Hương Hải Thiền sư ngữ lục - một bộ ngữ lục quý hiếm của nước ta

03/12/20183:36 SA(Xem: 10585)
Hương Hải Thiền sư ngữ lục - một bộ ngữ lục quý hiếm của nước ta

HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC -
MỘT BỘ NGỮ LỤC QUÝ HIẾM CỦA NƯỚC TA
Thích Không Hạnh

 

huong Hai (1)Kho tàng thư tịch Hán Nôm là một trong những di sản Phật giáo quý báu mà các thế hệ tiền nhân đã để lại. Trên tinh thần trân trọng những giá trị đó, Thư viện Huệ Quang trực thuộc Trung tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm Hán Nôm tiêu biểu, như là một phương cách giữ gìntôn trọng di sản Phật giáo Việt Nam. Tán trợ nỗ lực của Thư viện, chúng tôi sẽ tổ chức đăng tải và trân trọng giới thiệu đến bạn đọc gần xa. 

 

Nội dung 

Các vị cao tăng đắc đạo ngày xưa khi thị tịch thường được các đệ tử ghi lại tiểu sử và tập hợp các lời dạy trong một thể văn gọi là lục/ngữ lục, như: Lâm Tế ngữ lục, Tuyết Đậu ngữ lục, Cảnh Đức truyền đăng lục… Ở Trung Hoa có hàng trăm bộ ngữ lục như vậy. Nhưng ở nước ta, sách ngữ lục được biên soạn không nhiều và số còn lại rất hiếm, như: Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục, Thiền lâm thiết chuế ngữ lục (thất bản), Khóa hư lục, Tam tổ thực lục, Thánh đăng lục, Chuyết Chuyết thiền sư ngữ lục (không đủ bộ), Thủy Nguyệt Thông Giác ngữ lục (mới phát hiện), 

Theo Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II, NXB KHXH 1990: “Nói về tác phẩm của Thiền sư thì tác phẩm chính và quan hệ nhất là sách ngữ lục…, còn các sách khác hoặc bằng Hán văn, hoặc dịch và chú giải các sách kinh ra quốc ngữ phương ngôn… Tóm lại, sách Hương Hải Thiền sư ngữ lục (HHTSNL), tuy khối lượng nhỏ, nhưng là một bộ sách có thể đại biểu cho tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII và kế tục hệ thống Phật giáo Trúc Lâm của Việt Nam, sáng tạo từ triều Trần (thế kỷ XIII). Nó là một tác phẩm hoàn toàn Việt Nam, nội dung cũng như hình thức đều có sáng tạo riêng của Việt Nam, và là tác phẩm chính của vị Thiền sư tục gọi là Tổ Cầu ở triều Lê, do các đệ tử Thiền sư soạn thuật”. 

Hương Hải Thiền sư (1631-1718), tục gọi Tổ Cầu, gốc tích người làng Áng Độ, tổ bốn đời là Trung Lộc hầu theo Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp ở xã Bình Yên thượng, phủ Thăng Hoa nay là tỉnh Quảng Nam. Thiền sư là người thông minh, đỉnh ngộ, 18 tuổi đậu hương tiến, làm đến chức tri phủ Triệu Phong. Sau đó ngài từ quan đi tu. HHTSNL ghi lại sự nghiệp tu hành và hoằng hóa của ngài với những mục chính như Trần Văn Giáp đã nêu trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II, NXB KHXH 1990: 

- Mục 1-2, tuy không rõ tên mục là gì, đọc nội dung các tờ còn lại, phần nhiều là các chuyện thần thoại hoang đườngliên quan đến Tổ sư, cùng là nhiều pháp thuật chữa bệnh cho các vua, các chúa và các quan triều Lê. 

- Mục 3, ta thấy rõ sự lợi dụng lẫn nhau giữa Phật giáo và chính trị trong thời đó, nhất là vai trò của các nhà sư trong việc chiến tranh. 

- Mục 4, nói về việc Tổ sư bắt đầu về ở doanh Hiến và các kinh sách Phật diễn dịch, chú giải ra quốc ngữ phương ngôn; có ghi tên các sách: (liệt kê 20 sách). 

- Mục 5, nói về việc xây dựng lại chùa Nguyệt Đường theo một quy mô mới và cách bố trí các tượng ở trong chùa ấy; mục này có thể giúp ích cho lịch sử môn học kiến trúc, điêu khắctriết học, v.v… 

- Mục 6 là mục quan hệ nhất, ghi rõ những sinh hoạt hàng ngày của Tổ sư khi ở chùa Nguyệt Đường và các bài thơ, bài kệ, lời dạy bảo các học trò về những tư tưởng cao siêu trong triết học Phật giáo và danh sách các học trò nối dõi sau này. 

- Mục 7 là mục cuối cùng ta hiện có, ghi việc xảy ra trước khi Hương Hải Thiền sư mất, có ghi một số câu kệ tuyệt bút của Thiền sư về lẽ sống chết, tức là tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII. Sau cùng nói về việc xây tháp, v.v… 

Về tác giả bộ sách, căn cứ vào câu “tự pháp soạn thuật” và những liên hệ lịch sử xung quanh, Lê Mạnh Thát đoán tác giả của HHTSNL là Chân Lý Hiển Mật hoặc Như Nguyệt Hoa Quang, tức đệ tử và đệ tôn của Thiền sư Hương Hải. Hai vị này là những cao đồ đã kế thừa và xiển dương thiền phái của Tổ Minh Châu Hương Hải
huong Hai (2)
Các truyền bản 

Sách Kiến văn tiểu lục, thiên Thiền dật của Lê Quý Đôn (1726 - 1784) đã dành mấy chục trang để viết về cuộc đời, sự nghiệp và trích dẫn thơ văn của Thiền sư Hương Hải dựa trên bản in lần đầu năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747). 

Theo Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II, NXB KHXH 1990 của Trần Văn Giáp: HHTSNL 1 cuốn, sách in ván gỗ, giấy bản xơ (27.5x17), 48 tờ, tờ 2 trang, trang 7 dòng, dòng 16 chữ, chữ khắc vuông vắn rõ ràng. Sách lưu tại Trung tâm Khoa học Xã hội với kí hiệu VHv.2379: “Đầu sách có một bài tựa, đề là “Tự pháp soạn thuật”, tức là nói sách này do đồ đệ của Thiền sư ghi chép lại, có đề năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747), nhưng bản sách nói trên không phải là bản in đời Lê; niên hiệu năm in có lẽ ghi ở 2 tờ đầu hiện đã bị rách mất nên không biết rõ, nhưng theo phiếu ghi cũ của TVKHXH thì sách này in năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), ván khắc đề tại chùa Sùng Khánh”. 

Theo Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, NXB KHXH Hà Nội 1993: HHTSNL mang ký hiệu VHv2379, soạn thuật và viết tựa năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747), 1 bản in, 92 trang, 27x17, 1 tựa. Truyện về Thiền sư Hương Hải: ông sinh vào thời Lê, ở xã Bình An, phủ Thăng Hoa, tỉnh Quảng Nam, tu hành đắc đạo, được vua Lê và chúa Trịnh tôn sùng, nhân dân kính mến. 

Lê Mạnh Thát dẫn trong Toàn tập Minh Châu Hương Hải, NXB TP.HCM 2000: (không cho biết bản xuất xứ từ đâu, chỉ ghi) Bản chúng ta hiện có ngày nay là bản in năm Cảnh Hưng thứ 8, Đinh Mão (1747), khổ 27.17, gồm 46 tờ, mỗi tờ hai trang a và b, mỗi trang 7 dòng, mỗi dòng 32 chữ (có lẽ đánh máy nhầm, chỉ có 16 chữ), trừ những dòng có in thơ thì số chữ ít hơn, mỗi dòng có thể từ 10 đến 14 chữ tùy theo thể thơ. Chữ khắc đẹp, rõ nét, dễ đọc. Bản chúng tôi hiện sở hữu sau tờ 1 chép bài tựa, thì tờ 2 đã rách mất hoàn toàn. Tờ cuối cùng là tờ 46, nhưng căn cứ văn mạch thì chắc chắn phải còn thêm một vài tờ nữa. 

