Thư Viện Hoa Sen

II. Nguồn Gốc Kinh Phật

24/06/20229:29 SA(Xem: 5847)
II. Nguồn Gốc Kinh Phật

VŨ THẾ NGỌC
KINH PHẬT
NGUỒN GỐC và PHÁT TRIỂN
Buddhist Sutras: Origin and Development

 

CHƯƠNG II

NGUỒN GỐC KINH PHẬT

 

I - LỊCH SỬ KINH LUẬN

Qua hai ngàn sáu trăm năm biết bao thế hệ tăng già đã đi khắp năm châu bốn biển phổ biến Phật Pháp. Giáo pháp căn bản họ truyền đạt chính là những lời giảng của đức Phật trong bốn mươi chín năm hành đạo. Cho nên nói về nguồn gốc của kinh điển Phật giáo chính là nói về các bài Pháp thoại này. Ngay sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, các đệ tử của ngài đã mau chóng tập họp để ôn tập và ghi nhớ lại các lời giáo huấn của ngài. Sử gọi đó là kỳ kết tập (saṅgīti) thứ nhất và những lời giáo huấn đó đã được tập hợp trở thành nguồn gốc cơ bản của các Kinh Luận Phật giáo ngày sau. Tuy nhiên bằng những nghiên cứu khoa học khách quan chúng ta cũng cần ghi nhận hai sự kiện. Trước hết là kỳ kết tập thứ nhất và cả những kỳ kết tập sau không thể hoàn toàn thu thập được tất cả những bài pháp Đức Phật đã giảng. Thứ hai là các kỳ kết tập chỉ là ôn tập lại các bài pháp thoại trong trí nhớhoàn toàn chưa có văn tự để ghi chép. Cho nên tất cả kinh luận chúng ta hiện đang có, ít nhiều đều mang dấu ấn của người kết tập và các bộ phái Phật giáo.

Ngày nay chúng ta may mắn còn giữ được bộ kinh văn Pāli, là bộ kinh cổ kính một bộ phái duy nhất đã liên tục truyền thừa từ hơn hai ngàn năm qua. Cho nên nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử kinh Phật, lẽ dĩ nhiên chúng ta phải tôn trọng bộ kinh này như là một nguồn mạch cơ bản. Nhưng để khách quan hơn và hoàn bị hơn chúng ta vẫn cần phải đối chiếu với các nguồn kinh điển khác của các tông môn bộ phái khác. Vì vậy học thuật nghiên cứu đối chiếu văn bản đã ra đời và trong những thập niên vừa qua chúng ta đã có được một số thành quả rất đáng trân trọng - nhưng rất tiếc bình thường chỉ có giới nghiên cứu chuyên sâu mới quan tâm. Sách Kinh Phật: Nguồn Gốc và Phát Triển chính là cố gắng đầu tiên quần chúng hóa một ngành học chuyên môn này.

Tổng quát về lịch sử hoằng pháp của Phật giáo, đa số học giả thế giới đều tạm chia thành ba thời kỳ: 1- Thời kỳ Phật Giáo Nguyên Thủy, 2- Thời Kỳ Phật Giáo Bộ Phái (còn có tên khác là “Phật giáo Tiểu Thừa” vì các bộ phái thời này đều là Tiểu Thừa, hoặc “Phật giáo Abhidharma” vì đây là giai đoạn thành lậptranh luận về A-tỳ-đạt-ma) và 3- Thời Kỳ Phật Giáo Đại Thừa.[1] Điều nên ghi nhận ở đây ta cần nhớ rằng cho đến kỳ kết tập thứ ba đưới triều đại vua A Dục (trị vì năm 272-236 trước Dương lịch) thì nội dung kinh điển vẫn chỉ là những gì chỉ được lưu truyền bằng trí nhớchưa bao giờ được ghi xuống bằng văn tự. Nguồn kinh điển nguyên thủy này cũng chỉ chú trọng về những gì Phật đã giảng và chúng tăng đã hành trì, chứ không chú trọng đến phần cá nhân đức Phật hay lịch sử thế gian. Hơn nữa giáo lý căn bản của đức Phật giáo là tư tưởng vô ngã, tự tu, tự chứng nên trong nhiều thế kỷ, lời dạy của Đức Phật luôn luôn là những gì được tăng đoàn khắp nơi tự động tuân thủ hành trì chứ không dựa trên kinh điển văn tự rõ ràng do một tổ chức giáo hội trung ương có tổ chức thiết định. Câu nói “Như thế tôi nghe” mở đầu cho các kinh, luôn luôn là điều tâm thành tự nguyện của mọi người. Với người xuất gia chân chính, thấy Pháp là thấy Phật, đức Phật chưa bao giờ vắng mặt trong suốt hành trình tu hành của họ. Trong suốt thời gian này, người tu sống trong giáo lý vô ngã vô thường nên cũng không quá bận rộn đến chuyển biến chuyển sinh thành hoại diệt của thế gian. Vì vậy trong nhiều thế kỷ, nhu cầu xây dựng một giáo hội thống nhất có uy quyền hay một bộ kinh luận ghi chép bằng văn tự, hoặc ngay cả xây tạc hình tượng đức Phật như một ngẫu tượng để tôn thờ, chưa bao giờ bức thiết đối với họ.

Cho nên chúng ta đã thấy, dù đã có tranh biện trong các kỳ kết tập kinh điển đầu tiên nhưng chỉ là tranh biện về một số bất đồng về giáo luật. Có lẽ chỉ sau lần kết tập thứ ba, vì nội bộ tăng đoàn vì quá rộng lớn, vì có quá nhiều ngôn ngữ khác biệt không hiểu nhau hoặc hiểu đúng, nên mới có những bất đồng về giáo lý để đi đến việc thành lập bộ phái. Nên khi đó người ta mới thấy cần bắt đầu cần văn tự để viết xuống, để tranh luận chính thống, để biện minh và lý giải theo chủ quan cá nhân hay của tông môn bộ phái. Hơn nữa một khi có nhiều tông môn bộ phái thì nhu cầu truyền bá, tuyên truyền, khuyến dụ tín đồ cũng xuất hiện. Đó chính là động cơ chính đã thúc đẩy cho việc ghi chép kinh điển bằng văn tự. Cũng từ đó các công trình viết tiểu sử đức Phật hay xây đắp tượng Phật cũng được thành hình. Hình tượng đức Phật bây giờ không chỉ là sự tưởng nhớ lại giáo pháp của ngài hay là sự nhắn nhủ mọi người qui tập lại dưới chân vị khai sáng nguồn đạo, mà cũng còn là một khẳng định nguồn cội giáo lý chính thống của tông môn bộ phái của mình – Cùng trong cách nhìn này, chúng ta có thể thấy từ đây Phật giáo đã âm thầm trải qua một thời kỳ nội thương từ những cạnh tranh liên tục giữa các bộ phái. Đây cũng là lý do ngài Long Thọ xuất hiện. Sự vi diệu của việc xuất hiện này là Long Thọ không thành lập thêm một tông môn để tham dự vào tham vọng “thống nhất” hoặc cần tranh biện để “nêu cao chính pháp”, kể cả việc “hòa giải” hay “triết trung”.[2] Nhưng không phải vì thế mà Long Thọ đứng ngoài quan sát, mà ngài đã thực tế đi vào tận căn nguyên của cơn sóng dữ. Bằng phương pháp luận biện chứng “tứ cú phân biệt” (catuṣkotikā) và “nhị đế” (satyadvaya) của chính giáo pháp căn bản vô ngãduyên khởi của Đức Phật,[3] ngài đã không phê phán mà còn chấp nhận phần tích cực trong những tín điều của các tông môn, nhưng đồng thời cũng chỉ ra phần bất toàn của các lý thuyết hay quan đỉểm đó.

Sự hiện diệngiáo lý của Long Thọ vừa là một đòi hỏi của thời đại để chấm dứt các cuộc tranh luận bộ phái, vừa trở nên tư tưởngsở lập cước cho sự thành lập các tông môn phát triển về sau (gọi là Đại Thừa). Giáo pháp Long Thọ cũng là kim chỉ nam cho tài liệu nhỏ này có tên là Kinh Phật: Nguồn Gốc và Phát Triển. Chúng ta đối chiếu phân tích[4] nhưng cũng không hoàn toàn phủ quyết những đức tin truyền thống về nguồn gốc và phát triển kinh điển riêng của các tông môn bộ phái[5] mà còn trân trọng nhìn chúng như một phần sự thậtchúng ta muốn tiếp cận.

