Thư Viện Hoa Sen

Lời Cuối

07/03/20212:59 CH(Xem: 3486)
Lời Cuối
DƯỚI CỘI BỒ ĐỀ
THÍCH NHƯ ĐIỂN
VIÊN GIÁC TÙNG THƯ

LỜI CUỐI

Có nhiều người hỏi tôi rằng: Sau ba tháng Thầy nhập thất năm rồi (2003) tại Úc, Thầy thấy được gì?

Tôi trả lời rằng: Có hai cái thấy. Một cái thấy bên trong và một cái thấy bên ngoài. Cái thấy bên trong là biết mình thêm một chút nữa và rõ được nẻo đi về của một hành giả tu theo Tịnh Độ Tông. Bên trong thì chỉ có vậy. Còn bên ngoài thì vô số chuyện mà có lẽ chúng ta ít để ý đến, nên xin kể một vài câu chuyện để hầu quý vị.

Tôi và quý Thầy, quý Chú ở trên núi rừng này năm rồi là năm vị và năm nay bốn vị. Ở đây không có truyền hình và truyền thanh, nhưng chúng tôi biết được ngày nào sẽ nắng và ngày nào sẽ mưa. Đó là do những động vật chung quanh mình báo hiệu. Ví dụ như tối nay thấy những con mối bay đầy vào cửa sổ là biết chắc chắn rằng ngày mai sẽ mưa to. Hoặc thấy những con kiến hùm càng to làm những bờ thành cao chung quanh ổ của chúng là thế nào cũng sẽ có một trận mưa dữ dội về đêm. Đêm nghe tiếng ve sầu càng cao giọng và càng lâu thì biết ngày mai sẽ nắng gắt. Không biết những con vật này có giác quan nào để đo mà biết chính xác đến 100% như thế. Nhiều khi còn hơn cả Nha Khí Tượng nữa. Nha khí tượng lúc nói mưa thì trời không mưa, còn nói không mưa thì trời mưa, chứ những con vật này nó biểu hiện những hành động đúng chức năng của nó.

Con kiến bình thường nó đào lỗ thật sâu và mỗi ngày chúng mang đất lên khỏi miệng hang rất chuyên cần. Hình như con nào cũng phải có bổn phận ấy. Còn con nào đi tha mồi về thì con đó có bổn phận chỉ tha mồi, con khác không giành mồi của con này. Không biết khi đem vào tổ, chúng có ăn chung hay không thì không rõ, nhưng ở bên trên mặt đất thì thấy cùng một loại kiến, chúng sống với nhau hòa bình lắm.

Có một điều cũng hơi ngạc nhiên là những con kiến nhỏ rất hung tợn, đôi khi dọa nạt và ăn thịt những con kiến lớn khác chủng loại. Con kiến lớn có cái càng dài thì khó mà cắn con kiến nhỏ được, nhưng những con kiến nhỏ thì ngược lại, lợi dụng thế nhỏ con của mình khi một con kiến lớn bò về gần miệng hang thì đầu tiên là một rồi hai, ba, bốn con nhỏ bu vào chân con kiến lớn, cắn con kiến lớn đến cong mình rồi phải nộp mạng cho một lũ kiến nhỏ như thế. Ở đây có lẽ con kiến lớn không dùng đến trí. Còn những con kiến nhỏ ỷ thế đông nên làm càn chứ thật ra chúng nó cũng không dùng đến trí khôn chút nào cả. Điều này con người khác chúng là vậy.

Nhưng tại sao chúng biết mưa bão đến, thì phải chịu thua. Không hiểu có ai nghiên cứu về loại côn trùng này không, chứ ở nơi núi rừng này tôi đã thấy qua như vậy. Mà ở đây không phải chỉ có một loài kiến mà thôi. Theo tôi nghĩ ít nhất cũng chừng hai mươi loại. Có con nhỏ rí, chúng sống thành bầy rất vui nhộn. Có con giống cây kim màu đen, đầu dẹp. Có loại kiến màu hồng chừng 1 cm. Có loại màu đen to. Cũng có những loại màu đỏ. Loại này có con 1 cm, có con 2 cm và có con đến 4 cm cũng không chừng. Có lẽ chỉ có núi đồi của xứ Úc này mới có những con kiến như thế. Chứ ở Âu Châu thì hiếm thấy lắm.

