Trí Tuệ Nữ Nhi

12/11/20214:21 SA(Xem: 4134)
Trí Tuệ Nữ Nhi
TRÍ TUỆ NỮ NHI 
Lê Huy Trứ
 
hoa senMở đầu
 
Theo Tăng Chi, II-3, người ngu muội độn căn hay xuyên tạc lời dạy của Đức Phật còn người thiện tri trí thức bao giờ cũng giữ một thái độ đúng đắn, trung thực với lời dạy của Ngài:
 
"Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này hay xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai."
 
"Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai có nói, có thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai không nói, không thuyết. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai." (Tăng Chi, II-3)
 
Đọc đoản kinh của Tăng Chi, II-3 trên, tôi tự vấn,
 
Tôi ngu muội hay thông minh?
Tôi vô học hay bác học?
Tôi là độn căn hay trí tuệ?
Tôi tốt đẹp hay xấu xa?
 
Vì tôi không thể,
 
Vừa ngu muội vừa thông minh,
Vừa vô học vừa bác học.
Vừa độn căn vừa trí tuệ.
Vừa tốt đẹp vừa xấu xa?
 
Hiển nhiên, hai câu kinh trên tuy đồng khác biệt (Same Difference - used to express the speaker's belief that two or more things are essentially the same, in spite of apparent differences) nhưng chúng nó đã trực chỉ cái bản lai đẹp nhất thế giới lẫn cái diện mục yêu quái xấu nhất hoàn cầu của tôi.
 
Tôi thấy nhan nhản trên internet, Đức Phật noái như ri, dạy như rứa.  May mắn thay, hầu như tất cả toàn là lời hay ý đẹp, hợp với đạo đức, và thể hiện tinh thần giáo lý của Phật Giáochúng ta có thể tìm thấy trong kinh điển.
 
Tôi cũng nghe đây là ngụy kinh đó mới là chân kinh nhưng may mắn thay, hầu như đa số những kinh điển xưa đó điều xiển dương Phật Pháp của Đức Thế Tôn tuy phương pháp hành văn có ‘cải cách’ khác xưa nhưng vẫn đồng nghĩa ‘nguyên thủy.’
 
Tôi cũng nghe thấy, “Y kinh giảng nghĩa tam thế phật oan. Lìa kinh nhất tự tức đồng ma thuyết.”
 
Tôi cũng nghe mại mại như vầy, đừng vội nghe rồi thì cả tin những gì họ nói Như Lai nói hay Như Lai không nói.  Cho dù họ là bật danh cao trọng vọng, ngay cả đích thị chính mình nghe thấy từ kim khẩu của Như Lai.   Mà hãy tự mình chiêm nghiệm, phân tích những lời nói đó xem nó có chánh ngữ không rồi thì nhìn kỷ những gì Như Lai làm mà tự thực nghiệm theo đúng như vậy ắt sẽ giác ngộ
 
Sau khi lở dại, giác ngộ rồi dù không muốn nghe lẫn tin Như Lai thì cũng phải đủ trí khôn để thấy, và tin cái chân lý đã tự mình chứng kiến, kinh qua rồi nhờ đó mới hiểu, biết, thấy, và tin vào cái như thị tri kiến, viên dung thuần khiết đó.
Sự khác biệt giữa kẻ trí thức bác học với bật vô học trí tuệ là người trí thức phân biệt nhị nguyên, bác học phân tích lý luận của hiện tượng với mớ kiến thức học hỏi và thực nghiệm. 
 
Trong khi đó, bật trí tuệ vô học mà kiến giác cho nên họ không phân biệt nhị nguyên
 
Bật vô học trí tuệ chiếu kiến hiện tượng sắc tướng trong vũ trụ như thị tri kiến với tâm lòng bất nhị.
 
Câu hỏi đơn giản, và thấp kém hơn một tí, đó là:
 
Hữu sắc cũng là tâm hay vô sắc tướng cũng là tâm?
 
Tướng là tâm và tâm là tướng?
 
Mà Tâm là gì?
 
Tâm là toàn bộ dữ liệu của Tam Giới.  Cái vũ trụ mênh môngchúng sinh đang sống trong đó chỉ là một phần nhỏ của Tam Giới với nhiều chiều không gian vô hình.
 
Chúng sinh, động vật kể cả nhân sinh trên trái đất chỉ như là những vi như trần trong vũ trụ.  Trong tam giới có đa vũ trụ, và cũng có những chúng sinh với sắc hình tướng cấu tạo khác biệt, tâm linh cao thấp khác lạ, thậm chí vô hình ảnh, vô sắc tướng.
 
Chúng sinh đó có những khả năng như “thần thông,” hoàn toàn khác hẳn với những chúng sinh trên quả địa cầu.  Ngược lại, chúng sinh này cũng thèm thuồng những gì chúng sinh trên trái đất được đặc ân.  Đó là, vô minh, tham sân si, đau khổ và tứ khoái lạc qua nhục thân (biodiversity) của chúng sinh, và đặc biệt đối với nhân sinh.
 
Cõi trần ai có thể là thí trường, và hý trường để chúng sinh trong tam giới từ những chiều không-thời gian khác du hý tử vong, kinh nghiệm vật chất, sở trụ bởi trọng lực, mà chúng nhân sinh gọi là thực tại, như thật.
 
Có thể cõi trần gian là cõi đặc biệt, hản hữu nhất, một đặc ân,  một nhân duyên kỳ diệu nhất trong tam giới.  Bởi vì thế khi “tính linh”  (linh hồn, spirit comes from the Latin word for "breath," and like breath, spirit is considered a fundamental part of being alive) từ những chiều không gian khác, tùy duyên nghiệp khác biệt mà chui vài cái túi da người hay động vật, ngay cả thực vật (biodiversity, the variety of life in the world or in a particular habitat or ecosystem) mà Phật Giáo gọi là chúng sinh, để được thở, rồi tạo thành sinh lực, và sự sống.   
 
Chúng sinh này (hay chúng tatình nguyện tới trên trái đất với mục đích để được kinh nghiệm, hưởng thụ mùi đắng cay, chua mặn, ngọt bùi trên trần gian, cho dù họ bị đọa đày hay thử thách
 
Khi đã trở thành hiện sinh trên trần ai thì chúng sinh vật này cố bám trụ nơi duy nhất trong tam giới, nơi mà chúng có thể sở trụ được.  Chúng không muốn rời những vật chất chúng tích lũysở hữu chủ, nhất là nhục thân khi duyên nghiệp tận.  Ngược lại, chúng mong cầu được tái sinh, “đáo bỉ ngạn,” trở lại trong vòng luân hồi, sinh tử trên cõi trần gian để được tái kinh nghiệm thú vị của mùi đời, với những vật chất, sắc tướngchúng nó tưởng là thật tại, dù chỉ trong một khoàng khắc rất vô thường.
 
Be careful what you wish for.
 
Cho nên, những hành giả mong đáo bỉ ngạn, ưng vô sở trụ, giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, muốn nhi sinh kỳ tâm, tri kiến phật, muốn thành phật, phải tự tin, tận dụng trí thức tuệ để biết rõ ràng, chắc chắn những điều mình ước muốn.  Chứ khi lìa thế gian, quyết tâm tu hành, và khi đã thành Phật, nhập diệt, quá vãng, tiêu diêu cực lạc rồi thì không có thể đáo bỉ ngạn để được sở trụ trên cõi trần gian đấy nhé.
 
Cõi phật không bờ không bến, ngoài vòng luân hồi, nên không thể đáo bỉ ngạn như ở những cảnh giới cao hay thấp hơn trong không gian đa chiều, nơi mà những chúng sinh đó chỉ một niệm là tới, chưa kịp niệm đã về.
 
Thời gian trên những hành tinh đó khác với thời gian trên quả đất như khoa học đã giải thích.  Chỉ một tạp niệm từ tam giới có thể lạc tới một kiếp trần ai trên cõi đời này?
 
Trên thực tế chúng sinh đó chưa đi mà đã đến, chưa tới mà đã trở về như mộng như ảo, như những giấc mơ mộng ngắn ngủi của chúng sinh trên cõi trần ai.
 