II – NGUỒN GỐC NGUYÊN THỦY

            Nguồn gốc nguyên thủy của kinh là kết quả của các kỳ kết tập (saṅgīti) kinh điển. Tạm bỏ qua về sự chính thống của các kỳ kết tập này của người sau hay tranh biện, chúng ta phải biết trong ba kỳ kết tập kinh đầu tiên, chư tăng chỉ tập họp tụng đọc ôn tập lại kinh tạng họ mà đã được khẩu truyền và ghi nhớ mà không hề kết tập kinh điển bằng văn tự. Ngôn ngữ của các kinh điển nguyên thủy ban đầu có thể tin được là ngôn ngữ của Đức Phật đã giảng trong thời còn tại thế. Chỉ sau đó ngôn ngữ này mới được chuyển dịch ra các ngôn ngữ địa phương. Và cứ theo truyền thốngthực tế lịch sử của những di cảo chúng ta còn giữ được thì cho đến kỳ kết tập thứ ba dưới triều đại vua A Dục, kinh điển vẫn chưa được ghi xuống bằng văn tự. Vì vậy để tìm hiểu nguồn gốc nguyên thủy của kinh điển Phật giáo chúng ta trước hết là tìm hiểu về các kỳ kết tập kinh điển - quan trọng nhất là ba kỳ kết tập đầu tiên mà chúng ta dự đoán rằng chưa có những phân hóa tranh biện về giáo lý của thời phân hóa bộ phái về sau. Vì vậy ở đây tôi không đề tên các kỳ kết tập theo các tông môn ngày sau người ta gọi là “kết tập của Đại Chúng Bộ” hay “kết tập của Phân Biệt Thuyết Bộ” hoặc “kết tập của Độc Tử Bộ” hay “kết tập của Nhất Thiết Hữu Bộ” v.v. Tôi cũng không đi vào tranh luận đòi hỏi chính xác tuyệt đối về thành phần tham dự, số người tham dự, ngày tháng và nơi chốn kết tập.

1- KỲ KẾT TẬP THỨ NHẤT 

Đại hội kết tập (sagīti) kinh điển Phật giáo lần thứ nhất được thực hiện ngay vào vào mùa hạ sau khi tổ chức lễ trà tỳ cho Đức Phật (năm 483 trước Dương lịch). Đại hội gồm 500 vị, chỉ là các vị đã đắc quả A-La-Hán mới được tham dự. Như nguyên gốc của chữ saṅgīti có nghĩa là “tụ họp để cùng tụng đọc”, mục đích của đại hội kết tập là chỉ là tập họp cùng nhau tụng đọc lại những gì họ đã được nghe “như thế tôi nghe”, nhằm xác định chính xác và tránh những sai lệch. Người chủ trì lần đại hội thứ nhất là Đại Ca Diếp (Mahākāśyapa) một trong các trưởng lão của Tăng-già với chủ trương bảo thủ và cứng rắn “những gì Đức Phật đã dạy thì không có gì được thay đổi”.[6] Ưu điểm của quan điểm bảo thủ này là đã giữ cho Phật giáo yên ổn và thống nhất giáo luật ít nhấtcho đến thời kỳ kết tập thứ ba (khoảng năm 244 trước Dương lịch dưới triều vua A Dục Aśoka).

            Địa điểm kết tập là động Thất Diệp (Saptaparna-guhā) núi Vibhara, gần thành Rājgrha (Vương Xá) của vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) - gần biên giới Ấn Độ và Nepal ngày nay và cũng là địa phương đức Phật sống và sinh hoạt trong hơn hai mươi năm. Thời gian kết tậpngay sau khi Phật nhập Niết bàn (năm 283 trước Dương lịch). Đại hội kết tập kéo dài trong 7 tháng (Phật giáo Bắc truyền cho rằng chỉ có 3 tháng). Người hướng dẫn đọc kinh là tôn giả A-Nan, anh em họ của Phật, là thị giả của Đức Phật trong 25 năm cuối cùng và cũng là người nổi tiếngtrí nhớ rất tốt. Các kinh thường được mở đầu bằng câu "Như thị ngã văn..."[7] có nghĩa là "tôi nghe như vậy, một    như vậy, một thời, tại...", tôi ở đây chính là A-nan. Người đọc về Luật là tôn giả Ưu-ba-li, là người rất thông hiểu về giới luật.