Như vậy, bản HHTSNL của Viện NCHN chính là bản của Trung tâm KHXH đã được di chuyển về và vẫn giữ nguyên ký hiệu VHv.2379. Bản Lê Mạnh Thát sử dụng có lẽ được sao chụp từ bản VHv.2379 đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện nay. Đến đây, vẫn chưa biết đích xác niên đại bản in HHTSNL của bản VHv.2379, và văn bản vẫn còn khuyết các trang 1, 2, 47, 48, 49 là những trang rất quan trọng. 

Bản do thầy Thích Đồng Dưỡng sưu tầm: Sách đóng thành 1 quyển, 50 trang (bài tựa 1 trang, sau đó chánh văn đánh số từ trang 1-49), giấy dó, chữ rõ. Sách còn tương đối hoàn chỉnh, chỉ mất vài chữ có thể đoán đọc ra được. Sách khắc in năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747) ở cuối bài tựa trang 1 và cuối sách và trùng san năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Khung vuông cuối sách còn cho biết Hòa thượng Chính Tông trụ trì chùa Nguyệt Đường là người đứng ra tuyển chọn khắc ván trong lần in đầu vào năm Cảnh Hưng thứ 8. Văn bản hiện được trân tàng tại Pháp Đăng viện chùa Ba Phong, Duy Xuyên, Quảng Nam. 

Với việc phát hiện văn bản này, chúng ta đã giải quyết được hết các vấn đề mà văn bản VHv.2379 khiếm khuyết để lại. Từ niên đại khắc bản và trùng san, người biên soạn cho đến nội dung của những trang thiếu. Văn bản cũng đã xác chứng nhận định của Trần Văn Giáp về truyền bản VHv.2379 được khắc vào thời Thiệu Trị là chính xác. Trang cuối có dòng niên đại trùng khắc có lẽ đã quá mục rủn qua quá trình bảo quản và di chuyển đã không còn nữa. Đây chính là những đóng góp rất quan trọng của bản HHTSNL do thầy Thích Đồng Dưỡng sưu tầm. 

Có thể truyền bản khắc in năm Thiệu Trị 1847 được rập y khuôn lại (bằng cách để văn bản giấy cũ lên ván mới mà khắc) truyền bản Cảnh Hưng 1747, trước sau đúng 100 năm. Muốn biết chính xác hơn điều này, có thể dùng phần trích dẫn HHTSNL của Lê Quý Đôn để đối chiếu, vì truyền bản đời Lê đến nay chưa tìm được. 

Ấn bản phục chế của thư viện Huệ Quang 

Ấn bản phục chế HHTSNL của thư viện Huệ Quang trong tùng thư Huệ Quang Phật điển tùng san mang ký hiệu HQPĐTS.33 là sự kết hợp giữa hai văn bản do thầy Thích Đồng Dưỡng sưu tầm và bản Lê Mạnh Thát sử dụng trong Toàn tập Minh Châu Hương Hải (bản này tuy mất trang nhưng chữ rõ đẹp). Chúng tôi chủ trương, hai hay nhiều văn bản giấy nếu cùng xuất phát từ một ván khắc thì có thể kết hợp để cho ra một văn bản tốt hơn mà vẫn đảm bảo được tính nguyên bản ban đầu của truyền bản. 

Nhân đây, chúng tôi xin chân thành tri ân thầy Thích Đồng Dưỡng, nhờ công sưu tầm của thầy mà chúng ta có được bản HHTSNL vô cùng quý hiếm, một sự bổ sung hoàn hảo cho bản HHTSNL VHV.2379 khiếm khuyết duy nhất lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm được biết rộng rãi hiện nay. 


Thích Không Hạnh




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11125)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.