Tâm Tâm Làm Phật, Chốn Chốn Cõi Phật

14/09/20213:52 CH(Xem: 4696)
Tâm Tâm Làm Phật, Chốn Chốn Cõi Phật

TÂM TÂM LÀM PHẬT, CHỐN CHỐN CÕI PHẬT
Thiền Sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715)
Nguyễn Thế Đăng

 

minh chau huong hai
Ảnh minh họa
Thiền sư Minh Châu Hương Hải

"Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô tr, tánh tướng tch nhiên, chng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt. Tìm thì chẳng được, b nó cũng chẳng lìa. hiện lượng thì khổ lầm rối rắm. Ngộ chân tánh thì Không - Minh rỗng suốt.

Tuy tức tâm là Phật, chỉ người chng mới biết. Nhưng có chứng có biết thì mặt trời trí huệ chìm đắm vào đất Hữu. Nếu không chiếu không ng thì mây mờ che lấp ca Không. Duy một niệm chng sanh thì mé trước sau đoạn dứt, chiếu thể độc lập, vật và ta đều Như.

Nhưng mê và ngộ lại nương dựa nhau, chân và vọng đối đãi nhau. Nếu cu chân bỏ vọng thì giống như trốn bỏ bóng làm nhc hình hài. Nếu thấu hiểu vọng tc chân thì giống như ở trong râm mát thì bóng mất. Nếu vô tâm mà soi chiếu vọng thì ý nghĩ hư vọng đều mất.

Nếu nhậm vận tịch lặng mà biết (tịch tri) thì các hạnh bèn khởi. Thế nên ngộ tịch thì không có tịch, chân tri thì không có tri. Vì Nhất Tâm là tri tịch chng hai nên khế hội lẽ mầu của không hữu dung hợp. Không trụ không bám, chng nhiếp chng thu, phải trái đều mất, chủ thể đối tượng đu dứt. Sự dứt này cũng tịch lặng thì Bát nhã hiện tin, Tâm tâm làm Phật, không một tâm nào chẳng phi là tâm Phật. Chốn chốn thành đạo, không một mảy trần nào chẳng phải là cõi Phật.

Thế n, chân và vọng, vật và ta, nêu một mà thu hết; tâm, Phật, chúng sanh vốn cùng chung một đường. Thế nên biết, thì người tùy theo các pháp, các sự vật, vật vật thì muôn ngàn sai khác nên người người chng đồng. Ngộ thì pháp tùy theo người, người người Một Trí nên dung hợp được muôn cảnh. Lời hết nghĩ dứt thì còn quả nào nhân nào nữa, th vn rng lặng thì ai đng ai khác. Chỉ  một tâm trống không sáng tỏ, tăng giảm dung hòa, giống như bông hoa trăng chiếu trong ớc, không thật mà có thể thấy. Như tấm gương vô tâm soi sáng các hình bóng trong gương. Chiếu mà thường Không vậy”.

“Chí đạo bổn hồ kỳ tâm. Tâm pháp bổn hồ vô trụ. Vô trụ tâm thể, tánh tướng tịch nhiên, phi hữu phi không, bất sanh bất diệt. Cầu chi nhi bất đắc, khứ chi nhi bất ly. Mê hiện lượng tắc hoặc khổ phấn nhiên, Ngộ chân tánh tắc không minh quách triệt. Tuy tức tâm tức Phật, duy chứng giả phương tri. Nhiên hữu chứng hữu tri, tắc huệ nhật trầm một ư hữu địa. Nhược vô chiếu vô ngộ, tắc hôn vân yểm tế ư không môn. Duy nhất niệm bất sanh, tắc tiền hậu tế đoạn, chiếu thể độc lập, vật ngã giai như.

 

Nhiên mê ngộ cánh y, chân vọng tương đãi, Nhược cầu chân khứ vọng, do khí ảnh lao hình. Nhược thể vọng tức chân, tợ xử âm tức ảnh. Nhược vô tâm vọng chiếu, tắc vọng lự đô quyên.

Nhược nhậm vận tịch tri, tắc chúng hạnh viên khởi. Thị dĩ, ngộ tịch vô tịch, chân tri vô tri. Dĩ tri tịch bất nhị chi nhất tâm, khế không hữu song dung chi diệu lý. Vô trụ vô trước, mạc nhiếp mạc thu, thị phi lưỡng vong, năng sở song tuyệt. Tư tuyệt diệc tịch, tắc Bát nhã hiện tiền. Tâm tâm tác Phật, vô nhất tâm nhi phi Phật tâm. Xứ xứ thành đạo, vô nhất trần nhi phi Phật quốc.

Cố chân vọng vật ngã, cử nhất toàn thu; tâm, Phật, chúng sanh, hồn nhiên tề trí. Thị tri, mê tắc nhân tùy ư pháp, pháp pháp vạn sai nhi nhân bất đồng. Ngộ tắc pháp tùy ư nhân, nhân nhân nhất tri nhi dung vạn cảnh. Ngôn cùng lự tuyệt, hà quả hà nhân. Thể bổn tịch liêu, thục đồng thục dị. Duy vong hoài hư lãng, tiêu tức xung dung, kỳ do thấu thủy nguyệt hoa, hư nhi khả kiến. Vô tâm giám tượng, chiếu nhi thường không hỷ”

 

Chí đạo” là thực tại rốt ráo, tối hậu, là bản tánh của tâm, bản tánh của sự vật. Bản tánh của tâm vốn ở nơi tâm mình, nơi tâm chúng sanh của mình.

Bản tánh của tâm, hay “tâm pháp”, “tâm thể”, hay “chân tánh” vốn vô trụ. Vô trụ là như hư không, không ở đâu cả mà không chỗ nào không có. “Chẳng phải có” vì như hư không, không có tướng gì để có thể thấy, nhưng chẳng phải không vì hư không là một thực thể. Hơn nữa, là thực thể làm nền tảng cho sự xuất hiện của mọi sự. Như hư không, “chẳng phải có chẳng phải không, tìm nó thì chẳng được, b nó cũng chẳng lìa", vì hư không thì trùm khắp và có mặt trong mỗi sự vật dầu nhỏ đến đâu. Tóm lại, bản tánh của tâm và của mọi sự là tánh Không. Và khi thấy rõ bản tánhtánh Không, thì tướng của tâm, tức là những ý nghĩ khởi từ tâm cũng là Không. Thế nên, “tánh tướng tịch nhiên”.

Nhưng tánh Không không phải là không có gì cả, không có phẩm tính nào cả. Tánh Không đi liền với sự sáng (“Không - Minh”); “Ngộ chân tánh thì Không - Minh rỗng suốt”.

Thế nhưng mê “hiện lượng”, tức là mê thực tại hiện diện trước mắt, mê thực tại Không - Minh, thì khổ lầm rối rắm, lạc vào sanh tử khổ đau.

Tc tâm là Phật", bản tánh của tâm Không - Minh này chính là Phật, “vốn ở tâm mình”. Tánh Không - Minh này là Pháp thân, là Phật, chỉ chứng mới biết. Nhưng nếu có chứng có biết, tức là có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì mặt trời trí huệ chìm vào đất hữu, tức là đã biến tánh Không thành cái có. Còn nếu không chiếu không ngộ, thì cũng là mây mờ của ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả che lấp cửa Không. Không chiếu không ngộ là không có Minh, thì làm sao soi chiếu để thấy biết tánh Không - Minh.

Duy một niệm chẳng sanh” là bản tánh của tâm, là Pháp thân, trong đó “mé trước mé sau đoạn dứt”. Bản tánh này vốn vô niệm, vốn là tánh Không, trong đó dù có niệm khởi thì niệm ấy vẫn là tánh Không. Như Bát Nhã Tâm Kinh nói, “Sắc, thọ, tưởng, hành thức là Không; Không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức", nghĩa là dầu có sự xuất hiện của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhưng chúng vẫn là Không, vì bản tánh của chúng là Không.

Khi đã thể nhập được tánh Không, thì “mé trước mé sau dứt mất , tất cả tâm - cảnh chỉ còn là một “chiếu thể độc lập, vật - ta đều Như”. Đây là điều được nói ở sau, “Nêu một mà thu hết”. Nêu một là duy một bản tánh, một chiếu thể độc lập Không - Minh, một khi chứng ngộ được thì gồm thâu tất cả các tướng, để tất cả các tướng trở thành một bản tánh.

Nhưng mê và ngộ lại nương dựa nhau, chân và vọng đối đãi nhau”, với người chưa chứng ngộ hoàn toàn thì ngộ nhưng vẫn còn một phần mê, chân mà vẫn còn một phần vọng, chứng ngộ tánh nhưng tánh ấy vẫn còn một phần tướng ở ngoài, tánh chưa gồm thâu tất cả các tướng. Trong tình thế còn phân hai mê đối với ngộ, vọng đối với chân, tướng đối với tánh như vậy mà muốn “cầu chân mà bỏ vọng thì giống như trốn bỏ bóng làm nhọc hình hài. Nếu thể hội, thấu hiểu vọng tức chân thì giống như ở trong râm mát thì bóng mất”. Khi ấy hành giả phải đi sâu vào trí huệ Bát nhã, trí huệ tánh Không hơn nữa để thấy phần vọng, phần mê, phần tướng còn lại tức là chân, tức là ngộ, tức là tánh thì đó mới là cách thực sự giải quyết vấn đề. Tóm lại, phải thấy rõ bản tánh của phần mê, vọng, của phần tướng còn lại chính là ngộ, chân, chính là tánh, để lấy tánh làm nền tảng gồm thâu tất cả tướng. Đó là “không trốn bỏ bóng làm nhọc hình”, nghĩa là không trốn bỏ tướng bằng cách dùng tướng khác đối trị, mà vào trong râm mát thì bóng mất, nghĩa là vào hoàn toàn trong tánh thì tướng mất.

"Nếu vô tâm mà soi chiếu vọng thì ý nghĩ hư vọng đều mất". Vô tâm đây không phải là đối trị với tâm niệm, với ý nghĩ, để được vô tâm, mà vô tâm, vô niệm chính là bản tánh của tâm, là nền tảng của tâm. Ở nơi bản tánh vô tâm (“tâm thể vốn vô trụ”) mà soi chiếu vọng thì ý nghĩ vọng đều mất, như ở trong đại dương thì các làn sóng tự sanh tự diệt trong đại dương. Trụ nơi chân tánh Không - Minh mà soi chiếu vọng thì ý nghĩ vọng đều mất, đều tiêu tan trở lại vào chân tánh Không - Minh.

Những câu trên không phải là những lý luận hoặc những ý tưởng của ý thức phân biệt, mà là công phu thiền định (Chỉ), thiền quán (Quán) và thiền định thiền quán đồng thời (Chỉ Quán đồng thời) trong thời gian dài, như tiểu sử cuộc đời của Thiền sư cho thấy. Kinh Viên Giác nói: “Nếu các chúng sanh chuyên cần tu ba pháp quán. (Chỉ, Quán và Chỉ Quán đồng thời) tức gọi là Như Lai xuất hiện ở đời vậy" (Chương Bồ tát Viên Giác).

 

Nếu nhậm vận tịch tri, các hạnh bèn khởi". Nhậm vậnthành ngữ để chỉ "vô công dụng đạo", cùng nghĩa với “vô tâm” ở câu trên. Đây là “tự tánh khởi dụng”, nói theo Lục Tổ Huệ Năng trong phẩm Phó Chúc, Pháp Bảo Đàn Kinh. Nó có nghĩa là “xứng tánh làm Phật sự”, một câu trong kinh Nhật tụng chúng ta thường tụng hàng ngày. Các hạnh khởi từ tánh Không – Minh, và luôn luôn tương ưng với tánh Không – Minh, cho nên “làm Phật sự” là làm việc giải thoát.

