Những Cỗ Xe Phật Giáo (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

27/02/20211:00 SA(Xem: 16522)
Những Cỗ Xe Phật Giáo (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
NHỮNG CỖ XE PHẬT GIÁO
BUDDHIST VEHICLES
Những Cỗ Xe Phật Giáo

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
 
 
MỤC LỤC
Table of Content
 
Mục Lục—Table of Content 
Lời Đầu Sách—Preface              
Phần Một—Part One: Thế Giới Thời Tiền Phật Giáo—The World During the Pre-Buddhism 
Chương Một—Chapter One: Thế Giới Trước Thời Phật Giáo Xuất Hiện—The World Before the Appearance of Buddhism 
Chương Hai—Chapter Two: Lục Sư Ngoại Đạo—Six Heretical Masters 
Chương Ba—Chapter Three: Bốn Giai Cấp Trong Xã Hội Ấn Độ—The System of Four Castes in Indian Society 
Phần Hai—Part Two: Sự Thành Hình Phật Giáo—The Formation of Buddhism 
Chương Bốn—Chapter Four: Sự Xuất Hiện Của Thái Tử Tất Đạt Đa—The Appearance of Prince Siddhartha  
Chương Năm—Chapter Five: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni—Sakyamuni Buddha              
Chương Sáu—Chapter Six: Sự Thành Hình Phật Giáo—The Formation of Buddhism        
Phần Ba—Part Three: Các Bộ Phái Phật Giáo Sơ Thời—Early Buddhist Sects          
Chương Bảy—Chapter Seven: Tam Thời Pháp—Three Preiods of Buddha’s Teachings        
Chương Tám—Chapter Eight: Lược Sử Các Bộ Phái Phật Giáo Sơ Kỳ—A Brief History of Early Buddhist Sects 
Chương Chín—Chapter Nine: Đại Chúng Bộ—Mahasanghika 
Chương Mười—Chapter Ten: Thượng Tọa Bộ—Sthaviravadin 
Phần Bốn—Part Four: Tông Phái Phật Giáo—Buddhist Sects 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Tổng Quan Về Tông Phái Phật Giáo—An Overview of Buddhist Sects  
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Câu Xá Tông—The Kosa Sect 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Chân Ngôn Tông—The Mantrayana 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Du Già Tông—The Yogacara 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Duy Thức Tông—The Vijnanavada Sect    
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Địa Luận Tông—School of Treatise on the Bhumis     
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Hoa Nghiêm Tông—Hua-Yen Sect
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Luật Tông—The Vinaya School 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Câu Sinh Khởi Thừa—Sahajayana  
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Kim Cang Thừa—Vajrayana Buddhism             
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Nhiếp Luận Tông—Samparigraha 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Pháp Hoa Tông—The Lotus Sect  
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Pháp Tướng Tông—The Dharmalaksana 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tam Luận Tông—The Madhyamaka
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Tam Luận tông Ấn Độ—Madhyamika School in India 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Tam Luận Tông Trung Hoa—Madhyamika School in China 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tam Luận Tông Nhật Bản—Japanese Madhyamika Buddhism 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tứ Luận Tông—The Four-Sastra Sect
Chương Hai Mươi Chín—ChapterTwenty-Nine:Thành Thực Tông—The Satyasiddhi School 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Thiên Thai Tông—T’ien-T’ai School 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Thiền Tông—The Zen Sect 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Tịnh Độ Tông—The Sukhavati 
Phần Năm—Part Five: Các Cỗ Xe Phật Giáo—Buddhist Vehicles 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Tổng Quan Về Những Cỗ Xe Trong Phật Giáo—Vehicles in Buddhism
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Thời Thuyết Giáo—Periods of Sakyamuni’s Teachings 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Nhất Thừa—Vehicle of Oneness     
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Nhị Thừa—Two Vehicles
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Tam Thừa—Three Vehicles
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Tiểu Thừa—Hinayana 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Trung Thừa—Middle Vehicle  
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Đại Thừa—Mahayana 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Kim Cang Thừa—Vajrayana Buddhism  
Phần Sáu—Part Six: Các Trường Phái Phật Giáo Trên Thế Giới Ngày Nay—World Buddhist Schools in Modern Days
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Ba Trường Phái Chính Của Phật Giáo Ngày Nay—Three Main Buddhist Schools in Modern Days 
Chương Bốn Mươi Ba—ChapterForty-Three:Phật Giáo NguyênThủy—Theravada Buddhism     
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Phật Giáo Bắc Tông—Northern Buddhism
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Phật Giáo Mật Tông—Esoteric Buddhism 
Phần Bảy—Part Seven: Phật Giáo Tại Việt Nam—Buddhism in Vietnam
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Lược sử Phật giáo Việt Nam—A brief history of Vietnamese Buddhism
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Những Bước Thăng Trầm Của Phật Giáo Việt Nam—The Ups and Downs of Vietnamese Buddhism
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Vai Trò Của Tăng Lữ Trong Lịch Sử Việt Nam—The Sangha’s Role in Vietnamese History 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam—Vietnamese Buddhist Association  
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Kinh Tạng Việt Nam—Vietnamese Canonical Literature
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Cơ Sở Giáo Dục của Phật Giáo Việt Nam—Educational Facilities of Vietnamese Buddhism
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Thiền Tông Việt Nam—Vietnamese Zen Sect
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam—Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect  
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Phật Giáo Nguyên Thủy Tại Việt Nam—Theravada Buddhism in Vietnam 
Tài Liệu Tham Khảo—References 