2- KỲ KẾT TẬP THỨ HAI

            Sau kỳ kết tập thứ nhất khoảng hơn 100 năm ở Vaishali (Tỳ-la-vệ) lại có một kỳ kết tập. Nguyên nhân kỳ kết tậptrưởng lão Da-sá (Yasa) đi đến thành Vaishali nhận thấy các tu sĩ ở đây thực hành nhiều điều trái giới luật, trong đó nghiêm trọng lớn nhất là nhận vàng bạc cúng dường của thí chủ. Da-sá phản ứng với các tu sĩ và dân chúng thì các tu sĩ cho rằng họ phải làm để thích hợp với văn hóa và phong tục địa phương. Mâu thuẫn đến chỗ không giải quyết được và họ định trục xuất Da-sá. Do đó Da-sá sau đó đi đến các vùng khác tập hợp các trưởng lão và đưa ra mười điều sai trái giáo luật của các tu sĩ này, ngoài lỗi nhận cúng dường vằng bạc còn là các tội như ăn sau ngọ, giữ muối, dùng sữa lỏng sau buổi ăn chính, uống loại nước cây cọ lên men như rượu, may nệm ngồi, v.v.

Kết quả cuộc triệu tập gồm trụ trì là tám vị trưởng lão, gồm 4 vị thuộc tổ chức Phật giáo ở hệ phía tây (khuynh hướng bảo thủ) là Da Sá (Yasa), Vevata, Sambhuta Sanavasi, Sumana, và 4 vị thuộc tổ chức Phật giáo ở hệ phía đông (khuynh hướng cải tiến) là Sabhikami, Salha, Khujjasobhita Sasabhamika. Đại hội có 700 người tham dự (nên gọi là Thất Bách Kết Hợp) và không phải ai cũng là A La Hán. Trong đại hội có cả người thường (Prthagjana), bậc hữu học (Saiksa), bậc vô học (Asaika), bậc Tam Minh (Traividya), bậc Lục Thông (Sadbhajna) v.v. Kết quả đại hội là khuynh hướng của Da-sá thắng thế nên tương truyền là các tỉ-khưu cải tiến kéo ra tổ chức riêng một đại hội của mình, gọi là Mahasangha hay Mahasangti, có nghĩa là “Đại Chúng Kết Tập”. Tuy đây chỉ là tương truyền nhưng cũng nói lên đã có sự bắt đầu rạn nứt trong tăng đoàn.

Tuy nhiên nhìn lại nội dung “mười điều phi pháp” này thì ngoài điều thứ nhất về ngăn cấm nhận cúng dường bằng vàng bạc, phần còn lại chỉ là những đề nghị nhỏ về giới luật như được giữ muối ăn, được uống sữa sau bữa trưa, được uống loại nước trái cây cọ, được may tọa cụ thêm rèm v.v. Vì vậy mục đích chính của hai kỳ kết tập này chỉ bàn thảo về giới luật to nhỏ, cho nên chưa có tranh luận lớn về giáo lý. Cho nên đại đa số tu sĩ đều chấp nhận ý nghĩa “đại hội” của hai kỳ kết tập đầu tiên.

3- KỲ KẾT TẬP THỨ BA

Tuy nhiên cho đến kỳ kết tập thứ ba thì chúng ta đã thấy có sự rạn nứt giữa các tu sĩ còn mang dấu vết khác biệt địa phương. Vì vậy sau kỳ đại hội kết tập lần thứ hai chúng ta thấy có nhiều đại hội kết tập khác nhưng dường như chỉ là những đại hội chỉ có tính cách nội bộ hơn là tổng đại hội đại diện cho tất cả tập thể tăng chúng. Cho nên hầu như khôngkết tập nào có thể nói là được toàn thể các tông môn chấp nhận. Ở đây tôi chọn ra hai kỳ kết tập tương đối quan trọng nhất và được nhiều tông môn chấp nhận làm kỳ kết tập thứ ba như sau.

