Đức Phật của chúng ta | Our Buddha (sách song ngữ)

26/06/20201:00 SA(Xem: 20836)
Đức Phật của chúng ta | Our Buddha (sách song ngữ)

ĐỨC PHẬT CỦA CHÚNG TA
OUR BUDDHA
THIỆN PHÚC

 duc phat cua chung ta-thien phuc


LỜI ĐẦU SÁCH

 

Phật là danh hiệu của một bậc đã xé tan bức màn vô minh, tự giải thoát mình khỏi vòng luân hồi sanh tử, và thuyết giảng con đường giải thoát cho chúng sanh. Chữ “Buddha” lấy từ gốc Phạn ngữ “Budh” có nghĩa là giác ngộ, chỉ người nào đạt được Niết Bàn qua thiền tậptu tập những phẩm chất như trí tuệ, nhẫn nhục, bố thí... Con người ấy sẽ không bao giờ tái sanh trong vòng luân hồi sanh tử nữa, vì sự nối kết ràng buộc phàm phu tái sanh đã bị chặt đứt. Qua tu tập thiền định, chư Phật đã loại trừ tất cả những tham dụcnhiễm ô. Vị Phật của hiền kiếp là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài sanh ra với tên là Tất Đạt Đa trong dòng tộc Thích Ca. Đối với Phật tử, vấn đề giải thoát đành là hệ trọng, nhưng có cái còn hệ trọng hơn, đó là câu hỏi "Phật là gì?" Một khi nắm vững được vấn đề ấy là hành giả đã hoàn tất Phật sự của mình. Phật là Đấng đã đạt được toàn giác dẫn đến sự giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi sanh tử. Danh từ Phật không phải là danh từ riêng mà là một tên gọi “Đấng Giác Ngộ” hay “Đấng Tĩnh Thức.” Thái tử Sĩ Đạt Đa không phải sanh ra để được gọi là Phật. Ngài không sanh ra là tự nhiên giác ngộ. Ngài cũng không nhờ ân điển của bất cứ một đấng siêu nhiên nào; tuy nhiên sau nhiều cố gắng liên tục, Ngài đã giác ngộ. Bất cứ chúng sanh nào thành tâm cũng có thể vượt thoát khỏi những vướng mắc để thành Phật. Tất cả Phật tử nên luôn nhớ rằng Phật không phải là thần thánh hay siêu nhiên. Ngài cũng không phải là một đấng cứu thế cứu người bằng cách tự mình gánh lấy gánh nặng tội lỗi của chúng sanh. Như chúng ta, Phật cũng sanh ra là một con người. Sự khác biệt giữa Phật và phàm nhân là Phật đã hoàn toàn giác ngộ, còn phàm nhân vẫn mê mờ tăm tối. Tuy nhiên, Phật tánh vẫn luôn đồng đẳng trong chúng sanh mọi loài. Trong Tam Bảo, Phật là đệ nhất bảo, pháp là đệ nhị bảo và Tăng là đệ tam bảo.  

