Tư Tưởng Thắng Man Sư Tử Hống Từ Góc Nhìn Như Lai Tạng

11/05/20203:10 CH(Xem: 7770)
Tư Tưởng Thắng Man Sư Tử Hống Từ Góc Nhìn Như Lai Tạng

TƯ TƯỞNG THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG
TỪ GÓC NHÌN NHƯ LAI TẠNG

THÍCH THÁI HÒA

NGỎ

thich thai hoaKinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”. Nghĩa là Ca ngợi đệ nhất nghĩa chân thật của Như lai. Tên gọi thứ hai “Bất tư nghị đại thọ”. Nghĩa là Sự lãnh thọ lớn lao không thể nghĩ bàn. Tên gọi thứ ba “Nhất thiết nguyện nhiếp đại nguyện”. Nghĩa là Tất cả nguyện nhiếp thâu vào đại nguyện. Tên gọi thứ tư “Thuyết bất tư nghị nhiếp thọ chánh pháp”. Nghĩa là Nói về nhiếp thọ chánh pháp không thể nghĩ bàn. Tên gọi thứ năm “Thuyết nhập nhất thừa”. Nghĩa là Nói về sự hội nhập nhất thừa. Tên gọi thứ sáu “Thuyết vô biên Thánh đế”. Nghĩa là Nói về vô biên thánh đế. Tên gọi thứ bảy “Thuyết Như lai tạng”. Nghĩa là Nói về Như lai tạng. Tên gọi thứ tám “Thuyết pháp thân”. Nghĩa là Nói về pháp thân. Tên gọi thứ chín “Thuyết không nghĩa ẩn phú chân thật”. Nghĩa là Nói về sự chân thật che lấp bởi nghĩa không. Tên gọi thứ mười “Thuyết nhất đế”. Nghĩa là Nói về một thánh đế. Tên gọi thứ mười một “Thuyết thường trú an ổn nhất y”. Nghĩa là Nói về một chỗ y cứ thường trú an ổn. Tên gọi thứ mười hai “Thuyết điên đảo chân thật”. Nghĩa là Nói về điên đảochân thật. Tên gọi thứ mười ba “Thuyết tự tính thanh tịnh tâm ẩn phú”. Nghĩa là Nói về tự tính thanh tịnh bị che khuất. Tên gọi thứ mười bốn “Thuyết Như lai chân tử”. Nghĩa là Nói về người đệ tử chân thật của Như lai. Tên gọi thứ mười lăm “Thuyết Thắng Man Phu Nhân Sư Tử Hống”. Nghĩa là Nói về tiếng rống Sư tử của Phu nhân Thắng Man.

….

 

Mục Lục

Ngỏ 
Giới Thiệu Kinh Thắng Man 
Nội dung kinh Thắng Man
Đặc điểm của kinh Thắng Man 
Giáo nghĩa Nhƣ lai tạng 
Khởi nguyên giáo nghĩa Nhƣ lai tạng  
Như lai tạng tính giáo nghĩa cốt tủy Đại thừa      
Như lai tạng với chín nghĩa ẩn dụ 
Như lai tạngPháp thân 
Như lai tạng với Tứ thánh đế 
Con đường tu tậpchuyển hóa 
Lịch sử - Các dịch bản – Các Chú, Sớ bản  
Lịch sử
Các dịch bản 
Các chú, sớ bản 

Chương I: Ca ngợi phẩm tính siêu việt của Nhƣ Lai 
Chương II: Mƣời Đại Thọ 
Chương III: Ba đại nguyện 
Chương IV: Nhiếp thọ 
Chương V: Nhất thừa.
Chương VI: Vô biên Thánh đế 
Chương VII: Nhƣ Lai Tạng
Chương VIII: Pháp Thân 
Chương IX: Không Nghĩa Ẩn Phú Chân Thật 
Chương X: Nhất đế 
Chương XI: Nhất y 
Chương XII: Điên ĐảoChân thật 
Chương XIII: Tự Tánh Thanh Tịnh 
Chương XIV: Đệ Tử Chân Thật 
Chương XV: Thắng Man 
Thư mục tham khảo 
Các Tác Phẩm Của Tác Giả Đã Xuất Bản 


pdf_download_2
Tư Tưởng Thắng Man Sư Tử Hống Từ Góc Nhìn Như Lai Tạng

Xem thêm:
Kinh Thắng Man (Thích Trí Quang)
Kinh Thắng Man (Thích đức Niệm)

Kinh Thắng Man (Thích Thanh Từ)
Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội (Chân Hiền Tâm)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/05/2018(Xem: 9172)
23/05/2012(Xem: 37911)
28/10/2013(Xem: 12979)
26/12/2017(Xem: 12790)
21/11/2011(Xem: 52644)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :