Quan Điểm Của Đức Phật Về Phép Lạ & Thần Thông

26/04/20226:12 SA(Xem: 3291)
Quan Điểm Của Đức Phật Về Phép Lạ & Thần Thông
QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT
VỀ PHÉP LẠ & THẦN THÔNG
(Đức Minh)

duc phat thuyet phapKinh Kevaddha (Trường bộ kinh II) có ghi:

“Một hôm có người đề nghị Đức Phật cho một vài vị đại đệ tử biểu diễn các phép thần thông như đi trên nước, bay giữa hư không, xuyên qua vách đá v.v… để thu hút quần chúng và tăng thêm niềm tin cho tín đồ.

Đức Phật bèn hỏi người kia:

- Này cư sĩ, sau khi trông thấy những phép lạ như vậy, một số người có thể tin, nhưng một số người khác có thể bảo rằng: ‘Nào có gì lạ, có một thứ bùa chú có công năng như vậy’. Trường hợp sau có thể xảy ra không?

Người kia đáp:

- Bạch Thế Tôn, có thể.

Đức Phật nói:

- Do vậy, thật vô ích khi làm những cuộc biểu diễn ấy”.

Sau đó Đức Phật nói cho người kia biết có ba loại thần thông. 1. Biến hóa thần thông, năng lực làm các phép lạ như bay lên không trung, đi trên mặt nước, xuyên qua vách đá, biến hình, ẩn thân v.v… 2. Tha tâm thần thông, khả năng biết được tâm niệm, suy nghĩ của người khác. 3. Giáo hóa thần thông, năng lực giáo hóa, đưa con người từ mê đến ngộ, từ kẻ xấu thành người tốt, từ đau khổ đến an lạc, xây dựng con người, xây dựng đời sống tốt, giúp phàm phu trở thành hiền thánh.

Các loại thần thông, phép lạ như Biến hóa thần thông, Tha tâm thần thông chẳng những không mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng mà còn gây ra nhiều tác hại một khi người dùng có tâm ý bất chính, lợi dụng thần thông để thỏa mãn lòng tham lam, sân hận của mình, chẳng hạn như hại người chiếm đoạt của cải, phục vụ hoặc tiếp tay cho kẻ xấu ác, hay vì thù oán mà gây hại cho người. Đối với người chưa dứt hết phiền não tham, sân, si, mạn (kiêu mạn) hay nói cách khác là còn lục dục, thất tình thì việc lạm dụng thần thông để thỏa mãn cái tôi, thỏa mãn tư dục là điều rất dễ xảy ra. 

Ai cũng biết Đức Phật có rất nhiều khả năng thần thông, phép lạ, vì Ngài đã sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt, điều này trong kinh điển Phật giáo còn ghi lại. Nhưng trong nhiều trường hợp Đức Phật tỏ ra coi thường các phép mầu, thần thông, bởi nó khiến cho người ta si mê mù quáng, điên đảo, nếu bám vào nó sẽ gây trở ngại cho sự giác ngộ chân lýgiải thoát khổ đau, thành tựu Niết-bàn an lạc. Thần thông không thể mang lại an lạc hạnh phúc, không thể giải thoát những khổ đau trong đời sống con người. Thần thông chỉ là kết quả của sự tu luyện tinh thần mà ai cũng có thể làm được kể cả tà ma, ngoại đạo. Thần thông không phải là tiêu chuẩn để đánh giá nhân cách, phẩm hạnh đạo đức của một con người hay mức độ tu hành, giác ngộ của người tu đạo.

Theo Đức Phật, chỉ có từ bitrí tuệ mới mang lại an lạc hạnh phúc cho con người, và Giáo hóa thần thông mới giúp cho người khác có nhận thức và sự rèn luyện, tu tập để có được từ bitrí tuệ.

Kinh điển kể rằng, có lần ngoại đạo biểu diễn phép thần thông đi trên mặt nước từ bờ bên đây sang bờ bên kia sông Hằng và thách thức Đức Phật làm như vậy. Đức Phật đã ôn tồn hỏi ngoại đạo sư kia tu luyện bao lâu mà có được thần thông như thế. Ngoại đạo sư đáp rằng ông ta đã mất ba mươi năm tu luyện mới có được khả năng phi hành trên mặt nước. Đức Phật mỉm cười bảo: “Ta chỉ cần ba xu để đi đò là qua được bờ bên kia sông Hằng”.

Bỏ ra ba mươi năm tu luyện cực khổ chỉ để qua sông không cần thuyền, trong khi chỉ cần vài đồng xu thì có thể làm được điều đó, thật không đáng chút nào! Quả đúng phép mầu thần thông không bằng trí tuệ. Phép mầu thần thông có thể làm cho người ta ham thích, say mê mù quáng.

Đó là vấn đề thần thông, phép mầu. Còn vấn đề bí ẩn muôn loài, bí ẩn thế giới, bí ẩn vũ trụ? Trong kinh Trung bộ (Majjhima Nikàya) có ghi lại trường hợp một vị Tỳ-kheo tên Màlunkyaputta thắc mắc hỏi Đức Phật:

- Bạch Đức Thế Tôn, cho đến nay Đức Thế Tôn chưa hề giải rõ, Ngài đã gác qua một bên và đã loại bỏ những lý thuyết đề cập đến quan điểm: Thế gian này có trường tồn vĩnh cửu không? Thế gian này giới hạn hay là vô hạn? Sinh lực (năng lực sự sống) là một với cơ thể vật chất này, hay sinh lực và cơ thể vật chất là hai cái khác nhau? Sau khi chết Đức Như Lai (Phật) sẽ còn tồn tại hay không còn tồn tại? hay sẽ vừa còn, vừa không còn tồn tại?

Đức Phật đã trả lời:

- Cũng như người kia bị một mũi tên tẩm độc đâm sâu vào mình, và khi lương y muốn nhổ mũi tên ra để điều trị thì người đó vội ngăn cản lại và nói: ‘Tôi sẽ không để cho ai nhổ mũi tên này ra trước khi biết rõ ràng và đầy đủ chi tiết về người bắn tôi, về tính chất của mũi tên...’. Người này sẽ chết trước khi biết được những điều ấy. Cũng vậy, nếu cứ thắc mắc, các ngươi sẽ chết trước khi thắc mắc của mình được giải đáp”.

Theo Đức Phật thì không cần phải thắc mắc, tìm hiểu vẩn vơ những điều không cần thiết. Điều cần thiết là làm thế nào để đem lại an vui hạnh phúc cho chính mình, cho cộng đồng, xã hộinhân loại, chúng sinh. Cuộc đời con người mong manh, ngắn ngủi, không nên để thời gian trôi qua một cách vô ích. Phải biết tận dụng đời sống của mình cho những việc làmgiá trị, ý nghĩa thiết thực, đừng lãng phí thời gian, công sức chỉ vì muốn thỏa mãn sự hiếu kỳ, tò mò.  

Chúng sinh không dễ có được cơ hội làm người, phải biết tận dụng cơ hội đó để vun bồi công đức, phước báo và nhất là trí tuệ, đầu tư cho an lạc, hạnh phúc hiện tại và tương lai.

Hơn nữa, có những điều không phải nói ra thì ai cũng hiểu, ai cũng biết, ai cũng tin. Cũng như học sinh lớp 1, lớp 2 thì không thể nào hiểu nổi hình học không gian hay đại số, tích phân, dù cho giáo sư toán học có giảng dạy cách nào cũng không hiểu được, chỉ có cách là học dần dần lên, từ thấp đến cao, mỗi ngày mở mang sự thấy biết. Hoặc một người bình thường không có kiến thức khoa học, không có trình độ tâm linh thì không tin được ngoài thế giới này (trái đất) còn có vô số thế giới khác (các hành tinh, định tinh hay thiên thể, vật thể trong vũ trụ) và sự sống dưới nhiều hình thái trong vũ trụ mênh mông; hoặc không tin được các hạt cơ bản vừa có tính chất sóng, lại vừa có tính chất hạt (được gọi là lưỡng tính sóng hạt của vật chất), và chúng ta không thể xác định chính xác các quỹ đạo chuyển động của chúng, dù nhà khoa học có giải thích, chứng minh thế nào cũng khó làm cho họ tin tính chất bất định của các hạt vi mô.

Về con người, về thế giớivũ trụ còn biết bao điều bí ẩn. Lịch sử loài người trải qua mấy triệu năm mới có được những hiểu biết (tri thức) ít ỏi như ngày hôm nay. Đời người chỉ vài mươi năm mà muốn biết tất cả, muôn vạn điều về vũ trụ vạn hữu bằng khả năng giới hạn của mình là chuyện không thể được. Nếu cứ ngồi đó mà tìm cách giải đáp những thắc mắc, tò mò của mình mà không chịu học tập, thực hành, tìm ra những giá trị hạnh phúc đích thực cho đời sống thì uổng phí cả cuộc đời cũng chưa chắc gì giải tỏa hết nghi vấn, thắc mắc. Đó là chưa nói đến những thắc mắc vu vơ, không thích đáng (đúng, hợp), do tưởng tượng mà ra, không có thật, không gần với chân lý; do suy diễn, phán đoán sai lầm.

Đức Phật đã từng nói: “Này các Tỳ-kheo, những điều mà Như Lai dạy có thể sánh với nắm lá trong tay, còn những điều mà Như Lai không dạy cũng như tất cả lá trong rừng” (Kinh Tương ưng bộ - Samyutta Nikàya). Và trong kinh Udàna, Đức Phật tuyên bố: “Này hỡi các Tỳ-kheo, cũng như nước của đại dương chỉ có một vị là vị mặn của muối, giáo pháp của Như Lai chỉ có một vị là vị giải khổ”.

Những điều mà Đức Phật dạy như nắm lá trong tay chính là giáo pháp của Ngài; còn những điều mà Đức Phật không dạy nhiều như lá trong rừng chính là những gì Ngài chứng, Ngài biết. Đức Phật chỉ dạy cho chúng sinh những gì cần thiết cho đời sống an lạc, hạnh phúc, thoát khỏi những khổ đau, chứ Ngài không dạy những điều vô ích chỉ làm thỏa mãn tính tò mò, hiếu kỳ (thích tìm hiểu, thích biết những điều mới lạ), cũng không dạy những gì làm thỏa mãn lòng tham của con người, bởi vì lòng tham của con ngườivô tận không thể nào thỏa mãn

Bài đọc thêm:
Đức Phật Sử Dụng Thần Thông, Phép Lạ Như Thế Nào (Thích Nữ Liên Trí)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78192)
07/11/2010(Xem: 140145)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.