Nhiều lúc tôi mang cho chúng đường, kẹo, bánh mì, cơm, gạo v.v... nhưng chúng chả thèm ăn. Chúng chỉ ăn xác chết của những con cuốn chiếu hay ruồi muỗi và ngay cả xác của những con kiến khác loài, chứ nhất quyết không ăn những loại mà chúng ít bắt gặp. Tuy nhiên cũng có nhiều loại động vật bốn chân ăn những rau quả, cơm gạo dư thừa mà mỗi buổi chiều sau khi ăn cơm xong tôi vẫn thường mang ra cho chúng. Đến sáng mai ra rừng kiểm soát lại thì chúng ăn sạch nhẵn không còn để sót một chút gì. Quan sát thật kỹ thì thấy những bàn chân thật lớn. Đây có lẽ là loại kỳ đà. Ban ngày nhiều lúc tôi thấy nó bò ngang vườn của tu viện này, có con dài cả hơn một thước và nếu đem cân, chắc chúng nặng cũng chừng 50 kg là ít. Ở trong rừng này mỗi lần đi xuống suối chúng tôi men theo dấu chân đã đi mòn của những con vật này để nhận biết đường đi và lối về. Ở đây là giang sơn riêng của chúng cả ban ngày lẫn ban đêm.

Trên cành cây thì có không biết bao nhiêu là loại chim, đủ màu đủ loại. Dạn dĩ nhất là chim két. Năm rồi khi chúng tôi nhập thất tại đây, mỗi buổi sáng chúng thường hay đậu trên mái nhà liếc qua rồi liếc lại như tỏ ý biết nghe kinh. Rồi đến lúc về lại Đức, có cả 18 con bay liệng trước xe như để tiễn đưa chúng tôi vậy. Năm nay khi trở lại Pháp Bảo. Thầy Phổ Huân bảo rằng: Con có lên ở trên thất cả hai tháng nhưng chẳng thấy con nào đến. Có phải lúc ấymùa đông nên các con Két này đi kiếm ăn xa chăng? Nên đã không có mặt. Rồi năm nay khi đoàn của chúng tôi trở lại thì những con két ấy có màu sắc rất đẹp, sặc sỡ như chiếc y màu áo của Đức Phật A-di-đà, mỗi sáng vẫn đến nghe kinh và trông có vẻ trìu mến lắm. Năm nay chỉ còn ba con và một ít chim con. Còn những con khác thì chưa thấy bay lại đây hay đã vì vô thường mà chúng đã bị mai một rồi không biết nữa.

Sáng nay (11.12.2004) Thầy Đồng Văn và chú Hạnh Đức phát nguyện đi bộ từ đây về chùa Pháp Bảo độ chừng 40 km và theo Hòa Thượng Bảo Lạc thì Thầy ấy đã đi 7 tiếng đồng hồ. Lúc khởi đầu đi cũng có ba con két thật đẹp vào tiễn chân Thầy và Chú hạ san. Trông thấy cảnh này thật cảm động. Những con vật này thấy được gì nơi chúng tôi thì không rõ, nhưng chúng tôi thì thấy chúng muốn gần gũi con người. Có lẽ vì loài người lúc nào cũng muốn hại chúng, nên chúng chẳng dám gần chăng? Chứ những con két rừng này bình thường thì khó mà gần chúng được. Thế mà chúng đã đến với chúng tôi. Thật là bất khả tư nghì.

Ngoài ra còn vô số con chim hoàng oanh, se sẻ, quạ, két trắng, chuột, châu chấu, cào cào, ve sầu, dế, kangoorou, v.v... và v.v... Chúng ở gần chúng tôi trong rừng này. Hôm nay vẫn còn thiên nhiên như thế, nhưng chắc 10 năm nữa thì nơi đây cũng giống Pháp Bảo bây giờ.

Hơn 20 năm về trước, Pháp Bảo là một khu đất trống đầy cây, nhưng bây giờ là phố thị, thì Đa Bảo này có lẽ cũng vậy thôi. Thời gian sẽ thay đổi tất cả. Chẳng có cái gì đứng yên một chỗ, như định luật thành, trụ, hoại, diệt mà Đức Phật đã nói từ lâu rồi.

