Pháp Vũ Thi Thành (Sách song ngữ Vietnnamese-English PDF)

15/05/20213:51 CH(Xem: 19087)
Pháp Vũ Thi Thành (Sách song ngữ Vietnnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
PHÁP VŨ THI THÀNH
(NHỮNG TRẬN MƯA PHÁP  CUỐI CÙNG TRONG THÀNH CÂU THI NA)
 THE LAST SHOWERS OF DHARMAS IN
KUSINAGARA
 Pháp Vũ Thi Thành
 
Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
 
 
Mục Lục
Table of Content
 
Mục Lục—Table of Content 
Lời Đầu Sách—Preface  
Phần Một—Part One: Tổng Quan Về Đức Phật & Đạo Phật—An Overview of the Buddha & Buddhism 
Chương Một—Chapter One: Đức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni—The Historical Buddha Sakyamuni 
Chương Hai—Chapter Two: Đức Phật Thuyết Bài Pháp Đầu Tiên Và Sau Đó Bắt Đầu Sứ Mệnh Thuyết Pháp—The Buddha Preached the First Sermon and Then Started His Preaching Mission  
Chương Ba—Chapter Three: Hóa Độ Chúng Sanh—Transformation & Salvation of Sentient Beings 
Chương Bốn—Chapter Four: Thời Thuyết Giáo—Periods of Sakyamuni’s Teachings 
Chương Năm—Chapter Five: Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo—Five Periods and Eight Teachings of the T’ien T’ai School
Chương Sáu—Chapter Six: Tam Thời Pháp—Three Periods of Buddha’s Teachings 
Chương Bảy—Chapter Seven: Năm Vị Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật—The First Five of Buddha’s Convert 
Chương Tám—Chapter Eight: Những Nguyên Nhân Đưa Đến Sự Thành Hình Phật Giáo—Causes That Led to the Formation of Buddhism 
Chương Chín—Chapter Nine: Sự Thành Lập Cộng Đồng Tăng Già—The Formation of Buddhist Sangha 
Chương Mười—Chapter Ten: Những Nơi Sinh Hoạt Của Đức Phật—Buddha’s Places of Activities 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Bốn Nơi Tiêu Biểu Trong Đạo Phật Trở Thành Bốn Thánh Tích Quan Trọng Nhất Của Tôn Giáo Này—Four Typical Places in Buddhism Became Four Most Important Holy & Sacred Places of This Religion
Phần Hai—Part Two: Thành Câu Thi Na Và Những Trận Mưa Pháp Cuối Cùng Của Đức Phật—The Kusinara and the Buddha's Last Showers of Dharmas  
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tóm Lược Về Thành Câu Thi Na—A Summary of the Kusinara 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Chuyến Hoằng Hóa Cuối Cùng Của Đức Phật—The Buddha's Last Propaganda of the Dharma 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Mục Kiền Liên Thuận Nhận Quả Báo Để Cảnh Báo Hậu Thế—Maudgalyayan Willingly Accepted Results of Previous Karmas to Give Due Caution to Posterity 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Bữa Cơm Cúng Dường Lên Đức Phật Của Thuần Đà Đã Trở Thành Bữa Cơm Cuối Cùng Của Ngài—Chunda Offered the Meal to the Buddha That Turned Out to Be the Buddha's Last Meal 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Xá Lợi Phất Bày Tỏ Lòng Tin Tuyệt Đối Nơi Chư Phật Khi Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Lần Cuối—Sariputra's Showing His Absolute Faith in Buddhas During His Last Salute & Bow to the Buddha 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Người Đệ Tử Cuối CùngBạt Đà La—The Buddha's Last Disciple: Subhadda  
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: A Nậu Lâu Đà Ở Bên Cạnh Phật Cho Đến Giờ Ngài Nhập Niết Bàn—Anuruddha Was At the Buddha's Side Until His Entering Into Nirvana 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Những Trận Pháp Vũ Sau Cùng Của Đức Phật Trong Thành Câu Thi Na—The Last Showers of Dharmas of the Buddha In Kusunagara 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Đức Phật Nhập Niết Bàn—The Buddha Entered Nirvana    