1- Trước hết là chủ đề thảo luận trong kỳ kết tập thứ ba của tỳ khưu Đại Thiên (mahādeva) ở Hoa Thị Thành (pātaliputra) về năm điểm bất toàn của vị được tôn xưng là A La Hán,[8] có thể là khởi đầu cho tư tưởng Đại thừa với quan điểm thánh quả A La Hán chưa là hoàn thành mục đích cuối cùng của người tìm giác ngộ giải thoát như đức Phật – Nhưng vẫn chưa phải là sự tranh biện hay phân biệt giáo lý. Tôi nói rằng chưa phải là sự tranh biện giáo lý vì dù có hai khuynh hướng gọi là cởi mở (sau này gọi là Đại Chúng bộ - mahāsānghika) hay bảo thủ (sau này gọi là Thượng Tọa bộ - sthavira/ Pāli theravāda) thì tất cả cũng vẫn công nhận là vị Phật thứ hai (Phật Di Lặc) vẫn chưa xuất thế, cho nên tranh biện về quả vị A La Hán chưa là bậc toàn giác toàn tri thì cũng chưa phải là tranh biện giáo lý. Vì dù Đại Chúng bộ nếu có “xét lại” sự toàn hảo của các vị được tôn xưng là “A La Hán” thì cũng chỉ nằm trong quan điểm này. Thượng Tọa bộ cũng không khác, họ chỉ cho rằng với khả năng của con người thì chúng ta chỉ có thể mong cầu đến quả vị A La Hán mà thôi – Chưa ai dám tuyên bố mình là Phật, và cũng chưa ai dám tôn xưng người nào đó là bậc toàn giác toàn tri (Phật). Vì nếu có nhiều vị đắc quả A La Hán như thế, là vị toàn tri toàn giác – nghĩa là đã thành Phật, thì họ đã không còn đức tin về Đức Phật Di Lặc sẽ giáng thế nữa. Cho nên chỉ về sau với giáo lý Đại thừa xuất hiện với đức tin “ai cũng có thể thành Phật” qua con đường tu Bồ Tát Đạo thì mới kéo theo những giáo thuyết hoàn hoàn khác biệt, thí dụ như thuyết Tam Thân Phật Trikāya,[9] để mà có thể được gọi là tranh biện giáo lý. Tóm lại theo thiển kiến cá nhân tôi cho rằng cho đến kỳ kết tập thứ ba, chưa xuất hiện tông môn Đại Thừa và chưa có sự tranh luận về giáo lý.

2. Đối với Phật giáo Thượng Tọa bộ thì họ không công nhận đại hộiHoa Thị Thành của Đại Thiên là kỳ kết tập thứ ba. Theo họ kỳ kết tập thứ ba là kỳ kết tậpHoa Thị Thành dưới triều vua A Dục vào khoảng năm 244 trước Dương lịch, do đại sư Moggalliputta-Tissa (Mục kiền liên tứ đế tu) chủ tọa. Lý do kết tập và kết quả đại hội lần thứ ba rất quan trọng vì kết quả của đại hội là việc xuất hiện các tông môn khác nhau (từ 18 đến 20 tông môn).

Theo Đại Sử (Mahāvamsa)[10] thì đưới triều đại vua A Dục đại bộ phận châu lục (Ấn Độ) đã thống nhất và thịnh trị, chấm dứt các cuộc chiến tranh liên miên và đẫm máu trước đó. Cho nên trong chiến tranh người trốn línhtìm cách sống bằng nghề đi tu vốn đã rất nhiều, sau khi hòa bình thì nhà vua lại qui y theo Phật giáo nên Phật giáo cực kỳ phát triển. Dưới triều vua A Dục của vương triều Khổng Tước (Maurya), Phật giáo là quốc giáo cho nên tu sĩ Phật giáo được nhiều quyền lợi và ưu ái. Các tu sĩ ngoại đạo và nhiều kẻ thời cơ cũng xuất gia theo đạo Phật. Những người này vừa đông đảo vừa thiếu thiện tâm thật sự của người xuất gialý tưởng, cùng lúc đó có nhiều tăng sĩ Phật giáo đang xa đọa vì có nhiều ân sủng, nên hai trào lưu này đã tạo nên một thế lực mới của các nhóm có đặc quyền đặc lợi. Cho nên thời thế đã cho ra đời khuynh hướng có ý đồ thành lập những bộ phái mới với những chủ trương giới luật mới và tri kiến mới gọi là “hiện đại hóa.” Những loại giáo lýhành trì cải biên này dù có thể khác biệt với truyền thống, nhưng thích hợp với tâm lý quần chúng ưa thích theo thời và cũng phù hợp với lớp tăng sĩ đông đảo đang muốn được tự do hơn.