Cũng như khi tâm trí ta lo ra, chỉ cần một sátna, thì cái tâm phan duyên đó trở về vui buồn cùng quá khứ, hay đi tới lo lắng với tương lai, dù thân thể ta vẫn sống ở hiện tại, ngay cả lúc chúng ta đang thức.
 
Thân giới hạn tâm.
Trả nợ sớm nghỉ sớm.
Trả nợ trể nghỉ trể.
Ít nghiệp giải thoát sớm.
Nhiều nghiệp phóng thích trể.
Người hiền chết sớm.
Đứa ác sống lâu.
 
Hay đúng ra,
 
Ngu chết.  Khôn sống.
Không thiện.  Không ác.
Không đau.  Không khổ.
Sống ở, thác về.
(Lê Huy Trứ)
Trong cỏi Tam Giới, từ nơi anh minh đó, mà chúng ta tới, từ nơi vô minh này mà chúng ta lạc lõng, và rồi từ đây khi hết duyên nợ, chúng ta trở về.
 
Khoa học chưa chứng minh được những điều mà tôi đề cập ở trên.  Tuy nhiên, hầu hết tất cả chúng ta đều đồng ýchúng ta không phải là những sinh vật duy nhất, cô đơn trong vũ trụ.
 
Tất cả kiến thức này ở trong thư viện vũ trụ, A Lại Da Thức database, virtual intelligence, tính linh, lục thần thông này đồng thời ở trong bộ não, tiểu thư viện vũ trụ của nhân sinh.
 
Trong thân có sẳn báu, chỉ cần biết quán tự tại, không cần tìm đâu xa.
 
Vậy thì chúng ta từ đâu tới?
Where are we coming from?
Chúng ta biết chúng ta từ đâu tới.
Không cần tự đặt câu hỏi vô lý.
 
Tiền nhân trong những thế kỷ về trước tin rằng chúng ta từ ngoài không gian, từ những hành tinh khác, đến cõi trần gian tạm bợ, ở trọ nơi này với nguyên nhân, có lý do, và do chủ đích.
 
Chúng ta có thể tìm thấy bằng chứng này trong những kim tự tháp của Ai Cập với lối kiến trúc trông rất tương tự như những kim tự tháp nhỏ hơn ở Nam Mỹ.  Thổ dân Nam Mỹ tin tưởng tổ tiên họ đến từ sao hỏa (Mars).  Ngay cả bây giờ, dân Ai Cập chắc chắn không đủ thông minh để xây kim tự tháp cổ mấy ngàn năm về trước được y như vậy.  Thay vì, họ có thể đã làm nô lệ, lao công cho một giống thượng đẳng, có trí khôn và kỷ thuật cao hơn, đến từ một nơi nào đó ở ngoài trái đất?
 
Tất cả những văn minh, kiến thức, kỷ thuật, văn hóa, khoa học hiện sinh có thể được rút tỉa từ kho tàng A Lại Da Thức, nơi chứa những chủng nghiệp tử của vũ trụ.
 
Ai cắc cớ, sáng chế ra những trò chơi rắc rối này?
Đây là nguyên nhâncon người sáng lập ra tôn giáo, và đồng thời khám phá khoa học.
Sáng tạo hay tiến hóa?
Phật Giáo quan niệm trung dung, bởi do nguyên nhânnghiệp quả.
Mọi vật cũng là tâm và mọi tâm cũng là vật.
 
Everything material is also mental and everything mental is also material.”  David Bohm
 
David Bohm, cố vật lý gia, bật thầy của những khoa học gia trong lãnh vực Quantum Mechanics and Enlightenment.  Với trí tuệ thức, ông ta đã kiến lượng tử, gần tới bất nhịTuy nhiên, như đa số, ông ta chỉ gần giác ngộ được đồng nhất tính của sắc lượng tử và vũ trụ chứ chưa có ai chiếu kiến tới bất nhị tính của vô sắc tướng.
 
Viên dung hơn nữa là thấy sắc động nhưng lòng không động.
Thấy vô sắc như như bất động như tâm bồ đề như như bất động.
Lúc đó, bổng nhiên sẽ nhi sinh kỳ tâm.  Tri kiến Phật.
“Cách nhìn thay đổi thì vật/việc được nhìn cũng đổi thay theo.”
If you change the way you look at things, the things you look at change.” Wayne Dyer
Nếu ta thay đổi lối quan sát những đối tượng, những đối tượng đó cũng đổi thay theo.
 Nếu ta thay đổi quan niệm thì quan điểm cũng đổi thay theo.
Viên diệu hơn,
Nếu biết quán tự tại thì sẽ chiếu kiến, không có chủ thể, không có đối tượng.
Khoa học đã khám phá ra sự kiện này qua rối loạn lượng tử, là hạt (sắc) khi được quan sát, là sóng (vô sắc) khi không quan sát.
Vô ảnh, vô hình.
 
Ảnh là trăng dưới nước
Lấp lánh trong mặt hồ
Đêm qua trăng rơi muộn
Bóng vỡ vòng sóng đùa...
(Lê Huy Trứ)
 
Không có vật bị quan sát nên không có kẻ quan sát.
Không có người nghe pháp nên không có người thuyết pháp.
Không có người để độ nên không có kẻ độ.
Không có khổ đau nên không diệt khổ đau.
 
Tất cả do Tâm tạo.
Cho nên,
Tâm bình, thế giới bình.
An tâm, kiến tánh.
Chứ không phải, “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đây chính là điểm hiểu biết rất cá biệt giữa kẻ ngu muội (vô minh,) và kẻ trí huệ (anh minh.)
Kẻ ngu muội tưởng mình thông minh hơn người cho nên dốt vẫn hoàn nát.
 
Kẻ dốt, và nếu tự biết mình dốt thì có thể giáo hóa cho bớt dốt.  Chứ kẻ ngu muội, tự tôn, cao ngạo thì bất khả trị vì cái ngu truyền kiếp đó đã trở thành hủ tục rất khó mà gọt rữa tức thời.
 
Hai bài kệ Cảm Hoài của Bảo Giám Thiền Sư sau đây đã diễn tả rốt ráo những bật trí tuệ.
 
Cảm hoài kỳ 1 感懷其一 • Cảm hoài kỳ 1
Bảo Giám thiền sư
感懷其一
 
得成正覺罕憑修,
祗為牢籠智慧懮。
認得摩尼玄妙理,
正如天上顯金烏。
 
Cảm hoài kỳ 1
 
Đắc thành chánh giác hãn bằng tu,
Chỉ vị lao lung, trí tuệ ưu.
Nhận đắc ma ni huyền diệu lý,
Chỉ như thiên thượng hiển kim ô.
*
Được thành chánh giác ít nhờ tu,
Ấy chỉ nhọc nhằn, trì tuệ ưu,
Nhận được ma nihuyền diệu,
Ví thể trên không hiện vầng hồng.
 
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
 
Enlightenment isn’t necessary because of following Buddhism,
Ritual Buddhism limits the wisdom of mindfulness.
Om Mani Padme Hum is the truth
Like in sky appears a pink halo.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
 
Dịch nghĩa
 
Thành được chính giác, ít khi dựa vào tu hành,
tu hành chỉ là giam cầm cái ưu việt của trí tuệ.
[Chỉ cần] nhìn thấy đạo lý huyền diệu của hòn ngọc ma ni,
Thì đúng như mặt trời rực rỡ trên không.
 
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
 
Đắc đạo không hẳn nhờ tu hành,
Tu trụ tâm, hành trí tuệ si
Quán đắc Quan Âm viên diệu pháp
Ánh hồng lấp lánh nhất sao mai
(Lê Huy Trứ)
 
Cảm hoài kỳ 1 感懷其一 • Cảm hoài kỳ 2
Bảo Giám thiền sư
感懷其二
 
智者猶如月在天,
光含塵剎照無邊。
若人要識須分別,
嶺上扶疏鎖暮煙。
 
Trí giả do như nguyệt tại thiên,
Quang hàm trần sát chiếu vô biên.
Nhược nhân yếu thức tu phân biệt,
Lĩnh thượng phù sơ toả mộ yên.
 
