kiến chấp về của tôi và sự ngã mạn, vượt thoát nghi tâm, xa lìa các tướng, tịch tịnh giải thoát. Đây gọi là Tỳ-kheo đoạn trừ ái dục, chấm dứt các kiết sử, chân chánh quán sát, rốt ráo thoát khổ.[19]

-   Khéo nghe pháp nhiều, khéo giảng pháp, khéo thực hành pháp, khéo  chứng đạt pháp và thành tựu thuyết pháp

Đa văn là khi nghe giáo pháp mà đối với năm uẩn sanh yểm ly, ly dục, diệt tận và tịch tĩnh.[20]

Người khéo thuyết pháp là đối với năm uẩn mà nói pháp sanh ra yểm ly, ly tham, diệt tận và tịch tĩnh.[21]

Người khéo thực hành giáo pháp là đối với năm uẩn tuần tự tu tập mà hướng đến yểm ly, ly tham, diệt tận và tịch tĩnh.[22]

Người khéo chứng đạt pháp là người đối với năm uẩn mà yểm ly, ly tham, diệt tận, không khởi lên các lậu, tâm  giải thoát chân chánh. Đây gọi là Tỳ kheo chứng đắt Niết-bàn ngay trong hiện tại.[23]

Một pháp sư khéo tuyên dương giáo pháp là đối với năm uẩn mà nói yểm ly, ly tham, diệt tận.[24]

-   Biết như thật về quá trình thành, trụ, dị và diệt của năm uẩn.

Nhận thứcnăm uẩn trong ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai là không phải ngã và không khác ngã, không ở trong nhau. Nói khác đi là hiểu rõ, sự tập khởi, sự đoạn tận, con đường đưa đến sự diệt tận năm uẩn trong ba thời.[25] Nghĩa là nhận thứ được vị ngọt, sự tai hại, sự xuất ly và sự diệt tận của năm uẩn thì có khả năng vượt thoát khỏi chúng.[26]

Từ đó, hành giả nhận thức sâu sắc hiện tượngbản chất của năm uẩnvô thường, khổ, không phải ngã và không khác ngã, không ở trong nhau.[27]

Nhờ chân chánh quán sát như trên mà hành giảba lợi ích: một là đối với năm uẩn không tranh chấp, khen chê, hơn thua. Hai là sanh yểm ly, ly dục, giải thoát, giải thoát tri kiến[28]và giải thoát sanh, già, bệnh, chết, ưu bi, khổ não.[29] Ba là đối với thế gian không có gì để nhiếp thọ, không có gì để chấp trướcđạt được Niết-bàn.[30]

Tóm lại, nhận thức như thật năm uẩn là ‘vô thường, khổ, không, vô ngã tính’, không gì khác hơn là ‘tuệ giác thâm sâu siêu việt hoàn hảo’ của Bồ-tát Quán-tự-tại đã trình bày sự nội chứng trong ‘kinh Lòng’: ‘hành thâm bát nhã ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giải giai không độ nhất thiết khổ ách’. Nghĩa là mười lăm cách thức thực tập quán niệm năm uẩn ở đây, để làm rõ, để cung cấp thêm một cách hiểu về con đường giải thoát khổ đau trong đoạn đầu của Bát Nhã Tâm Kinh. Đồng thời nhằm giới thiệu về những phương pháp tu trì, thực tập pháp năm uẩn của Nguyên thủy. Từ đó, mở ra nhận thức đúng về con đường giải thoát Phật giáo, sự gặp nhau giữ Nguyên thủy và Phát triển rằng: ‘sự giải thoát khỏi khổ đau này không đến từ thế lực bên ngoài (siêu tự nhiên/tự nhiên/xã hội), mà ở nơi nhận thức tự thân quán chiếu rõ thấu năm uẩn bằng tuệ giác’.

Delhi, Phật thành đạo, 2019.