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đấng Chánh Biến Tri, đản sanh vào năm 623 trước Tây lịch, tại miền bắc Ấn Độ, bây giờ là xứ Népal, một nước nằm ven sườn dãy Hy Mã Lạp Sơn, trong vườn Lâm Tỳ Ni tại thành Ca Tỳ La Vệ, vào một ngày trăng tròn tháng tư. Trước khi thành Phật, tên Ngài là Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm. Ngài nguyên là Thái Tử của nước Ca Tỳ La Vệ, phụ hoàng là Tịnh Phạn Vương, mẫu hoàng tên Ma Da. Tịnh Phạn  vương đặt tên cho Ngài là Tất Đạt Đa nghĩa là “ngôi vua.” Vua Tịnh Phạn làm lễ thành hôn cho Thái tử với công chúa con vua Thiện Giác là nàng Da Du Đà La. Trước khi xuất gia, Ngài có một con trai là La Hầu La. Mặc dù sống đời nhung lụa, danh vọng, tiền tài, cung điện nguy nga, vợ đẹp con ngoan, ngài vẫn cảm thấy tù túng như cảnh chim lồng cá chậu. Một hôm nhân đi dạo ngoài bốn cửa thành, Thái tử trực tiếp thấy nhiều cảnh khổ đau của nhân loại, một ông già tóc bạc, răng rụng, mắt mờ, tai điếc, lưng còng, nương gậy mà lê bước xin ăn; một người bệnh nằm bên lề rên xiết đau đớn không cùng; một xác chết sình chương, ruồi bu nhặng bám trông rất ghê tởm; một vị tu khổ hạnh với vẻ trầm tư mặc tưởng. Những cảnh tượng nầy làm cho Thái tử nhận chân ra đời là khổ. Cảnh vị tu hành khổ hạnh với vẻ thanh tịnh cho Thái tử một dấu chỉ đầu tiên trên bước đường tìm cầu chân lý là phải xuất gia. Khi trở về cung, Thái tử xin phép vua cha cho Ngài xuất gia làm Tăng sĩ nhưng bị vua cha từ chối. Dù vậy, Thái tử vẫn quyết chí tìm con đường tu hành để đạt được chân lý giải thoát cho mình và chúng sanh. Quyết định vô tiền khoáng hậu ấy làm cho Thái tử Sĩ Đạt Đa sau nầy trở thành vị giáo chủ khai sáng ra Đạo Phật. Năm 29 tuổi, một đêm Ngài dứt bỏ đời sống vương giả, cùng tên hầu cận là Xa Nặc thắng yên cương cùng trốn ra khỏi cung, đi vào rừng xâu, xuất gia tầm đạo. Ban đầu, Thái tử đến với các danh sư tu khổ hạnh, những vị nầy sống một cách kham khổ, nhịn ăn nhịn uống, dãi nắng dầm mưa, hành thân hoại thể. Thấy cách tu hành như thế không có hiệu quả, Ngài khuyên nên bỏ phương pháp ấy, nhưng họ không nghe. Thái tử bèn đi tu tập nhiều nơi khác, nhưng đến đâu cũng thấy còn hẹp hòi thấp kém, không thể giải thoát con người hết khổ được. Thái tử tìm chốn tu tập một mình, quên ăn bỏ ngủ, thân hình mỗi ngày thêm một tiều tụy, kiệt sức, nằm ngã trên cỏ, may được một cô gái chăn cừu đổ sữa cứu khỏi thần chết. Từ đó, Thái tử nhận thấy muốn tìm đạo có kết quả, cần phải bồi dưỡng thân thể cho khỏe mạnh. Sau sáu năm tầm đạo, sau lần Thái tử ngồi nhập định suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề bên bờ sông Ni Liên tại Gaya để chiến đấu trong một trận cuối cùng với bóng tối si mêdục vọng. Trong đêm thứ 49, lúc đầu hôm Thái tử chứng được túc mệnh minh, thấy rõ được tất cả khoảng đời quá khứ của mình trong tam giới; đến nửa đêm Ngài chứng được Thiên nhãn minh, thấy được tất cả bản thểnguyên nhân cấu tạo của vũ trụ; lúc gần sáng Ngài chứng được Lậu tận minh, biết rõ nguồn gốc của khổ đau và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Thái tử Sĩ Đạt Đa đã đạt thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngày thành đạo của Ngài tính theo âm lịch là ngày mồng tám tháng 12 trong lúc Sao Mai bắt đầu ló dạng. Sau khi đạt giác ngộ vào năm 35 tuổi cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn vào năm 80 tuổi, Ngài thuyết giảng suốt những năm tháng đó. Chắc chắn Ngài phải là một trong những người nhiều nghị lực nhất chưa từng thấy: 45 năm trường Ngài giảng dạy ngày đêm, và chỉ ngủ khoảng hai giờ một ngày. Suốt 45 năm, Đức Phật truyền giảng đạo khắp nơi trên xứ Ấn Độ. Ngài kết nạp nhiều đệ tử, lập các đoàn Tăng Già, Tỳ KheoTỳ Kheo Ni, thách thức hệ thống giai cấp, giảng dạy tự do tín ngưỡng, đưa phụ nữ lên ngang hàng với nam giới, chỉ dạy con đường giải thoát cho dân chúng trên khắp các nẻo đường. Giáo pháp của Ngài rất đơn giản và đầy ý nghĩa cao cả, loại bỏ các điều xấu, làm các điều lành, thanh lọc thân tâm cho trong sạch. Ngài dạy phương pháp diệt trừ vô minh, đường lối tu hành để diệt khổ, xử dụng trí tuệ một cách tự do và khôn ngoan để có sự hiểu biết chân chánh. Đức Phật khuyên mọi người nên thực hành mười đức tính cao cả là từ bi, trí tuệ, xả, hỷ, giới, nghị lực, nhẫn nhục, chân thành, cương quyết, thiện ý và bình thản. Đức Phật chưa hề tuyên bốThần Thánh. Người luôn công khai nói rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành Phật nếu người ấy biết phát triển khả năng và dứt bỏ được vô minh. Khi giác hạnh đã viên mãn thì Đức Phật đã 80 tuổi. Đức Phật nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na, để lại hàng triệu tín đồ trong đó có bà Da Du Đà LaLa Hầu La, cũng như một kho tàng giáo lý kinh điển quý giá mà cho đến nay vẫn được xem là khuôn vàng thước ngọc. Đức Phật nói: “Ta không phải là vị Phật đầu tiên ở thế gian nầy, và cũng không phải là vị Phật cuối cùng. Khi thời điểm đến sẽ có một vị Phật giác ngộ ra đời, Ngài sẽ soi sáng chân lý như ta đã từng nói với chúng sanh.” Trước khi nhập diệt, Đức Phật đã dặn dò tứ chúng một câu cuối cùng: “Mọi vật trên đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có đạo Ta là quý báu. Chỉ có chân lý của Đạo Ta là bất di bất dịch.”

