Minh và vô minh

20/02/20206:23 SA(Xem: 11824)
Minh và vô minh
MINH VÀ VÔ MINH 
Nguyên Tuệ
 
 
Vô Minh và Minh - Nguyên TuệTrong Đạo Phật có hai thuật ngữ cần đặc biệt lưu tâm, và cần phải nhận thức rốt ráo, đó là Vô Minh và Minh. Vô minhhiểu biết không đúng sự thật các sự vật và hiện tượng mà theo thuật ngữ Phật học gọi là các pháp, còn được gọi là Vọng tưởng, là Tà kiến là Không Liễu tri các pháp. Vô Minhhiểu biết của phàm phu. Minh là hiểu biết đúng như thật các pháp còn được gọi là Trí tuệ, là Chánh kiến, là Liễu tri hay Tuệ tri các pháp thuộc về bậc Thánh đã Giác ngộ. Toàn bộ sự tu tập của người Phật tử bao gồm Pháp học, Pháp hànhPháp thành là để chấm dứt Vô minh, để khởi lên Minh, làm cho viên mãnan trú Minh. Điều này đã được Đức Thế tôn giảng giải trong Kinh Pháp Môn Căn Bản, một bản kinh quan trọng vào bậc nhất trong toàn bộ kinh điển. Nội dung của bản kinh chỉ ra rằng: Kẽ phàm phu Tưởng tri các pháp mà Không Liễu tri các pháp và vì Không Liễu tri các pháp nên Dục hỷ các pháp. Chính Dục hỷ các pháp là Căn bản (nguyên nhân) của đau khổ. Bậc Thánh Alahan và chư Phật Thắng tri các pháp và Liễu tri các pháp nên không còn Dục hỷ,nên không còn Nguyên nhân của đau khổ. Người trí qua ví dụ sau có thể hình dung ra những điều này. Ví như một đứa trẻ một tuổi khi nhìn thấy một hòn than lửa đỏ, nó sẽ khởi lên hiểu biết về điều được thấy, do hiểu biết đó nó đi đến cầm lấy hòn than lữa đỏ và kết quả là bỏng tay, rất đau khổ. Một người lớn đã có kinh nghiệm, khi nhìn thấy hòn than lữa đỏ, hiểu biết về đối tượng được thấy khởi lên, biết được sự nguy hiểm khi tay chân chạm vào hòn than lữa đỏ và do hiểu biết như vậy người đó không đưa tay cầm lấy hòn than lữa đỏ như đứa trẽ kia. Tóm lạihiểu biết như thế nào thì sống như thế ấy. Nếu hiểu biết của một người là Vô minh, không đúng với sự thật, thì cuộc sống của người đó sẽ mâu thuẫn với sự thật, xung đột với sự thât, nên sẽ có sầu bi khổ ưu não. Nếu hiểu biết của một người là Minh, đúng với sự thật thì sẽ không mâu thuẫn, không xung đột, và sẽ thích nghi với mọi sự thật và,sẽ không có sầu bi khổ ưu não. 


...

MỤC LỤC 
 
VÔ MINH VÀ MINH 3
CẢM THỌ 31
TUỆ TRI THAM SÂN SI 38
THIỀN PHẬT GIÁO 49
BA TRỤ CỘT CỦA PHÁP HÀNH 58
CHẤP THỦ 63
CÓ PHẢI “NGŨ UẨN GIAI KHÔNG” KHÔNG ? 66
CHÁNH TRÍ 73
TUỆ TRI VỊ NGỌT SỰ NGUY HIỂM SỰ XUẤT LY 80
THẤT THÁNH TÀI HAY BẨY TÀI SẢN CỦA BẬC THÁNH 86
BẬC THÁNH A LA HÁNTHẤT THÁNH TÀI KHÔNG 93
THAN KHÓC TRONG GIỚI LUẬT BẬC THÁNH 96
GIỚI KHÔNG SÁT SANH 100 BỐ THÍ 108
NHẤT DẠ HIỀN GIẢ 112
TRI KIẾN PHẬT HAY THẤY BIẾT CỦA PHẬT 119
DUYÊN KHỞIVÔ THƯỜNG VÔ NGÃ 126
BỐN ĐIÊN ĐẢO: THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH 137
THẤY SỢI DÂY TƯỞNG LÀ CON RẮN. 144 
TỪ BI 148
GIẢI MÃ KINH A DI ĐÀ 151
NỘI KHÔNGNGOẠI KHÔNG 160
THỰC TƯỚNGVÔ TƯỚNG 171
THỨC HOÁ SANHHOÁ SANH 173 

pdf_download_2
Vô Minh và Minh - Nguyên Tuệ




 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2022(Xem: 2816)
18/09/2012(Xem: 70101)
28/10/2010(Xem: 39369)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.