 

Ghi chú: Toàn bộ bài viết được tham khảo và trích dẫn bản dịch Việt của Thích Đức Thắng, Kinh Tạp A Hàm, q.10, kinh số 1-32 [online tại: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-aham-tap/tap1.htm], đồng thời đối chiếu với bản Hán ở Đại Chánh Tân Tu, Tạp A Hàm Kinh, T.02, No.0099, p.001 [online tại: http://tripitaka.cbeta.org/T02n0099_001]


Đọc kinh tại đây:
https://thuvienhoasen.org/p16a11294/5/kinh-tap-a-ham  

https://thuvienhoasen.org/p16a31164/5/kinh-tang-bac-truyen-bo-a-ham-pdf 


[1] Kinh Tạp A Hàm (tiếng Phạn: Samyuktàgama, tiếng Pàli: Samyutta-Nikàya) gồm 50 quyển, 1362 tiểu kinh, do ngài Cầu-na Bạt-đà-la dịch sang tiếng Trung Quốc vào đời Lưu Tống, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 2. Về mặt nội dung, kinh này tương đương với Tương Ưng Bộ (Samyutta - Nikàya, gồm 2858 tiểu kinh, 203 phẩm, 516 thiên, 5 tụ), ngôn ngữ Pàli thuộc hệ Nam truyền. Về truyền thừa, theo Ấn Thuận, Kinh Tạp A-hàm là do Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ truyền; Tương Ưng Bộ là do Xích Đồng Diệp Bộ truyền; và Kinh Tạp A-hàm bản biệt dịch là do Ẩm Quang Bộ truyền.

[2] Kinh số 1 và 2 [T.02, No.0099, p.0001a17-a20] 於色正思惟,觀色無常如實知者,於色欲貪斷;欲貪斷者,說心解脫. 如是受、想、行、識當正思惟,觀識無常如實知。所以者何?於識正思惟,觀識無常者,則於識欲貪斷;欲貪斷者,說心解脫。

[3] Kinh số 3 và 4, [0001b10] 若知、若明、若離欲貪、心解脫者,則能越生、老、病、死怖。如是受、想、行、識,若知、若明、若斷、若離欲貪、心解脫者,則能越生、老、病、死怖。

[4] 於色不知、不明、不斷、不離欲、心不解脫者,則不能越生、老、病、死怖。如是受、想、行、識,不知、不明、不斷、不離欲貪、心不解脫者,則不能越生、老、病、死怖.

[5] kinh số 5, [0001b17] 於色愛喜者,則於苦愛喜.

[6] Kinh số 7, [0001c15] 如是 色受、想、行、識不愛喜者,則不喜於苦;不喜於苦者,則於苦得解脫。

[7] Kinh số 8, [0001c23] 如是,過去、未來 色, 受、想、行、識無常,況現在識!聖弟子!如是觀者,不顧過去識,不欣未來識,於現在識厭、離欲、正向滅盡。

[8] Kinh số 9, [0002a03] 色 ,想、行、識無常,無常即苦,苦即非我,非我者亦非我所。

[9] Kinh số 10 và 12, [0002a17] 聖弟子!如是觀者,於色解脫,於受、想、行、識解脫。我說是等解脫於生、老、病、死、憂、悲、苦、惱。; [0002b09]  色無常,受、想、行、識無常,無常者則是苦,苦者則非我,非我者則非我所。如是觀者,名真實觀。聖弟子!如是觀者,於色解脫,於受、想、行、識解脫。我說是等為解脫生、老、病、死、憂、悲、苦、惱。

[10] Kinh số 11, [0002a22]  色無常,受、想、行、識無常

[11] Kinh số 11, [0002a22]  無常因、無常緣所生諸色,云何有常?

[12] Kinh số 13 và 14, [0002c05]  我以如實知此五受陰味是味、患是患、離是離故,我於諸天、若魔、若梵、沙門、婆羅門、天、人眾中,自證得脫、得出、得離、得解脫結縛,永不住顛倒,亦能自證得阿耨多羅三藐三菩提。

[13] Kinh số 15 và 16, [0003b05]- [0003b19 「比丘!色不隨使使、不隨使死;不隨使使、不隨使死者,則於取解脫。如是受、想、行、識,不隨使使、不隨使死;不隨使使、不隨使死者,則於取解脫。

[14] Kinh số 17 và 18, [0003c18] 色者非汝所應,宜速斷除。如是受、想、行、識非汝所應,宜速斷除。斷除已,以義饒益,長夜安樂。[0004a18]  比丘!色非我、非我所應,亦非餘人所應,是法宜速除斷。斷彼法已,以義饒益,長夜安樂。如是受、想、行、識,非我、非我所應,亦非餘人所應,是法宜速除斷。斷彼法已,以義饒益,長夜安樂。