Đối với các Phật tử chân chánh, vị Phật lịch sử ấy không phải là vị thần tối thượng, cũng không phải là đấng cứu thế cứu người bằng cách tự mình gánh lấy tội lỗi của loài người. Người Phật tử chỉ tôn kính Đức Phật như một con người toàn giác toàn hảo đã đạt được sự giải thoát thân tâm qua những nỗ lực của con người và không qua ân điển của bất cứ một đấng siêu nhiên nào. Theo Phật giáo, ai trong chúng ta cũng là một vị Phật, nghĩa là mỗi người chúng ta đều có khả năng làm Phật; tuy nhiên, muốn thành Phật, chúng ta phải đi theo con đường gian truân đến giác ngộ. Trong các kinh điển, chúng ta thấy có nhiều sự xếp loại khác nhau về các giai đoạn Phật quả. Một vị Phật ở giai đoạn cao nhất không những là một người giác ngộ viên mãn mà còn là một người hoàn toàn, một người đã trở thành toàn thể, bản thân tự đầy đủ, nghĩa là một người trong ấy tất cả các khả năng tâm linhtâm thần đã đến mức hoàn hảo, đến một giai đoạn hài hòa hoàn toàntâm thức bao hàm cả vũ trụ vô biên. Một người như thế không thể nào đồng nhất được nữa với những giới hạn của nhân cách và cá tính và sự hiện hữu của người ấy. Không có gì có thể đo lường được, không có lời nào có thể miêu tả được con người ấy.  

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Đức Phật Của Chúng Ta” này không phải là một nghiên cứu chi tiết về đức Phật, mà nó chỉ viết rất tóm lược về đức Phật Lịch Sử và những gì xảy ra cho chúng sanh sau khi đức Phật đản sanh. Cuộc hành trình đi đến giác ngộgiải thoát đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về đức PhậtPhật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Đức Phật Của Chúng Ta” bằng song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ, hy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi này sẽ giúp cho Phật tử hiểu biết thêm về đức Phật lịch sử. Những mong tất cả chúng ta có thể nhìn cuộc đời của đức Phật như một cuộc sống mẫu mực có thể giúp hướng chúng ta đến một cuộc sống an bìnhhạnh phúc cho chính mình.