LỜI ĐẦU SÁCH

 

Đức Phật đã nhập diệt, nhưng giáo lý của Ngài vẫn còn lưu truyền đến ngày nay một cách trọn vẹn nhờ sự thành lập của nhiều trường phái khác nhau. Trường phái Tiểu thừa hay cỗ xe nhỏ được thành lập sau khi Đức Phật nhập diệt, vào khoảng kỷ nguyên Thiên Chúa, cũng vào lúc mà trường phái Đại thừa hay cỗ xe lớn được giới thiệu. Mặc dù theo truyền thuyết Phật giáo Ấn Độ, có nhiều trường phái Tiểu Thừa từ buổi ban sơ của Phật giáo, nhưng chỉ có 18 bộ phái được ghi lại mà thôi. Dù nhiều trường phái có luận tạngluật tạng của riêng mình, nhưng họ rất giống nhau ở nhiều điểm như tất cả đều nhấn mạnh đến “Tứ Điệu Đế,” “Thập Nhị Nhân Duyên,” và “Lý Tưởng Giải Thoát Cá Nhân.” Ngày nay chỉ còn duy nhất một trường phái tồn tại là trường phái Nguyên Thủy, tuy nhiên, người theo trường phái này không chấp nhận cái nhãn “Tiểu Thừa” mà những người theo trường phái Đại Thừa gán cho họ.

“Cỗ xe” dùng để chuyên chở; từ áp dụng cho Phật pháp, với ý nghĩa là đưa người đến cõi Niết Bàn. Từ ngữ “cỗ xe” được phát triển từ buổi đầu của Phật giáo Tiểu Thừa. Cỗ xe là phương tiện được môn đồ xử dụng để đi đến con đường đại giác. Cỗ xe Phật giáo đưa chúng sanh đến quả vị Phật. Giáo thuyết Nhất Phật Thừa của tông Hoa Nghiêm cho rằng tất cả mọi chúng sanh đều có thể thành Phật. Phật tử trong tông phái nầy gọi giáo thuyết nầy là “Viên Giáo.” Giáo thuyết nầy cũng được gọi là “Pháp Hoa Nhất Phật Thừa. Cổ xe hay tông phái phát xuất từ một người theo kiến giải của mình mà giảng giải về giáo thuyết Phật giáo. Tông phái căn cứ theo giáo thuyết đặc biệt của mình hay của các tông phái đã được thừa nhận mà phán định, như Ngài Hoằng PhápNhật Bản. Buổi sơ thời, Phật giáoThiên Trúc Thập Bát Bộ ở Ấn Độ. Trong đó Đại Chúng Bộ có bảy bộ phái: Nhứt Thuyết Bộ, Thuyết Xuất Thế Bộ, Đa Văn Bộ, Thuyết Giả Bộ, Chế Đa Sơn Bộ, Tây Sơn Trụ Bộ hay Bắc Sơn Trụ Bộ, và Kê Li Bộ. Trong khi Thượng Tọa Bộ có mười một bộ phái: Tuyết Sơn Bộ, Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ, Độc Tử Bộ,  Pháp Thượng Bộ, Hiền Vị Bộ, Chính Lượng Bộ, Mật Lâm Sơn Bộ, Hóa Địa Bộ, Pháp Tạng Bộ, Ẩm Quang Bộ, và Kinh Lượng Bộ.