Phần Ba—Part Three: Tóm Lược Về Những Giáo PhápĐức Phật Nhắc Nhở & Nhấn Mạnh Trước Hàng Đệ Tử Trước Khi Ngài Nhập Niết Bàn—Summaries on the Teachings That the Buddha Reminded & Emphasized In Front of His Disciples Before Entering Nirvana 
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tam Pháp Ấn—Three Dharma Seals  
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Tứ Diệu Đế—Four Noble Truths
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Bát Thánh Đạo—The Noble Eightfold Path 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tứ Vô Lượng Tâm—Four Immeasurable Mind 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Nhân Quả Nghiệp Báo Trong Đạo Phật—Causes-Effects-Retributions in Buddhism 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Mười Hai Nhân Duyên—The Twelve Conditions of Cause-and-Effect 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Sáu Ba La Mật—Six Paramitas    
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Thiểu Dục Tri Túc—Be Content with Few Desires and Be Satisfied with What We Have 
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Cố Gắng Tiết Độ Tự Chế &Thu Thúc Thân Tâm—Try to Be Moderate and Self-Restraint &Restrain and Control the Body and Mind  
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Quân Bình Tham Dục—To Balance Lust  
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Thân Cận Thiện Hữu Tri Thức—Closely Associate With Good-Knowing Advisors 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Không Thân Cận Ác Tri Thức—Not to Closely Associate With Evil Friends 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Tam Tu Giới-Định-Huệ—Three Studies of Discipline-Meditation-Wisdom 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Bốn Giới Thanh Tịnh Thân Tâm—Four Rules of Purification of the Body and Mind 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Luôn Cố Gắng Thanh Tịnh Giới Đức—Always Try to Purify Morality  
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Những Lời Phật Dạy Về Giới Luật—The Buddha's Teachings on Precepts  
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Trì Giới & Phá Giới—Observation of Precepts & Breaking Precepts 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Lợi & Hại Của Sự Phóng Dật & Không Phóng Dật—Advantages & Disadvantages of Heedlessness & Heedfulness  
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Y Nương Nơi Phật Pháp—Reliance on the Buddha's Dharma  
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Hãy Làm Nơi Nương Tựa Nơi Chính Mình—Be A Refuge to Yourselves 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Chư Pháp Vô Thường—Everything Is Impermanent  
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Thân Tâm Vô Thường—Impermanence of the Body and Mind 
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Những Chướng Ngại & Thử Thách Lớn Trên Đường Tu Tập—Big Obstructions & Challenges on the Path of Cultivation 
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Vượt Qua Chướng NgạiThử Thách Trong Tu Tập—Overcoming Obstructions and Challenges in Cultivation 
Phần Bốn—Part Three: Phụ Lục—Appendices
Phụ Lục A—Appendix A: Niết Bàn—Nirvana 
Phụ Lục B—Appendix B: Hữu DưVô Dư Niết Bàn—Incomplete and Complete Nirvanas 
Phụ Lục C—Appendix C: Tám Ngôi Linh Tháp Lớn Của Phật Giáo—Eight Great Sacred Stupas of Buddhism 
Tài Liệu Tham Khảo—References