Thiện Phúc

PREFACE

Buddha is an epithet of those who successfully break the hold of ignorance, liberate themselves from cyclic existence, and teach others the path to liberation. The word “Buddha” derived from the Sanskrit root budh, “to awaken,” it refers to someone who attains Nirvana through meditative practice and the cultivation of such qualities as wisdom, patience, and generosity. Such a person will never again be reborn within cyclic existence, as all the cognitive ties that bind ordinary beings to continued rebirth have been severed. Through their meditative practice, Buddhas have eliminated all craving, and defilements. The Buddha of the present era is referred to as “Sakyamuni” (Sage of the Sakya). He was born Siddhartha Gautama, a member of the Sakya clan. With Buddhists, the problem of emancipation is important, but the still more important one is, "Who is the Buddha?" When this is mastered, practitioners have rendered their full services. The Buddha is the person who has achieve the enlightenment that leads to release from the cycle of birth and death and has thereby attained complete liberation. The word Buddha is not a proper name but a title meaning “Enlightened One” or “Awakened One.” Prince Siddhartha was not born to be called Buddha. He was not born enlightened, nor did he receive the grace of any supernatural being; however, efforts after efforts, he became enlightened. Any beings who sincerely try can also be freed from all clingings and become enlightened as the Buddha. All Buddhists should be aware that the Buddha was not a god or any kind of supernatural being (supreme deity), nor was he a savior or creator who rescues sentient beings by taking upon himself the burden of their sins. Like us, he was born a man. The difference between the Buddha and an ordinary man is simply that the former has awakened to his Buddha nature while the latter is still deluded about it. However, the Buddha nature is equally present in all beings. The Sakyamuni Buddha is the first person of the Trinity, the Dharma second and the Order the third. 

Sakyamuni Buddha was born in 623 BC in Northern India, in what is now Nepal, a country situated on the slope of Himalaya, in the Lumbini Park at Kapilavathu on the Vesak Fullmoon day of April. Before becoming Buddha, his name is Siddhartha Gotama. He was born a prince. His father was Rajah Suddhodana, and his mother Maha Maya. His personal name was Siddartha meaning heir to the throne. He married the princess Yasodhara, daughter of King Soupra-Buddha, who bore him a son named Rahula. Although raised in princely luxury and glory, surrounded with splendid palaces, His beautiful wife and wellbehaved son, He felt trapped amidst this luxury like a bird in a gold cage, a fish in a silver vase. During a visit to the outskirts of the city, outside the four palace portals, He saw the spectacle of human suffering, an old man with white hair, fallen teeth, blurred eyes, deaf ears, and bent back, resting on his cane and begging for his food; A sick man lying at the roadside who roaned painfully; a dead man whose body was swollen and surrounded with flies and bluebottles; and a holy ascetic with a calm appearance. The four sights made Him realize that life is subject to all sorts of sufferings. The sight of the holy ascetic who appeared serene gave Him the clue that the first step in His search for Truth was “Renunciation.” Back in his palace, he asked his father to let Him enter monkhood, but was refused. Nevertheless, He decided to renounce the world not for His own sake or convenience, but for the sake of suffering humanity. This unprecedented resolution made Prince Siddartha later become the Founder of Buddhism. At the age of twenty-nine, one night He decided to leave behind His princely life. After his groom Chandala saddled His white horse, He rode off the royal palace, toward the dense forest and became a wandering monk. First, He studied under the guidance of the leading masters of the day and learned all they could teach Him. When He could not find what He was looking for, He joined a group of five mendicants and along with them, He embarked on a life of austerity and particularly on starvation as the means which seemed most likely to put an end to birth and death. In His desire for quietude He emaciated (made His body to become thiner and thiner) His body for six years, and carried out a number of strict methods of fasting, very hard for ordinary men to endure. The bulk of His body was greatly reduced by this self-torture. His fat, flesh, and blood had all gone. Only skin and bone remained. One day, worn out He fell to the ground in a dead faint. A shepherdess who happened to pass there gave Him milk to drink. Slowly, He recovered His body strength. His courage was unbroken, but His boundless intellect led Him to the decision that from now on He needed proper food. He would have certainly died had He not realized the futility of self-mortification, and decided to practice moderation instead. Then He went into the Nairanjana River to bathe. The five mendicants left Him, because they thought that He had now turned away from the holy life. He then sat down at the foot of the Bodhi tree at Gaya and vowed that He would not move until He had attained the Supreme Enlightenment. After 49 days, at the beginning of the night, He achieved the “Knowledge of Former Existence,” recollecting the successive series of His former births in the three realms. At midnight, He acquired the “Supreme Heavenly Eye,” perceiving the spirit and the origin of the Creation. Then early next morning, He reached the state of “All Knowledge,” realizing the origin of sufferings and discovering the ways to eliminate them so as to be liberated from birthdeath and reincarnation. He became Anuttara Samyak-Sambodhi, His title was Sakyamuni Buddha. He attained Enlightenment at the age of 35, on the eighth day of the twelfth month of the lunar calendar, at the time of the Morning Star’s rising. After attaining Enlightenment at the age of 35 until his Mahaparinirvana at the age of 80, he spent his life preaching and teaching. He was certaintly one of the most energetic man who ever lived: forty-nine years he taught and preached day and night, sleeping only about two hours a day. For 45 years, the Buddha traversed all over India, preaching and making converts to His religion. He founded an order of monks and later another order of nuns. He challenged the caste system, taught religious freedom and free inquiry, raised the status of women up to that of men, and showed the way to liberation to all walks of life. His teaching were very simple but spiritually meaningful, requiring people “to put an end to evil, fulfil all good, and purify body and mind.” He taught the method of eradicating ignorance and suppressing sufferings. He encouraged people to maintain freedom in the mind to think freely. All people were one in the eyes of the Buddha. He advised His disciples to practice the ten supreme qualities: compassion, wisdom, renunciation, discipline, will power, forbearance, truthfulness, determination, goodwill, and equanimity. The Buddha never claimed to be a deity or a saint. He always declared that everyone could become a Buddha if he develops his qualities to perfection and is able to eliminate his ignorance completely through his own efforts. At the age of 80, after completing His teaching mission, He entered Nirvana at Kusinara, leaving behind millions of followers, among them were His wife Yasodara and His son Rahula, and a lot of priceless doctrinal treasures considered even today as precious moral and ethical models.  The Buddha said: “I am not the first Buddha to come upon this earth, nor shall I be the last. In due time, another Buddha will arise, a Holy one, a supreme Enlightened One, an incomparable leader. He will reveal to you the same Eternal Truth which I have taught you.” Before entering Nirvana, the Buddha uttered His last words: “Nothing in this world is precious. The human body will disintegrate. Ony is Dharma precious. Only is Truth everlasting.” 