Phật Giáo Trung Hoa có ít nhất là 14 tông phái chính như sau đây: Thứ nhất là Câu Xá Tông với giáo điển Vi Diệu hay Câu Xá Tông dựa trên Vi Diệu Câu Xá Luận. Thứ nhì là Thành Thật Tông với giáo điển dựa trên Thành Thật Luận. Thứ ba là Luật Tông với giáo điển dựa trên Luật Tạng. Thứ tư là Tam Luận Tông với giáo điển dựa trên Trung Quán LuậnThập Nhị Môn Luận của Ngài Long Thọ, cũng như Bách Luận của Ngài Aryadeva. Thứ năm là Niết Bàn Tông hay tông Thiên Thai với giáo điển dựa vào Kinh Đại Bát Niết Bàn, được Dharmaraksa dịch sang Hoa ngữ năm 423 sau Tây Lịch, sau nầy sáp nhập với Tông Thiên Thai vì hai tông phái nầy có nhiều chỗ tương đồng. Thứ sáu là Địa Luận Tông với giáo điển dựa vào Thập Địa Luận của Ngài Thế Thân Bồ Tát, được Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch sang Hoa ngữ năm 508 sau Tây Lịch, được Tông Hoa Nghiêm hấp thụbiến thành giáo điển của mình. Thứ bảy là Tịnh Độ Tông với giáo thuyết dựa trên niềm tin  Đức Phật A Di Đà trong cõi Tây Phương Cực Lạc. Thứ tám là Thiền Tông, Sơ Tổ Trung Hoa là Ngài Bồ Đề Đạt Ma, nhưng Thiền Tông Trung Quốc đã có từ trước khi Ngài đến Trung Quốc. Thứ chín là Nhiếp Luận Tông với giáo điển dựa vào bộ Nhiếp Đại Thừa Luận của Ngài Vô Trước Bồ Tát, được Paramartha dịch sang Hoa ngữ năm 563 sau Tây Lịch, sau được hấp bởi Tông Hoa Nghiêm. Thứ mười là Thiên Thai Tông với giáo điển dựa trên bộ Kinh Pháp Hoa. Đây là sự hoàn thành của trường phái Trung Quán. Thứ mười một là Hoa Nghiêm Tông: Giáo điển dựa vào Kinh Hoa Nghiêm, được dịch sang Hoa ngữ năm 418. Thứ mười hai là Pháp Tướng Tông với giáo điển Du Già Sư Địa Luận, sau khi Ngài Huyền Trang trở về từ Ấn Độ với bản dịch bộ luận nầy. Thứ mười ba là Mật Tông. Thứ mười bốn là Chân Ngôn Tông với các giáo lýphương pháp tu tập của tông phái Phật giáo nầy dựa trên ba phương thức quán tưởng: mạn đà la, mật chú, và thủ ấn.

con đường hoằng pháp
Hiện nay đạo Phật có ba trường phái chính. Phật giáo Đại Thừa hay Phật giáo Bắc Tông khởi động từ Bắc Ấn Độ đến Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt
Nam, Triều TiênNhật Bản. Không giống như Tiểu Thừa có khuynh hướng bảo thủ và không uyển chuyển, Đại Thừa tự thích ứng với các nhu cầu của các dân tộc có nền tảng chủng tộcvăn hóa khác nhau, và có mức độ hiểu biết khác nhau. Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Nam Tông hay giáo pháp của hàng Trưởng Lão, xuất phát từ Nam Ấn Độ, lan rộng đến Tích lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt. Kim Cang Thừa thường được gọi đơn giảnPhật Giáo Tây Tạng và nó được chia ra làm bốn tông phái chính. Sau năm 500 sau tây lịch, sự phát triển của mật chú trong Ấn Độ giáo làm tiến xa hơn sự lớn mạnh của hình thức pháp thuật trong Phật giáo, được gọi là “Mật chú,” mong đời sự toàn giác qua tu tập những pháp thực hành mật chú. Mật chú gây được nhiều ảnh hưởng ở Népal, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Java, và Sumatra. Ngoài Ấn Độ, một số ít những trường phái mới chính thống được phát triển bởi sự hòa hợp của Đại Thừa với những yếu tố bản xứ. Đáng được ghi nhậnThiền tôngDi Đà giáo ở Trung Hoa và Nhật Bản, và trường phái Cổ Mật (Nyingmapa) ở Tây Tạng, pha trộn với giáo phái Shaman bản xứ của Tây Tạng.

Tập sách nhỏ có tựa đề là “Những Cỗ Xe Phật Giáo” chỉ nhằm phác họa lại sự phát triển Phật Giáo với một số trường phái ghi nhận được, chứ không phải là một bộ sách nghiên cứu thâm sâu về lịch sử các trường phái Phật giáo. Tưởng cũng nên ghi nhận là vào thời Đức Phật còn tại thế, Ngài không nói gì đến Tiểu Thừa, Đại Thừa, Kim Cang Thừa, hay Tịnh Độ, vân vân. Đức Phật chưa từng phân chia Phật giáo ra làm bất cứ trường phái nào. Tuy nhiên, về sau thời của Đức Phật, vì nhu cầu tôn giáo của từng địa phương mà các tông phái được thành hình. Khi bạn phân chia toàn phần của Phật giáo ra thành nhiều tông phái hay trường phái, có nghĩa là bạn chẻ nhỏ cái toàn phần ấy ra làm nhiều mảnh nhỏ không trọn vẹn. Không có cách chi Phật tử của một tông phái nào đó có thể thông hiểu được cái toàn phần của Phật giáo được. Vì vậy, để hiểu được cái toàn phần của Phật giáo, chúng ta phải loại bỏ những ý tưởng về tông phái hay trường phái và chỉ nên tập trung vào giáo lý chính của Đức Phật mà thôi.

Thiện Phúc

pdf_download_2
Những Cỗ Xe Phật Giáo - Thiện Phúc







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48439)
11/08/2013(Xem: 43821)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.