Cộng Đồng Tăng Già (Song ngữ Vietnamese-English)

14/02/20224:15 SA(Xem: 6692)
Cộng Đồng Tăng Già (Song ngữ Vietnamese-English)

CỘNG ĐỒNG TĂNG GIÀ
Thiện Phúc

 

ton giao phat giaoCộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa. Đây là một trong Tam Bảo. Trong Phật giáo, các tông phái khác nhau đều xem Phật-Pháp-Tăng như là ba ngôi cao quí nhất trong giáo lý nhà Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập Niết Bàn gần 26 thế kỷ về trước nên Phật bảo, trân bảo của bậc Đại Giác, chỉ là sự thờ cúng hình tượng chư Phật như đã được truyền đến chúng ta. Pháp bảo bao gồm những bài giảng, bài thuyết pháp của chư Phật (tức là những đấng giác ngộ viên mãn) như đã thấy trong các kinh điển và bản văn Phật giáo khác vẫn được phát triển. Tăng bảo bao gồm các môn đệ đương thời tu tậpthể hiện chân lý cứu độ của Nhất Thể Tam Bảo đầu tiên được Phật Thích Ca Mâu Ni khai thị. Tuy nhiên, Phật tử nên luôn nhớ rằng đức Phật đã từng nhấn mạnh Tăng Già không chỉ đơn thuần bao gồm một nhóm Tăng Ni, mà là một cộng đồng Tăng Già với đầy đủ hai yếu tố: thanh tịnh tâm và sống hòa hợp. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đạo Phậtcon đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Như trên đã nói, nguyên nhân căn bản gây ra khổ đau phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... và mục đích tối hậu của đạo Phật là nhằm giúp chúng sanh, nhất là những chúng sanh con người loại trừ những thứ ấy để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Chúng ta hãy can đảm phủ phục dưới chân ba ngôi quí báu để phát triển những hiểu biết mới trong việc biết thế nào là thiện ác để có thể không tiếp tục suy nghĩ, nói, hay làm những hành động bất thiện nữa. Dù cuộc sống của chư Tăng Ni trong cộng đồng Tăng Già rất đơn giản, các thành viên trong cộng đồng Tăng Già đều có nhiệm vụ phải hoàn thành. Họ làm việc cật lựccảm thấy hạnh phúc với những việc làm của họ. Ngoài ra, trong ngày họ còn phải đi vào các làng giảng dạy Phật pháp. Khi trở về chùa họ còn viết sách về Phật giáo, hoặc tạc tượng của Đức Bổn Sư. Họ chăm sóc tự viện và khu vườn của tự viện. Họ chuẩn bị lễ lạc trong tự viện. Bên cạnh dó, họ khuyến tấn các Phật tử tại gia trong cộng đồng Tăng Già của họ tu tập và giúp đở những kế hoạch cho người cao niên và người bệnh trong cộng đồng. Ban tối, chư Tăng Ni còn có những thời tụng kinh, ngồi thiền và giảng dạy Phật pháp. Họ không dùng bữa cơm tối, mà dùng thời gian này để học tập kinh điển hay tọa thiền.

 

 

I.    Tổng Quan Về “Tăng Già”:

Sangha là từ Bắc Phạn dùng để chỉ cho “Cộng đồng Phật tử.” Theo nghĩa hẹp, từ này có thể được dùng cho chư Tăng Ni; tuy nhiên, theo nghĩa rộng, theo nghĩa rộng, Sangha ám chỉ cả tứ chúng (Tăng, Ni, Ưu Bà TắcƯu Bà Di). Phật tử tại gia gồm những Ưu Bà TắcƯu Bà Di, những người đã thọ ngũ giới. Tất cả tứ chúng này đều đòi hỏi phải chính thức thọ giới luật; giới luật tự viện giới hạn giữa 250 và 348 giới; tuy nhiên, con số giới luật thay đổi giữa luật lệ khác nhau của các truyền thống. Một điều bắt buộc tiên khởi cho cả tứ chúnglễ quán đảnh hay quy-y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Một chúng hay chúng hội phải có ít nhất là ba vị Tăng. Tăng Ni là các vị đã rời bỏ nếp sống gia đình để tu tập Phật Pháp. Thường thường họ chỉ giữ lại vài món cần dùng như y áo, bát khất thực, và lưỡi lam cạo râu tóc. Họ hướng đến việc từ bỏ những nhu cầu tư hữu vật chất. Họ tập trung tư tưởng vào việc phát triển nội tâm để đạt đến sự thông hiểu bản chất của vạn hữu bằng cách sống thanh tịnhđơn giản. Cộng đồng Tăng Giàcộng đồng Tăng NiPhật tử cùng nhau tu hành chánh đạo. Tăng già còn có nghĩa là một hội đồng, một tập hợp, hội chúng Tăng với ít nhất từ ba đến bốn vị Tăng, dưới một vị Tăng chủ. Như trên đã đề cập, Sangha, nguyên là tiếng Phạn nghĩa là đoàn thể Tăng Ni, dịch ra chữ Hán là hòa hợp chúng. Lý hòa là cùng chứng được lý vô vi giải thoát. Thân hòa cùng ở, khẩu hòa vô tranh, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân, và giới hòa đồng tu. Theo Phật giáo, Phật Thích Ca là ngôi thứ Nhất của Tam Bảo, thì pháp của Ngài là ngôi Hai, và Tăng đoàn là ngôi Ba. Tất cả ba ngôi nầy được coi như là sự thị hiện của chư Phật. Nền móng trong Phật GiáoTam Bảo. Không tin, không tôn kính Tam Bảo thì không thể nào có được nếp sống Phật giáo. Triratna là từ Bắc Phạn chỉ “tam bảo,” hay “tam quy y” có nghĩa là về nương ở ba nơi Phật, Pháp và Tăng. Người thọ Tam quy là tự nhận mình là tín đồ Phật giáo và phải ít nhất trì giữ ngũ giới, về nương và xem Phật như tôn sư, xem pháp như phương thuốc, và nương theo Tăng già như lữ hành tiến tu. Với người Phật tử, Đức Phật là đối tượng tôn kính bậc nhất và nơi về nương an toàn nhất vì chính Ngài đã tìm ra con đường đưa đến giải thoát và đã giảng dạy con đường ấy cho người khác. Giáo pháp của Ngài cũng là nơi về nương an toànchính giáo pháp ấy vạch ra cho chúng ta một cuộc hành trình vượt thoát bến bờ sanh tử. Cuối cùngTăng già cũng là một nơi về nương an toàn vì nó bao gồm những người đã hiến trọn đời mình cho Phật pháp để “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.”

 

II.   Chúng Hội:

Trong Phật giáo, khi nói đến “Chúng Hội”, chúng ta nên dùng từ “Sangha”. Đây là từ Bắc Phạn dùng để chỉ cho “Cộng đồng Phật tử.” Theo nghĩa hẹp, từ này có thể được dùng cho chư Tăng Ni; tuy nhiên, theo nghĩa rộng, theo nghĩa rộng, Sangha ám chỉ cả tứ chúng (Tăng, Ni, Ưu Bà TắcƯu Bà Di). Phật tử tại gia gồm những Ưu Bà TắcƯu Bà Di, những người đã thọ ngũ giới. Tất cả tứ chúng này đều đòi hỏi phải chính thức thọ giới luật; giới luật tự viện giới hạn giữa 250 và 348 giới; tuy nhiên, con số giới luật thay đổi giữa luật lệ khác nhau của các truyền thống. Một điều bắt buộc tiên khởi cho cả tứ chúnglễ quán đảnh hay quy-y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Tứ Chúng Tăng Già bao gồm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà TắcƯu Bà Di. Tứ Chúng theo tông Thiên Thai bao gồm phát khởi chúng, đương cơ chúng, ảnh hưởng chúng, và kết duyên chúng. Phát Khởi Chúngchúng hội mà Ngài Xá Lợi Phật đã ba lần cung thỉnh khiến cho Đức Thế Tôn khởi thuyết Kinh Pháp Hoa. Đương Cơ Chúngchúng hội nghe hiểu Pháp Hoa, tự mình thọ nhận và hành trì những gì Phật dạy trong đó. Ảnh Hưởng Chúngchúng hội phản ảnh hay rút ra được những lời dạy của Đức Thế Tôn như ngài Văn Thù Sư Lợi. Kết Duyên Chúng là những chúng sanh kết duyên được thấy và nghe Phật thuyết pháp, nên nhân duyên chứng ngộ của họ sẽ được về đời sau nầy. Trong khi Tứ Chúng Xuất Gia bao gồm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa DiSa Di Ni. Tỳ có nghĩa là phá, kheo nghĩa là phiền não. Tỳ kheo ám chỉ người đã phá trừ dục vọng phiền não. Người thoát ly gia đình, từ bỏ của cải và sống tu theo Phật. Người đã được thọ giới đàn và trì giữ 250 giới cụ túc. Tất cả chư Tỳ Kheo đều phải tùy thuộc vào của đàn na tín thí để sống tu, không có ngoại lệ. Tất cả chư Tỳ Kheo đều thuộc chủng tử Thích Ca, dòng họ của Phật. Tỳ kheo còn có nghĩa là người đã xuất gia, đã được giữ cụ túc giới. Tỳ Kheo có ba nghĩa: khất sĩ, bố ma và phá ác. Thứ nhất là Khất sĩ: Người chỉ giữ một bình bát để khất thực nuôi thân, không chất chứa tiền của thế gian. Khất Sĩ lại chia làm hai loại: nội khấtngoại khất. Nội Khất là người có khả năng tự kềm chế nội tâm. Ngoại Khất là người có khả năng tự kềm chế những hình thức bên ngoài. Thứ nhì là Bố ma: Bố Ma là người đã phát tâm thọ giới, phép yết ma đã thành tựu, loài yêu ma phiền não phải sợ hãiThứ ba là Phá ác: Người dùng trí huệ chân chính để quán sát và phá trừ mọi tật ác phiền não; người chẳng còn sa đọa vào vòng ái kiến nữa. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Trong hết thảy nhơ cấu đó, vô minh cấu là hơn cả. Các ngươi có trừ hết vô minh mới trở thành hàng Tỳ Kheo thanh tịnh (243). Người nào nghiêm giữ thân tâm, chế ngự khắc phục ráo riết, thường tu phạm hạnh, không dùng đao gậy gia hại sanh linh, thì chính người ấy là một Thánh Bà la môn, là Sa môn, là Tỳ khưu vậy (142). Chỉ mang bình khất thực, đâu phải là Tỳ kheo! Chỉ làm nghi thức tôn giáo, cũng chẳng Tỳ Kheo vậy! (266). Bỏ thiện và bỏ ác, chuyên tu hạnh thanh tịnh, lấy “biết” mà ở đời, mới thật là Tỳ Kheo (267).” Tỳ Kheo Ni là nữ tu Phật giáo, người đã gia nhập giáo đoàn và nguyện trì giữ 348 hoặc 364 giới Tỳ kheo Ni. Ngoài ra, Tỳ Kheo Ni phải luôn vâng giữ Bát Kính Giáo. Để thành lập giáo đoànTỳ Kheo Ni Đầu Tiên, ngài A Nan đã khẩn khoản xin Phật cho mẹ là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, cũng là dì và nhũ mẫu của Đức Phật, được xuất gia làm Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Mười bốn năm sau ngày Đức Phật thành đạo, Ngài đã nhận dì của Ngài và các phụ nữ vào giáo đoàn đầu tiên, nhưng Ngài nói rằng việc nhận người nữ vào giáo đoàn sẽ làm cho Phật giáo giảm mất đi 500 năm. Ngoài ra, cón có Thức Xoa Ma Na, người nữ tu tập sự bằng cách thực tập sáu giới. Một trong năm chúng xuất gia, tuổi từ 18 đến 20, học riêng lục pháp để chuẩn bị thọ cụ túc giới.

Bên cạnh đó, có hai chúng tại gia: ưu bà tắcưu bà di. Ưu bà tắc là các môn đồ nam tại gia của đạo Phật, trong cả hai trường phái Nguyên ThủyĐại Thừa, đều tuyên thệ gia nhập Phật giáo bằng việc tuyên thệ trì giữ Tam qui ngũ giới, bát quan trai giới, cũng như luôn tuân thủ Bát Chánh Đạo. Họ là những người hộ trì Tam bảo bằng cách dâng cúng những phương tiện của cải vật chất như thức ăn, áo quần, v.v. Lễ thọ trì Tam qui Ngũ giới tại các nước theo truyền thống Phật giáo rất quan trọng vì đây chính là điểm tựa tinh thần cho người tại gia tuân giữ và sống đời đạo đức trong cuộc sống hằng ngày. Ưu bà di là người tại gia nữ.

Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám chúng. Thứ nhất là chúng Sát Đế Lợi: Đây là một trong bốn giai cấp chính ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ, sát Đế Lợigiai cấp thứ nhì, dòng dõi chiến đấu hay giai cấp cai trị trong thời Phật còn tại thế. Hoa ngữ dịch là giai cấp địa chủ và Vương chủng, giai cấp mà từ đó Đức Phật được sanh ra. Thứ nhì là chúng Bà La Môn: Bà La Môn là một đạo giáo cổ truyền của Ấn Độ cách đây trên bốn ngàn năm, do ông Krishna sáng lập. Căn cứ trên Thánh kinh Vệ Đà thì thần Phạm Thiên là vị thần có quyền pháp sáng tạo ra muôn vật. Có bốn giai cấp trong xã hội theo Ấn Độ giáo. Theo đạo Bà La Môn, sống đây là sống gởi. Chết sẽ về với Phạm Thiên đời đời nếu tuân theo đúng chân lý của Phạm Thiên. Bà La Môn là những người thuộc giai cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ dưới thời Đức PhậtThứ ba là chúng gia chủThứ tư là chúng Sa mônThứ năm là chúng Tứ Đại Thiên VươngThứ sáu là chúng Tam Thập Tam ThiênThứ bảy chúng Thiên Ma: Đây là một trong tứ ma trên cõi trời thứ sáu, thường che lấp hay cản trở chơn lý Phật giáo. Danh từ nầy tiêu biểu cho những người lý tưởng luôn tìm cách quấy phá Đạo Phật, có ba loại. Thứ nhất là sát giả, thường làm những chuyện phóng dật hại thân. Thứ nhì là Ba Tuần, còn gọi là Ác Ái (là loại ma vương xuất hiện trong thời Phật còn tại thế). Thứ ba là Ba Ty Dạ, một loại ma vương đặc biệt hồi Phật còn tại thếChúng thứ tám là chúng Phạm Thiên: Phạm Thiên là vị thần chính của Ấn giáo, thường được diễn tả như ngưới sáng tạo hệ thống thế giới. Phạm Thiên cũng là chủ của cung trời sắc giới. Ngài làm chúa tể của chúng sanh, được Phật giáo thừa nhậnchư Thiên, nhưng thấp hơn Phật hay người đã giác ngộ. Chư Thiên trong cõi trời sắc giới gồm ba loại: Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, và Đại Phạm Thiên (Phạm Thiên Vương).