Năm nay là năm nhập thất lần thứ 2 của tôi tại đây, tôi đã bắt đầu dịch quyển “Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận” (Siksasamuccaya) của Ngài Santideva Tịch Thiêntác giả. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Tập 32, quyển số 1636, thuộc Bộ Luận Tập, chỉ có 70 trang mà tôi và Thầy Đồng Văn đã dịch ra khoảng 230 trang đánh máy A4. Nếu in thành sách khổ A5 cũng sẽ bằng quyển Đại Đường Tây Vức Ký của tôi dịch năm rồi. Nghĩa là khoảng 450 trang. Có người dịch là Giáo Tập Yếu và chữ Santideva dịch là Bình Thiên, nhưng đó chỉ là dịch theo âm thôi chứ không phải dịch theo nghĩa, nên có chỗ sai khác ấy.

Có nhiều người cho rằng Ngài Santideva là tác giả của ba quyển: Một là Siksasamuccaya- Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận và hai là Boddhi-Caryatara- Bồ Tát Hạnh và ba là Sutrasamuccaya- Kinh Tập Yếu. Nhưng đa phần các học giả đều cho rằng quyển Kinh Tập Yếu này tác giả là Ngài Long Thọ (Nagarjuna).

Tác phẩm Bồ Tát Hạnh thì đã được Thầy Trí Siêu đệ tử Hòa Thượng Thích Huyền Vi dịch sang tiếng Việt từ tháng 7 năm 1990. Thầy ấy dịch dựa vào bản tiếng Anh, tiếng Pháp và một ít tài liệu Tây Tạng, và năm 1985 Hòa Thượng Thích Huyền Vi đã dịch Kinh Tập Yếu ra tiếng Việt và lấy nhan đề là Yếu Nghĩa Phật Pháp.

Năm nay (2004) tôi đã dịch quyển Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận này của Ngài Santideva sang tiếng Việt xong. Như thế là phần tác phẩm của Ngài đã đủ. Riêng tiểu sử của Ngài Santideva quý vị có thể tham cứu nơi sách Bồ Tát Hạnh của Thầy Trí Siêu dịch hoặc tham cứu nơi phần lời nói đầu của sách Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận mà nay mai Viên Giác sẽ xuất bản ấn tống để có tài liệu thật đầy đủ về vị Đại Sư này.

Trong khi dịch, tôi đọc bản văn chữ Hán nơi Đại Tạng ra tiếng Việt để Thầy Đồng Văn và chú Thiện Tánh đánh máy vào computer. Sau đó in ra sửa chữa lần thứ nhất do tôi dò lại. Tiếp theo Hòa Thượng Bảo Lạc giảo chánh lại một lần nữa mới đưa đi dàn trang. Sau khi dàn trang tôi xem lại một lần cuối nữa trước khi đưa đi in. Như vậy đã qua nhiều công đoạn, nhưng chắc chắn cũng còn sai sót. Vì văn này được dịch từ chữ Phạn sang tiếng Hán từ thế kỷ 7, 8, mà nay đến thế kỷ 21 mới chuyển ra tiếng Việt, do vậy đôi khi ý từ có chỗ trùng lặp, hoặc câu văn không được gãy gọn lắm. Cũng do chỗ học của chúng tôi còn kém cỏi đấy thôi. Kính mong quý độc giả lượng thứ cho.

Lần này đến Úc ít thời gian hơn lần trước. Tuy nhiên chỉ chưa đầy một tháng (từ 16 tháng 11 đến 12 tháng 12 năm 2004) mà tôi đã dịch xong dịch phẩm trên và viết tác phẩm này. Tác phẩm này tên là Dưới Cội Bồ Đề gồm 174 trang viết tay vào những cuối tuần và mỗi sáng sau thời Kinh Lăng Nghiêm. Hy vọng sau khi đánh máy và in thành sách chắc cũng được gần 200 trang như tác phẩm “Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt” như năm rồi.

Cả hai tác phẩm như thế mà chúng tôi đã hoàn thành không vội vã, hấp tấp trong vòng chưa đến một tháng thì quý vị biết mỗi ngày chúng tôi phải làm việc ít nhất là 9 tiếng đồng hồ, chưa kể gần 3 tiếng đồng hồ hành trì vào buổi tối và buổi sáng.