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
 
Guru is like a moon in sky,
It shines everywhere with the unlimited brightness.
People should know how to distinguish it,
Smoke fills the sky over the hill.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
 
*
 
Người trí như trăng sáng trên không,
Chiếu soi khắp cõi sáng tận cùng.
Người tu cần biết nên phân biệt,
Khói mù man mác phủ non chiều.
 
Dịch nghĩa,
 
Kẻ trí tuệ như trăng trên trời,
Ánh sáng bao la sáng phủ trần gian,
Nếu người tu nhận thức yếu quyết đó thì chớ nên phân biệt,
Như khói chiều man mác phủ mù non.
 
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
 
Trí huệ trong sáng như trăng sao,
Quang minh trần thế chiếu vô cùng.
Người tu thiết yếu không phân biệt,
Khói núi sương lam thanh tịnh tâm.
(Lê Huy Trứ)
 
Chân lý của Đức Phật không cần phải biện luận, mà nó có tính thuyết phụcTuy nhiên, Ngài không chủ chương “chưa thấy mà cả tin,” mà là “tâm phục khẩu phục.”
 
Còn như vẫn còn nghi ngờ Như Lai, chưa chịu giác ngộ, thì nên bắc chước tôi, học khôn từ Tào Tháo:
  
Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại ắt sẽ thành công.”  Tào Tháo (Cao Cao)
 
Vậy thì tôi đã, đang, và sẽ ta thán, xuyên tạc Như Lai?   
 
Hay là, tôi không bao giờ xuyên tạc mà tôi luôn luôn tùy hỷ công đức, tán thán Như Lai?
 
Hay là tôi vừa vô tình xuyên tạc vừa vô ý không xuyên tạc Như Lai?
 
Nhưng mà bản lai Tôi là ai?
 
Hay đúng ra diện mục ai là Tôi?
 
Ai là tôi hay tôi là ai mà dám cả gian xuyên tạc hay có đủ tư cách để không xuyên tạc Như Lai?
 
Thị đệ tử bản tịch 示弟子本寂 • Bảo đệ tửbản tịch
Thuần Chân thiền sư
 
示弟子本寂
 
真性常無性,
何曾有生滅。
身是生滅法,
法性未曾滅。
 
Thị đệ tử bản tịch
 
Chân tính thường vô tính,
Hà tằng hữu sinh diệt.
Thân thị sinh diệt pháp,
Pháp tính vị tằng diệt.
 
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
 
True conscious has no characteristic,
It’s neither born nor die.
Body is rebirth and re-decease,
Dharma isn’t born or die.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
 
Dịch nghĩa,
 
Chân tính luôn luôn không có tính,
Nó chưa từng có sinh, có diệt,
Thân người là hiện tượng sinh diệt,
(Nhưng) pháp tính thì chưa từng (sinh) diệt.
 
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
 
Bản laidiện mục
Thường vô sinh vô diệt
Sắc sinh trụ hoại diệt
Pháp bất sinh bất diệt
(Lê Huy Trứ)
 
Tôi mạo muội diễn giải tâm ý này bằng cách phỏng theo cuộc đàm thoại giữa Nữ Cư Sĩ Gangottara và Đức Phật được ghi lại trong đoản kinh Viên Dung Thuần Khiết, Gangottara Sutra, trích từ trường Kinh Maharatnakuta tức Kinh Đại Bảo Tích, Heap of Jewels.
 
Nhập Đề
 
Chủ đích của bài Pháp Luận này không phải là “xuyên tạc hay không xuyên tạc Như Lai.”  Xuyên tạc hay không xuyên tạc, chân hay ngụy kim khẩu của Đức Thế Tôn chỉ là ý phụ, dẫn nhập, như được trích dẫn trong phần giới thiệu.
  
Triết luận viên dung lẫn văn chương vô học của pháp luận này, “thuần khiết,vượt qua phân biệt nhị nguyên (dualism).  Nó làm sáng tỏ vai trò khiêm nhường nhưng tối quan trọng, không thể phủ nhận, của những nữ phật tử, tự cổ chí kim.
 
Trong lịch sử Phật Giáo, Nhi Nữ Trí Tuệ của Tara bao trùm cả triết lý bác học lẫn kiến thức khoa học vượt không-thời gian.
 
Thân Bài
 
Tôi đã thường nhấn mạnh, Đức Phật là người duy nhất khám khá ra Trí Tuệ.  Chỉ có Phật Giáo mới biết phân tách rốt ráo trí tuệ đầy viên dung thuần khiết; không xuyên tạc Như Lai
 
Cho nên, đề tựa Trí Tuệ Nữ Nhi ở trên đã ngụ ý Trí Tuệ Tara của Nữ Nhân trong Phật Giáo.
 
Có rất nhiều định nghĩa về trí tuệTùy theo sự hiểu biếtcăn cơ của học giả.  Điều này, không có liên quan đến xuyên tạc hay không xuyên tạc.
 
Một trong định nghĩa của Trí Tuệ thần thông (tôi gọi là Virtual Intelligence, Virtual intelligence is the term given to artificial intelligence that exists within a virtual world. Many virtual worlds have options for persistent avatars that provide information, training, role playing, and social interactions.) thường được đề cập đến,
 
Thế nào là tuệ lực? Ở đây vị Thánh đệ tửtrí tuệ, thành tựu sự trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập bậc Thánh vào con đường đoạn tận khổ đau.  
Danh từ Pàli chuyên môn là Ariyàya nibbedhikàya sammà-dukkha-kkhaya-gàminiyà (D. III, 237).  Ở đây chữ Nibbedhikàya có hai cách dịch, một là sự thể nhập, đi sâu vào con đường có khả năng đoạn tận khổ đau, tức là có khả năng giải thoát khỏi đau khổ. Cách dịch thứ hai là có khả năng đâm thủng dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, hay tham sân si để cuối cùng đoạn tận khổ đau. Như vậy trí tuệ, ngoài khả năng tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt còn có khả năng đâm thủng được vô minh để cuối cùng được giải thoát.
Một định nghĩa nữa lại càng làm rõ rệt hơn cái công năng diệu dụng của trí tuệ (pannà): Trí tuệ có nghĩa là thắng tri (abhinnàttha), có nghĩa là liễu tri (parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (pahànattha).’  Như vậy trí tuệ có khả năng thắng tri, tức là biết với thiền định, và thiền định đây là bất động thức tư. Lại có khả năng liễu tri với sự hiểu biết rốt ráo trọn vẹn; và cuối cùng có khả năng đoạn tận được các lậu hoặc, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, đoạn diệt được tham sân si, chấm dứt khổ đau.
Cho được rõ ràng hơn, chúng ta cần phân biệt tưởng tri (sanjànàti) nhờ tưởng (sannà) đưa đến, và ý tri (jànàti) do ý (manas) đưa đến. Tưởng tri, thức tri và ý tri là ba sự hiểu biết thông thường của thế gian đưa đến sự hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, triết học, bác học, v.v...
Đạo Phật đóng góp thêm Thắng tri và Tuệ tri, sự hiểu biết ngang qua thiền định, tạo thêm sức mạnh cần thiết để con người làm chủ được bản thân, làm chủ được hoàn cảnh.
Tuệ tri đưa đến một hiểu biết toàn diện, hoàn mãn, có khả năng đâm thủng vô minh, đoạn tận tham sân si, đưa đến chấm dứt khổ đau. Nhưng trí tuệ chưa phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện đưa đến giải thoát. Với trí tuệ như vậy, vị ấy sanh nhàm chán, ly tham đoạn diệt, từ bỏ, cuối cùng đưa đến giải thoát, theo tiến trình như sau: "Do nhàm chán nên ly tham; do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết rõ Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc gì nên làm đã làm. Nay không còn trở lại trạng thái này nữa.’ ” (Tương Ưng, IV-35-28)
 
Tôi muốn làm sáng tỏ công án tối thượng này,
 
Trí tuệ (pannà) vô họcthông thái.
 