For true Buddhists, the historic Sakyamuni Buddha was neither as a Supreme Deity nor as a savior who rescues men by taking upon himself the burden of their sins. Rather, Buddhists verenate Him as a fully awakened, fully perfected human being who attained liberation of body and mind through his own human efforts and not by the grace of any supernatural being. According to Buddhism, we are all Buddhas from the very beginning. That means every one of us is potentially a Buddha; however, to become a Buddha, one must follow the arduous road to enlightenment. Various classifications of the stages of Buddhahood are to be found in the sutras. A Buddha in the highest stage is not only fully enlightened but a Perfect One, one who has become whole, complete in himself, that is, one in whom all spiritual and psychic faculties have come to perfection, to maturity, to a stage of perfect harmony, and whose consciousness encompasses the infinity of the universe. Such a one can no longer be identified with the limitations of his individual personality, his individual character and existence; there is nothing by which he could be measured, there are no words to describe him. 

This little book titled “Our Buddha” is not a detailed study of the Buddha, but a book that only summarizes on the Historical Buddha and what happened to human beings after the birth of the Buddha. The journey leading to enlightenment and emancipation demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on the Buddha and Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Our Buddha” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists to understand more about the Historical Buddha. Hoping that we all can look at the life of the Buddha as an examplary life that can help us lead a life of peace and happiness for our own.

Thiện Phúc

 

Copyright © 2020 by Ngoc Tran. All rights reserved. No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

MỤC LỤC
Table of Content
___________________________

 