Năm 2003, khi dịch xong tác phẩm Đại Đường Tây Vức Ký chúng tôi đã cho xuất bản 1.000 cuốn vào lễ Vu Lan năm 2004 tại Đức. In ấn tống 4.000 cuốn do chùa Phật Bảo ở Chicago lo liệu và đã phát hành hôm lễ Vu Lan năm 2004 tại Mỹ và Canada. Đến tháng 12 năm 2004 nhân lễ húy kỵ lần thứ 29 của cố Hòa Thượng Thích Trí Hữu là Bổn Sư của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc chùa Pháp Bảo, quý Phật Tử tại Úc đã ấn tống 1.000 cuốn nữa. Ngoài ra hôm 21 tháng 9 âm lịch Thầy Như Tịnh ở Việt Nam báo tin cho tôi hay là nhân lễ húy kỵ của Sư Phụ tôi, Thầy ấy có mua 80 quyển Đại Đường Tây Vức Ký tại Việt Nam họ in lụa. Nghĩa là in lại không chính thức tại Việt Nam nhiều ngàn số để phát hành. Tuy không ai hỏi tôi để xuất bản sách ấy tại Việt Nam. Nhưng tôi rất vui. Vì có như thế Phật pháp mới được truyền bá khắp nơi nơi.

Như vậy chỉ một dịch phẩm ấy trong khi tôi nhập thất đã dịch ra tiếng Việt mà có cả bốn châu đã in ấn tống, phát hành số lượng ít nhất là 8.000 cuốn như thế, quả là một sự thành công không bao giờ mong đợi mà có được như vậy. Công đức ấy nếu có được xin hồi hướng lên Tam Bảopháp giới chúng sanh. Nguyện cầu cho mọi người và mọi loài được vào nhà tri kiến của Như Lai.

Ngoài ra tác phẩm “Làm Thế Nào Đế Trở Thành Một Người Tốt” tôi đã cho xuất bản ở Đức và Âu Châu chỉ 1.000 số và điều may mắnĐạo Hữu Tâm Kiến Chánh ở Hoa Kỳ đã đọc vào băng Cassette cũng như MP3 và có diện toàn cầu hóa người nghe, nên chỉ sau một tháng đọc sách ấy vào băng đã có 1.042 người vào Internet để tải về gồm hai mươi hai quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam và số lượng người tải về nhiều nhất vẫn là ở Hoa Kỳ. Điều này sở dĩ có được cũng xin cảm ơn đạo hữu Tâm Kiến Chánh rất nhiều. Nếu khôngphương tiện hoằng pháp bằng cách hiện đại hóa như đạo hữu đang thực hiện thì số người đọc và nghe làm sao có thể nhiều được đến thế. Ngoài ra đạo hữu Tâm Kiến Chánh ở Hoa Kỳ cũng sẽ đọc một số tác phẩm cũng như dịch phẩm của chúng tôi trong thời gian tới đây. Xin cảm niệm công đức ấy.


Trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay (2004) tại Đức tôi đã dịch số cũ và số mới tổng cộng đến 850 trang viết tay trong Tập 32 thuộc Đại Chánh Tạng và chú Sanh ở Đức đang đánh máy. Như vậy mỗi năm tôi có từ hai đến ba tác phẩm và dịch phẩm được xuất bản. Đây là một giá trị tinh thần rất miên viễn, mong quý đạo hữu và quý độc giả ủng hộ bằng lối ấn tống cũng như thỉnh sách, băng để đạo được phát triển sâu rộng hơn vào quần chúng, đồng thời đó cũng là sự khuyến khích để những dịch phẩm và tác phẩm càng ngày càng có mặt nhiều hơn trên thế giới ngày nay với ngôn ngữ tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta.

Mỗi năm như vậy bây giờ trở đi tôi có ba tháng ở Úc để nhập thất dịch kinh, tịnh tu, dạy chúng. Một tháng ở Ấn Độ để lạy Phật và hai tháng ở Canada cũng như ở Hoa Kỳ để hoằng pháp. Như vậy đã hết sáu tháng rồi. Sáu tháng còn lại đa phần tôi ở Đức và Âu Châu. Trong sáu tháng đó có ba tháng An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover, lạy kinh và dịch kinh, dạy chúng. Chỉ còn lại ba tháng cho các Phật sự tại Âu Châu.