Trong khi đó, trên nguyên tắc giáo pháp, Phật giáo vẫn là giáo pháp tự tu - tự chứng (ai tu nấy chứng). Phật giáo từ xưa đã không có một tổ chức giáo quyền trung ương để can thiệp sâu rộng vào các hoạt động “hiện đại hóa” như thế. Cho nên trong nội bộ thì chính chư tăng không tin tưởng kính trọng lẫn nhau và thường bất hòa, giới luật thì vì biện minh cho cái lý sinh hoạt tùy thời (sau này đến Trung Hoa thì hoa mỹ gọi là “khế lý khế cơ”) nên tăng luật trở nên vô cùng lỏng lẻo. Đại Sử Mahāvampa cho biết nhiều nơi tăng sĩ tự tung tự tác ở vùng đất riêng, sáu bẩy năm mà chư tăng chưa thể hòa hợp để một lần làm lễ Bố Tác (Uposattha) chung. Khi các câu chuyện hoang đàng này được đưa lên triều đình, thì người được vua cử ra điều giải lại gây mâu thuẫn đẫm máu với chư tăng, càng khiến sự việc phức tạp hơn. Cuối cùng nhà vua phải nhờ ngài Moggalliputta-Tissa, vốn được tôn trọng là vị thánh tăng đương thời can thiệp. Ngài Tissa cũng nhận thấy đây là đúng thời đúng lúc cần triều đình và nhà vua hỗ trợ để chỉnh đốn lại hàng ngũ tăng già.

Theo sử liệu MahāvamsaSamantapāsādikā  thì trong cuộc thanh lọc này có khoảng 60 ngàn tu sĩ bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn (một con số rất lớn so với dân số lúc đó). Sau cuộc thanh lọc nội bộ lớn lao này trưởng lão Moggalliputta-Tissa đề nghị nhà vua yểm trợ chư Tăng để “kết tập Phật ngôn”. Cho nên cuộc kết tập lần thứ ba thành hình. Kỳ kết tập này vào khoảng năm 234 trước Dương lịch, tại chùa Asokārāma ở kinh thành Pātaliputta (Hoa Thị Thành) phía nam hoàng cung của vua A Dục, gồm 1000 cao tăng tham dự do ngài Moggalliputta-Tissa là chủ tọa kết tập trong thời gian kéo dài 9 tháng cũng do vua A Dục bảo trợ.

            Cách thức kết tập kinh điển kỳ này cũng giống như hai kỳ trước nhưng có một vài điểm khác. Theo giáo sử Theravāda thì trưởng lão Moggalliputta-Tissa chủ tọa cuộc kết tập nêu ra những quan điểm và tri kiến sai lầm của các bộ phái qua ba trăm vấn đề về giáo lý. Ngài cũng dựa vào bộ phái gốc Theravāda để bác bỏ các luận cứ sai lạc, và cho kết tập vào bộ Kathāvatthu của tạng Abhidhamma (cho nên có người cho rằng đây chỉ là đại hội kết tập của giáo phái Trưởng Lão Sthavira (Theravāda). Điều chúng ta nên lưu ý ở đây là giống như trong hai kỳ kết tập đầu, các vị tham dự kỳ kết tập này cũng đều chỉ tụng đọc bằng miệng từ trí nhớ mà thôi, và kinh luận chưa được ghi xuống bằng văn tự.[11] Chúng ta có thể cho rằng kinh điển của đại hội kết tập lần thứ ba này là cơ sở của Thượng Toa Bộ Sthaviravāda (Pāli: Theravāda). Vì đây cũng là giáo lý của 9 phái bộ do vua A Dục gửi đa khắp nơi để giao truyền Phật giáo, trong đó có phái bộ do Arahant Mahinda (con vua A-Dục mất năm 199 B.C.) đi đến tận đảo quốc Tích Lan (śrī lankā).[12]

4. CÁC KỲ KẾT TẬP KHÁC

Tùy theo tông môn, người ta cũng nói về kỳ kết tập lần thứ tư – còn kỳ kết tập thứ năm (năm 1868) và thứ sáu (năm 1954) ở Miến Điện thì rõ ràng là các kỳ kết tập kinh điển Pāli của Phật giáo Theravāda mà thôi - Cho nên ở đây chúng ta chỉ nói đến kỳ kết tập thứ tư. Mà kỳ kết tập thứ tư cũng tùy tông môn mà ta có thể kể đến ở hai địa điểm. Thứ nhất là theo Phật giáo Tích Lan (Theravāda) thì đại hội này do chính Arahant Mahinda chủ tọa sau thời gian truyền pháp ở xứ này. Kỳ kết tập xẩy ra vào khoảng năm 232 trước Dương lịch, dưới triều vua Devanampiyatissa, với 68 ngàn tăng tham dự trong suốt 9 tháng. Điểm quan trọng là nhân dịp này các đại tăng lại trứ tác ra các bản chú giải về kinh điển bằng ngôn ngữ Pāli Tích Lan,[13] mà bẩy thế kỷ sau Phật Âm (Buddhaghosa thế kỷ thứ sáu) từ Ấn Độ đã đến Tích Lan dịch ra Pāli để duy trì truyền thống Pāli của Đức Phật – Vì lúc này Pāli đã bắt đầu tàn rụi tại chính quốc Ấn Độ.

