Những Pháp Ấn Cốt Lõi (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

30/01/20211:00 SA(Xem: 15707)
Những Pháp Ấn Cốt Lõi (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC
NHỮNG PHÁP ẤN CỐT LÕI
CORE DHARMA SEALS 
Những Pháp Ấn Cốt Lõi

 

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

Mục Lục
Table of Content
 

Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Chương Một—Chapter One: Tóm Lược Về Pháp Ấn—A Summary of Dharma Seals
Chương Hai—Chapter Two: Tổng Quan Về Tam Pháp Ấn—An Overview of Three Dharma Seals
Chương Ba—Chapter Three: Tổng Quan Về Tứ Pháp Ấn—An Overview of Four Dharma Seals           
Chương Bốn—Chapter Four: Pháp Ấn Thứ Nhất: Vô Thường—The First Dharma Seal: Impermanence
Chương Năm—Chapter Five: Pháp Ấn Thứ Nhì: Khổ—The Second Dharma Seal: Sufferings 
Chương Sáu—Chapter Six: Pháp Ấn Thứ Ba: Vô Ngã—The Third Dharma Seal: Egolessness
Chương Bảy—Chapter Seven: Pháp Ấn Thứ Tư: Niết Bàn—The Fourth Dharma Seal: Nirvana

Phụ Lục—Appendices
Phụ Lục A—Appendix A: Thiền Quán Về Khổ Đau—Meditation on Sufferings
Phụ Lục B—Appendix B: Thân-Tâm-Cảnh Vô Ngã—No-self of Body-Mind-Environment
Phụ Lục C—Appendix C: Hoa Nghiêm Thập Ấn—Ten Truth Seals in the Flower Adornment Sutra
Phụ Lục D—Appendix D: Sắc Và Tam Pháp Ấn—Forms and Trilaksana  
Phụ Lục E—Appendix E: Hạnh Phúc Theo Quan Điểm Đạo Phật—Happiness in Buddhist Points of View  
Tài Liệu Tham Khảo—References 

 

  

Lời Đầu Sách

 

Pháp ấn là dấu ấn của diệu pháp, diệu pháp chân thực, không chuyển động hay biến đổi nên gọi là “Ấn.” Dấu hiệu chứng ngộ mà chư Phật hay chư Tổ trao truyền tâm pháp cho nhau. Trong Phật giáo, Pháp ấn biểu thị chân lý, là lẽ tự nhiên, không thể chối cãi được. Chân lý chính là nguyên nhân diệt trừ khổ đau. Trong Phật Giáo Đại Thừa, chân lý được nói trong Kinh Liên HoaHoa Nghiêm. Theo Tam Pháp Độ Luận, chân lý có nghĩa thực hữu, chân, bất hư và như thị; đó gọi là chân lý. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng Tam Pháp ấn là ba dấu hiệu mà Đức Phật đã tuyên bố chung cho vạn hữu, hay ba dấu hiệu phân biệt (ba dấu hiệu của hiện hữu): vô thường, khổ và vô ngã. Lại có ba pháp ấn khác: vô thường, khổ, và niết bàn. Đối với hành giả tu Thiền, tam pháp ấn không phải là ba pháp khác nhau, mà là từ ba quan điểm để xem một pháp, đó là sinh mệnh của mình. Vì thế các bạn có thể hiểu được sinh mệnh của chính mình từ ba quan điểm này và sẽ thấy chúng chồng chéo lên nhau như thế nào. Thí dụ như khi hiểu rõ bản chất của vô thường thì các bạn sẽ hiểu rõ bản chất của khổ và vô ngã. Khi hiểu vô ngãhiểu rõ Niết bàn tịch tĩnh.