Trí tuệ vô ngã, không phải cứu cánh lẫn không phải phương tiện.
 
Trí tuệ bao trùm vũ trụ, vô thủy, vô chung, bất sinh, bất diệt, không đến, không đi nên không cần giải thoát.
 
Trí tuệ không ở trong vũ trụ, không là ngũ uẩn, không ở trong ngũ uẩn (matters) mà ngược lại vũ trụ ở trong Trí Tuệ.
 
Trí tuệ tạo ra vũ trụ, sắc tướng lẫn vô sắc tướng.
 
Cái gì là bản lai diện mục của trí tuệ?
 
Trí tuệ không bản lai lẫn không diện mục.
 
Vậy thì, trí tuệ đầy linh tính đó là cái chi chi? 
 
Đọc đến đây, và có lẽ bây giờ, ngay tức khắc, tất cả chúng ta, tùy theo căn cơ, duyên phận, đã từ thông tới thái, và tiệm ngộ trí tuệ thần thông quảng đại đó là gì rồi?
 
Trong Kinh Xà Dụ, khi quan sát đối tượng qua năm hiện tượng thủ uẩn - sắc, thọ, tưởng, hành, thức, quan sát viên cần phải tuệ quán tự tại với tâm lòng vô ngã.  
 
Ngũ uẩn bởi nhân duyên mà tụ tan.  Cho nên, chúng ta cần phải nên tuệ quán, viễn ly chấp ngã như sau:
 
Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.”
 
Tuy nhiên,
 
Cái Này” là cái gì mà nó “không phải là, của, tự ngã của tôi?
 
Vậy thì cái gì là của Tôi?
 
Tôi là cái gì? 
 
Cái gì là Tôi mà tôi cứ khư khư chấp là nó không phải của Tôi?
 
Phải hay không phải của Tôi, rằng thì là, Tôi đã tự chấp Tôi rồi.
 
Phải không hay không phải?
 
Đây là điều hiển nhiên dễ hiểu qua suy luận, và kinh nghiệm bản thân.   Không cần phải là bật thánh, hay giác ngộ mới hiểu lý vô thường, sở hữu chủ nhưng đa số chúng ta vẫn cố chấp ngã trong đời sống tạm bợ của chúng nhân sinh.
 
Như là gì?
 
Cũng như hầu hết những kinh điển xưa, Kinh Viên Dung Thuần Khiết, đã miêu tả về những hoạt động của Đức Phật lịch sử hơn  2500 năm trước rất đúng với tiêu chuẩn của những báo cáo, và tường thuật hiện đại
 
Đa số những hình thức, và quy tắc của những kinh điển từ hàng ngàn năm trước đó có âm hưởng tương tự như những bài khảo luận khoa học, lịch sử của các sử gia, và những khoa học gia chuyên môn.   Bắt đầu bởi câu “Như thị ngã văn,” kế đến là thời gian, không gian, địa lý, địa điểm, địa phương, và những nhân vật lịch sử được miêu tả qua hành vi của họ với đầy đủ chi tiết rất là sống động
 
Đọc và nhận thấy cách hành văn trong những kinh điển Phật Giáo thời đó, khi mà chữ viết vừa mới được phát minh bởi nhân sinh với ngữ vựng, văn phạm, văn tự, và trí thức còn rất phôi pha, vậy mà những bổn cổ kinh Phật Giáo này đã thể hiện viên diệu được những nguyên tắc của một bài nguyên cứu, khảo sát, luận án, báo cáo đầy khoa học tính, từ đầu chí cuối, như đã được quy định bởi hầu hết những đại học, chuyên nghiệp, và chính quyền trên thế giới văn minh hiện nay.
 
“Như” trong Kinh Viên Dung Thuần Khiết,
 
Lúc bấy giờ, đức Phật đang an trú tại vườn Anathapindika (Cấp Cô Độc), trong công viên Jeta (Kỳ Viên) gần thành Shravasti (Xá Vệ). Khi ấy, có một vị nữ cư sĩ tên Gangottara rời nơi cư ngụ của bà ở Shravasti đến gặp đức Phật. Bà cung kính đảnh lễ dưới chân đức Phật, rồi lui qua một bên và ngồi xuống.”
 
Bốn chữ “Như thị ngã văn” ngụ ý rất quảng đại, thậm chí có thể nói sâu thâm, rộng rãi, bao la, “vô cùng bất tận”.
 
Các tổ, đại đức, cao tăng ni chân chính từ xưa cho tới nay khi bắt đầu đăng đàn, thuyết minh cũng bắt đầu bằng cách nói kiêm nhường, đơn giản, ngắn gọn nhất, “Như thị chi kinhy kinh giảng nghĩa.”  Tức là tôi lập lại y chang, không xuyên tạc Như Lai,  theo những tự thuật, truyền khẩu của Tôn Giả Ananda được kinh điển ghi chép lại, “Tôi (Ananda) đích thân nghe từ chính kim khẩu của Đức Phật.”
 
Nói có kinh sách dẫn chứng rõ ràng, mạch lạc; mách có chứng cớ khoa học luận lý, chính xác.
 
Trong bài Niệm Phật Vãng Sanh Tây Phương Cực LạcPháp Sư Tịnh Không, trích từ Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ, Phần 2,
 
Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử của ngài cảm thấy lão sư cả đời nói pháp, không thể để cho những gì đã nói ngay đời này bị chìm mất mà phải lưu truyền cho những đời sau. Các học trò của đức Phật bèn mở hội thảo luận làm thế nào đem tất cả kinh Phật lưu truyền lâu dài. Từ đó mới có cuộc kết tập này.
 
Trong lúc kết tập kinh tạng, hoàn toàn phải nhờ vào sức nhớ của người ngay lúc đó. Phật nói pháp bốn mươi chín năm, không một cá nhân nào có thể ghi nhớ kinh giảng trong suốt bốn mươi chín năm. Ở thế gian này, chúng ta cũng không thể tìm ra được một người. Chưa kể bốn mươi chín năm, những thứ đã giảng từ chín năm về trước, e rằng chúng ta còn quên sạch. Rất may trong hàng đệ tử Phật, năng lực ghi nhớ của tôn giả A Nan đặc biệt mạnh. Năng lực này của ngài A Nan rất thù thắng, sau khi nghe qua một lần, vĩnh viễn không hề quên. Cho nên khi kết tập kinh tạng, ngài A Nan được tuyển cử để giảng lại, đem kinh Thế Tôn cả đời đã giảng trùng tuyên giảng lại lần nữa. Lần giảng lại, thính chúng đều là những bậc đại A La Hán, đệ tử lớn của Phật. Những vị này đến nghe ngài A Nan thuyết và làm chứng cho A Nan.
 
Cuộc kết tập lần thứ nhất, có năm trăm A La Hán nghe A Nan giảng lại. Trong năm trăm người, nếu chỉ một người nêu ra ý kiếnA Nan! Câu nói này dường như không phải Phật nói, thì nội dung lời nói đó phải xóa bỏ lập tức. Lời giảng lại của A Nan phải được toàn thể năm trăm người thảy đều thông qua, như vậy mới có thể ghi chép, trở thành kinh điển truyền cho đời sau. Đó là lấy chữ tín đối với đời sau, người đời sau có được kinh điển, mới khởi lòng tôn kính. A Nan giảng lại như Phật đã nói, không hề khác nhau. Cho nên mở đầu kinh Như thị ngã văn còn có rất nhiều ý nghĩa. Chúng tathể tham khảo chú giải của đại đức xưa. Ngày nay chúng ta phải học tập, lấy bổn tông mà nói mật nghĩa của Như thị’.
 
Như là chân như bổn tánh. Cả đời Thế Tôn thuyết pháp đều nói rõ thể - tướng. Tác dụng của tự tánh là thật tướng các pháp mà kinh Bát Nhã đã nói. Phật dùng chữ như để đại biểu tánh như tướng, tướng như tánh, tánh tướng không hai. Tánh từ trên lý, tướng từ trên sự, lý như sự, sự như lý, lý sự không hai. Phật nói rõ đại đạo lý cũng như chân tướng sự thật này, cho nên khi vừa mở kinh ra liền gặp hai chữ như thị, chính là chân thật tuyên nói tổng cương lĩnh. Nếu có người đặt câu hỏi Kinh điển Phật giáo nhiều như vậy, rốt cuộc thì Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói những gì? Chúng ta chỉ có thể nói như thị. Muốn giải thích một cách tỉ mỉ một bộ đại tạng kinh thì quan trọng phải giảng hai chữ như thị. Không có bất cứ câu chữ nào siêu việt hơn hai chữ như thị, cho nên ý nghĩa của hai chữ này sâu rộng vô tận. Theo bổn tông và cổ đức xưa: như là thị tâm thị Phậtthị là thị tâm tác Phật. Cách nói này hoàn toàn theo kinh Quán Vô Lượng Thọ.
 
Tân Viên Dung Thuần Khiết
 
Theo kinh cổ Viên Dung Thuần KhiếtĐức Thế Tôn lên tiếng hỏi Nữ Cư Sĩ Gangottara, ‘Con từ đâu đến?
 
Tôi không biết nguyên bản câu hỏi này bằng tiếng Phạn như thế nào nhưng được dịch ra Anh Ngữ tương đương với "Where do you come from?"
 
Không phải người Anh, Mỹ, hoặc là những người mà tiếng mẹ đẻ (arterial language or L1) là English, nào cũng đều có thể phân biệt chính xác, "Where do you come from?" và “Where are you from?”
 
Mặc dù đó chẳng qua là câu hỏi rất phổ thông mà bất cứ con người bình thường nào cũng am hiểu và có thể trả lời một cách dễ dàng.
 
Đối với những kẻ không bình thường như các triết gia thì đây là câu hỏi phức tạp.
 
Đối với những bật trí tuệ thì đây là một công án nan giải.
 
Đức Phật là bật giác ngộ, chúng ta chưa bao giờ nghe thấy trong các kinh điển khác là Ngài đã bắt đầu với câu hỏi dường như tầm thường đó với những bật trí tuệ tới yết kiến Ngài, lần đầu tiên.
 
Trước những câu hỏi của những đạo sĩ ngoại đạo, độn căn: Như Lai đã từ đâu tới, Như Lai đang làm gì ở đây, và Như Lai sẽ đi về đâu?
 
Đức Phật đã im lặng.  Vì im lặng cũng là một cách trã lời ... tuyệt đối.
 
Where are you coming from, What are you doing here, where are you going?
 
Là những câu hỏi vô nghĩa mà các triết gia lẫn các tôn giáo khác của nhân loại đã mất công giải thích từ khi con vật biết đi bằng hai chân tự gọi mình là con ngườiNhân sinh chưa bao giờ thỏa mãn hay họ chưa có thể tìm ra được đáp án đồng thích đáng nhất. 
 
Đây chính là vì vô minh trói buột tâm trí nhân sinh trong vòng luân hồi khổ đau, không lối thoát.
 
Vấn nạn đó, tâm tư khắc khoải này, chính là đám lá kiến thức thông thái trên rừng mà Đức Phật chỉ đặc biệt dành riêng để chỉ giáo cho những bật trí tuệ vô học
 
Kinh Viên Dung Thuần Khiết thuật lại cuộc đối thoại “ngang ngữa” giữa Đức Thế TônNữ Cư Sĩ Trí Tuệ, Gangottara, bắt đầu từ câu hỏi thông thường nhưng đầy thâm ý, “Con từ đâu tới?” để gián tiếp khai thị, chỉ điểm chân lý cho 700 vị tỳkhưu và 400 vị tỳkhưuni, chư Thiêncõi Trời AtuLa, các vị thần Hương Ấm và còn nhiều nhiều chúng sinh nữa về “Không Tướng Không.”  
 
Khoa học bây giờ mới đưa ra giả thuyết vũ trụ toàn ảnh, holographic universe, tuy họ có kiến thức bác học nhưng họ vẫn chưa đủ trí tuệ vô học để chứng minh được “Không Tướng Không Ảnh của huyễn pháp” trong vũ trụ huyễn ảo.
 
Huyễn pháp 幻法 • Huyễn pháp
Hiện Quang thiền sư
 
幻法
 
幻法皆是幻,
幻修皆是幻。
二幻皆不即,
即是除諸幻。
 
Huyễn pháp
 
Huyễn pháp giai thị huyễn,
Huyễn tu giai thị huyễn.
Nhị huyễn giai bất tức,
Tức thị trừ chư huyễn.
 
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
 
Unreal way is not real,
Practicing unreal is not real.
Both can not be followed,
Right away, eliminate all unreal.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
 
Dịch nghĩa,
 
Phép huyền ảo đều là ảo,
Tu huyền ảo đều là ảo.
[Nếu biết] hai cái ảo đó đều không đến đâu,
Ấy là trừ bỏ được mọi sự huyền ảo.
 
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
 
Pháp huyễn phi thị không,
Tu huyễn vô thị không.
Nhị huyễn bất thị không,
Tức huyễn không thị không.
(Lê Huy Trứ)
 
 
Đức Phật dạy, “Ta thấy ra rằng, trong quá khứ, một ngàn vị Như Lai cũng đã từng thuyết Pháp này ở nơi đây, và mỗi một pháp hội trong số một ngàn pháp hội đó đều được một vị nữ cư sĩ tên Gangottara dẫn đầu.”
 
Điều này cho thấy trí tuệ của Nữ Cư Sĩ Gangottara, tuy không thể sánh bằng Long Nữ, và không bao giờ đạt được như Bồ Tát Tara, bật tượng trưng cho Trí Tuệ.   Tuy nhiên, Nữ Cư Sĩ  Gangottara xứng đáng đứng hàng đầu, trên đại chúng kể cả các đại đệ tử của Phật, vượt không thời gian.
 
Nữ Cư Sĩ, Gangottara dẫn đầu cả ngàn pháp hội, của cả ngàn Như Lai đã từng thuyết pháp trong cả ngàn năm, đã chứng tỏ vai trò tối quan trọng của người phụ nữ với trí tuệ phi thường trong Phật Giáo.
 
Tuy nhiên, Nữ Cư Sĩ, Gangottara, cũng như đại chúng trong bữa thuyết pháp lịch sử đó tuy có trí tuệ cao nhưng vẫn chấp trí huệ, chưa đủ công lực để giác ngộ Không Tướng của Không Tánh (Emptiness of Emptiness) như Như Lai.
 
Vì nếu Nữ Cư Sĩ, Gangottara hỏi Đức Phật, “Như Lai từ đâu tới?”  thì Ngài sẽ trã lời bằng cách im lặngTại vì, Gangottara chưa đủ trình độ trí tuệ để thấm nhuần giáo pháp viên dung.   Và, 700 vị tỳkhưu, 400 vị tỳkhưuni, chư Thiêncõi Trời AtuLa, và các vị thần Hương Ấm cũng không được cơ duyên để “gột sạch được các chướng ngại ô nhiễm, tâm họ trở nên hoàn toàn rỗng rang, không còn bám chấp,” rồi thì tuần tự tùy theo căn cơ để chứng ngộVô Dư Niết Bàn.”
 
Niết Bàn Chân Không Diệu Hữu như thị phương tiện chính là cứu cánh, chứ không phải dùng phương tiện để đạt đến cứu cánh, đạt đến rồi thì bỏ đi.
 
Phương tiện không phải để đi tới cứu cánh, mà cứu cánh nằm ngay nơi phương tiện.
 
Không đến không đi.
 
Không phải hai mà cũng không phải một.
 
Đó chính là lý bất nhị.
 
Kinh Duy Ma Cật nói, “Bản tánh của sanh tử tức là Niết-bàn.”
 
Luận Khởi Tín cũng thường nói đến Tánh, Tướng, hay Thể, Dụng của Chân Như, đưa đến kết luận chung của Đại Thừa, “Sanh tử tức Niết Bàn.”
 
