Tản Mạn Thiền Tâm Tập 2 - Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF

12/01/20224:13 SA(Xem: 8027)
Tản Mạn Thiền Tâm Tập 2 - Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF
THIỆN PHÚC
 TẢN MẠN THIỀN TÂM
(NHỮNG CÂU CHUYỆN TẢN MẠN VỀ THIỀN TÂM)
RAMBLING STORIES OF ZEN MINDS
TẬP II |  VOLUME II
Tản Mạn Thiền Tâm (2)PDF icon (4)TAN MAN THIEN TAM-II

Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Lời Đầu Sách

 

Cuộc sống và hành trạng của bất cứ hành giả tu Phật nào cũng luôn hướng đến một trạng thái tâm thanh sạch, nơi mà mọi dục vọng và thôi thúc đều được điều phục để tâm trở nên tập trung và thể nhập vào trạng thái minh mẫn và tỉnh thức. Mọi phương pháp tu tập của hành giả đều gắn liền với những sinh hoạt hằng ngày của đời sống, chứ họ không ngồi đó tĩnh lặng để được hội nhập với bất cứ đấng tối thượng nào, cũng không nhằm đạt được chứng nghiệm huyền bí, cũng không là thôi miênTu tập trong Phật giáo nhằm giúp tâm đạt được trạng thái vắng lặng và có khả năng minh sát để tiến đến mục tiêu duy nhất là đạt được sự giải thoát không lay chuyển, đây là sự an toàn tối thượng, vượt ra ngoài mọi trói buộc, bằng cách tận diệt hoàn toàn những bợn nhơ tinh thần. Như vậy điều quan trọng trên hết là hành giả tu tập theo Phật giáo không phải là tự nguyện lưu đày ra khỏi đời sống cũng không phải là thực hành cho kiếp sau. Người xưa tin rằng 'tâm' nằm ngay vùng ngực. Trong Thiền, từ nầy chỉ hoặc là tinh thần của một người theo nghĩa toàn bộ những sức mạnh về ý thứctinh thần, trái tim, hay tâm hồn, hoặc là sự hiện thực tuyệt đốitinh thần thật sự nằm bên ngoài nhị nguyên của tâm và vật. Theo Phật giáo, tâm là một tên khác của A Lại Da Thức (vì nó tích tập hạt giống của chư pháp hoặc huân tập các hạt giống từ chủng tử chủng pháp mà nó huân tập). Không giống như xác thân vật chất, cái tâm là phi vật chấtChúng ta nhận thức được những tư tưởng và cảm nghĩ của chúng ta cùng nhiều điều khác bằng trực giác, và chúng ta kết luận sự hiện hữu của chúng bằng phép loại suy. Tâm là gốc của muôn pháp. Trong Tâm Địa Quán KinhĐức Phật dạy: “Trong Phật pháp, lấy tâm làm chủ. Tất cả các pháp đều do tâm sanh.” Tâm tạo ra chư Phật, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm là động lực chính làm cho ta sung sướng hay đau khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát.

Không giống như xác thân vật chất, cái tâm là phi vật chấtChúng ta nhận thức được những tư tưởng và cảm nghĩ của chúng ta cùng nhiều điều khác bằng trực giác, và chúng ta kết luận sự hiện hữu của chúng bằng phép loại suy. Tâm là gốc của muôn pháp. Trong Tâm Địa Quán KinhĐức Phật dạy: “Trong Phật pháp, lấy tâm làm chủ. Tất cả các pháp đều do tâm sanh.” Tâm tạo ra chư Phật, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm là động lực chính làm cho ta sung sướng hay đau khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát. Tâm kết hợp chặt chẽ với thân đến độ các trạng thái tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an vui của thân. Một số bác sĩ khẳng quyết rằng không có một chứng bệnh nào được xem thuần túy là thân bệnh cả. Do đó, trừ khi trạng thái tinh thần xấu nầy là do ác nghiệp do kiếp trước gây ra quá nặng, khó có thể thay đổi được trong một sớm một chiều, còn thì người ta có thể chuyển đổi những trạng thái xấu để tạo ra sự lành mạnh về tinh thần, và từ đó thân sẽ được an lạc. Tâm con người ảnh hưởng đến thân một cách sâu xa, nếu cứ để cho tâm hoạt động một cách bừa bãi và nuôi dưỡng những tư duy bất thiện, tâm có thể gây ra những tai hại khó lường được, thậm chí có thể gây ra sát nhân. Tuy nhiên, tâm cũng có thể chữa lành một cái thân bệnh hoạn. Khi tâm được tập trung vào những tư duy chân chánh với tinh tấn và sự hiểu biết chân chánh thì hiệu quả mà nó tạo ra cũng vô cùng tốt đẹp. Một cái tâm với những tư duy trong sáng và thiện lành thật sự sẽ dẫn đến một cuộc sống lành mạnh và thư thái. Các đặc tính thể hiện, chiếu diệu và vô tướng của Tâm hiện hữu đồng thời và thường hằng, bất khả phân ly trong cái toàn thể. Trong nhà Thiền, khi nói đến Tâm Đăng hay đèn tâm là nói đến sự sáng suốt bên trong hay sự thông minh. Đây là một thứ đèn mà ánh sáng của nó tỏa sáng không bao giờ hết, một thứ ánh sáng có công năng phơi bày và triệt tiêu tham sân si và tà kiếnTâm đăng còn là Pháp Đăng hay tuệ đăng, là ngọn đèn Phật Pháp xua tan bóng tối vô minh. Chính nhờ cái tâm sáng chiếu diệu này giúp hành giả vượt thoát khỏi tất cả mọi dục vọng và đạt được được trạng thái tâm phần nào giải thoát khỏi mọi nhiễm ô, khổ đau và phiền nãoHy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể tu tập để cùng có được cái tâm đăng chiếu diệu, để ai cũng có thể theo ánh sáng đó mà tìm về cảnh giới an lạc mà chúng ta đã một lần xa rời.

Với niềm hy vọng đó, vào khoảng năm 2018, Thiện Phúc đã biên soạn bộ Thiền Lâm Bảo Thoại, gồm 5 tập. Tuy nhiên, quả là rất khó đặc biệt là người tại gia với nhiều gia vụ đọc hay nghiên cứu một bộ sách với khoảng 3.546 trang giấy khổ lớn. Vì vậy mà Thiện Phúc đã trích một số mẫu đối thoại, cố gắng biên soạn gọn lại và in thành tập sách nhỏ có nhan đề là Tản Mạn Thiền Tâm. Quyển sách nhỏ này không phải là một nghiên cứu về triết lý thâm sâu của Phật giáo về Thiền Tâm, mà nó chỉ đơn thuần là một cái nhìn thoáng qua về tâm trong Đạo Phật, cái nhìn tổng thể nhằm mục đích giúp cho những người sơ cơ dễ dàng có được cái nhìn về về một phần hết sức đặc biệt của Phật Giáo: Thiền. Tuy nhiên, những câu chuyện tản mạn về tâm này lại chuyên chở nhiều kinh nghiệm tu tập tâm vô cùng quí báu từ nhiều vị Thiền sư trong quá khứHành giả chân thuần nên luôn nhớ rằng “Tu” có nghĩa là tu tập hay thực tập những lời giáo huấn của Đức Phật, bằng cách tụng kinh sáng chiều, bằng ăn chay học kinh, giữ giới, và thanh tịnh thân tâm bằng thiền tọatuy nhiên những yếu tố quan trọng nhất trong “thực tu” là sửa tánh, là loại trừ những thói hư tật xấu, là từ bi hỷ xả, là xây dựng đạo hạnh. Trong khi tụng kinh ta phải hiểu lý kinh. Hơn thế nữa, chúng ta nên thực tập thiền quán mỗi ngày để có được cái tâm đăng chiếu diệu hay tuệ giác của của một vị Phật. Với hành giả tu Phật, tu là sửa đổi tâm tánh, làm lành lành dữ. Chính vì vậy, trước khi tu tậphành giả chân thuần nên biết về tâm Thiền và cái tâm đăng chiếu diệu để biết nên làm cái gì và cái gì không nên làm trong tu tập thiền định.

Đây không phải là tác phẩm bác học về Thiền, mà chỉ đơn thuần đưa ra cho chúng những lời dạy của các Thiền Sư về Tâm. Tuy nhiêntác giả này tin một cách mạnh mẽ rằng từng lời dạy về Thiền Tâm trong tập sách này đều có tiềm năng giúp cho hành giả tu Thiền đạt được sự "tỉnh thức," nếu không muốn dùng thuật ngữ "giác ngộ," giống với kinh nghiệm mà Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni và chư Tổ cũng như chư Thiền đức thời xưa đã từng có bởi vì do chính cuộc sống và hành trạng ấy mà Sĩ Đạt Ta thành Phật và chư Tổ chư Thiền đức đã thành những bậc "Giác Ngộ." Sau hết, với tinh thần chia xẻhy vọng rằng những câu chuyện này có thể giúp gợi lên cảm hứng cho những ai muốn bước trên con đường tu tập Thiền. Mong rằng tập sách này sẽ giúp làm tăng sự hiểu biết về Tâm Thiền một cách dễ dàng cho nhiều người, nhất là những người sơ cơPhật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng mục đích chính của người tu Phật là bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường tu tập mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Tản Mạn Thiền Tâm” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhtỉnh thức và hạnh phúc.

