Thư Viện Hoa Sen

Đại Đệ Tử Phật

20/05/20201:00 SA(Xem: 10501)
Đại Đệ Tử Phật

ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT
GREAT DISCIPLES of the BUDDHA
Tác giả: Nyanaponika Thera & Hellmuth Hecker
Hiệu đính: Bhikkhu Bodhi
Hướng dẫn: Hòa Thượng Kim Triệu Khippapañño
Soạn dịch: Ban Biên Tập Thích Ca Thiền Viện

Great Disciples of the Buddha

 

Lời Giới Thiệu của Hòa Thượng Kim Triệu
Lời Ngỏ 

Lời Tựa
Tác Giả và Dịch Giả 
Chữ Viết Tắt
Lời Giới Thiệu của Ngài Bhikkhu Bodhi
Vài Hàng Tiểu Sử Các Tác Giả 

1. SĀRIPUTTA (XÁ LỢI PHẤT) VỊ TƯỚNG QUÂN CỦA GIÁO PHÁP
2. MAHĀ MOGGALLĀNA (ĐẠI MỤC KIỀN LIÊN) BẬC THẦY VỀ NĂNG LỰC THẦN THÔNG
3. MAHĀ KASSAPA (ĐẠI CA DIẾP) NGƯỜI CHA CỦA TĂNG GIÀ
4. ĀNANDA (A NAN ĐÀ) VỊ GIÁM HỘ PHÁP BẢO
5. ANURUDDHA (A NẬU LÂU ĐÀ) BẬC THẦY VỀ THIÊN NHÃN
6. MAHĀ KACCĀNA (MA HA CA CHIÊN DIÊN) BẬC THẦY VỂ LUẬN GIẢI PHẬT NGÔN
7. NHỮNG VỊ NỮ ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT Visākhā Mallikā Khemā Bhaddā Kisāgotami Soṇā Nandā Sāmāvatī Paṭācārā Ambapāli Sirimā và Uttarā Isidāsī
8. AṄGULIMĀLA (ƯƠNG QUẬT MA) TỪ SÁT ĐẠO ĐẾN THÁNH ĐẠO
9. ANĀTHAPIṆḌIKA (CẤP CÔ ĐỘC) VỊ NAM THÍ CHỦ BẬC NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT
10. VÀI TIỂU SỬ NGẮN  Gia Trưởng Citta Tỳ Khưu Citta Cha và Mẹ Nakula

Thay Lời Kết
Nguồn Tham Khảo 
Bảng Đối Chiếu Pāli-Việt
Hùn Phước Ấn Tống 

 

LỜI GIỚI THIỆU
Hòa Thượng Kim Triệu Khippapañño 

hoa thuong kim trieuPhần lớn các Phật tử Việt Nam từ lâu đều đã quen thuộc ít nhiều, qua kinh sách hay pháp thoại, với các giai thoại về cuộc đời tu hành của những vị đại đệ tử từ thời Đức Phật Thích Ca.

Nay với công phu biên soạnhệ thống từ các nguồn kinh tạng Pāli đáng tin cậy, tuyển tập Great Disciples of the Buddha, do các đạo sưhọc giả Phật giáo Âu Mỹ lỗi lạc như Nyanaponika Thera, Bhikkhu Bodhi và Hellmuth Hecker kết tập, đã ghi chép lại khá đầy đủ và chính xác về cuộc đời, sự nghiệpdi huấn của hai mươi bốn vị đại đệ tử tiêu biểu nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.  Cũng xuyên suốt qua phần tiểu sử của các vị đệ tử gương mẫu đó, tập sách đã nêu rõ được vai trò chủ yếu của một bậc Đạo Sư “Minh Hạnh Túc” hết lòng và khéo léo dạy dỗ đúng với căn cơ từng đệ tử một để cùng Ngài hoàn thành sứ mạng hoằng pháp độ sanh.

Ngoài ra còn có rất nhiều giai thoại kỳ thú về nhân duyên tu tập, về những thử thách gay go, và về kinh nghiệm chứng ngộ của các vị đại đệ tử được kể từ trong nhiều bộ kinh lớn, đặc biệt là hai tập Trưởng Lão Tăng Kệ  và Trưởng Lão Ni Kệ do chính chư vị thốt ra. Từ những vần kệ này, ta biết được vì sao mỗi vị được Đức Phật chỉ định là “Bậc Đệ Nhất” trong từng lãnh vực tu hành để cùng Bổn Sư hướng dẫn và bảo vệ Tăng già, cũng như phát huy và duy trì Đạo Pháp.