Mục Lục—Table of Content                   3
Lời Đầu Sách—Preface                   5
Chương Một—Chapter One: Thời Kỳ Tiền Phật Giáo Trên Thế Giới—The World During the Pre-Buddhism                13
Chương Hai—Chapter Two: Phật Đản Sanh—Buddha’s Birth Day            23
Chương Ba—Chapter Three: Đại Sự Nhân Duyên—For the Sake of a Great Cause 31
Chương Bốn—Chapter Four: Lý Do Thị Hiện-Xuất Gia-Cứu Độ—Reasons of Appearance-Renounce of the World-Saving Beings              35
Chương Năm—Chapter Five: Đức Phật Là Một Bậc Toàn Giác—The Buddha Is A Complete Enlightened One                55
Chương Sáu—Chapter Six: Đức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni—The Historical Buddha Sakyamuni                 61
Chương Bảy—Chapter Seven: Bốn Cảnh Làm Thay Đổi Cuộc Đời Đức Phật—Four Sights which Changed the Buddha’s Life               75
Chương Tám—Chapter Eight: Đại Xuất Gia—Great Renunciation             81
Chương Chín—Chapter Nine: Sáu Năm Khổ Hạnh Của Đức Phật—Six Years of Ascetic Praticing of the Buddha                91
Chương Mười—Chapter Ten: Bảy Nơi Đức Phật Thiền Định Trong Khi Và Sau Khi Đại Giác—Seven Places of the Buddha’s Meditation During and After His Enlightenment                 97
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Đánh Bại Ma Quân—Defeating the Army of Maras                101
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Một Vị Thái Tử Trở Thành Một Bậc Đại Giác Của Nhân Loại—A Prince Became Human Beings' Great Enlightened One   105
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Đức Phật Thuyết Bài Pháp Đầu Tiên Và Sau Đó Bắt Đầu Sứ Mệnh Thuyết Pháp—The Buddha Preached the First Sermon and Then Started His Preaching Mission             115
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Hình Ảnh Đức Phật Qua Kinh Pháp Cú— The Image of the Buddha in the Dharmapada Sutra            121
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Cấp Cô Độc—Anathapindika          125
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Chàng Vô Não—Angulimala          131
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Xã Hội Ấn Độ Thời Đức Phật—Indian Society during the Buddha’s Time             135   
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Năm Vị Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật— First Five of Buddha’s Converts              141
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Sự Thành Hình Phật Giáo—The Formation of Buddhism                153
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Ý Nghĩa Của Đạo Phật—The Meanings of Buddhism                157
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Thân Quyến—Buddha’s Relatives 161 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Những Người Cùng Thời Với Đức Phật—Buddha’s Contemporaries              171
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Những Vị Gây Nhiều Rắc Rối Cho Đức PhậtDòng Họ Thích Ca—Those Who Caused Troubled to the Buddha and the Sakyan Tribe               185
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Cộng Đồng Tăng Già—Buddhist community                199
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils                205
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Thi Ca La Việt—Sigalaka          227
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Lời Di Giáo Sau Cùng Của Đức Phật—The Last Teachings of the Buddha             245
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Thần Thông—Supernatural Powers                  253
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples of the Buddha               263
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác Vào Thời Đức Phật—Buddha's Other Famous Disciples             287
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Đại Thí Chủ—Great Donators          315
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Những Quân Vương Có Công Duy Trì Phật Giáo Tại Ấn Độ—Kings Who Had Helped Maintaining Buddhism in India                  323
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Tứ Động Tâm—Four Buddhist Holy, Sacred Places                337
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Bát Đại Linh Tháp—Eight Great Sacred Stupas of Buddhism              361
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Những Thánh Tích Khác—Other Sacred Places                381   
Phụ Lục—Appendices:               447
Phụ Lục A—Appendix A: Chín Sự Phiền NãoĐức Phật Gặp Phải—The Buddha’s Nine Distresses              449
Phụ Lục B—Appendix B: Mười Niệm Niệm Xuất Sanh Trí Của Chư Phật—Ten kinds of instantly creative knowledge of the Buddhas            451
Phụ Lục C—Appendix C: Mười Tướng Xuất Hiện Của Đức Như Lai—Ten Types of Characteristics of Manifestation of a Buddha            453
Phụ Lục D—Appendix D: Cứu Độ Chúng Sanh—Salvation of Sentient Beings      463
Phụ Lục E—Appendix E: Phật Thị Hiện—The Buddha’s Manifestation                 469
Phụ Lục F—Appendix F: Thân Phật—Buddhakaya                     473
Phụ Lục G—Appendix G: Phật Tánh Và Pháp Tánh—Buddha-Nature and DharmaNature                         481
Tài Liệu Tham Khảo—Refereneces              489 


pdf_download_2
Đức Phật của Chúng Ta – Thiện Phúc








.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78354)
07/11/2010(Xem: 140357)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.