Thế nên ngộ tịch thì không có tịch, chân tri thì không có tri”. Tịch là cái tịch lặng của tánh Không, tánh Không ấy không có tịch, không phải là hoàn toàn tịch lặng như sự chết, mà còn có tánh Minh, tánh sáng sống động. Chân tritrí huệ chân thật, trí huệ này không có cái biết của thức phân biệt để bị lạc vào sanh tử.

nhất tâm là tri - tịch chẳng hai, cho nên khế hội lẽ mầu của không - hữu dung hợp". Nhất tâmbản tánh của tâm, trong đó tri - tịch chẳng hai, chiếu - tịch chẳng hai, Minh - Không chẳng hai, cho nên khế hợp, khế hội, thấu hiểu không - hữu dung hợp. Không hay tịch là tánh Không của mọi sự và Hữu là các hiện tướng xuất hiện trong sự soi chiếu của tánh Minh, trong tánh Chiếu. Chính vì bản tâm là Không - Minh, cho nên có Không - Hữu dung hợp, tức là pháp giới Chân Không - Diệu Hữu.

Khi đã nhậm vận là an trụ hoàn toàn trong bản tánh của tâm, trong Pháp thân Không - Minh, trong “chiếu thể độc lập”, thì tự nhiênkhông trụ không bám, chẳng nhiếp chẳng thu, phải trái đều mất, chủ thể đối tượng đều dứt. Sự dứt này cũng (tự nhiên) tịch lặng thì Bát nhã hiện tiền”. Trí huệ Bát nhãtrí huệ thấy biết Pháp thân Không - Minh, hay Phật. Trí huệ Bát nhã hiện tiền nghĩa là tánh Không - Minh hoàn toàn chiếm cứ sanh tửchuyển hóa sanh tử thành Niết bàn.

Mỗi tâm mỗi tâm đều làm Phật, không một tâm nào chẳng phải là tâm Phật. Chốn chốn thành đạo, không một mảy trần (hạt bụi) nào chẳng phải là cõi nước Phật”. Khi đã đến tận nguồn tâm, hoàn toàn sống trong bản tánh của tâm hay Pháp thân Không - Minh, thì mỗi mỗi khởi tâm, mỗi mỗi tâm sanh “đều làm Phật”, đều là Pháp thân Không - Minh, không tâm nào chẳng phải là tâm Phật, không tâm nào chẳng phải là Pháp thân.

Khi ấy chốn nào nơi nào đều là “chốn chốn thành đạo”, đều là sự hiển bày của Pháp thân Không - Minh hay Tịnh độ. Tịnh độ ấy không chỉ ở cấp độ vĩ mô là sắc thanh hương vị xúc pháp của con người, mà còn ở cấp độ vi mô, trong từng hạt bụi ( mảy trần) của vũ trụ. Đây là pháp giới Chân Không - Diệu Hữu, không có cái gì, dù là một hạt bụi, có thể ra ngoài Phật và không là sự biểu lộ của Pháp thân Phật.

Để mỗi tâm mỗi tâm làm Phật, mỗi chốn mỗi chốn là cõi nước Phật, cần thấy được. “ngộ” được nền tảng của mỗi mỗi tâm, của mỗi mỗi chốn là chân tánh, là Pháp thân Không - Minh, từ đó mỗi tâm mỗi chốn lưu xuất, xuất hiện. Tin và thấy được, ngộ được nền tảng của tâm và chốn, của tâm và cảnh là Pháp thân Không Minh, thì phải tiếp tục “nhập”, nghĩa là sống sâu rộng trong Pháp thân ấy cho đến khi trọn vẹn. Quá trình Ngộ, Nhập (theo thuật ngữ của Kinh Pháp Hoa, Khai, Thị, Ngộ, Nhập) được tiến hành bằng thiền định, thiền quán, định quán đồng thời và các hạnh Bồ tát để tương ứng càng lúc càng trọn vẹn với Pháp thân Không - Minh.