Sư rất vui mừng được biết tác phẩm Great Disciples of the Buddha đang được một nhóm Phật tử thuần thành ở khắp nơi cố gắng soạn dịch sang tiếng Việt để Thích Ca Thiền Viện ấn tống. Sư hoan hỷ giới thiệu dịch phẩm Đại Đệ Tử Phật đến với toàn thể thiện tín khắp nơi, với ước mong tuyển tập đặc biệt này sẽ mở rộng tầm nhìn tâm linh, nâng cao đức tin vào Tam Bảo, và mang lại niềm cảm hứng sâu xa từ chân dung các nhân vật vừa có thật vừa lý tưởng trên bước đường viên mãn phẩm hạnh và trí tuệ đúng theo lời Đức Phật dạy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

LỜI NGÕ

Tuyển tập Great Disciples of the Buddha – Their Lives, Their Works, Their Legacy gồm mười chương viết về hai mươi bốn vị đại đệ tử lỗi lạc của Đức Phật. Tuy nhiên, hào quang của Đức Bổn Sư luôn luôn ẩn mình soi chiếu trên từng chương, trong từng vị đệ tử, có khi dịu dàng từ mẫn như ánh trăng bàng bạc, có khi rạng rỡ uy nghi như ánh mặt trời, và cũng có khi tĩnh lặng bình an như ánh sáng trí tuệ trong tâm vị thiền giả thanh tịnh

lý do này mà bản soạn dịch Việt ngữ của Ban Biên Tập Thích Ca Thiền Viện có tên là Đại Đệ Tử Phật – bước Thầy con theo để bày tỏ lòng thành kính tri ân và tôn vinh Đức Thế Tôn, đấng Ân Sư cao quý kính yêu.

Trước khi đọc các chương trong Đại Đệ Tử Phật – bước Thầy con theo, xin những người con Phật, những người học trò của Đức Bổn Sư hãy lắng tâm tụng niệm các hồng danh của Đức Phật để tưởng nhớ ân đức Thầy.  Theo các nguồn tài liệu Pāli và Anh ngữ, có chín danh hiệu Phật cho người con Phật tụng niệm và tưởng nhớ ân đức của Ngài. Nhưng các nguồn tài liệu Việt ngữ thường có mười hay mười một danh hiệu. Mười vì “Anuttaro Purisadammasārathi” được tách ra làm hai; và mười một vì thêm danh hiệu “Như Lai” (Tathāgata). 

Iti pi so Bhagavā:   Arahaṁ, SammāsamBuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro Purisadammasārathi, Satthā devamanussānaṁ, Buddho, Bhagavā.

Indeed, the Blessed One is:   The Worthy One, Perfectly Enlightened by Himself, Impeccable in Conduct and Understanding, The Serene One, The Knower of the Worlds, The Unexcelled Trainer of Persons to be Trained, Teacher of Gods and Men, The Awaken One, The Holy One.

Thật vậy, Đức Thế Tôn có hiệu:   Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. [9 danh hiệu]

Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. [11 danh hiệu]

Tathāgata: Như Lai, vị đã đến và đi như thế – cũng như chư Phật đã đến và đi như thế (tathā = như thế; gata = đã đi, đã qua; āgata = đã đến)

 Arahaṁ: Ứng Cúng, bậc a-la-hán cao thượng, đáng được cúng dường (araha = xứng đáng; arahat = bậc a-la-hán, vị đã đạt được giải thoát cuối cùng)

 SammāsamBuddho: Chánh Biến Tri hay Chánh Đẳng Chánh Giác, vị hiểu biết chân chánh và viên mãn (sammā = chân chánh, đúng đắn; samBuddha = bậc chánh giác, tự mình giác ngộ viên mãn)

 Vijjācaraṇasampanno: Minh Hạnh Túc, vị có đầy đủ trí tuệđức hạnh. Minh túc: là có đầy đủ Tam Minh: thiên nhãn minh, túc mạng minh, và lậu tận minh. Hạnh túc: là thân ngữ  ý nghiệp chân chính thanh tịnhviên mãn (vijjā = trí tuệ; caraṇa = giới hạnh; sampanna = thành tựu, đầy đủ)

 Sugato: Thiện Thệ, vị đã đi trên chánh đạo đến nơi an lạc, thiện lành (sugata = đi đến nơi an lạc, tốt đẹp)

Lokavidū: Thế Gian Giải, vị thấu hiểu tất cả các pháp thế gian (loka = thế giới, thế gian; vidū = bậc trí tuệ, hiểu biết

 Anuttaro: Vô Thượng Sĩ, bậc cao quý nhất, không ai có thể vượt qua (anuttara = cao quý, không ai sánh bằng)