Cho nên hành giả có thể tu bất cứ nơi nào, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời gian nào, không gian nào, cũng có thể huân tập và bắt gặp Chân Như. Nói theo những thí dụ “sóng và đại dương, bóng và gương” của Luận Khởi Tín thì thấy sóng ở đâu thì đại dương ở đó, thấy ảnh ở đâu thì thấy gương ở đó. Như thế, thế giới này là một đạo tràng của Chân Như. Thế giới Ta Bà là nơi ấn chứng của Giác Ngộ, vì cỏi Chân Như không có chứng đắc. Đạo vốn không nhan sắc Mỗi ngày mới mẻ khoe Ngoài vô biên thế giới Chỗ nào chẳng phải nhà?” (Thiền sư Thường Chiếu [?-1203])
 
Kinh Viên Dung Thuần Khiết đúng lý là phải kết thúc ngay sau câu hỏi “Con từ đâu tới?” với sự im lặng tuyệt đối trong lúc đó.
 
Rồi thì, như sắp đặt, mong ước, hy vọng, tất cả đại chúngtrí tuệ cao trong pháp hội đó có thể tiệm ngộ tức thời, và sẽ đốn ngộ qua từng căn cơ cá biệt.
 
Nhưng cũng như ngàn đại hội trước, tuồng củ soạn lại, dù đại chúng khán giả có trí tuệ cao nhưng không hiểu tại sao, đại chúng nó vẫn chưa hoàn toàn giác ngộ tuyệt đối?
 
Không biết thầy dạy dở hay học trò đần? 
 
Cho nên,
 
Nữ cư sĩ Gangottara phải tái diễn tuồng củ, mới bạch lại Đức Phật, ‘Bạch Đức Thế Tôn, nếu có ai hỏi một người đã được tạo thành một cách huyễn ảo, rằng người đó từ đâu đến, thì câu trả lời của người đó phải như thế nào?

Vấn đề “huyễn ảo” không đủ tiêu chuẩn, và định nghĩa của con người, bằng xương bằng thịt.
 
Huyễn ảo là con người?  Hay, con người là huyễn ảo?
 
Hình không là bóng.  Bóng không là hình.
 
Vì vậy mới có câu,
 
Như hình với bóng.   Hay, Như hình như bóng.
 
Tuy nhiên, có hình thì có bóng.  Nhưng bóng không thể tự có nếu khôngthân hình.
 
Cho nên, bóng từ hình mà ra.  Hình tạo ra bóng chứ bóng không thể tạo ra hình.
 
Không hình, không bóng.
 
Không bóng, không hình ... thật, mà là hình bóng huyễn ảo?
 
Huyễn ảo hình bóng là bóng hình hảo huyền.
 
Mà đã là hảo huyền, huyễn ảo, thì những đối thoại tiếp theo trong kinh Viên Dung Thuần Khiết, thiết tưởng là viên dung nhưng chẳng qua chỉ là sáo ngữ, lý luận cùn, vô nghĩa lý, rất gượng gạo, kém tự nhiên, và thiếu viên dung.
 
Có thể tôi là người duy nhất, lập dị, bình luận về đoản kinh xưa, rất triết lý Đại Thừa, đầy bác học tính, bất khả tư nghị nầy?
 
Câu hỏi ngược là tại sao Nữ Cư Sĩ Gangottara biết rằng bà là “một người đã được tạo thành một cách huyễn ảo?
 
Tuy nhiên, chúng ta không phải là Nữ Cư Sĩ Gangottara thì làm sao chúng ta biết rằng bà không là “một người đã được tạo thành một cách huyễn ảo?
 
Nếu con ngườihuyễn ảo thì tất cả pháp cũng là huyễn ảo.  Vì vậy, kinh điển văn tự kinh không phải là chân lý tuyệt đối mà chỉ là phương tiện huyễn để đạt được cứu cánh ảo.
 
Vậy thì ta là huyễn hay ảo là ta?
 
Vị Nữ Cư Sĩ Gangottara trả lời,
 
Theo như con nhận thấy, nếu như sắc thân của con khác biệt với sắc thân của một người đã được tạo thành do huyễn ảo, thì con có thể bàn đến chuyện đi đến những cõi Dục giới tốt đẹp lẫn sầu khổ, hoặc con có thể bàn đến chuyện đắc quả Niết Bàn. Nhưng con hoàn toàn không nhận thấy có sự khác biệt nào giữa sắc thân của con với sắc thân của người đã được tạo thành do huyễn ảo, thì làm sao con có thể bàn đến chuyện đi đến những cõi Dục giới tốt đẹp lẫn sầu khổ, hoặc có thể bàn đến chuyện đắc quả Niết Bàn?
 
Như trong Hồn bướm mơ tiên, Trang Tử không biết mình là bướm hay bướm là mình.
 
Hay, mình soi gương nhưng không biết bóng hiện trong gương là mình hay là bóng?
 
Kính trung xuất hình tượng 鏡中出形像 • Bóng hiện trong gương
 
鏡中出形像
幻身本自空寂生,
猶如鏡中出形像。
形像覺了一切空,
幻身須臾證實相。
 
Kính trung xuất hình tượng
Huyễn thân bản tự không tịch sinh,
Do như kính trung xuất hình tượng.
Hình tượng giác liễu nhất thiết không,
Huyễn thân tu du chứng thực tướng.
 
 Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
 
Illusory body isn’t live or die itself,
It is the reflexion of mirror image.
That matter is nothing because it’s imagined,
Unreal body can aquire a true matter.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
 
 
Dịch nghĩa,
 
Tấm thân hư ảo này vốn từ hư không tĩnh mịch sinh ra,
Giống như cái "bóng" xuất hiện trong gương.
Đã hiểu rõ rằng chỉ có cái "bóng" thì hết thảy đều là không,
Tấm thân hư ảo phút chốc chứng được thực tướng.
 
 Bản dịch của Ngô Tất Tố
 
Tự nơi không tịch có thân mình
Mường tượng trong gương bóng với hình
Cảnh huyễn một khi đà tỉnh thức
Giây lâu, tướng thật hiện rành rành
 
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
 
Pháp thân tự tánh bất diệt sinh,
Phản ảnh đài gương sắc hữu hình.
Giác liễu ảo thân vô nhất vật,
Bản thân tu chứng kiến Như Lai.
(Lê Huy Trứ)
 
Vạn pháp chỉ là khái niệm - sắc, thọ, tưởng, hành, thức, 18 giới, 12 xứ, 12 duyên khởi, ô trược và không ô trược, thuần khiết và không thuần khiết, luân hồi và niết-bàn đều do tâm giả lập.
 
Đức Phật trả lời Nữ Cư Sĩ Gangottara trong Kinh Viên Dung Thuần Khiết,
 
Khi ta nói đến bản ngã, cho dù ta dùng ngôn từ để chỉ khái niệm đó, nhưng trên thực tế, chân tánh của bản ngã là cái gì không thể nắm bắt hay hiểu được. Ta nói đến sắc thân, nhưng trên thực tế, thực tánh của sắc thân là cái gì cũng không thể nắm bắt hay hiểu được. Và cũng như vậy đối với các pháp khác, kể cả Niết Bàn. Cũng giống như ta không thể tìm thấy được nước khi nhìn thấy ảo ảnh, ta cũng không tìm thấy được tánh thật của sắc thân, không tìm thấy được tánh thật của các pháp, kể cả Niết Bàn.”
 
Gangottara, chỉ có kẻ nào hết lòng vun bồi phẩm hạnh trong sạch thuần khiết đúng theo Chánh pháp, và nhận thức được rằng không gì có thể nắm bắt hay hiểu được theo lẽ bình thường, chỉ có kẻ đó mới xứng đáng để được gọi là người vun bồi phẩm hạnh thuần khiết. Cho dù có những kẻ kiêu hãnh tự cho rằng mình đã nắm bắt và hiểu được một điều nào đó, nhưng ta không thể nói rằng những kẻ này đã thành tâm vun bồi phẩm hạnh thuần khiết. Những kẻ như thế đó sẽ vô cùng kinh hãi và sanh tâm nghi ngờ khi họ nghe nói đến giáo pháp thâm diệu này. Những kẻ đó sẽ không thể tự giải thoát họ ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử, lo âu, đau khổphiền não.”
 