 

Cho nên chân và vọng, vật và ta, nêu một mà thu hết. Tâm, Phật, chúng sanh vốn cùng chung một đường”. Đây là câu kệ trong Kinh Hoa Nghiêm, “Tâm, Phật, và chúng sanh; cả ba không sai khác" (phẩm Dạ Ma cung kệ tán, thứ 20). Cả ba cùng một bản tánh của tâm “vốn có sẳn ở tâm mình”, cùng một Nhất Tâm của toàn thể pháp giới chúng sanh. Pháp giới Chân Không - Diệu Hữu ấy là Pháp giới Nhất Chân, trong đó tất cả đều là Phật.

Thế nên biết, mê thì người tùy theo các pháp, các sự vật; các pháp thì muôn ngàn sai khác nên người người chẳng đồng. Ngộ thì pháp tùy theo người, người người Một Trí nên dung hợp được muôn cảnh”. Chạy theo các pháp, các sự vật muôn ngàn sai khác, thậm chí các pháp môn riêng biệt, bèn tạo ra đủ thứ tướng muôn ngàn sai khác của sanh tử.

Cũng từ đó mà có đủ thứ chúng sanh khác biệt, “người người chẳng đồng”. Còn nếu đưa các pháp, các sự vật trở về nguồn cội, nền tảng của chúng là Nhất Tâm, Một Trí, thì sanh tử hết phân chiatrở lại pháp giới Nhất Chân. Chính cái Một Trí, Nhất Tâm này dung hợp được muôn cảnh, dung hợp được vô số chúng sanh để tất cả cùng đồng một Phật tánh, “tâm, Phật, chúng sanh vốn cùng chung một đường".

Các tướng muôn ngàn sai khác của sanh tửchúng sanh là do thức phân biệt mà có, khi thức phân biệtđều dứt, sự dứt này cũng bình lặng thì Bát nhã hiện tiền: duy một niệm chẳng sanh thì mé trước mé sau đoạn dứt, chiếu thể độc lập, vật và ta đều Như”.

Lời hết nghĩ dứt thì còn quả nào nhân nào nữa, thể vốn rỗng lặng thì ai đồng ai khác. Chỉ một tâm trống không sáng tỏ, tăng giảm dung hòa”. Lời hết nghĩ dứt là khi thức phân biệt đã chuyển hóa thành trí vô phân biệt. Trong cảnh giới vô phân biệt của Phật, trong pháp giới Nhất Chân, quả nào cũng là quả Phật, nhân nào cũng là nhân Phật. Khi ấy pháp giới đồng một vị vàng ròng, không còn nhân riêng khác với các nhân khác, quả riêng khác với các quả khác, cho nên một nhân bằng vàng thì tất cả quả bằng vàng và tất cả nhân bằng vàng thì một quả bằng vàng. Đó là pháp giới toàn nhân toàn quả, toàn nhân Phật và toàn quả Phật.

Giống như bóng hoa trăng chiếu trong nước, không thật mà có thể thấy, Như tấm gương soi sáng các hình bóng trong gương, Chiếu mà thường Không vậy”. Những hình tướng vô vàn sai biệt của thế gian này, “không thật mà có thể thấy, như bóng trăng trong nước”, chỉ là những xuất hiện có thể thấy nhưng không thật, như huyễn như mộng. Người thấy như vậy thì giải thoát ngay khi thấy các hình tướng. Nhưng hơn nữa, chính những hình tướng xuất hiện ấy không làm che tối mặt nước, mà lại “trang nghiêm" cho mặt nước trong trẻo.

Thường trụ trong tấm gương vô tâm thì các hình bóng trong gương được soi sáng. Các hình bóng xuất hiện ấy không che mờ tấm gương mà lại còn “trang nghiêm” cho tấm gương. Các hình bóng trong gương là phương tiện Chiếu của bản tâm và tấm gương vô tâmphương diện Không của bản tâm. Thế nên, bản tâm là “Chiếu mà thường Không vậy”. "Chân tánh thì Không - Minh rỗng suốt vậy”.

Xem thêm:
Toàn Tập Minh Châu Hương Hải - Lê Mạnh Thát
Hương Hải Thiền sư ngữ lục - một bộ ngữ lục quý hiếm của nước ta




 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/09/2013(Xem: 53275)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.