 Purisadammasārathi: Điều Ngự Trượng Phu, vị có khả năng nhiếp phục những người nên được điều phục, và hướng dẫn họ đi theo Chánh Pháp (purisadamma = người đang được tu sửa; sārathi = người cầm cương xe, người hướng dẫn; purisadammasārathi = nhiếp phục, hướng dẫn những người hữu duyên)

Satthā devamanussānaṁ: Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiênloài người (satthā = vị thầy, vị đạo sư; deva = chư thiên; manussa = loài người)

Buddho: Phật, đấng giác ngộ (Buddha = bậc giác ngộ, toàn giác)

Bhagavā: Thế Tôn, bậc đầy đủ phước báu ba-la-mật và năng lực trí tuệ vô song, được thế gian tôn kính (bhaga = phước báu)

Dù niệm bằng tiếng Pāli hay tiếng Việt, niệm chín, mười hay mười một danh hiệu, điều quan trọng nhất là niệm với tâm nương tựa tín thành, trong sạch, và với lòng tri ân sâu xa hướng về Đức Bổn Sư. Và một lần nữa, trước khi đọc các chương trong Đại Đệ Tử Phật – bước Thầy con theo, xin những người con Phật, những người học trò của Đức Bổn Sư hãy lắng tâm tụng niệm các hồng danh của Đức Phật để tưởng nhớ ân đức Thầy. 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ban Biên Tập Thích Ca Thiền Viện Mùa Lễ Tam Hợp Vesak 2016 Phật lịch 2560

LỜI TỰA
Bhikku Bodhi


BBodhi-01Ở phương Tây những năm gần đây, vô số giấy mực đã được dùng để viết về Đức Phật (Buddha) và Giáo Pháp (Dhamma) của Ngài, hai Ngôi Báu đầu tiên của đạo Phật, nhưng quá ít  được viết về Ngôi Báu thứ ba, là Tăng già (Sangha). Ngay đến ý nghĩa của chữ Tăng già cũng từng là một đề tài tranh luận, khi mà đối với những ai chưa được tiếp xúc với kinh điển Pāli, một màn mây khói mờ tối còn che phủ trên sự hiểu biết về các vị đệ tử nòng cốt đầu tiên của Đức Phật

Sự thiếu sót này thật rõ ràng vì để có khái niệm thực tiễn về sự thành tựu của Đức Phật trên phương diện một bậc thầy tâm linh, chúng ta cần phải tìm hiểu về biệt tài huấn luyện đệ tử của Ngài. Một câu kệ tán thán Đức Phật đã ca tụng Ngài là bậc “Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu”, có khả năng điều phục tâm người và hướng dẫn họ trên con đường giải thoát. Giá trị câu tuyên bố như thế phải được chứng minh bằng sự quyết tâm của những nam nữ thiện tín hoàn toàn đặt để mình dưới sự dẫn dắt của Ngài. 

Cũng như mặt trời được trân quý không chỉ bởi ánh sáng tự nó có mà còn bởi khả năng soi rọi vạn vậtthế giới chung quanh, sự xuất chúng của Đức Phật như một đạo sư tâm linh không chỉ phản ảnh qua Giáo Pháp trong sáng của Ngài mà còn qua khả năng soi sáng cho những ai tìm đến nương tựa nơi Ngài, biến chính họ trở thành những thể sáng do phẩm chất tâm mà họ đã đạt tới. Nếu khôngTăng già để chứng minh cho sức mạnh chuyển hóa đó của Phật Pháp, thì Phật Pháp sẽ chỉ đơn giản là một bộ giáo lý kèm theo phương pháp thực hành, tuyệt vời trong sáng, ưu việt và nghiêm túc, nhưng lại hoàn toàn xa cách với con người trước những mối ưu tư thiết yếu nhất của họ. Giáo Pháp chỉ sống khi tiếp xúc với cuộc đời, chuyển hóa người tín thành trở nên thánh thiện, trở nên những gương sáng trí tuệ, từ bithanh tịnh

Ước mong của cuốn sách này là lấp đầy khoảng trống đó trong văn học Phật giáo phương Tây với những chân dung sống động của hai mươi bốn vị đại đệ tử xuất sắc nhất của Đức Phật. Cuốn sách được khai triển từ một loạt những bài viết riêng biệt về các đại đệ tử đã được Hội Xuất Bản Kinh Sách Phật Giáo (Buddhist Publication Society- BPS) ấn hành dưới tên nhà xuất bản nổi tiếng của hội, The Wheel. 