Ngoài ra, cũng còn có nhiều loại chúng khác. Thứ nhất là Đại Hải Chúng. Đại hải chúng có nghĩa là hội chúng giống như nước chảy ra biển cũng trở nên mặn, cũng như vậy tất cả đại chúng trong Tăng đoàn trở thành một vị và mất đi những khác biệt trước đây. Chỗ ngồi hội họp của Thánh chúng, những vị có đức độ sâu rộng lớn như biển cả. Thứ nhì là Kết Duyên Chúng. Những chúng sanh kết duyên được thấy và nghe Phật thuyết pháp, nên nhân duyên chứng ngộ của họ sẽ được về đời sau nầy. Một trong Tứ Chúng, do duyên kiếp trước còn nông cạn, chưa được độ nên kết nhân duyên đắc đạo sau nầy, với hy vọng cải thiện nghiệp chướng trong tương lai. Thứ ba là Minh Dương Chúng. Minh ám chỉ loài quỷ nơi cõi âm, dương ám chi chư thiên nơi cõi trời hay chúng Bà La Môn. Minh Dương Hội là hội cúng dường cho hai loại chúng sanh vừa kể trên. Thứ tư là Thường Tùy Chúng. Một ngàn hai trăm năm chục vị A La Hán thường đi theo Phật sau khi Ngài chuyển Pháp Luân. Đây là các bậc Pháp Thân Đại Sĩ, bậc Bồ Tát đã chứng được Pháp Thân nhưng thị hiện ra làm thanh văn, theo giúp Đức Phật hoằng dương Phật Pháp.

 

III.  Tứ Chúng:

Trong Phật giáo, tứ chúngchúng hội bao gồm chư Tăng, Ni, Ưu bà tắcƯu bà diThứ nhất trong bốn chúngTỳ KheoTỳ có nghĩa là phá, kheo nghĩa là phiền não. Tỳ kheo ám chỉ người đã phá trừ dục vọng phiền não. Tỳ Kheo là người nam thoát ly gia đình, từ bỏ của cải và sống tu theo Phật. Người đã được thọ giới đàn và trì giữ 250 giới cụ túc. Trong Phật giáo, tất cả chư Tỳ Kheo đều phải tùy thuộc vào của đàn na tín thí để sống tu, không có ngoại lệ. Tất cả chư Tỳ Kheo đều thuộc chủng tử Thích Ca, dòng họ của Phật. Tỳ kheo còn có nghĩa là người đã xuất gia, đã được giữ cụ túc giới. Tỳ Kheo có ba nghĩa. Khất sĩ: Người chỉ giữ một bình bát để khất thực nuôi thân, không chất chứa tiền của thế gian. Bố ma: Bố Ma là người đã phát tâm thọ giới, phép yết ma đã thành tựu, loài yêu ma phiền não phải sợ hãi. Phá ác: Người dùng trí huệ chân chính để quán sát và phá trừ mọi tật ác phiền não; người chẳng còn sa đọa vào vòng ái kiến nữa. Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: Trong hết thảy nhơ cấu đó, vô minh cấu là hơn cả. Các ngươi có trừ hết vô minh mới trở thành hàng Tỳ Kheo thanh tịnh (243). Người nào nghiêm giữ thân tâm, chế ngự khắc phục ráo riết, thường tu phạm hạnh, không dùng đao gậy gia hại sanh linh, thì chính người ấy là một Thánh Bà la môn, là Sa môn, là Tỳ khưu vậy (142). Chỉ mang bình khất thực, đâu phải là Tỳ kheo! Chỉ làm nghi thức tôn giáo, cũng chẳng Tỳ Kheo vậy! (266). Bỏ thiện và bỏ ác, chuyên tu hạnh thanh tịnh, lấy “biết” mà ở đời, mới thật là Tỳ Kheo (267). Thứ nhì là Tỳ Kheo NiTỳ kheo Ni là nữ tu Phật giáo, người đã gia nhập giáo đoàn và nguyện trì giữ 348 hoặc 364 giới Tỳ kheo Ni. Ngoài ra, Tỳ Kheo Ni phải luôn vâng giữ Bát Kính Giáo. Thứ ba là Ưu Bà TắcCòn gọi là Y Bồ Tắc, Ô Ba Sách Ca, Ưu Ba Sa Ca, Ưu Bà Sa Kha, Ô Ba Tắc Ca, hay Ô Ba Tố Ca. Nghĩa nguyên thủy là một người đầy tớ thuộc giai cấp hạ tiện, sau danh từ nầy trở thành tên gọi Phật tử tại gia, người tu hành trì giữ năm giới. Ưu Bà Tắcnam Phật tử tại gia, người thọ trì ngũ giới Tam quy. Phật tử tại gia thọ trì Bồ Tát giới. Theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa thì người cư sĩ, ngoài việc hộ trì Tam Bảo, khả năng giải thoát của họ là không thể nghĩ bàn. Upasaka là từ Phạn ngữ chỉ “Các môn đồ nam tại gia của đạo Phật,” trong cả hai trường phái Nguyên ThủyĐại Thừa. Sau khi Phật giáo xuất hiện tại Ấn Độ, từ Ưu Bà Tắc lại có nghĩa là người của gia đình tốt hay người đáng tôn kính; người chủ gia đình tu tại gia hay Phật tử tại gia. Tất cả cư sĩ đều tuyên thệ gia nhập Phật giáo bằng việc tuyên thệ trì giữ Tam qui ngũ giới, bát quan trai giới, cũng như luôn tuân thủ Bát Chánh Đạo. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh không cho phép, họ có thể giữ từ một đến năm giới, giữ được càng nhiều giới chừng nào thì càng tốt chừng ấy. Họ là những người hộ trì Tam bảo bằng cách dâng cúng những phương tiện của cải vật chất như thức ăn, áo quần, v.v. Lễ thọ trì Tam qui Ngũ giới tại các nước theo truyền thống Phật giáo rất quan trọng vì đây chính là điểm tựa tinh thần cho người tại gia tuân giữ và sống đời đạo đức trong cuộc sống hằng ngày. Tịnh Độ tông lại cho rằng có ba loại cư sĩ; tuy nhiên chỉ có hai hạng cư sĩ có thể được lợi lạc khi tu theo Tịnh Độ: Loại thứ nhất là những cư sĩ thành tâm thật ý, dù ngu si mê muội thế nào đi nữa, khi nghe giáo pháphoàn toàn tín tâm chấp nhậntu tập thì chắc chắn sẽ vãng sanh Cực Lạc. Loại thứ hai có thể được lợi lạc khi tu theo Tịnh Độ là những cư sĩtrí huệ thâm sâu và nhiều căn lành với Tịnh Độ, những người thông hiểu cả lý lẫn sự cũng như công đức đạt được qua pháp môn niệm Phật, do đó phát nguyện tin tưởngthực hành Tịnh Độ. Loại thứ ba là hạng cư sĩ có phàm trí, nhưng không có khả năng hiểu được pháp thâm diệu, mà cũng không có chút tín tâm nào; hạng nầy chỉ học cho thuộc kinh điển rồi rảo bước đó đây nhàn đàm hý luận, thì chắc chắn trạm dừng chân kế tiếp sẽ là địa ngục. Bên cạnh đó, có những người tại gia trì giới xuất gia, tức là vị cưtại gia mà giữ cụ túc giới của một vị tăng hay Ni. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, người tại gia thường được xem như là những người không thể chứng đắc niết bàn vì có quá nhiều hệ lụy với trần tục (dù có vài thí dụ cho thấy trong kinh điển Pali là người tại gia vẫn đạt được niết bàn), nên việc trì giới của họ nếu được là chỉ tạo thêm phước đức, để có thể được tái sanh vào một cõi cao hơn, có thể là tái sanh làm Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, nhưng trong Phật giáo Đại thừa, vai trò của người tại gia được đưa lên cao hơn, và việc đạt thành Phật quả là cho mọi người chứ không dành riêng cho chư Tăng Ni mà thôi. Dĩ nhiênĐức Phật không chỉ quan tâm đến Tăng đoàn, mà Ngài cũng quan tâm đến những người tại gia, vì những người tại gia ngoài vấn đề tu tập họ còn phải hỗ trợ cho cộng đồng tu sĩ. Tuy nhiên, họ lại không được đứng trong Tăng đoàn vì họ không thuộc vào hàng ngũ Tăng Già. Nếu không hiểu giáo lý nhà Phật thì người ta sẽ thắc mắc, nhưng khi đã hiểu thì người tại gia không còn phải thắc mắc. Nếu chúng ta thực sự muốn tu, chúng ta không cần phải thay đổi địa vị ngoài xã hội hay trong giáo đoàn, điều cần thiếtchúng ta nên thành tâm quy-y Phật và thực hành những điều Ngài dạy. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nhớ rằng hầu như tất cả những Bà La Môn khi đã được nói chuyện với Đức Phật đều trở thành những ưu bà tắc  hay ưu bà di của Ngài. Điều này không có nghĩa là qua đó họ đã thay đổi địa vị xã hội hay nghề nghiệp của mình, hoặc là từ bỏ  những sở hữu vật chất. Tóm lại, điều quan trọng cho một vị ưu bà tắc hay ưu bà di không phải là có chân trong giáo đoàn hay không, mà phải làm tròn những điều sau đây: Thứ nhất là Quy-y Tam Bảo. Thứ nhì là thực hành ngũ giới. Thứ ba là Nghe Phật pháp, đặc biệt là những giáo lýĐức Phật thuyết riêng cho Ưu Bà TắcƯu Bà Di. Thứ tư là tiếp tục hộ trì Tăng giàThứ tư là Ưu Bà DiCòn gọi là Ưu Ba Di, Ưu Ba Tư, Ô Ba Tư Ca, Ưu Ba Tứ Ca, hay Ư Bà Tư Kha. Phật tử tại gia nữ hay cận sự nữ, tại gia nhưng tu hành trì ngũ giới. Theo tông Thiên Thai, tứ chúng bao gồm thứ nhất là Phát Khởi Chúng: Chúng hội mà Ngài Xá Lợi Phật đã ba lần cung thỉnh khiến cho Đức Thế Tôn khởi thuyết Kinh Pháp Hoa. Thứ nhì là Đương Cơ Chúng: Chúng hội nghe hiểu Pháp Hoa, tự mình thọ nhận và hành trì những gì Phật dạy trong đó. Thứ ba là Ảnh Hưởng Chúng, như ngài Văn Thù Sư Lợi, người làm phản ảnh được giáo pháp của đức Phật. Thứ tư là Kết Duyên Chúng: Những chúng sanh kết duyên được thấy và nghe Phật thuyết pháp, nên nhân duyên chứng ngộ của họ sẽ được về đời sau nầy. Tứ Chúng Xuất Gia bao gồm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa DiSa Di Ni. Tỳ KheoTỳ Kheo Ni đã nói ở trên. Da Di là người nam mới tu, còn đang tập giữ những giới khinh và mười giới sa Di. Còn gọi là Cần Sách Nam: Người nam cần cù chăm gắng tuân theo lời chỉ dạy của các bậc đại Tăng. Cũng còn được gọi là Thất La Ma Ni La: Người tu hành cầu tịch tịnh viên mãn. Cũng là người Cầu Niết Bàn Tịch. Sa Di Ni: Thất La Ma Na Lí Ca, nữ tu mới gia nhập giáo đoàn Phật giáo, nguời trì giữ mười giới khinh.

 

IV.  Thánh Chúng Thời Đức Phật:

Thánh chúng có nghĩa là chúng hội của tất cả các bậc Thánh. Những vị Bồ Tát Thánh đã vượt thoát phiền não từ sơ địa trở lên. Đối với Thánh chúng hay bậc trí, những gì thường phải được xem là một sự lầm lẫn, tức là cái thế giới của các đặc thù nầy, vẫn không biểu hiện là điên đảo hay phi điên đảo. Đoàn thể do Đức Phật lập nên gọi là “Thánh Chúng” (Aryan sangha), đó là môi trường tu tập của những người cao quý. Vì truyền thống Bà La Môn đã được thiết lập kiên cố nên giai cấp bấy giờ đã được phân chia thậ là rõ rệt. Bởi lẽ đó, Đức Phật luôn xác nhận rằng trong hàng Tăng chúng của Ngài không có phân biệt giữa Bà La Môn và võ tướng, hay giữa chủ và tớ. Ai đã được nhìn nhận vào hàng Tăng chúng đều được quyền học tập như nhau. Đức Phật dạy rằng không thể gọi một giai cấp nào là cao quý hay không cao được bởi vì vẫn có những người đê tiện trong cái giai cấp gọi là cao quý và đồng thời cũng có những người cao quý trong giai cấp đê tiện. Khi chúng ta gọi cao quý hay đê tiện là chúng ta nói về một người nào đó chứ không thể cả toàn thể một giai cấp. Đây là vấn đề của tri thức hay trí tuệ chứ không phải là vấn đề sinh ra ở trong dòng họ hay giai cấp nào. Do đó, vấn đề của Đức Phật là tạo nên một người cao quý hay Thánh giả (Arya pudgala) trong ý nghĩa một cuộc sống cao quý. Thánh chúng đã được thiết lập theo nghĩa đó. Theo đó thì Thánh Pháp (Arya dharma) và Thánh luật (Arya vinaya) được hình thành để cho Thánh chúng tu tập. Con đườngThánh giả phải theo là con đường Bát Thánh Đạo (Arya-astangika-marga) và cái sự thậtThánh giả tin theoTứ Diệu Đế. Sự viên mãnThánh giả phải đạt tới là Tứ Thánh quả (Arya-phala) và cái toàn bị mà Thánh giả phải có là Thất Thánh Giác Chi (sapta-arya-dharma). Đó là những đức tính tinh thần cả. Người học Phật không nên đánh mất ý nghĩa của từ ngữ “Thánh” nầy vốn được áp dụng cẩn thận vào mỗi điểm quan trọng trong giáo pháp của Đức Phật. Đức Phật, như vậy, đã cố gắng làm sống lại ý nghĩa nguyên thủy của chữ “Thánh” nơi cá tính con người trong cuọäc sống thường nhật. Hàng Tăng chúng đức cao đạo trọng đã dứt bỏ mê hoặc, đã chứng đắc chân lý, đối lại với phàm Tăng. Trong Phật Giáo Đại Thừa thì coi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát như là một Thánh Tăng, và tượng của ngài được đặt ở giữa Tăng Đường. Trong Phật Giáo Tiểu Thừa thì Ngài Ca Diếp hay Tu Bồ Đề được coi như là những Thánh Tăng, tượng của các ngài thường được đặt giữa Tăng Đường. Có bốn loại Thánh. Thứ nhất là Thanh Văn, những vị tu tập Tứ Diệu Đế, đệ tử trực tiếp của Phật. Thứ nhì là Duyên Giác, một vị thành Phật nhờ tu tập 12 nhân duyên; hay một vị Phật tự giác ngộ, chứ không giảng dạy kẻ khác. Thứ ba là Bồ Tát, một người giác ngộ hay một vị Phật tương lai. Thứ tư là Phật, người đã đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Người chuyển Pháp luân. Một vị Phật không ở trong vòng mười cõi thế gian nầy, nhưng Ngài thị hiện giữa loài người để giảng dạy giáo lý của mình nên một phần Ngài được kể trong Tứ Thánh

Những Thánh đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong cả hai giáo đoàn Tăng và Ni. Những Thánh đệ tử của Đức Phật trong giáo đoàn Tăng: Vị Tăng cao tuổi đạo nhất là A Nhã Kiều Trần Như. Vị Tăng có đại trí tuệ là xá Lợi Phất. Vị Tăng có đại thần thôngMục Kiền Liên. Vị Tăng với đại khổ hạnh là Đại Ca Diếp. Vị Tăng có thiên nhãn A Na Luật. Vị Tăng có đa văn quảng tríA Nan. Vị Tăng khỏe mạnh nhất là Bakkula. Vị Tăng thông suốt giới luật là U Pa Li. Vị Tăng đứng đầu giảng phápPhú Lâu Na. Vị Tăng đứng đầu về dạy dỗ chư TăngĐại Kiếp Tân Na. Vị Tăng đứng đầu về dạy dỗ Ni chúng là  A Nan Đà. Vị Tăng đứng đầu về tu tậpLa Hầu La. Vị Tăng đứng đầu về ứng cúngTu Bồ Đề. Vị Tăng đứng đầu về hộ trì các cănNan Đà. Vị Tăng có số đồ chúng đông đảo nhất là Ưu Lâu Tần LoaNhững Thánh đệ tử của Đức Phật trong giáo đoàn Ni: Vị Ni đứng đầu về tuổi đạoNi trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề. Vị Ni đứng đầu về trí tuệTỳ Kheo Ni Thái Hòa. Vị Ni đứng đầu về thần thôngTỳ Kheo Ni Liên Hoa Sắc. Vị Ni đứng đầu về thiền địnhTỳ Kheo Ni Nan Đà. Vị Ni đứng đầu về thiên nhãnTỳ Kheo Ni Sakula. Vị Ni đứng đầu về giảng phápTỳ Kheo Ni Dhammadina. Vị Ni với đại thần thôngTỳ Kheo Ni Bhaddha Kaccana (mẹ của tôn giả Bahula). Vị Ni xuất sắc về giới luậtTỳ Kheo Ni Patacara. Những Thánh đệ tử tại gia nam: Cư sĩ với đại bố thíTu Đạt Cấp Cô Độc. Cư sĩ đứng đầu về thuyết pháp là Citta tại thành Macchikasanda. Cư sĩ đứng đầu về Tứ Nhiếp Pháp là Hatthaka ở Alavi. Cư sĩ đứng đầu về hộ trì giáo đoàn là Uggata. Cư sĩ đứng đầu bất thối tín là Sura Ambattha. Cư sĩ được mọi người yêu mến là y sĩ Jivaka. Những Thánh đệ tử tại gia nữ: Đệ tử nữ tại gia đầu tiên là Sujata. Đệ tử nữ tại gia đứng đầu về hộ trì giáo đoànLộc Mẫu. Đệ tử nữ tại gia từ bi bậc nhất là Samavati. Đệ tử nữ tại gia đứng đầu về kiến thức là Khujjuttara. Đệ tử nữ tại gia đứng đầu về thiền định là Uttara. Đệ tử nữ tại gia đứng đầu về bất thối tín là Katiyani.