Như thế thời gian trôi qua nhanh lắm. Hết hạ sang thu, hết thu sang đông, rồi xuân rồi hạ trở lại. Nếu không hạ thủ công phu thì mỗi năm chỉ có trừ thêm một tuổi chứ chẳng cộng được tuổi nào. Sự già, bệnh, chết đang chờ trước cửa tử sinh. Do vậy mà tôi luôn luôn quán niệm về thời gian như “lửa cháy trên đầu” phải lo quay về với tự thân để tu học là vậy.

Việc này sở dĩ có được không phải chỉ đơn thuầnthành tựu. Dưới đây là những lý do chính.

Hòa Thượng Thích Bảo Lạc là bào huynh của tôi đã cùng với quý Phật Tử tại Pháp Bảo mua xong một cơ sở và đất đai độ 25 mẫu Tây, tính ra đâu chừng 100.000 mét vuông nếu tôi nhớ không lầm. Trong đó có một ngôi nhà rất xinh xắn gồm hai tầng. Thầy Bảo Lạc đã cho Thầy trò chúng tôi sử dụng suốt ba tháng như thế, điện, gas, nước mưa đều do Pháp Bảo đài thọ. Ngay cả thức ăn cũng có các Phật Tử cúng dường. Do vậy ở đây xin niệm ân trên từ Hòa Thượng đến Thầy Phổ Huân, quý Cô Giác Trí, Giác Thủy, Giác Duyên, Giác Anh và dưới đến quý Phật Tử tại Pháp Bảo đã gia trì và hỗ trợ cho cá nhân tôi cũng như Thầy trò của chúng tôi được có những ngày tháng yên tĩnh, đẹp tuyệt vời như vậy để tu họchành trì mà kết quả của năm 2003 đã thấy rõ. Còn năm này 2004 cũng lại là một năm đầy đủ ý nghĩa nữa.

Ví như nước ngoài bể chứa càng ngày càng nhiều hơn, mưa nhiều hơn, cây cối trong rừng tươi tốt hơn, mặc dầu chính phủ dự tính năm nay nóng lắm và cháy rừng nhiều. Nhưng điều ấy đã trái ngược lại. Có lẽ nhờ sức gia trì của tám vị Thần Kim Cang và bốn vị Bồ Tát mà đêm nào tôi cũng thỉnh các Ngài về để nghe kinh cùng hộ trì gia hộ. Đó là kết quả không chỉ bằng lời nói mà bằng sự hạ thủ công phu của chúng tôiĐại Chúng tại Tu Viện Đa Bảo trên núi rừng này.

Thầy Đồng Văn đã chịu khó cùng tôi dịch thuật và đánh máy từng chữ rồi từng chữ, từng câu lại từng câu, phân đoạn, ngắt ý v.v... Chú Thiện Tánh lo phụ cho Sư Phụ trong những khâu đánh máy bản dịch kinh tạng hai tuần đầu và quyển sách này. Chú Hạnh Đức đã hoàn thành những món chay tinh khiếtxây dựng một cảnh trí vườn tược trong tu viện rất đẹp mắt. Ngoài ra còn hăng hái lái xe lên xuống giữa Tu Viện và chùa Pháp Bảo nữa. Do vậy mà sự thành công này không phải chỉ một người mà thành tựu được. Xin cảm niệm tất cả và mong rằng những ngày tháng đẹp ấy nơi Tu Viện vẫn còn trong tâm khảm của mọi người.

Ngoài ra, mỗi tối trong khi tôi trì kinh, niệm Phật thì Thầy Đồng Văn đã hướng dẫn hai chú về chữ Hán qua việc học Tỳ Ni, sau đó là Oai Nghi và 30 phút sau cùng của mỗi tối là thực tập chuông mõ, nghi lễ tán tụng v.v... Như vậy mỗi người trong chúng ta đều nỗ lực, nên trời năm nay đã mưa nhiều hơn. Cây rừng xanh hơn mọi năm và chim chóc lại tụ hội về đây đông hơn, càng ngày càng có nhiều loại khác nhau nữa.

Có nhiều người hỏi tôi rằng: Thầy ở trên đó toàn là rừng núi, buồn hiu hắt, có gì vui đâu? Tôi hỏi lại những vị ấy rằng: Vậy theo đạo hữu cái gì là vui? Có người trả lời thế này. Có người trả lời thế nọ, nhưng rốt cuộc chẳng thấy cái đó là những niềm vui.