[15] Kinh số 19, [0004b17-b22]  色是結所繫法,此法宜速除斷,斷彼法已,以義饒益,長夜安樂。如是受、想、行、識是結所繫法,此法宜速除斷,斷彼法已,以義饒益,長夜安樂。

[16] Kinh số 21, [0004c14-c19]  若色動搖時,則為魔所縛;若不動者,則解脫波旬。如是受、想、行、識動搖時,則為魔所縛;若不動者,則解脫波旬。

[17] Kinh số 22, [0004c24]  愛欲斷者,如來說名心善解脫。

[18] Kinh số 22, [0004c24-a07] 當觀知諸所有色,若過去、若未來、若現在,若內、若外,若麁、若細,若好、若醜,若遠、若近,彼一切悉皆無常。正觀無常已,色愛即除。色愛除已,心善解脫。如是觀受、想、行、識,若過去、若未來、若現在,若內、若外、若麁、若細,若好、若醜,若遠、若近,彼一切悉皆無常。正觀無常已,識愛即除。識愛除已,我說心善解脫。劫波!如是,比丘心善解脫者,如來說名心善解脫。所以者何?愛欲斷故。愛欲斷者,如來說名心善解脫。

[19] Kinh số 23 và 24, [0005b21-b23] 「羅睺羅!比丘如是識身及外境界一切相,無有我、我所見、我慢使繫著者,超越疑心,遠離諸相,寂靜解脫,是名比丘斷除愛欲,轉去諸結,正無間等,究竟苦邊。

[20] Kinh số 25, 0005c04-c07| 若聞色是生厭、離欲、滅盡、寂靜法,是名多聞;如是聞受、想、行、識,是生厭、離欲、滅盡、寂靜法,是名多聞比丘,是名如來所說多聞。

[21] Kinh số 26, [0005c14-c17] 佛告比丘:「若於色說是生厭、離欲、滅盡、寂靜法者,是名法師;若於受、想、行、識,說是生厭、離欲、滅盡、寂靜法者,是名法師,是名如來所說法師。

[22] Kinh số 27, [0005c23-c26]比丘!於色向厭、離欲、滅盡,是名法次法向;如是受、想、行、識,於識向厭、離欲、滅盡,是名法次法向。

[23] Kinh số 28, [0006a06-a09] 佛告比丘:「於色生厭、離欲、滅盡,不起諸漏,心正解脫,是名比丘見法涅槃;如是受、想、行、識,於識生厭、離欲、滅盡,不起諸漏,心正解脫,是名比丘見法涅槃。

[24] Kinh số 29, [0006a18-a19] 若比丘於色說厭、離欲、滅盡,是名說法師。如是於受、想、行、識,於識說厭、離欲、滅盡,是名說法師。

[25] Kinh số 31, [0006c13-c19] 「輸屢那!若沙門、婆羅門於色如實知,色集如實知,色滅如實知,色滅道跡如實知故,輸屢那!當知此沙門、婆羅門堪能斷色。如是,輸屢那!若沙門、婆羅門於受、想、行、識如實知,識集如實知,識滅如實知,識滅道跡如實知故,輸屢那!當知此沙門、婆羅門堪能斷識。

[26] Kinh số 32, [0007a20-a23] 「若沙門、婆羅門於色、色集、色滅、色味、色患、色離如實知,此沙門、婆羅門堪能超越色。若沙門、婆羅門於受、想、行、識、識集、識滅、識味、識患、識離如實知,此沙門、婆羅門堪能超越識。

[27] [0006b16-b21] 「輸屢那!當知色,若過去、若未來、若現在,若內、若外,若麁、若細,若好、若醜,若遠、若近,彼一切色不是我、不異我、不相在,是名如實知。如是受、想、行、識,若過去、若未來、若現在,若內、若外,若麁、若細,若好、若醜,若遠、若近,彼一切識不是我、不異我、不相在,是名如實知

[28] Kinh số 30, [0006b22-b23] 。輸屢那!如是於色、受、想、行、識生厭,離欲、解脫,解脫知見

[29]Kinh số 31 [0007a08] 解脫生、老、病、死、憂、悲、苦、惱。

[30] Kinh số 32, [0007b11-b13] 於諸世間無所攝受;無攝受者,則無所著;無所著者,自得涅槃:『我生已盡,梵行已立,所作已作,自知不受後有。

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 49306)
11/08/2013(Xem: 45661)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.