 

 

V.   Mười Thánh Tăng Trong Thời Đức Phật:

Sau khi giác ngộ vào năm 35 tuổi, đức Phật đã đi khắp các miền Ấn Độ trong suốt 45 năm, đem chân lý Phật rộng truyền khắp nơi, giảng pháp giúp người giải thoát cho đến lúc Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi. Trong suốt 45 năm này, đức Phật có rất nhiều đệ tử; tuy nhiên, trong hạn hẹp chương sách này, chúng ta chỉ kể đến mười vị Thánh tăng tiêu biểu có quan hệ rất gần với Ngài mà thôi. Tưởng cũng nên ghi nhận, trong thời đức Phật còn tại thế, mười vị này là mười vị Thánh đệ tử kiệt xuất nhất trong lịch sử Tăng Già Phật giáoVị Thánh Tăng thứ nhất là Ma Ha Ca Diếp (Đại Ca Diếp): Đại Ca Diếp là một người thuộc dòng dõi Bà La Môn tại Ma Kiệt Đà. Ông là một tu sĩ khổ hạnh thờ thần lửa, có một hội chúng lớn. Người ta còn gọi ông là Ưu lâu tần loa Ca Diếp vì ông tu hành khổ hạnh trong khu rừng Ưu Lâu Tần Loa, ông cũng có tướng hảo trên ngực in hình quả đu đủ. Theo truyền thuyết Phật giáo, sau khi đạt được đại giác, Đức Phật đi đến thành Ca Thi. Trên đường đi đến xứ Ma Kiệt Đà Ngài gặp giáo chủ phái thờ Thần Lửa, xin nghỉ nhờ. Vị giáo chủ này dắt Đức Phật vào một căn nhà đá, và cảnh báo rằng, “Ở đây nửa đêm sẽ xuất hiện rồng độc, hễ thấy người là nuốt liền, đừng có hối hận.” Đức Phật đi vào nhà đá, ngồi kiết già an tịnh. Nửa đêm, quả nhiên rồng độc xuất hiện, nhe nanh vuốt, nhưng không làm hại Đức Phật. Ngày hôm sau, không như dự tính của ngoại đạo, Đức Phật vẫn bình yên vô hại trong ngôi nhà đá, khiến bọn họ vô cùng kinh ngạc. Sau đó Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp hỏi Đức Phật về phương pháp tu thân học đạo. Đức Phật đã cảm hóa cả ba anh em ông bằng bài pháp về “Lửa Thiêu Đốt.” Tại Tượng Đầu Sơn như sau: “Này các Tỳ Kheo! Tất cả đều đang bốc cháy, và tất cả những gì đang thiêu đốt. Con mắt, này các Tỳ Kheo, đang bốc cháy. Sắc đang bốc cháy. Nhãn thức đang bốc cháy. Nhãn xúc đang bốc cháy. Lạc thọ, khổ thọ, hoặc bất khổ bất lạc thọ phát sanh từ nhãn xúc đều đang bốc cháy. Do nhân gì nó đang bốc cháy? Nó bốc cháy vì lửa tham, sân, si, sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu và não. Ta tuyên bố như vậy. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý đều bốc cháy. Quán tưởng như vậy, này các Tỳ Kheo, một vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán mắt, hình sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ…. Vị ấy nhàm chán tai, âm thanh, nhĩ thức, nhĩ xúc, lỗ mũi, mùi, tỷ thức, tỷ xúc, lưỡi, vị, thiệt thức, thiệt xúc, thân thức, thân xúc, ý, tâm, ý thức, ý xúc và bất cứ cảm thọ nào khởi lên. Vì nhàm chán, vị ấy ly tham; vì ly tham, vị ấy được giải thoát. Khi vị ấy được giải thoát, có tri kiến khởi lên rằng vị ấy đã được giải thoát. Và vị ấy biết: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại trạng thái nầy nữa.’” Sau khi lắng nghe pháp âm vi diệu của Đức Phật, kính phục vì sự cảm hóa của Đức Phật, ông quyết tâm vứt bỏ lối học cũ, dẫn 500 đệ tử về quy-y với Phật. Sau khi Đức Phật cứu độ Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp và 500 đệ tử của y, Đức Phật giảng cho họ nghe về Tứ Diệu Đế, khiến cho ai nấy đều tràn đầy niềm vui Phật pháp, mừng rằng họ đã bỏ tà qui chánh, đi trên con đường lớn thênh thang. Những ngoại đạo này sau khi nghe pháp, tỉnh ngộ sâu sắc sự ngu si khi thờ thần lửa, quyết tâm đem những đạo cụ thờ Lửa ném xuống dòng sông Nilajan. Những đạo cụ này trôi đến chỗ của hai người em là Nakasyapa, người kia là Gayakasyapa. Họ đều là những người thờ thần lửa. Hai người em nhận ra đây là đồ đạc của anh mình, lo sợ đã có chuyện gì xãy ra cho anh mình. Vì thế mỗi người mang theo hai trăm năm chục đệ tử, ngày đêm dong ruỗi đến chỗ anh mình. Anh em gặp nhau, họ vô cùng kinh ngạcƯu Lâu Tần Loa Ca Diếp và đám đệ tử, ai cũng đều rõ ràng đã trở thành Tăng sĩ mặc áo cà sa. Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp kể lại cho hai em nghe về chuyện cải đạo của mình. Hai người em cũng nghe Phật thuyết pháp và cuối cùng xin quy y Phật. Đức Phật đã thu nhận cả ba anh em Ca Diếp và một ngàn đệ tử của các vị, hợp thành một Tăng đoàn lớn. Tất cả đều rời khỏi đạo tràng thờ Lửa, hướng về núi Linh Thứu của thành Vương Xá. Tăng đoàn to lớn này, hàng ngũ rầm rộ, đã làm kinh động cả nước Ma Kiệt Đà. Vua Tần Bà Sa Latoàn thể thần dân của ông đổ ra khỏi thành tham gia hàng ngũ nghênh đón, xếp hàng dài đến năm dặm, đến tận chân núi Linh Thứu. Ông đã trở thành một trong những môn đồ lớn của Đức Phật, nổi tiếng về kỷ luật khổ hạnhđạo đức nghiêm khắc. Nhờ những đức tánh ấy mà Ngài đã được tứ chúng tín nhiệm chủ trì kiết tập kinh điển lần đầu cũng như trọng trách lãnh đạo Tăng già sau khi Phật nhập diệt. Ông được coi như là vị tổ thứ nhất trong 28 vị tổ của dòng Thiền cổ Ấn Độ (Ba anh em ông Ca Diếp Ba đều là người trước kia tu theo ngoại đạo, thờ thần Lửa. Ngài Đại Ca Diếp có 500 đệ tử, hai người em mỗi vị có 250 đệ tử. Sau khi tín phục giáo nghĩa của Đức Phật, ba vị đã mang hết chúng đệ tử của mình về quy-y Phật). Ông được coi như sơ tổ dòng thiền Ấn Độ từ câu chuyện “Truyền Tâm Ấn” về Ma Ha Ca Diếp mỉm cười khi Đức Phật đưa lên nhành kim hoa. Người ta nói Ma Ha Ca Diếp đắc quả A La Hán chỉ sau tám ngày theo Phật. Sau khi Ma Ha Ca Diếp thị tịch, ông ủy thác cho ngài A Nan làm chủ tịch hội đồng Tăng Già thời bấy giờ. Về sau này, Phật thọ ký cho Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp thành Phật hiệu là Phổ Minh Như LaiVị Thánh Tăng thứ nhì là Xá Lợi Phất: Xá Lợi Phất còn được gọi là Xá Lợi Phất Đa, Xá Lợi Tứ, Xá Lợi Phú Đa La, hay Xá Lợi Bổ Đát La. Ông là bậc đệ nhứt trí tuệ trong số những đệ tử A La Hán của Phật. Ngài Xá Lợi Phất sanh tại vùng Nalandagrama, con của Sarika và Tisya, nên có tên gọi Xá Lợi Phất, lại được gọi theo tên cha là Ưu Bà Đề Xá. Ngài nổi tiếng về trí tuệđa văn. Ngài là vị thị giả đứng hầu bên phải Phật Thích Ca. Các môn đồ phái Vi Diệu Pháp thì cho rằng Ngài chính là sơ tổ của họ. Tên ngài nổi bậc trong một số kinh điển Phật giáo. Người ta nói ngài thị tịch trước thầy là Phật Thích Ca. Ngài và Mục Kiền Liên là hai biểu tượng đứng bên cạnh Phật khi nhập niết bàn. Ngài thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai ở cõi Ly Cấu Thế Giới (ngài Xá Lợi Phất nguyên là bạn của Mục Kiền Liên, cả hai là học giả của phái Lục Sư Ngoại Đạo, học vấn trí thức cao thâm được mọi người đương thời kính nể. Nhân tín phục giáo nghĩa của Đức Phật, hai ngài cùng đem 200 đệ tử đồng quy-y Phật, thọ giới xuất gia. Về sau hai Ngài phụ tá Đức Phật để tuyên giáo, công nghiệp hoằng hóa của hai ngài rất lớn đối với Phật giáo). Khi Đức Phật phái 60 vị A La Hán đầu tiên vào đời hoằng hóa. Vị A La Hán Assaji đi khất thực trong thành Vương Xá. Nơi tôn giả gặp Xá Lợi Phất, vị nầy bị lôi cuốn bởi diện mạo của tôn giả. Sau khi sửa soạn chỗ ngồi và dâng nước, Xá Lợi Phất chào hỏi tôn giả: “Bạch Đại Đức, ngũ quan của Ngài thật là thanh tịnh, màu da của ngài thật là trong sáng. Vì sao ngài thoát ly thế tục? Ngài tin theo giáo pháp của ai?” Tôn giả Assaji khiêm tốn trả lời: “Nầy hiền hữu, đó là bậc Đại Sa Môn Thích Tử, theo Đức Thế Tôn ấy tôi đã xuất gia. Tôi tin theo giáo pháp của Thế Tôn. Tôi chỉ là một người mới học đạo, tôi không thể nào giảng giáo pháp một cách cặn kẽ cho hiền hữu được.” Tuy nhiên, Xá Lợi Phất vẫn tiếp tục thỉnh cầu tôn giả nói ít nhiều tùy theo khả năng của mình. Vị trưởng lão đã đọc bốn dòng kệ, khéo tóm tắt phần tinh túy của Phật Pháp về lý Duyên KhởiTứ Diệu Đế: “Tất cả các pháp phát sinh từ một nhân, nhân ấy đức Như Lai đã giảng rõ, và cả cách đoạn diệt chúng, bậc Đại Sa Môn giáo huấn như vậy.” Sau khi nghe xong, Xá Lợi Phất liền giác ngộđắc quả Dự Lưutrở về nói lại với người bạn thânMục Kiền Liên, vị nầy cũng đắc quả Dự Lưu khi nghe xong bài kệ. Sau đó hai vị cùng đến tịnh xá Trúc Lâm xin thọ giới với Đức Phật. Nửa tháng sau đó, cả hai vị đều đắc quả A La Hán. Chính Đức Phật đã nói với Tăng chúng: “Này các Tỳ Kheo! Trong số những đệ tử đắc đại trí tuệ của ta, người có trí tuệ nhất là Xá Lợi Phất. Trong hàng đệ tử đắc thần thông nhất của ta, người có thần thông đệ nhất là Mục Kiền Liên.” Chính Đức Phật đã tuyên bố rằng Xá Lợi Phất đã đạt được trí tuệ. Người ta cũng xem Ngài như là vị đã thuyết nhiều bài kinh trong bộ kinh tạng Pali, và Đức Phật đã tuyên bố là những lời thuyết của Xá Lợi Phất không sai khác với giáo thuyết của chính Ngài. Ông được xem như là người thứ nhì sau Phật đã chuyển bánh xe phápVị Thánh Tăng thứ ba là Ma Ha Mục Kiền Liên (Đại Mục Kiền Liên): Ma Ha Mục Kiền Liên là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật. Mục Kiền Liên là một vị đệ tử A-La-Hán có thần thông phép lực bậc nhất của Phật, xuất thân từ một gia đình Bà La Môn. Ông gia nhập giáo đoàn cùng lúc với Xá Lợi Phất, một người bạn lúc thiếu thời. Ông đã giao kết với Xá Lợi Phất, nếu ai tìm được chân lý trước thì phải nói cho người kia cùng biết. Xá Lợi Phất tìm về với Đức Phật và bèn mang Mục Kiền Liên đến gặp Phật để cùng trở thành đệ tử Phật.  Ông đã nhanh chóng nổi tiếng nhờ vào những năng lực thần thông. Sau khi chứng đạo, ông dùng thiên nhãn nhìn thấy mẹ mình bị đọa trong cõi ngạ quỷ chịu thống khổ. Phật cho biết: “Vào ngày trăng tròn kiết hạ an cư, đặt lễ Vu Lan Bồn cúng dường chư Tăng, có thể giúp cho vong mẫu ngươi giải thoát.” Về sau nầy ông bị ám hại bởi những kẻ thù ghét Phật giáo. Về sau Vu Lan Bồn Kinh được gọi là Báo Hiếu Kinh, lưu truyền trong dân gian tại các nước Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bổn cho đến ngày nay. Trong các tranh ảnh Phật giáo, ông thường đứng bên trái Đức Phật, trong khi Xá Lợi Phất bên phải. Bên Trung Hoa người ta nói Mục Kiền Liênhiện thân của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát. Mục Kiền Liên được Phật thọ ký sau nầy sẽ thành Phật hiệu là Tamala-patra-candana-gandha. Vị Thánh Tăng thứ tư là A Nan Đà: A Nan, còn được gọi là Hoan Hỷ Vô Nhiễm, anh em họ của Phật, em trai của Đề Bà Đạt Đa, và cũng là một trong những đại đệ tử. A Nan nổi tiếng là người đệ tử học rộng nhất của Đức Phật. Ngài có một trí nhớ toàn hảo và vì thế mà có thể nhớ hết những bài thuyết giảng của Đức Phật. A Nan chính là thị giả thân cận nhất của Đức Phật trong suốt 25 năm. Ông nổi tiếng nhờ trí nhớ tuyệt hảo mà ông đã nhớ lại hết những thời thuyết pháp của Phật, sau nầy nhờ đó mà ghi lại thành kinh điển Phật giáo. A Nan thường được dẫn ra như một tấm gương trong các kinh điển vì tính khiêm nhường và lòng tận tụy của ông đối với Đức Phật. Ông chỉ nhận phục vụ riêng cho Đức Phật sau khi Đức Phật bảo đảm với ông rằng cương vị ấy không mang lại cho ông bất cứ ưu thế nào. Tên ông có nghĩa là “Hoan Hỷ” vì ngày ông sanh ra chính là ngày Đức Phật thành đạo. Với trí nhớ vô song của ông nên ông là người đầu tiên được chọn trùng tụng trong lần kết tập kinh điển đầu tiên (4 tháng sau khi Phật nhập diệt). Ông là người binh vực nữ quyền. Sau khi Đức Phật từ chối lời khẩn cầu của Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề về việc thành lập Ni đoàn, A Nan đã can thiệp cho bà và cuối cùng Đức Phật đã đồng ý cho thành lập Ni đoàn. A Nan là con vua Hộc Phạn (em trai của vua Tịnh Phạn). A Nan là em ruột của Đề Bà Đạt Đa. Ông được biết đến như là Thiện Hoan Hỷ vì khi ông sanh ra mang lại hoan hỷ cho mọi người nên mới được đặt tên là A Nan. Ngài là em họ của Phật Thích Ca  và cũng là một trong thập đại đệ tử của Ngài. Hai năm sau ngày Phật thành đạo, A Nan đã cùng với năm vị hoàng thân khác của dòng Thích Ca (Anuruddha, Devadatta, Bhaddiya, Bhagu, và Kimbala) đã xin xuất gia với Đức Phật. Khi Đức Phật được 55 tuổi ông A Nan đã theo làm thị giả cho Ngài trên hai mươi năm. A Nan nổi tiếng nhờ trí nhớ xuất sắc, có khả năng nhớ từng chữ trong những thời thuyết giảng của Phật, rồi sau nầy được trùng tụng thành kinh điển. Ông được chọn trùng tụng về Kinh điển trong lần Đại hội kết tập kinh điển đầu tiên (4 tháng sau ngày Phật nhập diệt). Người ta nói chính ngài A Nan đã đọc thuộc lòng những bài thuyết pháp của Đức Phật mà về sau được ghi lại thành Kinh Tạng.  