Lời Của Đức Phật - Sách song ngữ Việt Anh

19/10/20191:00 SA(Xem: 10105)
Lời Của Đức Phật - Sách song ngữ Việt Anh
LỜI CỦA ĐỨC PHẬT
NYANATILOKA
Một nét Đại cương về Giáo lý và Lời dạy của Đức Phật
như được ghi trong Kinh điển Pali

Biên soạn, phiên dịch, và giải thích bởi NYANATILOKA
BUDDHIST PUBLICATION SOCIETY KANDY CEYLON

Loi cua Duc Phat - Poster

LỜI NÓI ĐẦU

CHO ẤN BẢN THỨ 11


Cuốn Lời của Đức Phật, xuất bản lần đầu bằng Tiếng Đức, là một bản khái luận có tính hệ thống chặt chẽ đầu tiên, trình bày về tất cả những giáo lý căn bản của Phật Giáo, theo như chính những lời của bậc Đạo sư mà được tìm thấy trong Kinh Tạng Nikaya thuộc hệ Tam Tạng Pali.

Và trong khi nó có thể phục vụ rất tốt như là một lời giới thiệu đầu tiên dành cho người mới bắt đầu, mục tiêu chính của nó lại là để đưa tới những độc giả vốn đã ít nhiều làm quen với những khái niệm căn bản của Phật Giáo, một bản tóm tắt rõ ràng, súc tích, và chân thực về những giáo lý đa dạng của Phật Pháp, ở bên trong khuôn phạm của một nguyên lý cốt lõi mà bao trùm lên tất cả, đó chính là "Tứ Diệu Đế", hay bốn "Sự Thật Cao Quý" về khổ, về nguyên nhân, sự chấm dứt, và con đường đưa đến chấm dứt của khổ. Và ở trong chính cuốn sách này độc giả sẽ tự thấy cho mình, rằng tất cả những lời dạy của Đức Phật cuối cùng đều tập trung lại vào một đích đến duy nhất: Sự tự do giải thoát khỏi khổ đau. Cũng bởi lý do này mà ở trang tiêu đề của ấn bản lần đầu bằng Tiếng Đức có in một trích đoạn như sau từ Tăng chi bộ Kinh: Không chỉ khổ đau Ta thuyết giảng, mà còn về sự chấm dứt của nó.

Những văn bản ở đây, được dịch từ nguyên bản Pali, đã được chọn lọc từ năm bộ sách lớn hợp thành nên Kinh Tạng Nikaya. Và đã được sắp xếp, trình bày theo một văn phạm mà làm cho chúng trở thành một thể hoàn chỉnh thống nhất. Vậy nên tuyển tập này, mà mục đích ban đầu vốn được biên soạn để phục vụ cho chính sự chỉ dẫn và định hướng của tác giả trong việc nghiên cứu những bộ sách đồ sộ của Kinh Tạng Nikaya, sẽ chứng tỏ là một cẩm nang đáng tin cậy cho những ai đang học tập về Phật Giáo, nó sẽ giải toả cho họ khỏi hoàn cảnh phải tự mình dày công lặn lội với một lượng đáng kể những kinh văn Pali, và thay vào đó đạt được một tầm nhìn toàn diệnrõ ràng về cái tổng thể; và nó sẽ giúp họ liên hệ tới những phần chính yếu của giáo lý ở bất cứ khi nào mà gặp phải nhiều những điểm riêng biệt trong quá trình học tập về sau.

Sau khi ấn bản Tiếng Đức đầu tiên ra đời vào năm 1906, thì phiên bản đầu tiên bằng Tiếng Anh đã được xuất bản vào năm 1907, cho đến nay đã là ấn bản thứ 11, bao gồm cả một phiên bản giản lược dành cho học sinh (Colombo, 1948, Y.M.B.A.) và một phiên bản tiếng Anh Mỹ (Santa Barbara, Cal., 1950, J. F. Rowny Press). Nó cũng được thêm vào trong cuốn Thánh Kinh Phật Giáo (Buddhist Bible) của tác giả Dwight Goddard, xuất bản tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Bên cạnh những phiên bản Tiếng Đức và Tiếng Anh, những bản dịch bằng Tiếng Pháp, Tiếng Ý, Tiếng Séc, Tiếng Phần Lan, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hindi, Tiếng Bengali, và Tiếng Sri Lanka đều đã được xuất bản. Nguyên gốc Tiếng Pali của những văn bản được dịch, đã được xuất bản với ký tự tiếng Sri Lanka (biên tập bởi tác giả, dưới tiêu đề SaccaSangaha, Colombo, 1914) và với mẫu tự Devanagari ở Ấn Độ Ấn bản thứ 11 đã được sửa mới lại toàn diện. Bổ sung đã được thêm vào phần Giới Thiệu và ở những phần chú giải, và nhiều đoạn văn mới đã được viết thêm.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU CHO ẤN BẢN THỨ 11
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GIỚI THIỆU
Đức Phật
Giáo Pháp
Tăng Đoàn
Quy Y Tam Bảo
Ngũ Giới

BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ

I. SỰ THẬT CAO QUÝ VỀ KHỔ
Năm Uẩn, Hay Năm Nhóm Của Sự Tồn Tại
Uẩn Cơ Thể
Uẩn Cảm Giác
Uẩn Ký Ức
Uẩn Suy Nghĩ
Uẩn Ý Thức
Ba Đặc Tướng Của Sự Tồn Tại

II. SỰ THẬT CAO QUÝ VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ
Ba Loại Ham Muốn
Nguồn Gốc Của Ham Muốn
Sự Tùy Thuộc Phát Sinh Của Mọi Hiện Tượng
Nghiệp Báo Hiện Tại
Nghiệp Báo Tương Lai
Nghiệp Là Chủ Ý
Thừa Tự Của Nghiệp
Nghiệp
III. SỰ THẬT CAO QUÝ VỀ SỰ CHẤM DỨT CỦA KHỔ
 Sự Tùy Thuộc Chấm Dứt Của Mọi Hiện Tượng
 Niết Bàn
Vị A-la-hán, Bậc Tôn Kính
Bất Diệt
IV. SỰ THẬT CAO QUÝ VỀ CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ CHẤM DỨT CỦA KHỔ
Hai Cực Đoan, Và Con Đường Trung Đạo
Con Đường Tám Nhánh
Bát Chánh Đạo
CHÁNH TRI KIẾN
Hiểu Biết Về Bốn Sự Thật
Hiểu Biết Về Thiện Và Bất Thiện
Hiểu Biết Về Ba Đặc Tướng
Những Câu Hỏi Vô Ích
Năm Ách Trói Buộc
Chú Tâm Không Thích Đáng
Sáu Quan Điểm Về Cái Tôi
Chú Tâm Thích Đáng
Bậc Dự Lưu
Mười Ách Trói Buộc
Bậc Thánh Nhân
Chánh Tri Kiến Thế TụcXuất Thế
Liên Hệ Với Các Chi Phần Khác
Vượt Qua Khỏi Mọi Luận Thuyết
Ba Đặc Tướng
Những Quan ĐiểmTranh Luận Về Cái Tôi
Quá Khứ, Hiện Tại, Và Tương Lai
Hai Cực Đoan Thường Kiến, Đoạn Kiến) Và Con Đường -Trung Đạo
Duyên Khởi
Nghiệp Tác Thành Tái Sinh
Sự Chấm Dứt Của Nghiệp
CHÁNH TƯ DUY
Chánh Tư Duy Thế Tục Và Xuất Th
Liên Hệ Với Các Chi Phần Khá
CHÁNH NGỮ
Tránh Xa Nói Lời Chia Rẽ
Tránh Xa Nói Lời Độc Ác
Tránh Xa Nói Lời Phàm Phiếm
Chánh Ngữ Thế TụcXuất Thế
Liên Hệ Với Các Chi Phần Khác
CHÁNH NGHIỆP
Tránh Xa Sát Sinh
Tránh Xa Trộm Cắp
Tránh Xa Tà Dâm
Chánh Nghiệp Thế TụcXuất Thế
Liên Hệ Với Các Chi Phần Khác
CHÁNH MẠNG
Chánh Mạng Thế TụcXuất Thế
Liên Hệ Với Các Chi Phần Khác
CHÁNH TINH TẤN
1. Nỗ Lực Phòng Tránh
2. Nỗ Lực Dứt Bỏ
Năm Phương Pháp Loại Trừ Những Suy Nghĩ Xấu
3. Nỗ Lực Phát Triển
4. Nỗ Lực Gìn Giữ
CHÁNH NIỆM
Bốn Nền Tảng Chánh Niệm
1. Quán Chiếu Về Thân
2. Quán Chiếu Cảm Giác
3. Quán Chiếu Về Tâm
4. Quán Chiếu Các Pháp
Niết Bàn Nhờ Quán Niệm Hơi Thở
CHÁNH ĐỊNH
Định Nghĩa Của Định
Đối Tượng Của Định
Điều Kiện Của Định
Sự Tu Tập Và Phát Triển Của Định
Bốn Tầng Thiề
LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN BÁT CHÁNH ĐẠO THEO TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ
Lòng TinChánh Tư Duy
Đạo Đức
Phòng Hộ Các Giác Quan
Chánh Niệm Và Tỉnh Giác
Gạt Bỏ Năm Chướng Ngại
Các Tầng Thiền
Tuệ Quán
Niết Bàn
Bậc Thánh Trầm Lặng
Đích Đến Thực Sự
PHỤ LỤC: ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI CỦA ĐẠI ĐỨC NYANATILOKA VÀ TÁC PHẨM “LỜI CỦA ĐỨC PHẬT”

pdf_download_2
Lời của Đức Phật sách song ngữ Việt Anh



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/12/2016(Xem: 9729)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.