Bồ Tát Long Thọ, sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất đầu thế kỷ thứ hai Công Nguyên, đề ra Trung Quán Luận để dung hòa hai thái cực đoan ở trên.  Con người không thể chấp vào tánh Không, vì nó trái với hiện thực trong cuộc sống, cũng không thể chấp vào tánh Có, vì nó mê muội và gây ra đau khổ, phiền não không sao kể xiết.  Trung Quán tức là Ưng Vô Sở Trụ (không có chỗ trụ) cũng chỉ là giả lập bởi Không cũng không được (vô sở đắc), Giả (thế giới ảo hóa) cũng không được thì há Trung (ở giữa) mà có chỗ được (sở đắc) hay sao?
 
Chẳng qua là giả lập để điều hòa cho khỏi thiên lệch mà thôi.
 
Tuy nhiên, giả lập đã là giả lập thì làm sao có thể điều hòa thiên lệch giả ảo?
 
Vì có chấp nhị nguyên nên mới có bất nhị.
 
Kiến bất nhị vẫn là kiến chấp.
 
Đạo của không đạo là chính đạo.
 
The way of no way is a true way.
 
Đạo vô ảnh tượng 道無影像 • Đạo không hình bóng
Nguyện Học thiền sư
 
道無影像
 
道無影像,
觸目非遙。
自反推求,
莫求他得。
縱饒求得,
得即不真。
設使得真,
真是何物?
 
Đạo vô ảnh tượng
 
Đạo vô ảnh tượng,
Xúc mục phi dao.
Tự phản suy cầu,
Mạc cầu tha đắc.
Túng nhiêu cầu đắc,
Đắc tức bất chân.
Thiết sử đắc chân,
Chân thị hà vật?
 
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
 
Way has no image,
It is facing you
Observe deep inside you,
Do not look outside.
If find it outside,
Then it’s not real.
Even if it’s there,
Then what’s it exactly?
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
 
Dịch nghĩa,    
 
Đạo không có hình bóng cụ thể,
Nhưng nó lại có ngay trước mắt, chẳng ở đâu xa.
Phải tự suy nghĩ mà tìm trong bản thân mình,
Chớ mong tìm được ở người khác.
Nếu tìm [ở người khác] mà được,
Thì đó chẳng phải là "chân đạo" nữa.
Và dù có tìm được "chân đạo",
Thì "chân đạo"sẽ là vật gì?
 
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
 
Đạo vô sắc tướng,
Trước mắt không xa.
Quán tự kiến tại,
Chớ cầu tha lực.
May mà khả đắc,
Đắc đó không chân.
Chấp đó là chân,
Chân chính vật gì?
(Lê Huy Trứ)
 
 
Hiểu thấu chân lý trên thì sẽ giác ngộ như phật.
 
Đáp Lý Thái Tông tâm nguyện chi vấn kỳ 1 答李太宗心願之問其一 • Trả lời Lý Thái Tông hỏi về tâm nguyện kỳ 1
 
Huệ Sinh thiền sư
 
 
 
Đáp Lý Thái Tông tâm nguyện chi vấn kỳ 1
 
Pháp bản như vô pháp,
Phi hữu diệc phi không.
Nhược nhân tri thử pháp,
Chúng sinh dữ Phật đồng.
 
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
 
The way is no way,
Be eradicated not to be.
If people know and experience,
They are all Buddha alike.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
 
Dịch nghĩa,
 
Thế giới hiện tượng vốn như không có,
Chẳng phải là có, cũng chẳng phải là không.
Nếu người ta hiểu được cái nguyên lý ấy,
Thì chúng sinh cũng đồng nhất với Phật.
 
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
 
Bản lai pháp không pháp,
Vô hữu triệt vô không.
Nếu người thử biết pháp,
Chúng sinh điều như Phật.
(Lê Huy Trứ)
 
Ưng vô sở trụ chính là thực tại bất định xứ (non-local) của vật chất (sắc tướng, observable matters) trong khoa học lượng tử hiện đại dù khoa học chưa hoàn toàn nắm vững về lý thuyết này.
 
“Các thiên văn học biết rất rõ rằng thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh, các thiên thể đều vô sở trụ tức không thể xác định vị trí, không thể xác định tọa độ một cách tuyệt đối, chỉ có thể xác định vị trí một cách tương đối. Bởi vì trong vũ trụ không thể có một điểm tựa tuyệt đối. Người ta chỉ có thể xác định vị trí dựa vào một hệ qui chiếu nhất định và hệ qui chiếu đó cũng chỉ là giả lập, cũng giống như các kinh tuyến, vĩ tuyến chỉ là những đường tưởng tượng được giả lập để xác định tọa độ của một vật thể trên địa cầu.” (Unknown Source)
 
Tuy nhiên, những khoa học gia, bác học, triết gia, thông thái, thần học nếu khôngtrí tuệ vô học thì khó mà hiểu được những sự kiện sau đây:
 
Cố thể vật chất do lượng tử trong vũ trụ kết hợp bởi năng lượng (energy) cho nên chúng cũng có những đặc tính lẫn chất lượng giống y như lượng tử (bất định xứ hay vô sở trụ.)   Tuy nhiên, chúng trở thành khác với lượng tử, vì chúng có thể tích nên chúng có trọng lượng, vì thế chúng bị chi phối bởi trọng lực, và lực quán tính ly tâm (fictitious forces) như những vật chấtsắc tướng khác trong vũ trụ.  Hơn nữa, vật chất cấu tạo ra sắc tướng, hiện tượng trong vũ trụ, kể cả thân thể con người từ vô lượng kiếp, có tập quán vô minh, cố chấp nên lu mờ tính linh nguyên thủy, phật tínhVì vậy, con người mới cảm thấy vật chất, sắc tướng, nhục thân dường như có bản thể sở trụ, định xứ (local, locality) như thật tại.  Từ đó sinh ra chấp ngã, tham sân si, bám víu vào vô thường trong cuộc sống tạm bợ.
 
Dưới con mắt tân trí tuệ không những chỉ riêng vũ trụ, vĩ sắc tướng giai không mà ngay cả lượng tử, lân hư trần, vi sắc tướng cũng giai không.
 
Dĩ nhiên, tôi chỉ đề cập tới cở 5% cõi sắc tướng trong vũ trụchúng ta chưa thấy biết hết.  Đó là tôi chưa đề cập đến 95% vũ trụ đen tối (Không Sắc Tướng, Không Tướng Lực, Dark Matters và Dark Energy) mà chúng ta chưa thấy biết tới để mà giải thích chính xác.
 
Vậy thì Đức Phật có biết những điều khám phá mới lạ này không?
 
Tôi khẳng định là Ngài dư biết những điều tầm thường này vì Ngài là người duy nhất trên địa cầu đã khám phá ra trí tuệ, và Ngài đã giảng thuyết về lý vô thường, bất nhị, vô ngã, tính không, giải thoát, và giác ngộ, từ 2.5 hơn ngàn năm, trước cả khoa học hiện đại.
 
Cho nên, nếu vũ trụ là đồ ảnh ký 3 chiều thì đây chính là một phám phá mới lạ, đầy hấp dẫn đối với nhân sinh hiện nay nhưng không có gì mới lạ đối với Đức Phật, hơn 2.5 thiên kỷ về trước.
 
Tôi không có quen biết gì với trí tuệ cho đến khi tình cờ nhân duyên với Phật Pháp.
 
Tôi không đi tìm pháp, và pháp cũng không đi tìm tôi vì tôi và pháp tuy hai mà một, không đến, không đi.
 
Tôi lìa kinh Viên Dung đa tự giải nghĩa thuần khiết.  Nếu ảo là thật.  Thật là ảo thì “Ta” không còn tâm bám chấp, và do đó, không đi tìm gì cả.  Cho nên, làm gì có từ đâu đến hay đi về đâu, làm gì có sinh hoại.  Cái ảo đó không thể bị đau khổ trong dục giới ảo, không đi đến cõi trời mộng, không đắc quả Niếtbàn, không chân tướng, vô sinh vô diệt.
 