Ngài là vị Tổ thứ hai sau Đại Ca Diếp. Người ta nói ngài A Nan chứng đạo sau khi Phật đã nhập diệt và ông sống đến 120 tuổi. Phật thọ ký cho ngài sau nầy thành Phật hiệu là Sơn Hải Tự Tại Thông Vương Phật. Khi trở thành thị giả cho Phật, ngài A Nan xin được phục dịch Đức Phật với những điều kiện sau đây: 1) Đức Phật không ban cho ngài những bộ y mà thiện tín đã dâng cúng cho Phật. 2) Đức Phật không ban cho ngài vật thực mà thiện tín đã cúng dường cho Phật. 3) Đức Phật không cho phép ngài cùng ở trong một tịnh thất với Phật. 4) Đức Phật không cho phép ngài đi cùng với Đức Phật những nơi nào mà thí chủ thỉnh Đức Phật. 5) Đức Phật sẽ hoan hỷ cùng ngài đi đến nơi nào mà thí chủ thỉnh ngài đến. 6) Đức Phật hoan hỷ cho phép ngài được tiến dẫn những vị khách từ phương xa đến viếng Phật. 7) Đức Phật hoan hỷ cho phép ngài đến bạch Đức Phật mỗi khi có điều hoài nghi phát sanh. 8) Đức Phật hoan hỷ lập lại bài pháp mà Đức Phật đã giảng lúc ngài vắng mặt. A Nan Đa đã đóng một vai trò hết sức trọng yếu trong kỳ “Kết Tập Kinh Điển lần thứ Nhất” được tổ chức tại thành Vương Xá, trong đó có 500 vị A La Hán hội họp để trùng tuyên những bài giảng của Đức Phật bằng trí nhớ. A Na cũng có mặt nhưng không được tham dự vì Ngài chưa chứng quả A La hán, tuy nhiên, đêm trước ngày đại hội, ngài đã chứng quả A La Hán và cũng được tham dự. Trong Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển lần thứ nhất—In the First Council: Ngài A Nan, người đệ tử thân cận nhất của Phật trong suốt 25 năm, thiên phú với một trí nhớ xuất sắc. Lúc đầu đã không được xếp vào thành viên Hội Nghị. Theo Kinh Tiểu Phẩm, sau đó vì có sự phản đối của các Tỳ Kheo quyết liệt bênh vực cho A Nan, mặc dù ông nầy chưa đắc quả A La Hán, bởi vì ông có phẩm chất đạo đức cao và cũng vì ông đã được học kinh tạngluật tạng từ chính Đức Bổn Sư. Sau cùng A Nan đã được Đại Ca Diếp chấp nhận vào Hội Nghị. A Nan đã trùng tụng lại tất cả những gì mà Đức Phật nói. Tuy nhiên, tại Hội Nghị nầy, A Nan đã bị các Tỳ Kheo trách cứ nhiều tội mà ông đã giải thích như sau: Ông không thể kể lại được hết các giới luật nhỏ nhặt mà Đức Phật nói là có thể bỏ bớt sau khi Ngài nhập diệt, bởi vì ông quá đau buồn trước sự nhập diệt sắp xảy ra của Đức Bổn Sư. Ông phải đạp chân lên áo của Đức Phật lúc vá áo vì không có ai cầm giúp ông. Ông đã cho phép nữ giới lễ xá lợi Đức Phật trước những người khác vì ông không muốn giữ họ lại lâu. Ông làm như thế cũng là để khai trí cho họ, giúp họ mong muốn được cải thân người nam ở kiếp sau. Vì bị quỷ ma che mờ tâm trí nên ông đã quên không cầu xin Đức Bổn sư cho ông có thể tiếp tục học đạo cho đến suốt đời. Ông đã xin cho nữ giới là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề gia nhập Tăng đoàn trái với luật lệ, bởi vì bà ta đã nuôi dưỡng Đức Bổn sư khi Ngài còn bé. Tuy nhiên, theo bộ Dulva thì Ngài A Nan còn bị gán thêm hai tội nữa: Ông đã không lấy nước uống cho Đức Phật mặc dù ngài đã ba lần đòi uống. Ông làm như thế vì bấy giờ nước sông đang đục không thể lấy cho Đức Phật uống được. Ông đã để cho nam và nữ giới thuộc hàng hạ phẩm được xem âm tàng của Đức Phật. Ông nói sự để lộ âm tàng của Đức Thế Tôn nhằm giải thoát cho những kẻ còn bận tâm về chuyện ái dục. Lúc Đức Phật còn tại thế, một ngày nọ tôn giả A Nan y phục chỉnh tề, tay ôm bát đi vào thành Xá Vệ khất thực, ngài đi từng bước đều đặn, và mắt nhìn xuống. Sau khi thọ thực xong, ngài tìm nước uống và thấy một cái giếng bên đường. Vào lúc ấy có một thiếu nữ thuộc giai cấp Chiên Đà La đang lấy nước tại giếng. Tôn giả A Nan đến gần giếng rồi đứng lại, mắt vẫn nhìn xuống, hai tay vẫn ôm bát. Cô gái Chiên Đà La bèn hỏi: “Bạch ngài cần gì?” Tôn giả đáp: “Xin cho tôi một ít nước uống.” Cô gái Chiên Đà Là đáp lại: “Bạch ngài, làm thế nào một người con gái Chiên Đà La như tôi có thể dâng nước cho ngài? Chí đến cái bóng của chúng tôi, người ở giai cấp cao còn không dám dẫm chân lên nữa là. Họ tránh chúng tôi, họ hất hủi chúng tôi, và nếu tình cờ thấy chúng tôi là họ phải lập tức đi rửa mặt với nước thơm mà còn than vản là hôm nay rủi cho họ phải gặp một người thuộc hạng cùng đinh. Họ khinh khi chúng tôi như vậy đó.” Tôn giả A Nan bèn đáp lại: “Tôi không biết giai cấp cao hay giai cấp thấp. Cô cũng là một con người như tôi. Tất cả đều cùng là con người. Tất cả đều có máu đỏ như nhau, có gì là khác biệt? Có gì để có thể phân chia? Chính Đức Bổn Sư đã dạy là cùng đinh không phải do sanh trưởng, không phải do sanh trưởng là Bà La Môn; do hành động trở thành cùng đinh, cũng do hành động mà trở thành Bà La Môn.” Cô gái Chiên Đà La cảm xúc không nói một lời, nghiêng đầu về phía trước, dâng nước đến ngài A Nan. Đây là một trong những câu chuyện dài về ngài A Nan, nhưng tôi xin tạm kết thúc câu chuyện ở đây để nhấn mạnh rằng đối với người con Phật không có vấn đề giai cấp, mà chỉ có hành vi thiện ác làm cho một người trở thành Bà La Môn hay Chiên Đà La mà thôi. Trong kinh Pháp Cú, câu 43, Đức Phật đã dạy: “Chẳng phải cha mẹ hay bà con nào khác làm, nhưng chính tâm niệm hướng về hành vi chánh thiện làm cho mình cao thượng hơn.” Thời Đức Phật còn tại thế, lúc Thế Tôn thân hơi có bệnh phải dùng sữa bò, A Nan bèn cầm bát đến đứng trước cửa nhà người Đại Bà La Môn để xin sữa. Lúc ấy ông Duy Ma Cật đến bảo A Nan: “Này A Nan! Làm gì cầm bát đứng đây sớm thế?” A Nan đáp: “Cư sĩ, Thế Tôn thân hơi có bệnh phải dùng sữa bò, nên tôi đến đây xin sữa.” Ông Duy Ma Cật nói: “Thôi thôi! Ngài A Nan chớ nói lời ấy! Thân Như Lai là thể kim cang, các ác đã dứt, các lành khắp nhóm, còn có bệnh gì, còn có não gì? Im lặng bước đi, ngài A Nan! Chớ có phỉ báng Như Lai, chớ cho người khác nghe lời nói thô ấy, chớ làm cho các trời oai đức lớn và các Bồ Tát từ Tịnh Độ phương khác đếnđây nghe được lời ấy! Ngài A Nan! Chuyển Luân Thánh Vương có ít phước báu còn không tật bệnh, huống chi Như Lai phước báu nhiều hơn tất cả đấy ư? Hãy đi ngài A Nan! Chớ làm cho chúng tôi chịu sự nhục đó, hàng ngoại đạo Phạm chí nếu nghe lời ấy, chắc sẽ nghĩ rằng ‘Sao gọi là Thầy, bệnh của mình không cứu nởi mà cứu được bệnh người khác ư?’ Nên lén đi mau, chớ để cho người nghe! Ngài A Nan! Phải biết thân Như Lai, chính là Pháp thân, không phải thân tư dục, Phật là bực Thế Tôn hơn hết ba cõi, thân Phật là vô lậu, các lậu đã hết, thân Phật là vô vi, không mắc vào các số lượng, thân như thế còn có bệnh gì?” Lúc đó A Nan thật quá hổ thẹn tự nghĩ không lẽ ngài gần Phật bấy lâu nay mà nghe lầm ư? A Nan liền nghe trên hư không có tiếng nói rằng: “A Nan! Đúng như lời cư sĩ đã nói, chỉ vì Phật ứng ra đời ác đủ năm món trược nên hiện ra viêc ấy, để độ thoát chúng sanh thôi. A Nan! Hãy đi lấy sữa chớ có thẹn.” Vị Thánh Tăng thứ năm là Upali: Ưu Ba Li, tên của một trong những đệ tử lớn của Đức Phật. Lúc đầu Upali chỉ là thợ cạo cho các hoàng tử dòng Thích Ca, nhưng sau đó ông gia nhập giáo đoàntrở thành một trong thập đại đệ tử của Phật. Trong lần kiết tập đầu tiên, trưởng lão Ma Ha Ca Diếp đã dựa vào những câu trả lời của ông về giới luật mà Phật đã thuyết dạy để trùng tuyên thành Luật Tạng của Phật giáoVị Thánh Tăng thứ sáu là Phú Lâu Na:  Phú Lâu Na Di Chất Na Ni Tử, con của trưởng giả Ba-Va và một người gái nô lệ. Ông là một trong 1250 vị A La Hán đệ tử Phật, cũng là một trong thập đại đệ tử của Phật có biệt tài thuyết pháp. Bị người anh bạc đãi trong thương vụ, nhưng ông đã cứu người anh nầy trong một chuyến đắm tàu. Về sau ông xây một tịnh xá hiến cho Phật. Ông được Phật thọ ký sẽ thành Phật đời vị lai với hiệu là Pháp Minh Như LaiVị Thánh Tăng thứ bảy là Tu Bồ Đề: Còn gọi là Tu Phù Đê, Tu Phu Đê, Tu Bổ Đề, Tu Bổ Để, Tàu dịch là Không Sinh, Thiện Hiện, Thiện Cát, hay Thiện Nghiệp. Ông là một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật. Ông là đệ tử đầu tiên liễu ngộ “tánh không.” Ông được nổi bậc về lòng bi mẫn và chẳng bao giờ gây chuyện với bất cứ ai. Ông cũng là người đương thời chuyên thuyết giảng kinh Ma Ha Bát NhãVị Thánh Tăng thứ tám là Ma Ha Ca Chiên Diên (Đại Ca Chiên Diên): Một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, được tôn kính là bậc đệ nhất nghị luận. Ông là người bản xứ của thành Avanti, thuộc miền tây xứ Ấn Độ. Ông sanh ra trong gia đình Bà La Môn, và giữ một địa vị cố vấn tôn giáo quan trọng cho vị vua của thành nầy. Ông được Đức Phật hóa độ và cho quy-y tại thành Xá Vệ, kinh đô của nước Cô Xa La, nơi mà nhà vua đã biệt phái ông tới để nghe ngóng về những báo cáo về Phật pháp. Sau khi trở thành đệ tử Phật, ông đã trở lại Avanti, và chính tại đây ông đã độ cho vị vua và nhiều người khác. Vị Thánh Tăng thứ chín là A Nậu Lâu Đà (A Na Luật):  A Nậu Lâu Đà, một trong mười môn đồ lớn của Đức Phật. Ngài nổi tiếng với Thiên Nhãn. Là em họ của Phật Thích Ca và là một trong trong sáu hoàng tử của dòng Thích Ca, đệ nhứt thiên nhãn trong số những đệ tử A-La-Hán của Phật. Đức Phật thọ ký A Nậu Lâu Đà sau nầy sẽ thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai. Thời Đức Phật còn tại thế, có vị Phạm Vương tên Nghiêm Tịnh, cùng với một muôn Phạm Vương khác, phóng ánh sáng trong sạch rực rỡ đến chỗ ngài A Na Luật cúi đầu lễ và hỏi, “Thưa ngài A Na Luật! Thiên nhãn của ngài thấy xa được bao nhiêu?” A Na Luật liền đáp, ‘Nhơn giả, tôi thấy cõi Tam thiên Đại thiên Thế giới của Phật Thích Ca Mâu Ni đây như thấy trái Am ma lặc trong bàn tay vậy.” Lúc đó ông Duy Ma Cật đến nói với A Na Luật: “Thưa ngài A Na Luật! Thiên nhãn của ngài thấy đó làm ra tướng mà thấy hay là không làm ra tướng mà thấy? Nếu như làm ra tướng mà thấy thì khác gì ngũ thông của ngoại đạo? Nếu không làm ra tướng mà thấy thì là vô vi, lẽ ra không thấy chứ?” Lúc ấy A Na Luật nín lặng. Các vị Phạm Thiên nghe ông Duy Ma Cật nói lời ấy rồi đặng chỗ chưa từng có, liền làm lễ hỏi ông rằng: “Bạch ngài ở trong đời ai là người có chơn thiên nhãn?” Trưởng giả Duy Ma Cật đáp: “Có Phật Thế Tôn được chơn Thiên nhãn, thường ở tam muội, thấy suốt các cõi Phật không có hai tướng.” Vị Thánh Tăng thứ mười là La Hầu La: Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, La Hầu La là đứa con duy nhất của Đức Phậtcông chúa Da Du Đà La. Người ta nói La Hầu La ở trong thai mẹ đến 6 năm, và được hạ sanh trong đêm Đức Phật thành đạo (ngày 8 tháng chạp âm lịch). Cha của ngài không thấy mặt ngài cho đến khi ngài được 6 tuổi. Lúc mới xuất gia ngài theo Tiểu Thừa, nhưng sau khi nghe Đức Phật thuyết tối thượng thừa pháp trong pháp hội Pháp Hoa, ngài đã theo Đại Thừa. Ngài luôn tái sanh làm con lớn của các vị Phật. Có chỗ cho rằng La Hầu La sanh ra trước khi Đức Phật xuất gia. Theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa thì ông là con trai duy nhứt của Thái tử Tất Đạt Đa, cũng là một trong mười đệ tử lớn của Phật, được tôn kính do công phu mật hạnh của Ngài. Ngài được sanh ra vào ngày mà cha của ngài quyết định từ bỏ đời sống gia đình, và khi công chúa Gia Du Đà La hỏi thái từ Tất Đạt Đa phải đặt tên đứa bé là gì, thì Thái tử trả lời: “La Hầu La” có nghĩa là sự ràng buộc, cho thấy rằng Thái tử đã thấy đứa nhỏ như là căn nguyên của sự luyến chấp vào thế gian. Sau khi giác ngộ Bồ Đề, Đức Phật trở về nhà, và công chúa Gia Du Đà La đã đưa đứa bé đến đối mặt với ngài và đòi hỏi ngài phải cho đứa bé ấy gia sản. Đức Phật không trả lời, nhưng La Hầu La lại theo ngài rời bỏ cung điện, và chẳng bao lâu sau đó cũng được thọ giới làm Tăng. Khi cha của Đức Phật là vua Tịnh Phạn chống đối việc này thì Đức Phật trả lời bằng cách công bố luật mà kể từ đó không ai có thể xuất gia nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Sau khi nghe một bài pháp ngắn, La Hầu La chứng quả A La Hán. Người ta nói ngài là vị đệ tử hăng hái tu học nhất trong số các đệ tử của Phật.