Tam Pháp Ấn là ba đặc tánh phổ quát của cuộc sống. Đây là một phần quan trọng trong giáo lý của Đức Phật. Bất cứ Phật tử thuần thành nào tỉnh thức được tam pháp ấn là đã một bước tiến gần đến giác ngộ. Nhiều người không để ý, cũng giống như những giáo lý quan trọng khác như Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, lý Nhân Duyên, Giới Định, Ngũ Uẩn, vân vân, kỳ thật tam pháp ấn cũng là một phần của tuệ học. Nói cách khác, một khi chúng ta am hiểu được lẽ thật của “Tam Pháp Ấn”, chúng ta đã đạt được trí tuệ cần thiết cho việc tu tập giải thoát. Nói là ba đặc tính, kỳ thật đây là ba chân của chiếc ghế “bản chất thật của vạn hữu” mà chân nầy liên quan mật thiết với chân kia. Nếu chúng ta thiếu mất một đặc tánh thì nguyên lý “Tam Pháp Ấn” trở nên vô nghĩa; hoặc giả như chiếc ghế kia thiếu một chân thì nó không thể nào đứng vững được. Đức Phật luôn nhấn mạnh đến “Tam Pháp Ấn” như là ba đặc tánh trọng yếu của đạo Phật, vì thứ nhất “Tam Pháp Ấn” luôn liên hệ đến cuộc sống, thứ nhì chúng luôn được tìm thấy trong cuộc sống, và thứ ba chúng là tiêu chuẩn được dùng để thẩm định chân giáo pháp trong Phật giáo (giáo lý nhà Phật luôn song hành với vô thường, khổ và vô ngã). Chính vì vậy mà khi Đức Phật nói cuộc sống nầy có ba đặc tính, Ngài muốn nhấn mạnh rằng ba đặc tính nầy lúc nào cũng hiện hữu trong cuộc sống, và chính ba đặc tính nầy giúp chúng ta biết được phải làm gì với cuộc sống để có được hạnh phúc miên viễn. Phật tử thuần thành phải luôn thấy rằng đạo Phật chính là ngọn đèn khiến cho người ta có thể thấy được chân lý, con đường của sự thực hành để giúp chúng ta buông xả sự dính mắc và ngừng đấu tranh ngay chính trong tâm của mình.

     Chính vì những nét đặc thù vừa kể trên mà giáo pháp nhà Phật trở nên vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, cũng chính vì vậygiáo pháp ấy cũng là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Những Pháp Ấn Cốt Lõi Trong Phật Giáo” bằng song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật một cách tổng quát cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

Thiện Phúc

 

Preface

 

Dharma seals are the seal of Buddha-truth, expressing its reality and immutability. Its universality and its authentic transmission from one Buddha or patriarch to another. In Buddhism, Dharma seals symbolize the true teachings, the truth that is the destructive cause of pain. In Mahayana, true teachings primarily refer to those of Lotus and Avatamsaka Sutras. Expedient teachings include all other teachings. According to the Treatise on liberation in three parts, truth means that which is actually existent, real, not nothingness and Thusness; therefore, it is called "truth." Devout Buddhists should always remember that the three Dharma Seals are the three marks of existence, or three characteristics of existence that the Buddha declared are common to all phenomena, or the three marks that refers to impermanence (anitya), suffering or unsatisfactoriness (duhkha) and egolessness or anatman. There are three other kinds of dharma seals: impermanence, suffering or unsatisfaction, and nirvana. For Zen practitioners, these three dharma seals are not three different things but rather one thing that is your life from three different perspectives. So you can appreciate your life from these perspectives and see how easily they overlap. For example, when you understand impermanence, you understand the nature of suffering and no-self. When you understand no-self that is the peace of Nirvana.

The three characteristics of existence are universal in daily life. Any devout Buddhist who becomes aware of these three characteristics is a step closer to enlightenment. Many people are not aware of this, like the Four Noble Truths, the Eightfold Noble Path, the Principle of Cause and Effect, Precepts and Samadhi, and so on. As a matter of fact, the three characteristics of existence are also part of what we call the doctrinal contents of wisdom. In other words, when we thoroughly understand the real meanings of the three characteristics of existence, we are reaching the wisdom that is necessary for the cultivation of liberation. Even though we speak of the three characteristics, we really speak of a three-legged chair of the “real nature of things”. One characteristic or one leg of this chair is closely related to the other. If we miss just one characteristic, the principle of the three characteristics becomes meaningless; or if the chair lacks one leg, it cannot stand steadily. The Buddha always emphasized on the “Three Characteristics of existence” because, first, they refer to facts about the nature of existence, second, they are always found in daily life, and third, they are standards that Buddhism uses to determine real teachings of its own. So when the Buddha said that there are three characterisitcs of existence, He meant that these characteristcs are always present in existence, and that they help us to understand what to do with existence in order to have an eternal happiness for ourselves. Devout Buddhists should always see that Buddhism is a light that enables people to see the Truth; it is the path of practices that enables us to stop our own attachments and struggles.

     For these reasons, the Buddhist Dharma becomes exceptionally special; however, it is also a matter not easily comprehensible. The journey of Buddhist practitioners demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Core Dharma Seals In Buddhism” in Vietnamese and English to introduce general and basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

                                                                 

Thiện Phúc

pdf_download_2
Những Pháp Ấn Cốt Lõi - Thiện Phúc

Bài đọc thêm:
Pháp ấn (Thích Nguyên Hùng)
Tam Pháp Ấn - Giáo Lý Trong Đạo Phật (Thích Lệ Định)
Bốn Pháp Ấn (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Kinh Pháp Ấn (Thích Nguyên Chơn)

 



.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78192)
07/11/2010(Xem: 140145)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.