Thiện Phúc

 

Preface

 

Lives and acts of any Buddhist practitioners always aim at a state of mental purity where disturbing passions and impulses are subdued and calmed down so that the mind becomes concentrated and collected and enters into a state of clear consciousness and mindfulness. All methods of practicing in Buddhism stick to activities of daily lives, not sitting in tranquility for gaining  union with any supreme being, nor for bringing about mystical experiences, nor for any self-hypnosis. It is for gaining tranquility of mind (Samadhi) and insight (vipassana), for the sole purpose of attaining unshakable deliverance of the mind, that supreme security from bondage attainable through the total extirpation of all mental defilements. Therefore, the the most important thing in Buddhism is that, cultivation is not a voluntary exile from life or something practiced for the hereafter. Ancient people believed that 'mind' or 'heart' is in the chest area. In Zen, it means either the mind of a person in the sense of all his powers of consciousness, mind, heart and spirit, or else absolutely reality, the mind beyond the distinction between mind and matter. According to Buddhism, “Mind” is another name for Alaya-vijnana. Unlike the material body, immaterial mind is invisible. We are aware of our thoughts and feelings and so forth by direct sensation, and we infer their existence in others by analogy. The mind is the root of all dharmas. In Contemplation of the Mind Sutra, the Buddha taught: “All my tenets are based on the mind that is the source of all dharmas." The mind has brought about the Buddhas, the Heaven, or the Hell. It is the main driving force that makes us happy or sorrowful, cheerful or sad, liberated or doomed.

Unlike the material body, immaterial mind is invisible. We are aware of our thoughts and feelings and so forth by direct sensation, and we infer their existence in others by analogy. The mind is the root of all dharmas. In Contemplation of the Mind Sutra, the Buddha taught: “All my tenets are based on the mind that is the source of all dharmas." The mind has brought about the Buddhas, the Heaven, or the Hell. It is the main driving force that makes us happy or sorrowful, cheerful or sad, liberated or doomed. The mind is so closely linked with the body that mental states affect the body’s health and well-being. Some doctors even confirm that there is no such thing as a purely physical disease. Unless these bad mental states are caused by previous evil acts, and they are unalterable, it is possible so to change them as to cause mental health and physical well-being to follow thereafter. Man’s mind influences his body profoundly. If allowed to function viciously and entertain unwholesome thoughts, mind can cause disaster, can even kill a being; but it can also cure a sick body. When mind is concentrated on right thoughts with right effort and understanding, the effect it can produce is immense. A mind with pure and wholesome thoughts really does lead to a healthy and relaxed life. The manifestating, illuminating, and nonsubstantial characteristics of Mind exist simultaneously and constantly, inseparable and indivisible in their totality. In Zen, when we talk about the lamp of the mind, we mean the inner ligh or intelligence. This is a kind of lamp that is limitless in the lighting, which is able to display and destroy lust, hatred, ignorance and all wrong views. The lamp of Mind is also the lamp of Dharma or lamp of wisdom which dispels the darkness of ignorance. It's owing to this wonderfully illuminated mind that helps practitioners escaping from all desires and attaining the free conscious state or the mental state which is partially emancipated from defilements. sufferings and afflictions. We all hope that all of us will be able to cultivate to have that so so-called wonderfully alluminated mind, so that we can follow its light to return to the peaceful realm that we once separated.

With that hope, in around 2018, Thiện Phúc composed a set of 5 books titled “Precious Dialogues in Zen Forests”. However, it's really difficult for people, especially lay people with a lot of familiy duties, to read or to study the total of 3,546 big-sized pages. So, Thiện Phúc extracted some dialogues, tried to revise and publish it as a small book titled “Rambling Stories of Zen Minds”. This little book is not a profoundly philosiphical study of Zen Minds, but it is simply a glance at the mind in the very special part of Buddhism: Zen. However, these rambling stories of Zen Minds did convey a lot of precious experiences in meditation of the mind from many Zen Masters in the past. Devout practitioners should always remember that “Cultivation” means correct our characters and obey the Buddha’s teachings. “Cultivation” means to study the law by reciting sutras in the morning and evening, being on strict vegetarian diet and studying all the scriptures of the Buddha, keep all the precepts, and purifying the body and mind through sitting meditation; however,  the most important factors in real “cultivation” are to correct your character, to eliminate bad habits, to be joyful and compassionate, to build virtue. In reciting sutras, one must thoroughly understand the meaning. Furthermore, one should also practise meditation on a daily basis to get the wonderfully illuminated lamp of minds or the insight of a Buddha. For practitioners, “cultivation” means to mend your ways, from evil to wholesome (ceasing transgressions and performing good deeds). For these reasons, devout practitioners should understand a little bit about Zen minds and a wonderfully illuminated lamp of minds to see what should be followed and what should not in practicing meditation.

This is not a work of Zen scholarship, but it simply shows us Zen Masters' teachings on the Mind. However, this author strongly believe that each of the teachings on the mind in this book has the potential to help Zen practitioners attain "awakening" if we do not want to use the term "enlightenment," the same experience that Siddhartha Gautama, patriarchs, and other Zen virtues of ancient times had had because of which Siddhartha came to be called "Buddha" and Patriarchs and other Zen virtues became the "Enlightened Ones." Last but not least, with the spirit of sharing, hoping that these stories can help intriguing people to the practice of Zen. Hoping that this little book will help enhance the understanding of Zen minds for many people, especially for Buddhist beginners. Devout Buddhists should always remember that the main goal of cultivation in Buddhism is to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. The Buddha already explained clearly about the path of cultivation which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Rambling Stories of Zen Minds” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers. Hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.                               

                                                                                        Thiện Phúc

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78185)
07/11/2010(Xem: 140139)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.