 

VI.  Cộng Đồng Tăng Già

Tăng Già có nghĩa là cộng đồng của các vị Thánh Phật giáo, những người đã nhận thức được giáo pháp. Tăng Già cũng nhằm chỉ cộng đồng chư Tăng Ni sống theo giới luật tự viện; và theo nghĩa rộng hơn, Tăng Già kể luôn cả những vị tại gia hỗ trợ cho chư Tăng Ni qua lòng từ thiện và nhận được giáo pháp của họ truyền dạy. Sự sáng tạo của Tăng Già là một vấn đề rõ ràng, một trong những thành quả lớn lao nhất của đức Phật. Nó đã tồn tại qua sự biến đổimở rộng cho đến ngày nay, đem lại và tạo cho mỗi người một cơ hội để theo đuổi khóa tu tập để dẫn đến sự giác ngộ, bằng cách dâng hiến đời mình cho cuộc sống phạm hạnh thiêng liêng. Một sự kiện theo đuổi như thế theo quan điểm Phật giáo không phải là hành động vị kỷ, bởi vì Tăng Già là một cơ cấu giữ gìn giáo pháp khi không có mặt của đức Phật vì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Từ những ngày xa xưa nhất, Tăng Già đã không có một người có thẩm quyền tối cao, bởi vì đức Phật từ chối thành lập một hệ thống thứ bậc hoặc chỉ định một người kế vị. Ảnh hưởng là chung của tập thể và địa vị cao hơn chỉ được bậc trưởng lão cho phép. Theo đức Phật, sự trung thành triệt để với giáo pháp cần phải dựa vào lý trí cá nhân và sự cảm nhận, chứ không thuần túy dựa vào sự truyền dạy. Tăng Già đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đạo Phật như là người bảo vệgiữ gìn giáo pháp. Vào thế kỷ thứ 1 trước Tây lịch, giáo hội Tăng Già nguyên thủy đã có sự phân biệt giữa các nhà sư, một số vị cho rằng  phải có số phận tu tập thiền và những vị khác cam kết giữ gìn kinh điển. Nền tảng của Phật giáo, ít nhất là trong truyền thống nguyên thủy, hầu như luôn quan tâm đến việc bảo tồn giáo pháp do bởi cội nguồn của cộng đồng Tăng Già có sự ủy thác hơn là nhờ những cơ cấu chánh trị mạnh mẽ. Thật vậy, đây là một trong những nét đặc trưng căn bản làm cho Phật giáo trở nên khác biệt trong khi các tôn giáo khác tham gia tích cựcchi phối cuộc sống hằng ngày bằng những nghi thứclễ nghi. Đó không phải là tiêu chuẩn dành cho Phật giáo được liên kết với một nơi hoặc một xã hội đặc biệt, chính vì vậy Phật giáo có thể sống hòa hợp với những đức tin bản xứ và các tập quán mà nó đã từng đối mặt khi mở rộng ưu thế, đặc biệt những đức tin và tập quán đó thường được kết hợp phong tục xã hội. Mối quan hệ giữa Tăng Già và giới tại gia hoàn toàn khác biệt trong các truyền thống. các nhà sư Theravada không nắm giữ tiền bạc hoặc kiếm sống bằng bất cứ nghề nghiệp nào, mà hoàn toàn nhờ vào những nhu cầu thế tục của những người tại gia. Trong khi đó tại nhiều nơi như ở Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Tây TạngViệt Nam, nơi mà truyền thống Phật giáo Đại Thừa chiếm ưu thế, một số tự viện tích lũy tài sản và trở nên có thế lực về chính trị.

Những Người Thọ Cụ Túc Giới Đầu Tiên Trong Tăng ĐoànMục Kiền LiênXá Lợi Phất là những đại đệ tử đầu tiên của đức Phật. Trước kia họ là đệ tử của giáo phái Sanjaya, nhưng không đạt được giác ngộ tâm linh. Họ là những bậc Bà la môn thông thái. Trước tiên Xá lợi Phất nghe nói về đức Phậtcon đường thánh thiện của Ngài từ các vị đệ tử Phật. Vì vậy, ông bèn tìm đến quy-y và thọ giới với đức Phật. Ông vô cùng cảm phục trước những giáo phápsức mạnh siêu nhiên của Đức Phật. Đoạn Xá Lợi Phất tìm gặp Mục Kiền Liên và báo cho ông ta biết về sự quy y với Phật giáo của mình. Sau đó chẳng những họ trở thành đệ tử Phật mà họ còn mang theo với mình 200 đệ tử khác. Về sau này, Xá Lợi Phất rất được kính trọng trong Tăng đoàntrí tuệ của ngài, trong khi Mục Kiền Liên nổi tiếng với thần thông. Ngay sau khi thành đạo, Đức Phật đã đi đến thành Vương Xá, thủ đô của xứ Ma Kiệt Đà. Tại đây Ngài đã gặp lại vua Tần Bà Sa La. Vua và một số quần thần, một số nhà thông thái cũng như những công dân ưu tú của xứ Ma Kiệt Đà đã đến gặp Phật. Đức Phật dạy họ về Bát Thánh Đạo và sau đó họ đã quy-y và trở thành đệ tử của Ngài. Vua Tần Bà Sa La rất hài lòng về giáo pháp của đức Phật và ông đã phục vụ đức Phậtchư Tăng trong suốt buổi thọ trai.  Để tỏ lòng biết ơn đến đức Phật, giáo Pháp của Ngài và Tăng đoàn, nhà vua đã cúng dường cho Tăng đoàn ngôi tịnh xá Trúc Lâm, nằm ở ngoại thành Vương Xá. Một người thương gia giàu có trong thành sau đó đã xây dựng lên tại khu Trúc Lâm ngôi tịnh xá đầu tiên cho giáo đoàn. Trong suốt 45 năm còn lại trong cuộc đời đức Phật, Ngài đã chu du bằng đôi chân của chính mình khắp miền Đông Bắc Ấn Độ. Mỗi ngày Ngài đi bộ từ 20 đến 30 cây số. Trong khi chu du hoằng hóa như vậy, Ngài gặp nhiều hạng người, từ vua quan, người cao thượng, thương nhân giàu có, đến nông dân, những nhà ẩn tu, Bà La Môn, những người thuộc giai cấp thấp, học sinh và nhiều hạng người khác, và Ngài đã dạy cho họ về Chân Lý Tối Thượng. Giáo pháp của Ngài đơn giản và thực tiển về cả hai mặt lý luận và tình cảm. Ngài không tin nơi sự siêu việt của giai cấp trong xã hội và Ngài giảng dạy về sự bình đẳng của mọi người. Rất nhiều đại đệ tử của Ngài là những người thuộc giai cấp thấp. Ưu Ba Li là một người thợ hớt tóc, Sumita là một phu quét đường, Svapaka là một kẻ ăn thịt chó, Svati là một ngư phủ, và Nan Đà là một người chăn bò. Kỳ thật, chư Tăngđệ tử tại gia của Đức Phật thuộc tất cả mọi giai tầng trong xã hội. Ngài kịch liệt bác bỏ giai cấpchống lại giai cấp Bà La Môn, những kẻ kiêu ngạongu si và lừa phỉnh quần chúng dưới danh nghĩa tôn giáo. Ngài lên án họ đã đem nghi lễ cúng tế bằng cách hy sinh súc vật vì Ngài biết và ngài thuyết giảng rằng: “Sanh ra không ai là Phạm Thiên hay Thủ đà la. Chỉ có lời nói và cách hành xử quyết định người ấy là quân nhân, thợ thủ công hay giáo sĩ mà thôi.

 

 

 

Communities of Buddhist Sangha

  Thiện Phúc

 

A Sangha community comprises of the fourfold assembly of monks and nuns, lay men and and lay women qith the corporate assembly of at least three monks under a chair a senior monk, empowered to hear confession, or a community of monks and nuns who live in harmony in the six sentiments of concord. This is one of the three treasures (Buddha, Dharma, Sangha). In Buddhism, different Buddhist sects generally consider the Three Treasures as the most noble and precious in the Buddha's Teachings. Sakyamuni Buddha entered Nirvana almost 26 centuries ago, so our treasure of Buddha, the treasure of the Supremely Enlightened Being, is only the iconography of Buddhas which have come down to us. The Dharma comprise of all the teachings imparted by the Buddha. All written sermons and discourses of Buddhas (that is, fully enlightened beings) as found in the sutras and other Buddhist texts still extant. The Sangha comprises of the congregation of monks and nuns or genuine Dharma followers. Sangha consists of contemporary disciples who practice and realize the saving truth of the Unified Three Treasures that was first revealed by Sakyamuni Buddha. However, Buddhists should always remember that the Buddha once emphasized that Sangha does not necessarily means a group of monks or nuns, but a community of Sangha with 2 facts: purity of mind and harmony in life. Devout Buddhists should always remember that Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. As mentioned above, the main causes of sufferings and afflictions are greed, anger, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, lying, and so on... and the ultimate goal of Buddhism is to help sentient beings, especially, human beings to eliminate these troubles so that if we are not able to become a Buddha, at least we can become a real Buddhist who has a peaceful, mindful and happy life. Let's bravely kneel right under the Three Precious Treasures and to develop new knowledge of knowing the wholesome and the unwholesome, so that we can stop from continuing thinking, speaking and doing unwholesome things. Even though Monks and Nuns' life in the Sangha community is simple, members of the Sangha have many responsibilities to fulfill, despite leading simple lives. They work very hard and are happy with the work they do. In addition, during the day, they go about the villages to teach the Dharma. When they go back to the monastery to write Buddhist books and to make Buddha images. They take care of the temple and garden. They prepare for ceremonies in the monastery. Besides, they help the laity in cultivation and give advice to the laity and help with community projects for the elderly and the sick. There are more chanting and meditation sessions, and talks  on the teachings of the Buddha in the evenings. Monks and nuns may give talks. They choose not to take evening meals, but use the time instead for study or meditation.

 

I.    An Overview of “Sangha”:

Sangha is a sanskrit term for “community.” The community of Buddhists. In a narrow sense, the term can be used just to refer to monks (Bhiksu) and nuns (Bhiksuni); however, in a wider sense, Sangha means four classes of disciples (monks, nuns, upasaka and upasika). Lay men (Upasaka) and lay women (Upasika) who have taken the five vows of the Panca-sila (fivefold ethics). All four groups are required formally to adopt a set of rules and regulations. Monastics are bound to two hundred-fifty and three hundred forty-eight vows, however, the actual number varies between different Vinaya traditions. An important prerequisite for entry into any of the four catergories is an initial commitment to practice of the Dharma, which is generally expressed by “taking refuge” in the “three jewels”: Buddha, Dharma, Samgha. An assembly of monks or Order of the Monks means a company of at least three monks. Buddhist monks and nuns have left the family life to practice the Buddha’s teachings. They usually own only a few things, such as robes, an alms bowl and a razor to shave their heads. They aim to give up the need for material possessions. They concentrate on their inner development and gain much understanding into the nature of things by leading a pure and simple life. Community (congregation) of monks, nuns, and lay Buddhists who cultivate the Way. The Buddhist Brotherhood or an assembly of brotherhood of monks. Sangha also means an assembly, collection, company, or society. The corporate assembly of at least three or four monks under a chairperson. As mentioned above, Sangha is a Sanskrit term means the monastic community as a whole. Sangha also means a harmonious association. This harmony at the level of inner truth means sharing the understanding of the truth of transcendental liberation. At the phenomenal level, harmony means dwelling together in harmony; harmony in speech means no arguments; harmony in perceptions; harmony in wealth or sharing material goods equally, and harmony in precepts or sharing the same precepts. According to Buddhism, while Sakyamuni Buddha is the first person of the Trinity, his Law the second, and the Order the third, all three by some are accounted as manifestations of the All-Buddha. The foundation of Buddhism is the Three Treasures, without trust in which and reverence for there can be no Buddhist religious life. There are three kinds of Triratna (three Treasures). Triratna is a Sanskrit term for “three jewels,” or “threefold refuge,” which means taking refuge in Buddha as a teacher, in Dharma as medicine and in Sangha as companion on the path, which follows the invocation to the Buddha in Pansil and precedes the five-fold vow of Pansil or Pancha-Sila. To Buddhists, the Buddha is an object of veneration and the most safe source of refuge because he has found the path to liberation and taught it to others. The dharma, his teaching, is also a safe source of refuge because it outlines the path and means for us to cross the shore of birth and death. The Samgha (Sangha) is also another safe source of refuge because it comprises of people who have dedicated their lives  to the cultivation of the Buddha-dharma with the vow: “Above to seek bodhi, below to save (transform) beings.”

 

II.   Assemblies:

In Buddhism, when we speak about “Assemblies” we should use the term “Sangha”. This is a Sanskrit term for “community.” The community of Buddhists. In a narrow sense, the term can be used just to refer to monks (Bhiksu) and nuns (Bhiksuni); however, in a wider sense, Sangha means four classes of disciples (monks, nuns, upasaka and upasika). Lay men (Upasaka) and lay women (Upasika) who have taken the five vows of the Panca-sila (fivefold ethics). All four groups are required formally to adopt a set of rules and regulations. Monastics are bound to two hundred-fifty and three hundred forty-eight vows, however, the actual number varies between different Vinaya traditions. An important prerequisite for entry into any of the four catergories is an initial commitment to practice of the Dharma, which is generally expressed by “taking refuge” in the “three jewels”: Buddha, Dharma, Samgha. The fourfold Assembly in the order includes Monks, Nuns, laymen or male devotees (upasaka), lay women or female devotees (upasika). According to the T’ien-T’ai sect, the fourfold assembly include the assembly which, Sariputra stirred the Buddha to begin his Lotus Sutra sermons. The pivotal assembly, those who were responsive to him. Those hearers of the Lotus who were adaptable to its teaching, and received it. The reflection assembly, those like Manjusri, who reflected on or drew out the Buddha’s teaching. Those who only profited in having seen and heard a Buddha, and therefore whose enlightenment is delayed to a future life. While the fourfold assembly of a monastery includes Monks, Nuns, novie monks and novice nuns. “Tỳ” (Bhi) means destroy and “Kheo” (ksu) means passions and delusions. Bhiksu means one who destroys the passions and delusions. A religious mendicant who has left home and renounced. Bhikkhu who left home and renounced all possessions in order to follow the way of Buddha and who has become a fully ordained monk. A male member of the Buddhist Sangha who has entered homeless and received full ordination. A Bhiksu’s life is governed by 250 precepts under the most monastic code. All Bhiksus must depend on alms for living and cultivation, without any exception. All Bhiksus are Sakya-seeds, offspring of Buddha. Bhiksu still has three meanings: mendicants, frightener of mara and destroyer of evil. First, beggar for food or mendicant, someone who has just a single bowl to his name, accumulates nothing (no worldly money and properties), and relies exclusively on asking for alms to supply the necessities of life. There are two kinds of mendicant: internal and external mendicants. Internal mendicants are those who are able to self-control his or her internal mental or spiritual methods. External mendicants are those who are able to self-control his or her externals such as strict diet. Second, frightener of mara (delusion), someone who has accepted the full set of 250 disciplinary precepts. His karma has reached the level of development that he immediately fears delusion. Third, destroyer of evil, someone who has broken through evil, someone who observes everything with correct wisdom, someone who has smashed the evil of sensory afflictions, and does not fall into perceptions molded by desires. In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: “The worst taint is ignorance, the greatest taint. Oh! Bhikshu! Cast aside this taint and become taintless (Dharmapada 243). He who strictly adorned, lived in peace, subdued all passions, controlled all senses, ceased to injure other beings, is indeed a holy Brahmin, an ascetic, a bhikshu (Dharmapada 142). A man who only asks others for alms is not a mendicant! Not even if he has professed the whole Law (Dharmapada 266). A man who has transcended both good and evil; who follows the whole code of morality; who lives with understanding in this world, is indeed called a bhikshu (Dharmapada 267).” Bhiksuni is a nun, a female observer of all the commandments, or a female mendicant who has entered into the order of the Buddha and observes the 348 or 364 precepts for nuns. In addition, a bhiksuni must always observe the eight commanding respect for the monks (Bát Kính Giáo). In order to establish the first Order of Nuns, Ananda insisted the Buddha to accept his mother, Mahaprajapati, she was also the Buddha’s aunt and step-mother, to be the first nun to be ordained. In the fourteenth years after his enlightenment, the Buddha yielded to persuation and admitted his aunt and women to his order of religious mendicants, but said that the admission of women would shorten the period of Buddhism by 500 years. Besides, there are Siksamanas A female novice, observer of the six commandments. One of the five classess of ascetics, a female neophyte who is from 18 to 20 years of age, studying six rules (aldutery, stealing, killing, lying, alcoholic liquor, eating at unregulated hours) to prepare to receive a full ordaination.

 There are also two classes of laypeople, those who still remain at home: upasak and upasika. Upasaka is a Buddhist male worshipper (lay person), a lay disciple, in both forms of Buddhism, Theravada and Mahayana, is a person who vows to join the religion by striving to take refuge in the Triratna and to keep the five Precepts at all times, and the Eight Precepts on Uposatha days, and who tries to follow the Eightfold Path whilst living in the world. They are Buddhist supporters by offering material supplies, food, clothes, and so on. Countries with Buddhist tradition, Formal ordination of lay followers is extremely important for this is the central ceremony of faith for them to lead a virtuous life. Upasika is a female devotee.  

According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight assemblies. First, the assembly of Khattiyas: This is one of the four Indian castes. In India, it is the second or warrior and ruling caste in India during Sakyamuni’s time. Chinese render it as landowners and royal caste, the caste from which the Buddha came forth. Second, the assembly of Brahmains: This is an age-old religion in India, dated 4,000 years ago, and founded by Krishna. According to the Vedas, Brahma has the power to create all sentient beings and things. There are four castes in Hindu society system. In Brahmanist concept, the present life is temporary while death is the return to Brahma to live an eternal happy life if one obeys Brahma’s tenets. Brahmins belong to the highest class in Indian society during the time of the Buddha. The third kind of assembly is the assembly of Householders. The fourth kind of assembly is the assembly of ascetics. The fifth kind of assembly is the assembly of devas of the Realm of the Four Great Kings. The sixth kind of assembly is the assembly of the Thirty-Three Gods. The seventh kind of assembly is the assembly of maras (celestial demons or demons in heavens). This is one of the four maras who dwells in the sixth heaven (Paranirmita-vasavartin), at the top of the Kamadhatu, with his innumerable host, whence he constantly obstructs the Buddha-truth and followers. This symbolizes idealistic people who disturb Buddhism. There are three different kinds of celestial maras. The first one is the slayer, who does things to hurt oneself. The second one is the mara who is sinful of love or desire, as he sends his daughters to seduce the saints. The third one is the Papiyan, a kind of evil who is the special Mara of the Sakyamuni period. The eighth assembly is the assembly of Brahmas: A Brahma is a chief of Hindu gods often described as the creator of world system. Brahma is also the Lord of the heavens of form. The father of all living beings; the first person of the Brahmanical Trimurti, Brahma, Visnu, and Siva, recognized by Buddhism as devas but as inferior to a Buddha, or enlightened man. Devas in the realm of form. There are three kinds: the assembly of brahmadevas, i.e. Brahmakayika, Brahmapurohitas, or retinue of Brahma, and Mahabrahman, or Brahman himself.

Besides, there are also many different kinds of assembly. First, great sea congregation or the assembly of the saints. The great congregation, as all waters flowing into the sea become salty, as all ranks flowing into the sangha become of one flavour and lose old differentiations. The assembly of the saints, who have great virtues. Second, forming-connection assembly or the multitude of Buddhists. Those who only profited in having seen and heard a Buddha, and therefore whose enlightenment is delayed to a future life. The company of those who now become Budhists in the hope of improved karma in the future, one of the four groups of disciples. Third, assembly of spirits. The assembly for offerings of the spirits below and above, pretas, etc. Fourth, constant companions of the Buddha. The twelve hundred and fifty Arhats who constantly accompanied the Buddha after He turned the Wheel of Dharma. They were Bodhisattvas belonging to the Dharmakaya, who just manifested themsleves as monastic disciples of the Buddha to help the Buddha to spread His Teachings.

 

III.  Fourfold Disciples:

According to Buddhism, the fourfold Assembly comprises of the assembly of monks, nuns, laymen and laywomen. The first of the four is Bhiksu: “Tỳ” (Bhi) means destroy and “Kheo” (ksu) means passions and delusions. Bhiksu means one who destroys the passions and delusions. Bhiksu, mendicant, or Buddhist monk is a male religious mendicant who has left home and renounced. Bhikkhu who left home and renounced all possessions in order to follow the way of Buddha and who has become a fully ordained monk. Bhiksu is one who destroys the passions and delusions. A male member of the Buddhist Sangha who has entered homeless and received full ordination. A Bhiksu’s life is governed by 250 precepts under the most monastic code. In Buddhism, all Bhiksus must depend on alms for living and cultivation, without any exception. All Bhiksus are Sakya-seeds, offspring of Buddha. The term Bhiksu still has three meanings:  Beggar for food or mendicant: Someone who has just a single bowl to his name, accumulates nothing (no worldly money and properties), and relies exclusively on asking for alms to supply the necessities of life. Frightener of Mara (delusion): Someone who has accepted the full set of 250 disciplinary precepts. His karma has reached the level of development that he immediately fears delusion. Destroyer of Evil: Someone who has broken through evil, someone who observes everything with correct wisdom, someone who has smashed the evil of sensory afflictions, and does not fall into perceptions molded by desires. In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: The worst taint is ignorance, the greatest taint. Oh! Bhikshu! Cast aside this taint and become taintless (Dharmapada 243). He who strictly adorned, lived in peace, subdued all passions, controlled all senses, ceased to injure other beings, is indeed a holy Brahmin, an ascetic, a bhikshu (Dharmapada 142). A man who only asks others for alms is not a mendicant! Not even if he has professed the whole Law (Dharmapada 266). A man who has transcended both good and evil; who follows the whole code of morality; who lives with understanding in this world, is indeed called a bhikshu (Dharmapada 267). The second one is Bhiksuni: A female mendicant who has entered into the order of the Buddha and observes the 348 or 364 precepts for nuns. In addition, a bhiksuni must always observe the eight commanding respects for the monks (Bát Kính Giáo). The third one is Upasaka: Originally meaning a servant, one of low caste, it became the name for a Buddhist layman who engages to observe the first five commandments, a follower, a disciple, or a devotee. Upasaka or laymen is a male observer of at least one of the five commandments (lay precepts) and takes refuge in the Triratna. Members of the laity who have taken Bodhisattva precepts. In the Mahayana tradition, laymen are of great importance, because in addition to their support of the triratna, their possibility of attaining emancipation is indisputable. Upasaka” is a Sanskrit term Upasaka for “lay disciple,” in both forms of Buddhism, Theravada and Mahayana. After the appearance of Buddhism in India, the term Upasaka also means a person of good family or a respectable person; or a householder who practises Buddhism at home without becoming a monk. All upasakas vow to join the religion by striving to take refuge in the Triratna and to keep the five Precepts at all times, and the Eight Precepts on Uposatha days, and who tries to follow the Eightfold Path whilst living in the world. However, if their situation does not allow them to keep all the precepts, they can keep from one to five basic precepts; the more precepts they can keep the better. They are Buddhist supporters by offering material supplies, food, clothes, and so on. In countries with Buddhist tradition, formal ordination of lay followers is extremely important  for this is the central ceremony of faith for them to lead a virtuous life. The Pure Land Sect believes that there are three types of laymen; however, only two types of them can benefit from the Pure Land: The first types of those who can benefit from the Pure Land are those who are completely ignorant and deluded, but truthful and sincere individuals who upon hearing the teaching, wholeheartedly believe, accept and practice it continuously. The second types of those who can benefit from the Pure Land are those with deep wisdom and good roots in the Pure Land method who clearly understand noumenon and phenomena and the virtues achieved through Buddha Recitation and who therefore resolve to believe and practice it. The third type of laymen are those with ordinary intelligence, but they can neither understand profoundly, nor do they have any belief in the Pure Land. They only study sutras by heart, then going from place to place to enjoy their idle talks, their next sure stop in the cycle of Birth and Death is “hell.” Besides, there are people who are still at home, but observe the whole of  monks’ or nuns' rules; that is those who while remaining at home observe the complete rules for monks and nuns. The fourth one is Upasika: A lay woman or a female disciple who remains at home, a female observer of at least one of the five commandments (lay precepts). Members of the laity who have taken the Bodhisattva precepts. According to the T’ien-T’ai sect, the fourfold assembly comprises of the first assembly which, Sariputra stirred the Buddha to begin his Lotus Sutra sermons. Second, the pivotal assembly, those who were responsive to him. Those hearers of the Lotus who were adaptable to its teaching, and received it. Third, the reflection assembly, those like Manjusri, who reflected on or drew out the Buddha’s teaching. Fourth, those who only profited in having seen and heard a Buddha, and therefore whose enlightenment is delayed to a future life. The fourfold assembly of a monastery: Bhiksu and Bhiksuni already mentioned above. Sramanera is a male observer of the minor commandments (các giới khinh). Sramanera is the lowest rank of a person cultivating the way. He must keep properly ten precepts. Also called A Zealoues Man who zealously listen to the instructions of great monks. Also called Sramanera, one who seek rest. Sramanera is also the one who seeks the peace of nirvana. Sramanerika is a female observer of the minor commandments (các giới khinh). A female religious novice who has taken a vow to obey the Ten Commandments. In Theravada, laypeople are generally considered to be unable to attain Nirvana due to being involved too much in worldly affairs (though there are some examples, in the Pali Canon, of laypeople attaining nirvana), so their adoption of precepts is designed to generate merit which might lead to a better rebirth, in which they might become monks or nuns, but in Mahayana, the role of laypeople is more elevated, and Buddhahood is thought to be a possibility for everyone, and not just for monks and nuns. The term “Upasaka” also means a Buddhist male worshipper (lay person), or “Good Man”. A lay disciple, in both forms of Buddhism, Theravada and Mahayana, is a person who vows to join the religion by striving to take refuge in the Triratna and to keep the five Precepts at all times, and the Eight Precepts on Uposatha days, and who tries to follow the Eightfold Path whilst living in the world. However, if their situation does not allow them to keep all the precepts, they can keep from one to five basic precepts; the more precepts they can keep the better. They are Buddhist supporters by offering material supplies, food, clothes, and so on. Countries with Buddhist tradition, Formal ordination of lay followers is extremely important  for this is the central ceremony of faith for them to lead a virtuous life. Of course the Buddha was not only concerned with the Sangha, but  he was also concerned with lay people (upasaka and upasika), for lay people beside cultivating, they had to support the Sangha. However, they could not stand in the Order because originally they did not belong to the Order. If we don’t understand the Buddha’s teachings, we may raise questions about this; however, once we understand the teachings, we will not question any more. If we really want to pratice that noble teaching, we need  not to alter our status in the social or monastic order, all we need to do is to sincerely take refuge in the Buddha and practice what He taught. We all may remember that almost all Brahmins who spoke to the Buddha became his upasakas or upasikas. This did not mean that their social rank or career changed or that they gave up their material possessions. In short, the most important things for upasakas and upasikas are neither inside the Order nor the rank in the Order. They should be able to fulfill the followings. First, take refuge in the three gems of Buddhism. Second, observe five moral precepts. Third, listen to the teachings of the Buddha, especially for Upasakas and Upasikas. Fourth, continue to do their best to support the Order.

 

IV.  The Holy Assemblies At the Time of the Buddha:

The holy multitude means the assembly of all the saints, or the sacred. The Bodhisattva saints who have overcome illusion, from the first stage upwards. To all the saints, or the wise, what is to be ordinarily regarded as an error, that is, this world of particulars, appears neither perverted nor unperverted. The special community established by the Buddha was called “The Assembly of the Noble” (Arya-sangha), intended to be the cradle of noble persons. Since the Brahmanical tradition had been firmly established, the race distinction was strictly felt. On that account the Buddha often asserted that in his own community there would be no distinction between Brahmans (priests) and warriors or between masters and slaves. Anyone who joined the Brotherhood would have an equal opportunity for leading and training. The Buddha often argued that the word Arya meant ‘noble’ and we ought not call a race noble or ignoble for there will be some ignoble persons among the so-called Aray and at the same time there will be some noble persons among the so-called Anarya. When we say noble or ignoble we should be speaking of an individual and not of a race as a whole. It is a question of knowledge or wisdom but not of birth or caste. Thus the object of the Buddha was to create a noble personage (arya-pudgala) in the sense of a noble life. The noble community (Arya-sangha) was founded for that very purpose. The noble ideal (Arya-dharma) and the noble discipline (Arya-vinaya) were set forth for the aspiring candidates. The path to be pursued by the noble aspirant is the Noble Eightfold Path (Arya-astangika-marga) and the truth to be believed by the noble is the Noble Fourfold Truth (Catvariarya-satyani). The perfections attained by the noble were the four noble fruitions (Arya-phala) and the wealth to be possessed by the noble was the noble sevenfold wealth (sapta-arya-dhana), all being spiritual qualifications. The careful application of the word Arya to each of the important points of his institution must not be overlooked by a student of Buddhism. The Buddha thus seemed to have endeavored to revive the original meaning of Arya in personality and the daily life of his religious community. The holy monk who has achieved higher merit, in contrasted with the ordinary monk (phàm tăng). In Mahayana Buddhism, Manjusri is considered as a holy monk, his image is placed in the center of the monks’ assembly room. In Hinayana Budhism, Kasyapa and Subhuti are considered holy monks, their images are usually placed in the centre of the monks’ assembly room. There are four sagely Dharma Realms (four kinds of holy men). First, Hearers or Sound Hearers, a direct disciple of the Buddha. Second, Pratyeka Buddhas, individual illuminates, or independently awakened, those enlightened to conditions; a Buddha for himself, not teaching others. Third, Bodhisattvas, enlightened Beings. A person who has the state of bodhi, or a would-be-Buddha. Fourth, Buddha, one who has attained the supreme right and balanced state of bodhi. One who turns the wonderful Dharma wheel. A Buddha is not inside the circle of ten realms, but as he advents among men to preach his doctrine he is now partially included in the “Four Saints.”

 Chief holy disciples of Sakyamuni Buddha in both the Order of Monks and the Order of Nuns. The Buddha’s holy disciples in the Order of Monks:  The Monk of long-standing is Anna-Kondanna. The Monk of great wisdom is Sariputra. The Monk of great psychic powers is Maudgalyayana.  The Monk of great austerity is Great Kasyapa. The Monk of divine vision is Anuruddha. The Monk of wide knowledge and good behavior is Ananda. The Monk of good health is Bakkula. The Monk who excels in precepts is Upali.  The Monk who is great in dharma teaching is Puna Mantaniputta. The Admonisher of the monks is Maha-Kappina. The Admonisher of the Nuns is Ananda. The Good in self-cultivation is Rahula. The Worthy of offerings is Subbuti. The Excels in guarding the sense-doors is Nanda. The Monk who has a large assembly of followers is Uruvella. The Buddha’s Holy disciples in the Order of Nuns: The Nun of long standing is Mahaprajapati Gotami. The Nun of great wisdom is Nun Khema. The Nun of supernatural powers is Nun Uppalavanna. The Nun of meditative powers is Nun Nanda. The Nun of divine vision is Nun Sakula. Nun of Dharma teacher is Nun Dhammadina. The Nun of great supernatural powers is Nun Bhaddha Kaccana. The Nun who excels in the precepts is Nun Patacara. Holy Upasakas: The Great alms-giver is Sudatta. The Great Dharma-teacher is Citta of Macchikasanda. The Great in four ways of leading human beings to emancipation is Hatthaka of Alavi. The Great in waiting on the Order is Uggata. The Great in unwavering faith is Sura Ambattha. The lay man who is liked by people is Jivaka, the physician. Holy Upasikas: The First who took refuge in the Buddha’s teaching is Sujata. The Great waiting on the Order is Visaka, Migara’s mother. The laywoman who lived in kindliness is Samavati. The Great wide knowledge is Khujjuttara. The Great meditative powers is Uttara. The Great unwavering faith is Katiyani.

 

V.   Ten Holy Monks in the Time of the Buddha:

After attaining enlightenment at the age of thirty five, the Buddha spent the rest 45 years to move slowly across India until his death at the age of 80, widely proclaiming the Buddhist-truth, expounding his teachings to help others to realize the same enlightenment that he had. During these forty-five years, the Buddha had many disciples; however, in the limit of this chapter, we only mention ten typical holy monks who were very closely related to Him. It should be noted that during the time of the Buddha, these ten disciples were ten most outstanding holy disciples in the history of Buddhist Sangha. The first holy monk is Maha-Kasyapa: Maha-Kasyapa was a Brahmin of Magadha who became a close disciple of the Buddha. So called because he practiced asceticism in the Uruvilva forest, or because he had on his breast a mark resembling the fruit of the papaya. According to the Buddhist legends, after the Buddha attained Enlightenment, he went to Kasi city, then on his way to Magadha, the Buddha started his preaching mission, the Buddha met Uruvilva, the leader of the Fire-worshipping cult. The Buddha asked for lodging. The leader showed the Buddha to a stone hut and warned him, saying: “Inside, a poisonous dragon always appears at mid-night and devours any human beings present in the room. So, do not regret if you are eaten up.” The Buddha then entered the stone hut and sat tranquillly in a crossed-legs pose. By midnight, the poisonous dragon made its appearance showing its jaws and clutching its claws, but it could not harm the Buddha. The following day, beyond the expectation of the heretic ascetics, the Buddha was unhurt in the stone hut. They were more than surpirsed. The leader of the cult then consulted the Buddha on the ways of proper practice. Owing to the discourse on Fire that Kassapa became enlightened and wanted to become the Buddha’s disciple. The discourse is as follows: “Thus have I heard. The Blessed One was once staying at Gaya Sisa with a thousand Bhiksus. There he addressed the Bhiksus: "Bhiksus! All is on fire. And what all is on fire? The eye, Bhiksus, is on fire. Forms are on fire. Eye-consciousness is on fire. Eye-contact is on fire. Feeling which pleasant or painful, or neither pleasant nor painful, arising from eye-contact is on fire. With what is it burning? Burning with the fire of lust, the fire of hate, ignorance, birth, decay, death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair. So I declare: The ear, the nose, the tongue, the body, the mind… is on fire. Seeing thus, Bhiksus, a well-taught Ariyan disciple gets disgusted with the eye, forms, eye-consciousness, eye-contact, feeling…. He gets disgusted with the ear, odor, nose-consciousness, nose-contact… the body, tactile objects, body-consciousness, body-contact… the mind, mental objects, mind-consciousness, mind-contact and any feeling that arises. With disgust, he gets detached; with detachment, he is liberated. When he is liberated, there is knowledge that he is liberated. And he understands: ‘Birth is destroyed, the holy life is lived, what should be done is done, there is no more of this state again.’” After hearing the wonderful dharma from the Buddha in his ever convincing tone, and under the transforming influence of his great virtues, Uruvilva was now totally convinced. He was determined to give up what he had learned in the past and led 500 disciples to take refuge in the Buddha. After the Buddha converted Uruvilva and his five hundred disciples, he also expounded to them the Four Noble Truths. Each of them was filled with joys of the Dharma. After learning the wonderful dharma, these heretics, who worshipped fire previously, firmly realized their ignorance. They showed their determination by throwing their fire-worship paraphernalia into the Nilajan River. These paraphernalia drifted to the place where Uruvilva’s two younger brothers were staybg. One was Nakasyapa and the other Gayakasyapa. They were both believer of teh fire-worshipping cult. They recognized the paraphernalia as belonging to their elder brother. Fear of any accident that might have occurred to their elder brother, they each brought with them 250 disciples and rushed to their elder brother’s place. When the brother met, they were totally surprised because both Uruvilva and his disciples all appeared as monks, putting on the monk’s robe (Kasaya). Uruvilva then gave an account of how he was converted. The two brothers also listened to the preaching of the Buddha and finally took refuge in the Buddha. So the Buddha converted and accepted the three Kasyapa brothers and their one thousand followers as his disciples, who had by now organized into a huge body of monks. They left the fire-worship venue and headed towards Vulture Peak in Rajagrha. This long procession of monks on the move caught the attention of the entire kingdom of Magadha. King Bimbisara and all the people of Rajagrha took part in the welcome procession, which extended for five miles to the foot of the Vulture Peak. He was renowned for his ascetic self-discipline and moral strictness. Thanks to the qualities right after the death of the Buddha, he was asked to reside at the First Council and to take over leadership of the Sangha. He was considered (reckoned) as the first of 28 Great Ancient Patriarchs Indian Zen. He was regarded as the First Patriarch from the story of the “transmission” of the Mind-seal when the Buddha held up a golden flower and Maha-Kasyapa smiled.  Maha-Kasyapa is said to have become an Arhat after being with the Buddha for eight days. After his death he is reputed to have entrusted Ananda with leadership of the Order. Later on, he is to reappear as Buddha Samantaprabhasa. The second holy monk is Sariputra: Sariputra was the foremost in wisdom among his Arhat disciples. He was born at Nalandagrama, the son of Sarika and Tisya, hence known as Upatisya; noted for his wisdom and learning; he is the right-hand attendant on Sakyamuni. The followers of the Abhidharma count him as their founder and other works are attributed, without evidence, to him. He figures prominently in certain sutras. He is said to have died before his Master; he is represented as standing with Maudgalyayana by the Buddha when entering nirvana. He is to appear as Padmaprabha Buddha. At that time, the Buddha sent forth the first 60 Arahants to proclaim the Dharma to the world. The Arahant Assaji went on his round for alms in Rajagaha, where he met Sariputra, who was attracted by his calm appearance. After offering him a seat and water, Sariputra exchanged courteous greeting with the holy monk and said: “Venerable! Calm and serene are your sense-organs, clean and clear is the hue of your skin. For whose sake have you renounced the world? Whose doctrine do you profess?” Assiji responded: “There is, friend, the Great Recluse, the son of the Sakyas, under that Blessed One I have gone forth. It is his Dharma that I profess. I am but new to the training. I cannot explain the Dharma in detail to you.” However, Sariputra kept on requesting the Veneralbe to say something about the Dharma according to his ability. Assiji just uttered four-line stanza, skillfully summing up the escence of the Buddha’s doctrine, the Law of Dependent Arising and the Four Noble Truths: “Of all things that proceed from a cause, their cause the Tathagata has explained, and also their cessation, thus teaches the Great Recluse.” On hearing the first two lines, Sariputra was enlightened immediately. He attained Stream Entrant. He then went back to tell his friend, Moggalana, who also became a Stream Entrant at the conclusion of the stanza. They went to Veluvana to see the Buddha. A fortnight after the Buddha accepted them as his disciples, they both became Arahants. The Buddha told his Order: “Monks, chief among my disciples who have won great wisdom is Sariputra, and chief among those who have achieved psychic power is Moggallana.” He was declared by the Buddha to be the foremost of his disciples in attainment of wisdom. He was also highly regarded because there are a number of discourses in the Pali Canon spoken by him, and a declaration by the Buddha that Sariputra’s words fully accord with his own doctrine. He was regarded as second only to the Buddha in turning the Wheel of the Law. The third holy monk is Mahamaudgalyayana: Moggallana, one of the ten major Arhat disciples of the Buddha. Maudgalyayana has the greatest supernatural power (miraculous powers) among all of Buddha’s Arhat disciples. He came from a Brahmin family. He entered the Buddhist order at the same time with Sariputra, a friend since youth. He agreed with Sariputra that whoever first found the truth would reveal it to the other. Sariputra found the Buddha and brought Maudgalyayana to him; the former is placed on the Buddha’s right, and the latter on his left. He soon became famous (noted) for his supernatural (miraculous) powers or abilities. After he attained arhatship, he observed with his deva-eye and found that his mother had fallen into the realm of the pretas (hungry-ghosts) in great suffering. The Buddha advised him to make offerings to monks at the Ullambana festival on the last day of their retreat. It could deliver his mother from suffering. Later he was murdered shortly before the death of the Buddha by enemies of Buddhism. The Ullambana Sutra was later termed the Sutra of Filial Piety and has been popular among the Chinese, Vietnam and Japan to this day. In Buddhist pictures, he is always standing at the left of Sakyamuni, while Sariputra being on the right. In China, Mahasthamaprapta is said to be a form of Mahamaudgalyayana. The Buddha predicted that when Maudgalyayana is reborn, he is the Buddha with his title of Tamal-patra-candana-gandha. The fourth holy monk is Ananda: Ananda was a cousin of Shakyamuni, a younger brother of Devadatta; he was noted as the most learned disciple of the Buddha. He had a perfect memory and thus was capable of recalling all of the Buddha’s sermons, one of the Buddha’s ten great disciples. Ananda served as the Buddha’s personal attendant during the last twenty-five years of his life. He was famous for his excellent memory and is supposed to have memorized all the Buddha's sermons, which were later recorded as sutras. Ananda is often extolled (praised) in the canonical writings for his humility and devotion toward the Buddha. He first took his position of a personal attendant after the Buddha had assured him he would acquired no advantages as a result of his position. His name means ‘rejoicing,’ because he was born on the day the Buddha realized Buddhahood. With his flawless memory, he was chosen to recite the Dharma at the First Council (4 months after the cremation of Buddha sacred body). Ananda was more than any other an advocate for the cause of women. After the Buddha initially refused a request by his stepmother Mahaprajapati that he allow her and other women to be ordained, Ananda interceded with the Buddha on her behalf, and the Buddha eventually agreed to institute ordination for women. Ananda was the son of Dronodana-raja (a younger brother of King Suddhodana). Ananda was a younger brother of Devadatta. He was known as Sundarananda or Beautiful Nanda, as he was born bringing happiness to all his kinsfolk, he was named Ananda. He was a cousin of Sakyamuni and one of the Buddha’s ten great disciples. In the second year of the Buddha’s ministry, Ananda entered the Sangha together with the other Sakya Nobles (Anuruddha, Devadatta, Bhaddiya, Bhagu, and Kimbala). When the Buddha was fifty-five years old, Venerable Ananda became his chief attendant (he was personal attendant to the Lord Buddha for more than twenty years). Ananda volunteered to become a personal attendant for Lord Buddha on condition the Buddha would grant the following eight things. He was famous (famed) for his extraordinary (excellent) memory, capable of remembering every word ever spoken by the Buddha in his sermons, which were later recorded as sutras. Who was chosen to recite the Dharma at the First Council (4 months after the cremation of Buddha sacred body). He is said to have recited all the Buddhas’s sermons which were later recorded as “Basket of Buddhist Scriptures.” He was the second patriarch in India, after Mahakasyapa. Ananda is said to have attained enlightenment after the passing of the Buddha and to have lived to the age of 120. The Buddha predicted that Ananada will become a Buddha named Saga-ravara-dhara-buddhi-vikridi-tabhidjina. When he became the Buddha's personal attendant, Ananda begged to serve the Buddha with the following conditions: 1) The Buddha should not give him robes which people offered to the Buddha. 2) The Buddha should not give him food which people offered to the Buddha. 3) The Buddha should not allow him to dwell in the same fragrant chamber. 4) The Buddha should not take him with him wherever the Buddha is invited. 5) The Buddha should kindly go with him wherever he is invited. 6) The Buddha should give him permission to introduce visitors that come from afar to see the Buddha. 7) The Buddha should kindly grant him permission to approach him whenever any doubt should arise. 8) The Buddha should kindly repeat to him the discourses that were declared in his absence. Ananda also played a crucial role in the “First Buddhist Council” held at Rajagrha, at which 500 Arhats assembled to recite the discourses of the Buddha from memory. Ananda had been presented at most of these, but he had not yet attained arhathood, and so was initially excluded from the council. He became an arhat on the night before the council, however, and so was able to attend. Venerable Ananda, the closest disciple and the attendant of the Buddha for 25 years. He was endowed with a remarkable memory. First Ananda was not admitted to the First Council. According to the Cullavagga, later other Bhikhus objected the decision. They strongly interceded for Ananda, though he had not attained Arhathood, because of the high moral standard he had reached and also because he had learnt the Dharma and vinaya from the Buddha himself. Ananda was eventually accepted by Mahakasyapa into the Council, and was able to recite what was spoken by the Buddha (sutras and doctrines). However, Ananda was charged by other Bhikshus several charges which he explained as follows: He could not formulate the lesser and minor precepts, as he was overwhelmed with grief at the imminent death of the Master. He had to tread upon the garment of the Master while sewing it as there was no one to help him. He permitted women to salute first the body of the Master, because he did not want to detain them. He also did for their edification. He was under the influence of the evil one when he forgot to request the Master to enable him to continue his study for a kalpa. He had to plead for the admission of women into the Order out of consideration for Mahaprapati Gautami who nursed the Master in his infancy. However, according to the Dulva, two other charges also seem to have brought against Ananda as follows: He failed to supply drinking water to the Buddha though he had thrice asked for it. He said that the water of the river at that time was muddy, not potable for the Buddha. He showed the privy parts of the Buddha to men and women of low character. He said that the exhibition of the privy parts of the Buddha would rid those concerned of their sensuality. At the time of the Buddha, one day Venerable Ananda donned his robe with neatness and care and taking bowl in hand entered the city of Savatthi with measured steps and downcast eyes. After he had finsihed his meal, he searched for water and saw a well by the roadside. At that time, a Chandala maid was drawing the water at the well. Venerable Ananda approached the well and stood with downcast eyes, holding the bowl with both arms. The girl asked: “What do you need?” Ven. Ananda replied: “Please give me some water.”  The Chandala maid replied: “How can I, a Chandala girl, offer you water? The people of high class dare not trample even our shadows. They avoid us, they spurn us, and if by chance they see us, they will rush to the bathroom to wash their face with perfumed water, lamenting ‘O bad luck, we have seen an outcast’ in such a contemptuous manner do they look down upon us.” Venerable Ananda replied: “I know not of high and low caste, you are just as much a human being as I am. All human beings are alike. We all belong to the common race of mankind. Our blood is red. What difference is there? What distinction can there be? I have learned from my Teacher that not by birth is one an outcast, not by birth is one a Brahmin; by deed one becomes an outcast, by deed one becomes a Brahmin.” The Chandala was so impressed and could not say a word, but bending forward and graciously offered water to Venerable Ananda. This is one of the long stories about Ananda; however, I just want to conclude the story right here to emphasize that to Buddhist disciples, there does not exist a so-called “caste system”, only good and bad deeds will make a person a Brahmin or a Chandala. In the Dhammapada Sutta, sentence 43, the Buddha taught: “What neither mother, nor father, nor any other relative can do, a well-directed mind can do one far greater good.” At the time of the Buddha, once when the World Honoured One had a slight indisposition and needed some cow milk, Ananda took a bowl and went to a Brahmin family where he stood at the door. Vimalakirti came and asked Ananda: “Why are you out so early holding a bowl in your hand?” Ananda replied: ‘Venerable Upasaka, the World Honoured One is slightly indisposed and wants some cow milk; this is why I have come here.’ Vimalakirti said: ‘Stop, Ananda, stop speaking these words.  The Tathahata’s body is as strong as a diamond for He has cut off all evils and has achieved all good.  What kind of indisposition and trouble doe He still have?  Ananda, do not slander the Tathagata and do not let other people hear such coarse language.  Don not let the god (devas) as well as the Bodhisattvas of other pure lands hear about it.  Ananda, world ruler (cakravarti) who has accumulated only a few little merits is already free from all ailments; how much more so is the Tathagata who has earned countless merits and has achieved all moral excellences?  Go away, Ananda, do not cover us all with shame.  If the Brahmins heard you they would say: “How can this man be a saviour if he cannot cure his own illness; how can he pretend to heal the sick?” Get away unnoticed and quickly and do not let others hear what you have said.  Ananda, you should know that the body of the Tathagata is the Dharmakaya and does not come from (the illusion of) thought and desire.  The Buddha is the World Honoured One (Bhagavat); His body is above and beyond the three realms (of desire, form and beyond form) and is outside the stream of transmigratory suffering.  The Buddha body is transcendental (we wei) and is beyond destiny.  How then can such a body be ill?’ At that time, Vimalakirti’s words covered him with shame and he asked himself if he had not wrongly understood the Buddha’s order.  Thereat, a voice was heard in the air above, saying: “Ananda, the upasaka is right, but since the Buddha appears in the five kasaya (or periods of turbidity on earth), He uses this (expedient) method (upaya) to liberate living beings.  Ananda, go and beg for the cow milk without shame.” The fifth holy monk is Upali: Oupali was originally a barber for all Sakya princes, but he joined the Sangha and became one of the ten most important disciples of the Buddha. In the first Buddhist Council, Mahakashyapa based on Upali’s responses concerning the Buddha’ teachings on regulations for the reciting of the Vinaya-pitaka. The sixth holy monk is Purna: Purnamaitrayaniputra, or Maitrayaniputra, son of Bhava by a slave girl, often confounded with Maitreya. One of the 1250 Arhat disciples of the Buddha. He was also one of the ten great disciples of the Buddha. He was the chief preacher among the ten principal disciples of Sakyamuni. Ill-treated by his brother, engaged in business, saved his brother from shipwreck by conquering Indra through samadhi. He built a vihara (monastery) for Sakyamuni. The Buddha predicted that he would become a Buddha titled Dharmaprabhasa. The seventh holy monk is Subhuti: One of the ten great disciples of the Buddha. He is thought to have been first in his understanding of Sunyata, or the void. He was pre-eminent in compassion and that he never quarreled with anyone.  He is the principal interlocutor in the Mahaprajnaparamita sutra. The eighth holy monk is Mahakatyayana: One of Sakyamuni’s ten great (principal) disciples, respected as the foremost in debate. He was a native of Avanti in western India. A Brahman by birth, he held a position as religious advisor to the local king. He was converted at Sravasti, capital of Kosala, where he had been sent by the ruler of Avanti, who had heard reports of Sakyamuni Buddha’s teachings. After becoming Sakyamuni’s disciple, he returned to Avanti, where he converted the king and many others. The ninth holy monk is Anuruddha: Aniruddha was one of the ten great disciples of the Buddha. He is known for his possession of the divine eye. He was a cousin of Sakyamuni and was one of the six princes in the Sakyamuni Buddha throne to cultivate the Way. He had the greatest vision (deva insight) among all Buddha’s Arhat disciples. The Buddha predicted Anuruddha to reappear as the Buddha Samantaprabhasa. At the time of the Buddha, a Brahma called ‘The Gloriously Pure’ together with an entourage of ten thousand devas sent off rays of light, came to Aniruddha’s place, bowed their heads to salute him and asked: “How far does your deva eye see?” Aniruddha replied: “Virtuous one, I see the land of Sakyamuni Buddha in the great chiliocosm like an amala fruit held in my hand.” Vimalakirti (suddenly) came and said: “Aniruddha, when your deva eye sees, does it see form or formlessness? If it sees form, you are no better than those heretics who have won five supernatural powers.  If you see formlessness, your deva eye is non-active (we wei) and should be unseeing’. Aniruddha kept silent. And the deva praised Vimalakirti for what they had not heard before, they then paid reverence and asked him: “Is there anyone in this world who has realized the real deva eye?” Vimalakirti replied: “There is the Buddha who has realized the real deva eye; He is always in the state of samadhi and sees all Buddha lands without (giving raise to) the duality (of subjective eye and objective form)”. The tenth holy monk is Rahula: According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, he is supposed to have been in the womb for six years and born when his father attained Buddhahood; also said to have been born during an eclipse, and thus acquired his name, though it is defined in other ways; his father did not see him till he was six years old. He became a disciple of the Hinayana, but is said to have become a Mahayanist when his father preached this final perfect doctrine, a statement gainsaid by his being recognized as founder of the Vaibhasika School. He is to be reborn as the eldest son of every Buddha, hence is sometimes called the son of Ananda. Another source from Mahayana Buddhism said that Rahula was the only son of Sakyamuni and Yasodhara and was born before the Buddha’s renunciation of the world. He was the only child of Siddhartha Gautama, one of the Buddha’s ten major disciples, respected as the foremost in inconspicuous practice (mật hạnh). According to Buddhist tradition, he was born on the day his father decided to leave the household life, and when his wife Yasodhara asked him what the boy should be named, he replied, “Rahula” (Fetter), indicating that he perceived the child as a potential source of mundane attachment. After his awakening (Bodhi), the Buddha returned to his family, and Yasodhara sent the boy to confront him. He demanded that he be given his inheritance. The Buddha made no response, but Rahula followed him to leave the palace, and he was soon ordained as a monk. When the Buddha’s father Suddhodana protested, the Buddha responded by promulgating a rule that henceforth no one could be ordained without parental permission. After hearing the Smaller Discourse Spoken to Rahula, he became an Arhat. He was said by the Buddha to be the foremost among his disciples in eagerness to learn.  

 

VI.  Communities of Buddhist Sangha:

 The Sangha means the noble community (ariya-sangha) of Buddhist saints who have realized the teachings. Sangha also designates the community of monks and nuns who live according to the monastic code (vinaya); and in its broadest sense it includes the lay people who sustain the monks and nuns through charity and receive their teaching. The creation of the Sangha is without question one of the Buddha’s most remarkable achievements. It has survived through diversification and expansion up to the present day, offering an individual the chance to pursue the course of training leading to enlightenment, by dedicating him or herself to the holy life. Such a pursuit would not be deemed a selfish act in Buddhist eyes, because the Sangha, as an institution, maintains the Dharma in the absence of the Buddha for the welfare of all. From its earliest days the Sangha has lacked a supreme authority, because the Buddha refused to established a functional hierachy or name of successor. Influence is collective and precedence is allowed only by seniority. According to the Buddha, adherence to the Dharma should be based on personal reasoning and experience, not purely on instruction. The Sangha plays an extremely important role in Buddhism as the protector and maintainer of the Dharma. As early as the first century B.C., the Theravadin Sangha distinguished between monks who assumed the duty of meditating and those who were committed to preserving the scriptures. The core of “institutional” Buddhism, at least in the Theravadin tradition, has almost always been preoccupied with preserving the Dharma through the lineage of a committed community rather than through political power structures. This is one of the essential features that distinguishes Buddhism from religions that actively participate in, and indeed, govern, the passage of life through rites and rituals. It is not the norm for Buddhism to be linked to a specific place or society, which is why it has generally been able to coexist harmoniously with the indigenous beliefs and practices it has encountered in its expansion, especially those that are traditionally associated with social customs. The relationship between the Sangha and the laity varies greatly among the different traditions. In general, monks do not handle money or make a living from any profession, but rather rely completely on the laity for worldly needs. In such places as China, Japan, Korea, Tibet and Vietnam, where Mahayana Buddhism is dominant, some monasteries have been known to accumulate great wealth and political power.

Early Ordinations in the Sangha: Moggallana and Sariputta were two very important early converts who became Buddha’s chief disciples. Formerly they were the disciples of another religious guru Sanjaya, but had not attained much spiritually under their teacher. They both were very wise and learned Brahmans. Sariputta was the first to learn of the Buddha and his noble path from one of the disciples of the Buddha. Therefore, he went to the Buddha seeking the refuge and was duly ordained. He was deeply impressed by the teachings and supernatural powers of the Buddha. Sariputta then went to Moggallana and told him of his conversion to Buddhism. They not only became the Buddha’s disciples but also brought with them over 200 followers. Later, Sariputta came to be highly respected in the Order for his wisdom, while Moggallana became famous for his supernatural powers. Right after His Enlightenment, the Buddha went to Rajagriha, the capital of Magadha. There Bimbisara was the king. Bimbisara came to receive the Blessed One, accompanied by a number of courtiers, wise men, Brahmans and a large number of eminent citizens. The Buddha taught them the Noble Eightfold Path, and they all became his lay followers. Bimbisara was highly pleased with the teachings of the Sakyamuni and waited in person on the Buddha and his monks at alms meal. As a token of his gratitude to the Buddha, His Dharma and Sangha, he donated the famous Venuvana or the Bamboo Grove, lying on the outskirts of the city, to the community of monks. A rich merchant then erected dwelling units there and thus the first proper Buddhist monastery came into existence. The Buddha was a great walker and a wanderer. During the last forty-five years of his life, he traveled covering the whole of the north-eastern India on foot. He covered 20 to 30 kilometers of distance a day. In his wandering, he came across all sorts of people, from kings, noblemen, rich merchants to farmers, ascetics, Brahmans, low caste people, students and others and taught them the Ultimate Truth. His teachings were simple and practical which appealed both to reason and emotions. He did not believe in the superiority based on caste and social status and preached equality. Many of his chief disciples were low caste people. Upali was a barber, Sumita a scavenger, Svapaka a dog-eater, Svati a fisherman, and Nanda a cowherd. Actually, his monks and lay followers belonged to all castes in the society. He vehemently refuted the claims of caste and opposed the Brahmans, who were arrogant and ignorant and befooled the masses in the name of religion. He condemned them for their rituals and animal sacrifices for he knew and preached that “by birth one is neither Brahman nor Sudra. Only one’s words and behavior determine whether one is solder or a craftsman or a priest.

Tài Liệu Tham Khảo

References

 

1.     Mười Phương Phật Pháp Tăng, Thiện Phúc, USA, 2021—Buddhas-Dharmas-Shanghas In the Ten Directions, Thiện Phúc, USA, 2021.

2.     Những Đóa Hoa Vô Ưu, Thiện Phúc, USA, 2012, Tập I, II & III—The Sorrowless Flowers,  Thiện Phúc, USA, 2012, Volumes I, II & III.

3.     Phật Pháp Căn Bản, Thiện Phúc, USA, 2009, Tập I, Chương 6, 12, và 13—Basic Buddhist Doctrines, Thiện Phúc, USA, 2009, Volume I, Chapters 6, 12, and 13.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 49440)
11/08/2013(Xem: 45879)
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.