Lời Đầu Sách

 

Phải thực tình mà nói, về một khía cạnh nào đó, sự giác ngộ của Đức Phật chính là đỉnh cao tuyệt về thành quả của Ngài, nhưng thật ra chính là giáo pháp theo sau đó của Ngài đã đặt nền tảng vững chãi cho di sản muôn đời của Ngài để lại cho hậu thế. Tăng đoàn và Ni đoàn được thành lập để bảo đảm sự truyền bá giáo lý này đến các thế hệ mai sau, và vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, hoàng đế A Dục đã đóng một vai trò chính yếu trong việc truyền bá Phật giáo một cách rộng rãi tại Ấn Độ. Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi đạt được đại giác, Đức Phật đã lưu lại dưới gốc cây Bồ Đề thêm 49 ngày với niềm hỷ lạc vô biên. Trong khoảng thời gian này, Ngài nhận thức rằng những gì Ngài đã hiểu biết là một chân lý vi diệu và khó khăn mà những người khác còn những ham muốn trần tục khó lòng thấu hiểu. Ngài đi đến kết luận rằng chân lý này sẽ trở nên vô nghĩa khi Ngài cố tìm cách giảng dạy cho người khác về sự giác ngộ của Ngài, nhưng vị đại Phạm Thiên Sahampati hiện ra thỉnh cầu Ngài chia xẻ sự khám phá của Ngài cho nhân loại. Bị thúc đẩy bởi lòng bi mẫn vĩ đại của chính mình, Đức Phật quyết định xem xét lại thế gian. Ngài thấy chúng sanh có nhiều hạng bậc khác nhau, giống như hoa sen trong hồ, một số nằm ngầm dưới làn nước, một số mọc tựa lên mặt nước, lại có một số khác vươn cao khỏi mặt nước và đứng thật vững chãi. Ngài hiểu rằng cũng giống như vậy, con người thì có người tốt, có người xấu, một số dễ dàng chỉ dạy và một số khác thì khó khăn. Do tính đa dạng này và vì lòng bi mẫn lớn lao của Ngài dành cho chúng sanh, Đức Phật thay đổi ý định của Ngài và quyết định dẫn dắt chúng sanh. Đức Phật đã truyền dạy giáo pháp của Ngài trong 45 năm liền sau đó, cho đến lúc Ngài nhập Niết Bàn. Số tín đồ của Ngài ngày càng tăng và cộng đồng Tăng bắt đầu thành hình. Chính Đức Phật vẫn tiếp tục chu du thuyết giảngkhất thực. Ngài truyền dạy pháp của mình không phân biệt, Ngài nói chuyện với hàng vua chúa cũng như thứ dân đều giống nhau, và chỉ dừng chân trong ba tháng mùa mưa. Đức Phật không chỉ định người kế vị. Khi những vị đệ tử của Ngài hỏi Ngài ai sẽ là người dẫn dắt giáo hội sau khi Ngài nhập diệt, Ngài đáp rằng họ phải tự bản thân tiếp tụctuân theo Pháp mà Ngài đã truyền dạy cho họ. Bổn phận của Tăng đoànduy trì giáo pháp khi Ngài không còn ở thế gian này nữa.

Sau khi đến Thi Thành, lúc Đức Phật sắp nhập diệt, Ngài yêu cầu chư Tăng họp lại nếu họ có vấn đề nào cần muốn hỏi. Tất cả mọi người đều im lặng. Đức Phật nhìn thoáng qua mọi người trước khi Ngài tóm tắc lại những lời di huấn sau cùng của mình trong đó bao gồm việc nhấn mạnh đến những giáo pháp cốt lõi mà Ngài đã dạy trước đây: Tam Pháp Ấn, Tứ Thánh Đế, Bát Thánh Đạo, Tứ Vô Lượng Tâm, Nhân Quả Nghiệp Báo, Mười Hai Nhân Duyên, Lục Độ Ba La Mật, Thiểu Dục Tri Túc, Cố Gắng Tiết Độ Tự Chế &Thu Thúc Thân Tâm, Quân Bình Tham Dục, Thân Cận Thiện Tri Thức, Không Thân Cận Ác Tri Thức, Tuân Thủ Giới Luật, Tam Tu Giới Định Huệ, Lợi & Hại Của Sự Phóng Dật & Không Phóng Dật, Y Nương Nơi Phật Pháp, Hãy Làm Nơi Nương Tựa Nơi Chính Mình, Chư Pháp Vô Thường, Thân Tâm Vô Thường, Những Chướng Ngại & Thử Thách Lớn Trên Đường Tu Tập, Vượt Qua Chướng NgạiThử Thách Trong Tu Tậpvân vân. Sau đó, đức Phật nói kinh Di Giáo, tức là những giáo pháp cuối cùng truyền lại trước khi Ngài nhập diệt. Cuối cùng, những phút giây trước lúc nhập diệt, đức Phật nhấn mạnh với chư Tăng những lời dạy cuối cùng của Ngài: “Tất cả vạn vật đều đi đến hoại diệt. Bây giờ các con hãy nỗ lực tinh tấn.” Sau đó Ngài nằm nghiêng về phía bên phải giữa hai cây Sa La Song Thọ, Ngài bắt đầu nhập sâu vào các tầng thiền rồi cuối cùng nhập vào Niết Bàn, sau đó không bao giờ còn tái sanh trở lại nữa. Nhục thân của Ngài được hỏa táng, theo ước nguyện của Ngài xá lợi được chia cho loài ngườichư Thiên; và các bảo tháp được dựng lên để lưu giữ xá lợi của Ngài. 

Vào khoảng năm 2009, Thiện Phúc đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản, gồm 8 tập. Tuy nhiên, quả là rất khó, đặc biệt là người tại gia với nhiều gia vụ, đọc hay nghiên cứu một bộ sách với khoảng 6184 trang giấy khổ lớn. Vì vậy mà Thiện Phúc đã trích một số chương trong 8 tập, đặc biệt là chương 127 trong tập V ra, cố gắng biên soạn gọn lại và in thành tập sách nhỏ có nhan đề là “Pháp Vũ Thi Thành”. Quyển sách nhỏ này cũng được gọi là “Những Trận Mưa Pháp Cuối Cùng Trong Thành Câu Thi Na” hay Tối Hậu Pháp Vũ Thành Câu Thi Na. Đây không phải là một nghiên cứu về triết lý thâm sâu của Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần trình bày những trận mưa pháp hay những bài pháp cuối cùng của đức Phật, một bậc giác ngộ vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Trước khi nhập diệt, đức Phật đã trút những trận mưa pháp cuối cùng xuống Thành Câu Thi Na. Nói cách khác, trước khi ra đi đức Phật đã mở ra một kỷ nguyên mới: khởi điểm của một đời sống bớt khổ thêm vui cho toàn thể thế giới. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu Phật không nhất thiết là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà nó có nghĩa là bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường diệt khổ mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Pháp Vũ Thi Thành” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

Đáng lý lời đầu sách có thể chấm dứt ở đây; tuy nhiên, khi tác giả vừa hoàn tất quyển sách này vào cuối tháng tư năm 2021 thì nạn dịch Corona đã hoành hành trên khắp địa cầu trên cả năm nay, giết chết không biết bao nhiêu sanh linh mà kể, đặc biệt là dân chúng tại các nước Trung Hoa, Hoa Kỳ, Âu Châu, và gần đây người dân Ấn Độ, dân của vùng đất Phật, đang bị ảnh hưởng nặng nề của nạn dịch bệnh Corona. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho dân chúng Việt Nam, dân chúng tại các vùng bị ảnh hưởng nặng nề, và dân chúng trên khắp thế giới vượt qua nạn dịch và sớm trở lại cuộc sống bình thường như trước đây.

 Thiện Phúc

 

Preface

 

Truly speaking, the Buddha’s enlightenment was in some respects the pinnacle of his achievement, but it was his subsequent teaching of Dharma (Truth) that laid the foundation for his enduring legacy to the posterity. The community of monks and nuns that he established ensured the transmission of this doctrine to future generations, and in the 3rd century B.C. the reign of the emperor Asoka played an instrumental role in the dissemination of Buddhism in India. It should be reminded that after the Buddha had attained enlightenment, He remained for seven weeks at the site of the Bodhi Tree and enjoyed great bliss. During this period he realized that what he had come to understand was a profound and difficult truth, which other people relished worldly attachment, would find hard to grasp. He concluded that it would be pointless to try to teach others about his enlightenment, but the great god Brahma Sahampati intervened and implored the Buddha to share his discoveries with humankind. Impelled by his great compassion, the Buddha decided to survey the world. He saw that beings are of different kinds: like lotuses in a pond, some are immersed underwater, other grow and rest on the surface, and other again come right out of the water and stand clear, He understood that just as some people have good qualities and others bad, some would be easy to teach and others would be difficult. Because of this diversity and out of his great compassion for all beings, the Buddha changed his mind and resolved to teach. For the next forty-five years, until his ultimate extinction, the Buddha taught Dharma. The number of his followers increased steadily and the community of monks, the Sangha, began to form. The Buddha himself continued wandering and begging for his food. He taught indiscriminately, talking to kings and paupers alike, and ceased traveling only in the three months of the rainy season. The Buddha did not appoint a successor. When his disciples asked who would lead them after his death, he retorted that they must turn to themselves and be guided by the Dharma as he had taught it to them. It would be the duty of the Sangha to maintain the Dharma when he was gone.

After arriving in Kusinagara, at his death approached, the Buddha asked the assembly of monks if they had any questions. The gathering remained silent. The Buddha took a quick look at all of his disciples before summarized his Last Teachings which included his emphasizing of previous parts of his core teachings: Three Dharma Seals, Four Noble Truths, the Noble Eightfold Path,  Four Immeasurable Minds, Causes-Effects-Retributions in Buddhism, the Twelve Conditions of Cause-and-Effect, Six Paramitas, Be Content with Few Desires and Be Satisfied with What We Have, Try to Be Moderate and Self-Restraint & Restrain and Control the Body and Mind,  Closely Associate With Good-Knowing Advisors, Not to Closely Associate With Evil Friends, Three Studies of Discipline-Meditation-Wisdom, Advantages & Disadvantages of Heedlessness & Heedfulness, Reliance on the Buddha's Dharma, Be A Refuge to Yourselves, Everything Is Impermanent, Impermanence of the Body and Mind, Big Obstructions & Challenges on the Path of Cultivation, Overcoming Obstructions and Challenges in Cultivation, and so on. Then, the Buddha gave his last teachings before his Nirvana. Finally, minutes before his passing away, the Buddha emphasized his last words to the monks: “All things composed are perishable. Now strive diligently.” Then, lying on his right side between two “sal” trees, he began meditating into the many stages of his complete and final extinction (parinirvana), after which he would never again be reborn. His body was cremated and, in accordance with his wish, the remains were divided among humans and gods; and stupas (dome-shaped funerary mounds) were erected to preserve the Buddha's relics.

In around 2009, Thiện Phúc composed a set of 8 books titled “Basic Buddhist Doctrines”. However, it's really difficult for people, especially lay people with a lot of familiy duties, to read or to study the total of 6,184 big-sized pages. So, Thiện Phúc extracted some chapters in 8 volumes, especially chapter 127 in Volume V, tried to revise and publish it as a small book titled “Showers of Dharmas in Kusinagara”. This little book can also be called “The Last Showers of Dharmas in Kusinagara”. This is not a profoundly philosiphical study of Buddhism, but a book that simply presents the last sermons of the Buddha, the Great Enlightened in human history. Before entering Nirvana, the Buddha poured the last gusts of rain of dharmas. In other words, before leaving the world, the Buddha opened a new era: A starting point of a life with less suffering but more happiness for the whole world. Devout Buddhists should always remember that cultivation in Buddhism does not necessarily mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. The Buddha already explained clearly about the path of elimination of sufferings which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Showers of Dharmas in Kusinagara” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.            

The preface should have stopped here; however, when I just completed this book in late April 2021, the Coronavirus pandemic has been done so much damage to the whole world for over a year, killing innumerable lives, especially people in China, the United States, Europe, and recently numberless people in India, the land of the Buddha, are heavily impacted by the Coronavirus pandemic. May the Grace of the Triratna support people in Vietnam, people in the heavily impacted areas, and people in the whole world to overcome the pandemic and soon return to their nomral life as before.

 Thiện Phúc


pdf_download_2
Pháp Vũ Thi Thành - Thiện Phúc






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78372)
07/11/2010(Xem: 140369)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.