Tiểu sử đầu tiên ra đời là Cuộc Đời Ngài Sāriputta (Xá Lợi Phất, còn gọi là Xá Lợi Tử) của ngài Trưởng lão Nyanaponika. Tiểu sử này được xuất bản lần đầu năm 1966 như một tài liệu chuyên khảo độc lập, không hề có dự tính sẽ có những bài tiếp nối. Tuy nhiên, cũng trong năm đó, một tác giả Phật tử người Đức là ông Hellmuth Hecker bắt đầu cho xuất bản những sơ lược tiểu sử các đại đệ tử trong tờ báo định kỳ Phật giáo Đức là Wissen und Wandel (có nghĩa là Biết và Thay Đổi, do Paul Debes thành lập vào năm 1955). Trong hai mươi năm kế tiếp, tờ Wissen und Wandel đăng tải bốn mươi mốt tiểu sử như vậy, đa số đều là những bài khá ngắn.

Cuối thập niên 1970, ngài Nyanaponika, lúc đó là chủ bút của Hội BPS, có ý định tiếp tục nghiên cứu về ngài Sāriputta và sử dụng các bài viết của Tiến sĩ Hecker làm căn bản cho một loạt các bài về các đại đệ tử khác, dưới nhãn hiệu Wheel. Vậy là từ năm 1979 đến 1989 Wheel đã cho ra đời những cuốn sách nhỏ viết về tiểu sử của các ngài Mahāmogallāna (Đại Mục Kiền Liên), Ānanda (A Nan Đà), Aṅgulimāla (Ương Quật Ma), Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc), Mahākassapa (Đại Ca Diếp), Anuruddha (A Nậu Lâu Đà), và tám vị nữ đệ tử nổi bật nhất. Các sách này được chính ngài Nyanaponika và một số những vị khác, mà ngài yêu cầu, dịch sang tiếng Anh. Sau cùng, năm 1995 tôi viết một cuốn sách nhỏ về ngài Mahākaccāna (Đại Ca Chiên Diên), đó là cuốn cuối cùng xuất hiện trong loạt sách. 

Hầu hết tất cả các nguyên bản của Tiến sĩ Hecker đều được ngài Nyanaponika triển khai thêm ra khá nhiều với những tài liệu gom góp từ Kinh điển Pāli và các bài chú giải, cộng thêm ý tưởng thâm sâu đến từ trí tuệ của ngài.

Trong khi soạn quyển sách này từ những nguyên bản, tôi đã sửa đổi khá nhiều hầu hết các bài cũ và thêm vào nhiều tài liệu để có được một chân dung đầy đủ hơn của vị đệ tử mà tôi đang tìm hiểu. Chương về các vị nữ đệ tử có thêm được bốn tiểu sử mới không có mặt trong ấn hành đầu tiên của Wheel, mặc dù công việc cung cấp một tiểu sử đầy đủ về các vị nữ đại đệ tử, so với việc nghiên cứu các vị nam đại đệ tử, không thể thực hiện được vì thiếu hụt nguồn tài liệu. Văn phong trong các chân dung đầu tiên cũng đã được duyệt lại kỹ lưỡng.

Tôi đã dịch lại hầu hết những bài kệ trong các cuốn sách của nhà xuất bản The Wheel. Những bài kệ này đã được trích ra từ những bản dịch viết theo thể văn mà có lẽ độc giả ngày nay sẽ cho là gò bó và khô khan. Để cho phần văn xuôi được linh động thêm tôi đã thêm vào những bài kệ mới, đặc biệt được trích ra từ các bộ Trưởng Lão Tăng KệTrưởng Lão Ni Kệ (Theragāthā và Therīgāthā). Ngoại trừ một số bài, thì hầu hết những bài kệ này đều do tôi dịch ra, mặc dù phần diễn dịch từ hai bộ này dựa nhiều trên các bản dịch nguyên văn và sát nghĩa của K.R. Norman, xuất bản với tựa đề Elders’ Verses (Trưởng Lão Kệ), phần 1 và 2. 

Tôi xin cảm ơn Ni Sư Nyanasirī, người phụ tá bền bỉ của tôi trong Hội BPS, là người đầu tiên duyệt qua các ấn hành gốc của Wheel, đã đưa ra ý kiến ấn bản lại tất cả trong một cuốn sách. Tôi cũng xin cảm ơn Savithri Chandraratne đã sốt sắng đánh máy rất chính xác các bản thảo vào máy vi tính. Tôi vô cùng biết ơn nhà xuất bản Wisdom Publications đã hợp tác cùng chúng tôi trong công việc ấn hành cuốn sách này, đặc biệt là Sara L. McClintock với công việc bình phẩm bài vở giúp hoàn chỉnh tác phẩm

Bhikkhu Bodhi

pdf_download_2
Đại Đệ Tử Phật







 

Tạo bài viết
18/09/2012(Xem: 72612)
28/10/2010(Xem: 40806)
17/05/2019(Xem: 11101)
06/05/2012(Xem: 114644)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: