Phật Giáo Yếu Luận Tập 2 (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

19/03/20219:00 SA(Xem: 16374)
Phật Giáo Yếu Luận Tập 2 (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
PHẬT GIÁO YẾU LUẬN
ESSENTIAL BUDDHIST ESSAYS
TẬP IIVOLUME II

Phật Giáo Yếu Luận -2- Thiện Phúc
 
Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832

 Mục Lục Tập II

Table of Content of Volume II

 

Mục Lục—Table of Content   

Lời Đầu Sách—Preface

Luận Thứ Hai Mươi Mốt—The Twenty-First Essay: Sám Hối—Repentance

I.      Tổng Quan Về Sám Hối—An Overview of Repentance                                           

II.     Nghĩa Của Sám Hối—The Meanings of Repentance                                 

III.   Các Loại Sám Hối—Different Categories of Repentance                          

IV.   Sự Sám Hối Của Ba Hạng Người—Repentance of the Three Major Classes

V.    Sám Hối Tam Nghiệp—Repentance on the Three Karmas                       

VI.   Vô Tướng Sám Hối—The Markless Repentance

Luận Thứ Hai Mươi Hai—The Twenty-Second Essay: Ăn Chay—To Be On a Vegetarian Diet    

I.      Ăn Thịt Theo Quan Điểm Phật Giáo—“Meat Eating” in the Buddhist Point of View

II.     Tịnh và Bất Tịnh Nhục—Clean and Unclean flesh

III.    Tám Lý Do Một Vị Bồ Tát Không Nên Ăn Thịt—Eight Reasons for Not Eating Animal Food

IV.   Ăn Chay—To Be On a Vegetarian Diet

V.    Trai Nhật—Vegetarian Days

Luận Thứ Hai Mươi Ba—The Twenty-Third Essay: Đối Trị Tham-Sân-Si—To Subdue Lust, Anger and Ignorance 

I.      Tổng Quan Về Tham-Sân-Si—An Overview of Greed-Anger-Ignorance

II.     Chi Tiết Về Tham-Sân-Si—Details of Greed-Anger-Ignorance

III.    Đối Trị Tham-Sân-Si—To Subdue Lust, Anger and Ignorance

Luận Thứ Hai Mươi Bốn—The Twenty-Fourth Essay: Thiểu Dục Tri Túc—Content With Few Desires and Satisfy With What We Have   

I.      Lòng Ham Muốn—Desires

II.     Thiểu Dục Tri Túc—Content With Few Desires and Satisfy With What We Have

Luận Thứ Hai Mươi Lăm—The Twenty-Fifth Essay: Tu Trì—Cultivation & Practices

I.      Tu Hành—Cultivation

II.     Hai Cách Tu Hành—Two Modes of Practices

III.    Ba Phép Tu—Three Kinds of Cultivation

IV.   Tu Tập Thân-Khẩu-Ý—Cultivation on the Body-Mouth-Mind

V.    Tiết Độ Trong Tu Tập—Moderation in Cultivation

VI.   Tu Tập Bát Thánh Đạo—Developping the Noble Eightfold Path

VII. Mười Pháp Tu Hành—Ten Methods of Cultivation

VIII. Tầm Quan Trọng Của Việc Tu Hành Trong Phật Giáo—The Importance of Practice in Buddhism

IX.   Tu Là Chuyển Nghiệp—Cultivation Means Changing the Karma

        Có Nên Đợi Đến Hưu Trí Rồi Hẳn Tu Hay Không?—Should We Wait Until After Retirement to Cultivate?

X.    Có Nên Đợi Đến Hưu Trí Rồi Hẳn Tu Hay Không?—Should We Wait Until After Retirement to Cultivate

Luận Thứ Hai Mươi Sáu—The Twenty-Sixth Essay: Phước Đức & Công Đức—Bless & Merit  

(A)  Phước Đức—Belessness

I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Phước Đức—An Overview and Meanings of Blessness

II.     Phước Điền—The Field of Blessing

III.    Phân Loại Phước Điền—Categories of Fields of Blessing

IV.   Phước Đức Lễ Bái Ngài Địa Tạng Bồ Tát—Blessing of Worshipping Earth-Store Bodhisattva

(B)  Công Đức—Virtue

I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Công Đức—An Overview and Meanings of Merit

II.     Mười Thứ Công Đức—Ten Kinds of Virtues

III.    Mười Sáu Đại Công Đức Lực—Sixteen Great Virtuous Powers

IV.   Công Đức Theo Quan Điểm Của Thiền Tông—Virtue in Zen Schools' Point of View

V.    Nhãn Quan Công Đức—Merit of the Eye

VI.   Nhĩ Quan Công Đức—Merit of the Ear

VII. Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo Đại Thừa—Virtue in the Point of View of the Mahayana Buddhism

VIII. Công Đức Bí Mật—Secret Virtue

IX.   Công Đức Điền—The Fields of Virtue

X.    Hành Động Có Công ĐứcSự Tích Lũy Những Hành Động Này—Virtuous Actions and the Accumulation of These Actions

XI.   Tùy Hỷ Công Đức—Rejoice Over Other’s Positive Deeds

XII.Những Lời Phật Dạy Về Công Đức—The Buddha’s Teachings on Virtues

(C)  Sự Khác Biệt Giữa Phước Đức Và Công Đức—The Differences Between Belessness and Virtue  

Luận Thứ Hai Mươi Bảy—The Twenty-Seventh Essay: Tam Tu Giới-Định-Huệ—Three Kinds of Cultivation of Precepts-Concentration-Wisdom 

(A) Sơ Lược Về Tam Tu Giới Định Huệ—A Summary of Three Kinds of Cultivation of Disciplines-Meditation-Wisdom 

(B) Giới Luật Trong Phật Giáo—Precepts in Buddhism

I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Giới Luật—An Overview and Meanings of Precepts

II.     Năm Giới Căn Bản Trong Phật Giáo—Five Basic Precepts in Buddhism

III.    Giới Thanh Tịnh—Pure Precepts

IV.   Giới Đưa Đến Sự Đoạn Tận—Precepts that Lead to the Cutting off of Affairs

V.    Giới Xuất Ly—Precepts That Lead to Deliverance

VI.   Trì Giới—Keeping Precepts

VII.  Phá Giới—Breaking Precepts

VIII.Một Câu Chuyện Về Phá Phạm Năm Giới—A Story of Violation of the Five Precepts

IX.   Những Lời Phật Dạy Về Phá Phạm Giới Luật—The Buddha’s Teachings on Breaking Precepts

X.    Giới HọcTam Học Trong Phật Giáo—Cultivation of Observing Precepts and the Three Studies in Buddhism

(C) Định—Concentration 

I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Định—Overview and Meanings of Concentration

II.     Chánh Định Và Tam Muội—Right Concentration and Samadhi

III.    Mục Đích Của Sự Tu Tập “Định”—The Goal of Development of Concentrative Calmness

IV.   Phát Triển Định Lực—The Development of the Power of Concentration

V.    Tu Tập Định Trong Thiền—Learning Concentration in Meditation

VI.   “Định” Theo Phật Giáo Nguyên Thủy—“Concentration” According to the Theravada Buddh

VII.  Sự Tu Tập “Định”Theo Lục Tổ Huệ Năng—Development of Concentrative Calmness According to the Sixth Patriarch Hui Neng

VIII.Định Ba La Mật—Dhyana-Paramita

IX.   Pháp Môn Thiền Định—Methods of Meditation

X.    Tu Tập Định Và Tam Học Trong Phật Giáo—Cultivation of Concentration and the Three Studies in Buddhism

(D) Trí Tuệ—Wisdom 

I.     Tổng Quan Về Trí Tuệ—An Overview of Wisdom

II.     Ý Nghĩa Của Trí Tuệ—The Meanings of Wisdom

III. Những Đặc Điểm Chính Của Trí Tuệ—Main Characteristics of Wisdom

IV.   Sự Chứng Đắc Và Trí Tuệ—Realization and Its Insight

V. Trí Tuệ Ba La Mật—Wisdom of Perfection

VI. Tu Tập Trí TuệTam Học Trong Phật Giáo—Cultivation of Obtaining Wisdom and the Three Studies in Buddhis

VII. Lời Phật Dạy Về Trí Tuệ—The Buddha's Teachings on Wisdom

Luận Thứ Hai Mươi Tám—The Twenty-Eighth Essay: Niết Bàn—Nirvana

I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Niết Bàn—An Overview and Meanings of Nirvana

II.     Phật Niết Bàn—The Buddha’s Nirvana

III.    Thiên Đàng Không Phải Là Niết Bàn—Heaven Is Not a Nirvana

IV.   Hữu DưVô Dư Niết Bàn—Incomplete and Complete Nirvanas

Luận Thứ Hai Mươi Chín—The Twenty-Ninth Essay: Quy Y Tam Bảo—Taking Refuge on the Three Gems     

I.      Tổng Quan về Tam Bảo—An Overview of the Triratna

II.    Quy Y Tam Bảo—Taking Refuge in the Triratna

III.    Quy Y Tam Bảo Theo Trường Phái Mật Tông—Taking Refuge in the Triple Gem for Secret Sects

Luận Thứ Ba Mươi—The Thirtieth Essay: Ngũ Giới—Five Precepts

I.      Tổng Quan Về Ngũ Giới—An Overview of the Five Precepts

II.     Chi Tiết Về Ngũ Giới—Details of the Five Precepts

1.     Không Sát Sanh—Not to Take Life

2.     Không Trộm Cắp—Not to Steal

3.     Không Tà Dâm—Not to Commit Sexual Misconduct

4.     Không Vọng Ngữ—Not to Lie

5.     Không Uống Rượu Và Những Chất Cay Độc—Not to Drink Alcohol and Other Intoxicants

Luận Thứ Ba Mươi Mốt—The Thirty-First Essay: Tứ Đại & Ngũ Uẩn—Four Elements & Five Aggregates 

(A)  Tứ Đại—Four Elements

I.      Tổng Quan Về Tứ Đại—An Overview of the Four Elements

I.      Chi Tiết Về Tứ Đại—Details of the Four Elements

1)    Địa Đại—Solid Matter or Earth

2)    Thủy Đại—Water or Liquid

3)    Hỏa Đại—Fire or Heat

4)    Phong Đại—Air or Wind

(B)  Ngũ Uẩn—Five Aggregates  

I.      Tổng Quan Về Ngũ Uẩn—An Overview of the Five Aggregates

II.     Chi Tiết Về Ngũ Uẩn—Details of the Five Aggregates

1)    Sắc Uẩn—The Form Skandha

2)    Thọ Uẩn—The Feeling or Sensation

3)    Tưởng Uẩn—The Thought, Cognition or Aggregate of Perception

4)    Hành Uẩn—The Formation Skandha

5)    Thức Uẩn—The Skandha of Consciousness

Luận Thứ Ba Mươi Hai—The Thirty-Second Essay: Thiện Hữu & Ác Hữu—Good Friends & Evil Friends 

I.      Thiện Hữu—Good Friends

II.     Ác Hữu—Evil Friends

Luận Thứ Ba Mươi Ba—The Thirty-Third Essay: Trụ Xứ Của Người Phật Tử—Dwelling Places of Buddhists

Luận Thứ Ba Mươi Bốn—The Thirty-Fourth Essay: Chấp Trước & Buông Xả—Grasping & Letting Go 

(A)   Chấp Trước—Attachment 

(B)   Buông Xả—Letting Go

(C)  Ràng Buộc Và Giải Thoát—Bondage and Free From Bondage 

Luận Thứ Ba Mươi Lăm—The Thirty-Fifth Essay: Lễ Bái & Thờ Cúng—Bowing & Worshipping

I.      Lễ Lạy—Bowing

II.    Thờ Cúng—Worshipping

III.    Lễ BáiThờ Cúng Thánh Tượng—Bowing and Worshipping the Images of the Saints   

IV.   Lục Cúng Cụ—Six Articles for Worship

V.    Niềm Tin Về Lợi Ích Khi Lễ Bái Ngài Địa Tạng Bồ Tát—The Belief About Benefitting From Bowing And Paying Respects to The Ksitigarba Bodhisattva

Luận Thứ Ba Mươi Sáu—The Thirty-Sixth Essay: Những Cỗ Xe Phật Giáo—Vehicles in Buddhism

I.      Tổng Quan Về Những Cỗ Xe Phật Giáo—An Overview of Vehicles in Buddhism

II.     Tóm Lược Về Tam Thừa Phật Giáo—A Summary of the Three Vehicles in Buddhism

III.    Tóm Lược Về Bốn Cỗ Xe Lớn Trong Phật Giáo—A Summary of the Four Major Vehicles in Buddhism

IV. Bốn Cỗ Xe Lớn Theo Lục Tổ Huệ Năng—Four Major Vehicles in Buddhism According to the Sixth Patriarch Hui-Neng

Luận Thứ Ba Mươi Bảy—The Thirty-Seventh Essay: Ngã Và Vô Ngã—Self & No-Self

(A)  Ngã—Self: 

I.      Khái Niệm Về Cái Ngã Trong Đạo Phật—The Notion of An Ego in Buddhism

II.     Chấp Ngã—Attachment to an Ego

III.    Ngã Kiến—Existence of a Permanent Ego

IV.   Ngã Không—The Emptiness of a Self

V.    Ngã Nhân Tứ Tướng—Four Ejects of the Ego

VI.   Ngã Và Ngã Sở—I and Mine

VII.  Ngã Tùng Tự Ngã Lai-Ngã Tùng Tự Ngã Khứ—I Bring My  Own Self Into Existence, Live It Out, And Take It With Me When I Die

(B)  Vô Ngã—Egolessness:

I.      Khái Niệm Về Vô Ngã Trong Đạo Phật—The Notion Of No-Self In Buddhism

II.     Thuyết Vô Ngã—The Doctrine of “Egolessness”

III.    Thuyết Tất Định và Vô Ngã—Determinism and Selflessness

Luận Thứ Ba Mươi Tám—The Thirty-Eighth Essay: Tánh Không Theo Quan Điểm Phật Giáo—Sunyata in Buddhist Point of View

(A) Không—Sunya

I.      Tổng quan Và Ý Nghĩa Của “Không” Theo Phật Giáo—An Overview and Meaning of “Sunya” in Buddhism

II.     Chủng Loại Không—Categories of Sunyata:

III.    Hành Giả Nên Biết Những Pháp Liên Quan Đến Không—Practitioners Should Know Dharmas That Are Related to the Sunyata

IV.   Trạng Thái Hư Không Bị Hiểu Sai Lạc—Falsely Understood on Emptiness or Sunya

V.    Mười Tám Hình Thức Của Không—Eighteen Forms of Emptiness

VI.   Hai Mươi Lăm Hình Thức Của Không—Twenty-Five Forms of Emptiness

(B) Tánh Không—Sunyata:

I.      Không Tánh Theo Quan Điểm Phật Giáo—Emptiness in Buddhist Point of View

II.     Đặc Tánh Của Tánh Không—Characteristics of “Sunyata”

III.    Đức Phật Dạy Xá Lợi Phất Về Tánh Không—The Buddha Taught Sariputra about Emptiness

IV.   Khái Niệm Về Tánh Không Trong Kinh Điển Đại Thừa—Concept of Sunyata in Mahayana Canon

V.    Khái Niệm Về “Không Tánh” Theo Phật Giáo Nguyên Thủy—Concept of Sunnata (Sunyata) in the Theravada Buddhism

VI.   “Tánh Không” Theo Kinh Bát Nhã—Emptiness in the Prajnaparamita Heart Sutra

VII.  Những Quan Điểm Khác Về “Tánh Không”—Different Views on Emptiness

VIII. Hai Mươi Bản Chất Của Tánh Không—Twenty Characteristics of Sunyata

Luận Thứ Ba Mươi Chín—The Thirty-Ninth Essay: Bát Nhã Trong Quan Điểm Phật Giáo—Prajna in Buddhist Point of View

I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Bát Nhã—Overview and Meanings of Prajna

II.     Những Đặc Tính Của Bát Nhã—Other Characteristics of Prajna

III.    Dụng Của Bát Nhã—The Functions of Prajna

IV.   Bát Nhã Và Tánh Không—Prajna and Sunyata

V.    Bát Nhã và Tự Tánh—Prajna and Self-Nature

VI.   Bát Nhã và Cái Dụng của Thức Cũng Như Vô Thức—Prajna and Conscious and Unconscious Functions

VII.Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa—Maha-Prajna-Paramita

Luận Thứ Bốn Mươi—The Fortieth Essay: Tự Tánh—Self-Nature

I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Tự Tánh—An Overview and Meanings of Self-Nature

II.     Tự Tánh Mê, Tức Chúng Sanh; Tự Tánh Giác, Tức Phật—Confused, the Self-Nature Is a Living Being; Enlightened, It Is a Buddha

III.    Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương—The Fragrance of the Five-fold Dharma Body

IV.   Tự Tánh Thanh Tịnh—Fundamental Nature Is Pure

V.    Tự Tánh Thọ Giới—Self-Nature Discipline

VI.   Hành Giả Tu Tập Để Thấy Được Tự Tánh—Practitioners Cultivate to See the Self-Nature

Luận Thứ Bốn Mươi Mốt—The Forty-First Essay: Giác Ngộ Và Giải Thoát—Enlightenment and Liberation             

(A) Giác Ngộ—Enlightenment: 

I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Giác Ngộ—Overview and Meanings of Enlightenment

II.     Yếu TốĐộng Lực Cần Thiết Cho Sự Giác Ngộ—Necessary Elements and Powers for Attaining Enlightenment

III.    Tám Đặc Điểm Chính Của Giác Ngộ—Eight Chief Characteristics of Enlightenment

IV.   Nhất Túc Giác—Overnight Enlightened Guest

(B) Giải Thoát—Emancipation:

I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Giải Thoát—An Overview and Meanings of Emancipation

II.     Pháp Giải Thoát—Dharma of Liberation

III.    Phân Loại Giải Thoát—Categories of Moksha

IV.   Giải Thoát Bất Khả Tư Nghì—Inconceivable Liberation

V.    Nguyên Lý Giải Thoát Cứu Cánh—The Principle of Perfect Freedom

VI.   Đạt Đến Giác Ngộ Và Giải Thoát—To Reach Enlightenment and Emancipation

Luận Thứ Bốn Mươi Hai—The Forty-Second Essay: Tám Điều Giác Ngộ Của Các Bậc Vĩ Nhân—Eight Awakenings of Great People

Luận Thứ Bốn Mươi Ba—The Forty-Third Essay: Mười Giai Đoạn Chăn Tâm Được Sánh Với Mười Giai Đoạn Chăn Trâu—Ten Stages of Mind-Herding As Compared to Ten Stages of Ox-Herding

Luận Thứ Bốn Mươi Bốn—The Forty-Fourth Essay: Quy-Y Tam Bảo Theo Trường Phái Thiền Tông—Taking Refuge in the Three Gems in the Zen & the Secret Sects

I.      Nghi Thức Quy-Y Trong Hầu Hết Các Truyền Thống Phật GiáoThe Buddhist Initiation Ceremony In Most Buddhist Traditions

II.     Quy-Y Tam Bảo Theo Trường Phái ThiềnTaking Refuge in the Three Gems in the Zen Sect

III.    Vô Tướng Tam Quy Y GiớiMarkless Triple Refuge

Tài Liệu Tham Khảo—References

 

 

Lời Đầu Sách

 

Đức Phật xuất hiện vì một đại sự nhân duyên: Khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, hay là giác ngộ theo kinh Pháp Hoa, Phật tánh theo kinh Niết Bànthiên đường cực lạc theo kinh Vô Lượng Thọ. Tưởng cũng nên nhắc lại, khoảng 25 thế kỷ về trước, một con người vĩ đại đã từ bỏ cuộc sống trong cung vàng điện ngọc để làm một du Tăng khất sĩ khổ hạnh ở vùng mà ngày nay là miền Bắc Ấn Độ. Điều này tự nó không lấy gì làm độc đáo: nhiều người khác cũng đi tìm giải thoát tâm linh trong rừng sâu núi thẳm. Sau khi giác ngộ, trong bài pháp đầu tiên, đức Phật đã thuyết giảng về Tứ Diệu Đế. Một cách căn bản, những chân lý này giải thích những lý do tại sao cuộc đời của chúng ta lại đầy những căng thẳng, thất vọng và khổ đau phiền não; và tại sao chúng ta, những chúng sanh con người, lại phải mắc kẹt và đấu tranh như ngọn lửa bám vào củi để mà cháy. Đức Phật cũng đã trao cho chúng ta phương cách chữa trị, đó là Bát Thánh Đạo. Đồng thời, đức Phật cũng đưa ra con đường giải thoát dẫn tới cứu cánh Niết Bàn.

      Trong quá trình tìm kiếm chân lýđức Phật đã tuyên thuyết đã đem lại những câu trả lời được truyền lại hết từ thế hệ này sang thế hệ khác và được giải thích tỉ mĩ, làm sáng tỏ, và được giải thích trở lại để thành hình một trong những truyền thống tín ngưỡng đương thời tuyệt vời nhất. Trong thực tế, Phật giáo còn vượt xa hơn một tôn giáo bình thường: tác động tôn giáo và nền văn hóa của nó qua hàng thế kỷ đã vang dội khắp vùng Nam và Đông Nam Châu Á và gần đây là ở Tây phương, truyền thống này trở nên thật rộng lớn và biến đổi đến nỗi khiến cho những người có cái nhìn thoáng qua hời hợt dường như cho nó có vẻ rời rạc hơn là liên tục. Tuy vậy, phía sau nhiều sự thiếu hợp lý là một dòng liên kết quen thuộc mà người ta có thể nhận ra. Tất cả những hình thức của Phật giáo đều có chung những cội rễ và tất cả đều được thúc đẩy bởi sự tìm kiếm để đạt được một trạng thái mãn nguyện bền vững lâu dài nhờ sự phát triển tâm linhđạo đức. Tất cả đều liên quan đến một con đường nào đó đi đến sự chứng nghiệm giác ngộ của một con người, con người ấy được gọi là Phật. Đạo Phật xuất hiệnẤn Độ vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và tất cả những hình thức biến đổi của nó có thể lần ra từ cội nguồn này. Theo lịch sử thời cổ đại của Ấn Độ, sự khởi đầu mang tính lịch sử chính xác của truyền thống  có một chút gì không rõ ràng lắm, vì vào thời đó khắp xứ Ấn Độ có quá nhiều vương quốc nhỏ. Tuy nhiên, không còn nghi vấn gì về chuyện vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch, có một vị thầy với khả năng đặc biệt để thu hút môn đệ, có thể là thành viên của dòng tộc Thích Ca trong thành Ca Tỳ La Vệ, ngày nay thuộc vương quốc Népal, bắt đầu thuyết giảng một phương cách giải quyết mới về vấn đề cứu độ đã có từ lâu trước đó.

      Người ta cho rằng giáo lý của Ngài là phản ứng đối với nền văn hóa thống trị Bà La Môn vào thời đại của Ngài, được tập trung vào hệ thống giáo lý Vệ Đà và những tục lệ tế thần được giai cấp giáo sĩ Bà La Môn tiến hành. Kỳ thật không phải như vậy, giáo lý của Đức Phật rất đơn giản, nó biểu thị lòng nhân ái của con người đối với con người. Điều quan trọng nhất trong đạo Phật là một tâm hồn thanh cao, một trái tim đôn hậu và những cảm xúc nồng ấm. Đức Phật tin rằng mỗi người đều có một cơ hội để chuyển hóagiác ngộthành quả tối thượng của mỗi người. Tuy vậy, Phật giáo cũng tác động đến đời sống tín ngưỡngtri thức của Ấn Độ hơn 16 thế kỷ. Nó có một vai trò cơ bản trong việc xác định rõ nền văn hóa Ấn Giáo, và một trong những thế kỷ đầu của nó nó thật sự làm cho người ta bối rối trong xã hội Ấn Độ (cùng với những giáo lý tâm linh khác trong tiểu lục địa Ấn Độ) chính điều này dẫn đến sự suy nghĩ lệch lạc của người ta về nó như là một phong trào cải cách về ý thức bản thân. Phật giáo trở thành một tôn giáo có cơ sở tu viện, hưởng được sự bảo trợ của hoàng gia, nhưng vào khoảng thế kỷ thứ 8 nó gánh chịu sức ép của Ấn Độ giáo đang phục hưng. Sự suy tàn của nó xuống nhanh do bởi sự xâm lăng của Hồi giáo từ phương Bắc vào thế kỷ thứ 7 và sức ép này tiếp tục gia tăng trong suốt 8 thế kỷ sau đó. Với sự cướp phá tàn nhẫn những trường đại học lớn của Phật giáo vào cuối thế kỷ thứ 12, từ đó Phật giáo hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ. Giáo lý của Đức Phật chưa bao giờ dành riêng cho một giai cấp hay một khu vực địa lý nào. Đức Phật và những môn đệ của Ngài đi khắp vùng Bắc Ấn trong suốt mùa khô, rất lâu trước khi đạo Phật biến mất ở Ấn Độ, các nhà sư Phật giáo và khách lữ hành đã mang Phật giáo đi đến khắp các miền Á Châu, từ Sri Lanka, Miến Điện, Cao Miên, Lào, Trung quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan và Việt Nam, nhưng một số ít của các nơi có truyền thống này bám rễ vững chắc. Phật giáo đặc biệt dễ đáp ứng để mở rộng do bởi tính cách phổ biến của giáo pháp của Đức Phật. Chân lý của Ngài được dành cho mọi người, bất kể địa vị xã hội hoặc tầng lớp thu hút họ đi theo con đường dẫn đến giác ngộ và sự diệt khổ. Không có mối liên kết một nơi đặc biệt cũng không thuộc một tầng lớp thượng lưu độc quyền, đạo Phật thường xuyên tìm cách kết hợp chặt chẽ với phong tục địa phương và những đức tin đó được kết hợp với đời sống xã hội. Chính điều này đã làm cho Phật giáo rất ảnh hưởngtrở thành một truyền thống vô cùng đa dạng, tuy thế nó vẫn tìm cách giữ gìn cốt lõi giáo pháp của mình.

      Dù Đức Phật đã nhập diệt, nhưng trên 2.500 năm sau những giáo thuyết của Ngài vẫn còn tế độ  rất nhiều người, gương hạnh của Ngài vẫn còn là nguồn gợi cảm cho nhiều người, và những lời dạy dỗ của Ngài vẫn còn tiếp tục biến đổi nhiều cuộc sống. Chỉ có Đức Phật mới có được oai lực hùng mạnh tồn tại sau nhiều thế kỷ như thế ấy. Đức Phật không bao giờ tự xưng rằng Ngài là một thần linh, là con của thần linh, hay là sứ giả của thần linh.  Ngài chỉ là một con người đã tự cải thiện để trở nên toàn hảo, và Ngài dạy rằng nếu chúng ta noi theo gương lành ấy chính ta cũng có thể trở nên toàn hảo như Ngài. Ngài không bao giờ bảo đệ tử của Ngài thờ phượng Ngài như một thần linh.  Kỳ thật Ngài cấm chỉ đệ tử Ngài làm như vậy. Ngài bảo đệ tử là Ngài không ban phước cho những ai thờ phượng Ngài hay giáng họa cho ai không thờ phượng Ngài. Ngài bảo Phật tử nên kính trọng Ngài như một vị Thầy.

       Kỳ thật, từ xa xưa lắm, con người nguyên thủy tự thấy mình sống trong một thế giới đầy thù nghịch và hiểm họa. Họ lo sợ thú dữ, lo sợ không đủ thức ăn, lo sợ bệnh hoạn và những tai ương hay hiện tượng thiên nhiên như giông gió, bão tố, núi lửa, sấm sét, vân vân. Họ không cảm thấy an toàn với hoàn cảnh xung quanh và họ không có khả năng giải thích được những hiện tượng ấy, nên họ tạo ra ý tưởng thần linh, nhằm giúp họ cảm thấy thoải mái tiện nghi hơn khi sự việc trôi chảy thuận lợi, cũng như có đủ can đảm vượt qua những lúc lâm nguy, hoặc an ủi khi lâm vào cảnh bất hạnh, lại cho rằng thượng đế đã sắp đặt an bài như vậy. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, người ta tiếp tục niềm tin nơi “thượng đế” từ cha anh mình mà không cần phải đắn đo suy nghĩ. Có người cho rằng họ tin nơi thượng đếthượng đế đáp ứng những thỉnh nguyện của họ mỗi khi họ lo âu sợ hãi. Có người cho rằng họ tin nơi thượng đếcha mẹ ông bà họ tin nơi thượng đế. Lại có người cho rằng họ thích đi nhà thờ hơn đi chùa vì những người đi nhà thờ có vẻ sang trọng hơn những người đi chùa. Phật giáo thì ngược lại với những niềm tin vừa kể trên. Kỳ thật, đạo Phật không phải là một hệ thống về niềm tin, mà đạo Phật chính là ngọn đèn khiến cho người ta có thể thấy được chân lý, con đường của sự thực hành để giúp chúng ta buông xả sự dính mắc và ngừng đấu tranh ngay chính trong tâm của mình.

     Chính vì những nét đặc thù vừa kể trên mà giáo pháp nhà Phật trở nên vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, cũng chính vì vậygiáo pháp ấy cũng là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Phật Giáo Yếu Luận” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật một cách tổng quát cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

  

 Thiện Phúc

 

 

Preface

 

      The Buddha appeared, for the changing beings from illusion into enlightenment (according to the Lotus Sutra), or the Buddha-nature (according to the Nirvana Sutra), or the joy of Paradise (according to the Infinite Life Sutra). It should be noted that some twenty-five centuries ago a great man took up the life of a wandering ascetic in what is today Northern India. This in itself was not a unique event: many others also sought spiritual liberation walking in the deep forests and high mountains. In the first sermon after His enlightenment, the Buddha preached the Four Noble Truths. Basically, these Truths explain the reasons why our life is full of stresses, disappointments, sufferings and afflictions; and why we, human beings, are stuck and struggling like a flame stuck to fuel. The Buddha also gave us the remedy, which is the Eightfold Noble Path. At the same time, the Buddha also offered the path to liberation that leads to the final Nirvana.

      The Buddha’s quest resulted in answer that have been handed down to successive generations and, in the process, have been elaborated, interpreted and reinterpreted to form one of the greatest living religious traditions. In fact, Buddhism is much more than a religion: its cultural and philosophical impact has for centuries reverberated throughout South and Southeast Asia and, more recently, in the West. The tradition has become so vast and diverse that a superficial glance seems to reveal more disparity than continuity. Nevertheless, behind the many incongruities there is a recognizable common thread. All forms of Buddhism share the same roots and all are motivated by the quest to attain a long-lasting state of contentment through mental, spiritual and moral development. All relate in some way to the enlightenment experience of one man, who is known as the “Buddha.” Buddhism began in India in the 5th century B.C. and all its variants can be traced to these origins. According to ancient Indian history, the precise historical beginning of the tradition is somewhat obscure, for at that time there were so many small kingdoms all over India. However, there is no question that around the 5th century B.C., an exceptionally charismatic teacher, probably a member of the Sakya clan in Kapilavastu, in present day Nepal, began to preach a new approach to the age-old problem of salvation.

      It has been suggested that the Buddha's teaching was a reaction to the dominant “Brahmanical” culture of his time, which centered on the Vedas and on the sacrificial practices that were carried out by the priestly class. As a matter of fact, Buddhism is very simple. This religion is a demonstration of kindness towards other human beings. The most important thing in Buddhism is a good mind and warm feelings. The Buddha believes that each individual has an opportunity to change his own life and enlightenment is the utmost achievement of everybody. However, Buddhism exerted an enormous influence on the intellectual, religious and cultural life of India for more than sixteen centuries. It played a formative part in defining Hindu culture  and, during its first centuries, was so enmeshed in Indian society (together with other spiritual teachings of the subcontinent) that it is misleading to think of it as a self-conscious reformist movement. Buddhism became established as a monastic religion, enjoying spells of royal patronage, but around the 8th century it came under pressure from a resurgent Hinduism. Its decline was precipitated by Muslim invasions from the North, which began in the 7th century and gradually intensify during the following eight centuries. With the ruthless sacking of the great Buddhist universities at the end of the 12th century, Buddhism all but disappeared from India. The teachings of Buddhism have never been exclusive to one class or limited to one geographical area. The Buddha and his monks spent the dry months wandering in what is today northern India and, long before Buddhism’s disappearance from India, their beliefs were carried by monks and travelers all over Asia, to Sri Lanka, Burma, Cambodia, Laos, China, Japan, Korea, Thailand, Tibet and Vietnam, to name but few of the places where the tradition has taken root. Buddhism is particularly amenable to expansion because of the universality of the Buddha’s teaching. His Dharma (Truth) is designed to appeal to every individual, regardless of rank or class, inviting him or her to follow the path leading to enlightenment and the cessation of suffering. Being linked to neither a specific place nor a single society, Buddhism has generally managed to incorporate the local customs and beliefs that it has encountered in its expansion, especially that are traditionally associated with the social life. This has opened up Buddhism to a host of influence and has resulted in a greatly varied tradition, which nevertheless manages to preserve the core of its teaching.

      Even though the Buddha is dead but 2,500 years later his teachings still help and save a lot of people, his example still inspires people, his words still continue to change lives. Only a Buddha could have such power centuries after his death. The Buddha did not claim that he was a god, the child of god or even the messenger from a god. He was simply a man who perfected himself and taught that if we followed his example, we could perfect ourselves also. He never asked his followers to worship him as a god. In fact, He prohibited his followers to praise him as a god. He told his followers that he could not give favors to those who worship him with personal expectations or calamities to those who don’t worship him. He asked his followers to respect him as students respect their teacher.

       In fact, a long time ago, when primitive man found himself in a dangerous and hostile situations, the fear of wild animals, of not being able to find enough food, of diseases, and of natural calamities or phenomena such as storms, hurricanes, volcanoes, thunder, and lightning, etc. He found no security in his surroundings and he had no ability to explain those phenomena, therefore, he created the idea of gods in order to give him comfort in good times, courage in times of danger and consolation when things went wrong. They believed that god arranged everything. Generations after generations, man continues to follow his ancestors in a so-called “faith in god” without any further thinkings. Some says they in believe in god because god responds to their prayers when they feel fear or frustration.  Some say they believe in god because their parents and grandparents believed in god. Some others say that they prefer to go to church than to temple because those who go to churches seem richer and more honorable than those who go to temples. Buddhism is contrary to the above mentioned faith or belief. As a matter of fact, Buddhism is not so much a belief system, but it is a light that enables people to see the Truth; it is the path of practices that enables us to stop our own attachments and struggles.

      For these reasons, the Buddhist Dharma becomes exceptionally special; however, it is also a matter not easily comprehensible. The Buddhist practitioners' journey demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Essential Essays Of Buddhism” in Vietnamese and English to introduce general and basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 Thiện Phúc


pdf_download_2

Phật Giáo Yếu Luận -2 - Thiện Phúc

Xem tập I Volume I:
Phật Giáo Yếu Luận Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)




.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 13046)
31/08/2010(Xem: 130186)
04/11/2014(Xem: 19527)
08/06/2011(Xem: 39846)
09/05/2012(Xem: 30711)
07/04/2017(Xem: 15500)
07/07/2013(Xem: 20941)
26/05/2013(Xem: 14009)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.