Ngày xưa cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi làm quan về trí sĩ. Chán cảnh quan lại của triều đình, chỉ muốn tiêu khiển với non cao núi thẳm nên mới có hai câu thơ rằng:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.”

So ra một vị được người đời xưng tụng là Trạng Trình mà khi đi vào chỗ vắng vẻ ở để an thân, cụ tự cho mình là dại. Còn nơi lao xao thị tứ, nơi chốn ba quân, tung hô vạn tuế đó. Có áo mũ cân đai... là chỗ khôn thì xin người cứ tìm vào. Như vậy quan niệm giữa dại và khôn, sống yên ổn an nhàn thủ phận và vào lại chốn thị thành, danh lợi, mỗi người đều có mỗi quan niệm khác nhau.

Còn người tu sống hạnh xả ly, phải xa rời nơi ồn ào và phải tập trung vào nội tại. Nơi ấy gọi là a-lan-nhã hay chốn không tịch. Người xuất gia nên vui với niềm vui như thế. Đây là điều Đức Phật đã dạy tự ngàn xưa. Còn bây giờ đa số phải chen chân vào xã hội để sinh hoạt chung với Phật Tử. Quả thật Đạo Phậtđi vào đời đó, nhưng Đạo Phật, nhất là người tu, tự đánh mất đi giá trị nội tại của mình rất nhiều.

Ở chốn núi rừng này mà tâm an, ý tịnh, tự chịu chấp nhận đời sống thanh bần sau khi để lại phía sau mình bao tiếng khen chê, phê phán thì quả là một niềm vui vi diệu, an lạc tự tại đâu có chốn nào bằng. Khi mà tâm tư của mình vốn cần có những nơi như thế để dễ tỉnh thức hơn.

Còn niềm vui ngoài thế tục. Có đó chứ, nhưng kết quả là bao nhiêu sự chán chường ngao ngán. Niềm vui của công danh thành tựu, niềm vui của tiền tài vật chất, niềm vui của hạnh phúc lứa đôi, niềm vui của rượu nồng, của thuốc cay, của sắc đẹp v.v... Tất cả đều sẽ trôi qua nhanh như ngọn gió thổi trong chốn bụi trần này thôi. Chẳng có gì để phải chờ đợi và tiếc thương cả.

Mới đây báo chí đăng tin là có một người ở Mỹ chỉ còn 78 xu trong tài khoản ngân hàng và sau hơn 10 ngày khai phá sản, đã vỡ nợ đến gần 50.000 USD. Anh ta mua một vé số và may mắn đã đến, anh ta trúng độc đắc được 150.000.000 USD. Anh ta muốn lãnh một lần, do vậy chỉ lãnh được 88.000.000 USD. Khi đó, đài truyền hình có phỏng vấn vợ chồng anh ta rằng số tiền ấy dùng để làm gì và vợ chồng sẽ sống ra sao thì cả hai đều trả lời rất ngọt ngào và trôi chảy. Nhưng 10 ngày sau đó, cô vợ ra tòa ly dị đòi chia tiền trúng số làm hai phần. Rõ ràng, khi ông chồng khai phá sảnnợ nần đến 50.000 USD, bà vợ chẳng chia đôi để trả nợ. Còn bây giờ khi có tiền thì nợ cũ đã quên mà tình xưa cũng chẳng nhớ, chỉ có tiền đã làm mờ mắt người ta như thế. Thử hỏi hạnh phúc là gì? Nó ở đâu? Nó ở ngoài hay ở trong những điều đó?

Cũng mới đây, trước khi đi nhập thất, ở Đức tôi có xem truyền hình và biết có một người Đức trúng 33.000.000 Euro nhưng ông ta không nhận. Người ta phỏng vấn ông ta rằng tại sao ông trúng số mà ông không nhận? Ông ta bảo rằng tôi mua vé số cho vui vậy thôi. Trúng ít thì tôi nhận, nhưng trúng nhiều như thế tôi không nhận. Vì tôi biết đồng tiền ấy nó sẽ làm hư hoại hạnh phúc gia đình tôi và bây giờ tất cả số tiền ấy tôi giao lại cho cơ quan từ thiện làm phước giúp đỡ mọi người. Thế là có người tiếc, có người chê, cho ông ta là người không biết việc. Dở quá, dại quá đi thôi! Của trời cho mà, sao lại không nhận v.v... và v.v... Nhưng vợ chồng ông bây giờ rất vui và vẫn còn sống hạnh phúc với nhau. Họ đã làm chủ được đồng tiền kia, chứ không phải đồng tiền kia đã làm chủ họ được.

Thông thường theo thống kê về những người trúng số độc đắc, những tháng năm sau đó là những tháng năm họ sống khổ sở nhất. Cũng chính vì quan niệm của trời cho nên tha hồ tiêu xài, có khi đi đánh bạc còn thâm thủng nợ nần nữa là khác. Nếu người nào có tâm từ chia số tiền ấy ra làm nhiều phần và lấy một phần làm từ thiện thì còn được tiếng thơmơn nghĩa. Nếu không, tiền ấy nó cũng sẽ vuột khỏi tầm tay mình.

Việc làm từ thiện không nhất thiết phải đem cúng xây chùa, mà xây trường học, làm cầu cống, đào giếng, giúp trẻ em mồ côi v.v... tất cả đêu là những điêu lợi ích đáng làm.

Tục ngữ Pháp có câu: “Après la pluie, il fait beau.” Nghĩa là: “Sau cơn mưa trời lại sáng.” Hay như Việt Nam mình cũng có câu: “Đâu có ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời.” Hoặc có câu: “Hết cơn bĩ cực đến ngày thái lai.” v.v... Những quan niệm ấy cũng đã giúp cho bao nhiêu người có một cuộc sống an ổn, tự tin vào mình hơn là vào người. Đó là nghĩa bóng. Còn nghĩa đen như ta thấy đó: Sau cơn mưa làm cho đất cát tươi nhuận, cây cỏ nở hoa, mặt trời sẽ rọi sáng vào nơi nơi và thế là mọi người có những ngày quang đãng khác. Chẳng lẽ cứ mưa hoài hoặc nắng hoài thì loài người hoặc bao nhiêu côn trùng cây cỏ khác làm sao chịu đựng nổi được.

Có người bài bạc đỏ đen quên hết cả vợ con, tình nghĩa. Chỉ còn sát phạt với con bài để tìm chút niềm vui, nhưng vui đâu chẳng thấy, chỉ thấy cửa nát nhà tan. Nếu họ hiểu được kết quả là gì thì làm sao có thể gây ra nhân hư đốn như thế. Tất cả cũng chỉ muốn hòa với những niềm vui giả tạm vụt tắt mà thôi. Còn niềm vui miên viễn như Tất-đạt-đa Gautama đã đạt đến thì ít người có được. Vì niềm vui ấy không phải trời cho mà phải do chính ta tìm lấy. Nó ở bên trong chứ không ở bên ngoài.

Vua A-dục, Hoàng Hậu, Thái Tử Mahinda, Công Chúa Shanghamitta v.v... chắc chắn đã có những niềm vui miên viễn nhờ vào giáo lý của Đạo Phật, chứ không phải ngai vàng hay tiền bạc đã làm cho tên tuổi của họ còn gắn bó mãi mãi đến đời sau này.

Rồi chư Tổ, chư Tăng và những người tỉnh thức, họ sống với chủ trương “Tăng vô nhất vật.” Chẳng có cái gì là của riêng mình, với chỉ ba y và một bình bát để hộ thân thì hẳn nhiên họ không phải là những người nghèo, mà là những người có cuộc sống “thiểu dục tri túc”, giàu có nhất trong thiên hạ.

Mong rằng tác phẩm này sẽ giúp cho quý độc giả có một cái nhìn thực tế qua nhiều thời đại khác nhau của những con người tỉnh thức, nhằm đưa mình đến một chân lý vĩnh hằng. Đó là sự giác ngộ giải thoát khỏi chốn luân hồi đau khổ của kiếp ngườichúng ta đang trả vay, vay trả như trong hiện tại.

Nguyện cầu cho mọi người mọi nhà đều an lạc, hỉ hoan trong ánh sáng từ bi của Đức Từ Phụ.

Viết xong vào ngày 12 tháng 12 năm 2004 tại Tu Viện Đa Bảo Sydney- Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ 2 tại đây.
Tạo bài viết
01/09/2012(Xem: 65612)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.