Chân tính 真性 • Chân tính
Đại Xả thiền sư
 
真性
四蛇同篋本元空,
五蘊山高亦不宗。
真性靈明無罣礙,
涅槃生死任迦籠。
 
Chân tính
 
Tứ xà đồng kiệp bản nguyên không,
Ngũ uẩn sơn cao diệc bất tòng.
Chân tính linh minh vô khuể ngại,
Niết bàn sinh tử nhiệm già lung.
 
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
 
Earth, water, fire, and wind originated emptiness,
Five aggregates tall as mountain but unique.
True mind is awareness never be afraid,
Nivana, birth death don’t matter to us.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
 
Dịch nghĩa,
 
Đất, nước, lửa, gió cùng chung trong hộp [vật chất, thực ra] vốn là hư không,
Năm yếu tố [làm thành thân thể và tâm trí người ta] tuy như núi cao song cũng chẳng có nguồn gốc.
[Nếu] chân tính thiêng liêng sáng suốt chẳng vướng mắc gì,
Thì có kể chi sự ràng buộc của niết bànsinh tử.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học Xã hội, 1977
 
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ,
 
Tứ đại đồng thể bổn tánh không
Ngũ uẩn bản lai không diện mục
Chơn tánh anh minh không bố úy
Niết bàn sinh tửnhư không.
(Lê Huy Trứ)
 
Tóm lại, trong mê muội thì thấy có vũ trụ với vạn vật thiên hình vạn trạng.  Còn trong giác ngộ thì chỉ có tánh Không mà thôi, không một cái gì là có thật sự ... để đáng tư nghì.
 
Sau 45 năm hoành pháp, Như Lai chưa từng nói một chữ.
 
Bởi vì đây chính là những gì Đức Thế Tôn tiên kiến sau khi Ngài vừa đại ngộ, đạt chánh đẳng, chánh giác:
 
Không có kẻ độ, không có người độ.
 
Dù thế nào đi nữa thì đây cũng là một đại sự nhân duyên cho chúng sinh đã được Đức Phật lịch sử bố thí pháp không pháp.
 
Nghe tôi nói xong, như thị ‘ngã văng’, “Đức Thế Tôn nở một nụ cười dịu dàng, từ nơi trán phóng tỏa hào quang thuần khiết, lưu ly, xanh dương, vàng, đỏ, trắng.  Hào quang chiếu tỏa đến vô vàn cảnh giới, kể cả cảnh Trời Phạm Thiêncảnh thiên đường USA, rồi ánh sáng ấy thu trở về, nhập trởi lại qua ngã đỉnh đầu của Đức Phật.”
 
 
Kết Luận
 
Nếu tất cả đều do tâm tưởng của phàm phu thì tại sao lại thành sự thật được?
 
Câu hỏi ngược lại là,
 
Tâm nào tưởng?
 
Tâm ảo tưởng hay tâm thật tưởng?
 
Tâm ai tưởng?
 
Tâm người phan duyên hay tâm vũ trụ, tâm phật như như bất động?
 
Nếu như thuyết vũ trụ chỉ là đồ ảnh ký thì cái thuyết big bang không thể đứng vững được nữa, và khoa học vật lý nhân văn phải cần xét lại cái ngụy khoa học của chính mình.
 
Từ hơn 2500 năm về trước, Đức Thế Tôn chiếu kiến vũ trụ chỉ là phóng ảnh ba chiều được Ngài giảng thuyết trong kinh điển, điển hình là trong Kinh Viên Dung Thuần Khiết.
 
Đức Phật tự xưng là Như Lai, nghĩa là không đi không đến, tất cả mọi cõi giới đều là do tâm tạo, khoảng cách không-thời gian vật lý trong vũ trụ chỉ là ảo tưởng, không có thật.
 
Cho nên, câu kinh xưa có thể bổ túc,
 
Quán tự tại tân bồ tát, chiếu kiến vũ trụ giai không.
 
Độ nhất thiết khổ ách” do Đường Tam Tạng chêm thêm trong Bát Nhã Tâm Kinh không cần thiết hữu không.
 
Hữu không 有空 • Có và không
Đạo Hạnh thiền sư
有空
 
作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
 
Hữu không
 
Tạc hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.
 
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
 
Say existent, particle is existed.
Say extinction, universe is extinct.
Like moon’s image in water.
It looks real but not.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
 
 
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
 
Nói có Hư Trần có,
Nói không thế giới không.
Có không trăng trong nước,
Trước nước có trăng không?
(Lê Huy Trứ)
 
Dịch nghĩa,
 
Bảo là "có", thì hạt bụi (Lân Hư Trần) cũng có
Bảo là "không", thì tất cả (thế gian) đều không
"Có" và "không" như ánh trăng dưới nước
Đừng có bám hẳn vào cái "có" cũng đừng cho cái "không" là không.
 
Những pháp luận ở trên, nghe như vậy nhưng không hẳn như vậy.  Thấy như vậy nhưng hẳn không như vậy.
 
Chỉ có Đức Phật, và chừng 7001 bồ tát đã giác ngộ mới biết rõ ràng, rốt ráo, "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc gì nên làm đã làm. Nay, không còn trở lại trạng thái này nữa.”
 
Nhưng, đa số chúng nhân sinh thì Sanh chưa bao giờ tận.  Phạm hạnh chưa bao giờ thành.  Những việc trần tục không bao giờ làm xong.  Cho nên, nhân sinh luôn luôn trở lại để làm tiếp những công việc dở dang trong tiền kiếp
 
Càng làm càng dang dở.
Càng dang dở càng làm.
Chưa kịp trã đã vay.
Chưa vay đã phải trả.
Trả trả, vay vay.
Trã vay, vay trả.
Vay trả, trã vay.
Vay vay, trã trã.
(Lê Huy Trứ)
 
Tóm lại, quán thấu sự vô thường trên cuộc sống tạm bợ này, như điện như ảnh, như ảo như thật, sẽ giúp chúng ta tùy duyên mà sống, nhất là khi chúng ta rơi vào nỗi thống khổ, ái ố, bệnh hoạn, khổ nạn, tưởng như không thể chịu đựng được nữa thì nên biết quán thấu lý vô thường, “qua đi qua đi những cơn mê, cuộc đời này rồi cũng đổi thay.”
 
Ngộ được những điều này sẽ giúp chúng ta thăng hoa trí tuệ để can đảmđối chiếu với khổ đau, trở ngại trên đời.  Nhìn thăng trầm với con mắt như thị, qua tâm lòng từ bi, tự tại, bình thản, và thanh tịnh, vô sở trụ.   Nhất là trong lúc mà cả thế giới đang phải đối phó với đại khổ nạn bởi dịch Coronavirus.
 
Nhậm vận thịnh suy, sinh tử như thị, vô khủng bố úy.
 
Sống vô úy không phải là bất úy nhưng mà sống an nhiên tự tại thanh thản với khả úy.
 
Văng vẳng đâu tiếng mõ
Thanh trầm chuông chùa ngân
Thoáng bài kinh Bát nhã
 
Như như bất động tánh
Quán khả úy giai không
Quán giai không là không
Không chấp không là Không
(Lê Huy Trứ)
 
 
 
Tham Khảo
 
-       Kệ Thiền, Lê Huy Trứ
-       Gangottara Sutra, Kinh Viên Dung Thuần Khiết, Đàm Thoại Với Nữ Cư Sĩ Gangottara, Trích trong Trường Kinh Maharatnakuta tức Kinh Đại Bảo Tích, Heap of Jewels
-       Trí Tuệ Trong Đạo Phật, Cố H.T. Thích Minh Châuhttps://thuvienhoasen.org/a30480/tri-tue-trong-dao-phat
-       Niệm Phật Vãng Sanh Tây Phương Cực LạcPháp Sư Tịnh Khônghttps://www.facebook.com/niemphatvangsanhtayphuongcuclac/posts/1059455607495446/
-       Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát Tự https://www.facebook.com/Quanambotatvt/posts/264480777082624/
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/03/2015(Xem: 12792)
23/11/2010(Xem: 75973)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.