Cũng được coi là kỳ kết tập thứ tư được coi là đại hội của Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) do ngài Thế Hữu (Vasumitra) và Hiếp Tôn Giả (Pārsva) trụ trì. Kỳ kết tập thứ tư này được tổ chức ở Gandhāra (Kiền Đà La) do vua Ca Nị Sắc Ca (Kaniṣka khoảng đầu thế kỷ thứ nhất Dương lịch) của vương triều Quí Sương (Kuṣāṇa) bảo trợ. Thành quả của kỳ kết tập này là ba bài sớ gồm đủ Kinh sớ ("Ưu Ba Đề Xá" upadeśa śastra), Luận sớ ("Tì Nại Da Tì Bà Sa" vinaya vibhāva śāstra) và Luật sớ (abhidharma mahāvibhāsā śāstra) tổng cộng là 30 vạn bài tụng gồm 9 triệu 600 lời mà Huyền Trang trong Đại Đường Tây Vực Ký cực kỳ tán thán “giải thích đầy đủ ba tạng giáo điển, không có chi tiết nào là không bàn bạc tận cùng, không có chỗ sâu xa nào là không cứu xét rốt ráo. Những nghĩa lý thâm u được làm cho sáng tỏ, những lời nói còn mù mờ được làm cho rõ ràng. Thành quả này nhằm truyền lại muôn đời cho hậu thế dùng làm cương lĩnh”. Những luận này được vua Ca Nị Sắc Ca sai thợ “dùng đồng đỏ dát thành lá mỏng chép xuống để cúng dường.” [14] Tuy nhiên hiện nay tất cả các kinh luận của kỳ kết tập này đều đã không còn, trừ phần chú thích của Luận tạng A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (Abhidharma-mahavibhāsa) được Huyền Trang dịch ra Hán văn còn lưu truyền trong Hán Tạng.

IIIKINH PHẬT CĂN BẢN: NIKĀYA và ĀGAMA

Như thế kinh Phật nguyên thủy xuất xứ từ các kỳ kết tập (ít nhất là của ba kỳ kết tập đầu tiên) do chư tăng ghi nhớ và đã cùng nhau tụng đọc ôn tập. Không ai có thể đoan chắc là trong những năm tháng truyền thừa bằng khẩu truyềntrí nhớ là không có những sai lầm, nhưng ít nhất chúng ta có thể tin rằng nội dung các kinh này không bị sai lạc nhiều sau ba kỳ kết tập như thế. Cho nên đa số tông môn tin rằng bộ kinh Nikāya (hiện còn được giữ trong kinh điển Pāli của Phật giáo Theravāda) dù có ít nhiều thay đổi qua nhiều thế kỷ truyền thừa truyền khẩu vẫn là thành quả của kỳ kết tập thứ ba dưới triều đại vua A Dục (Aśoka). Nói cách khác bộ kinh Nikāya bằng Pāli là cổ xưa nhất. Tuy nhiên chúng ta biết ngoài ngôn ngữ Pāli chúng ta cũng có các bộ kinh bằng Sanskrit tương đương gọi là Āgama[15] của các bộ phái khác cũng thoát thai từ ba kỳ kết tập đầu tiên này. Tuy nhiên các bộ kinh Āgama bằng Sanskrit hiện nay đều thất lạc gần hết,[16] nhưng may mắn là vẫn còn tồn tại trong các bản dịch Hán văn gọi là 阿含 (A-hàm) hiện vẫn còn trong Hán Tạng. Cho nên kinh điển nguyên thủy Phật giáo chính là hai bộ kinh Nikāya và Āgama này – Theo truyền thống thì Pāli là ngôn ngữ của Nam truyền và Sanskrit là ngôn ngữ của Bắc truyền.

Tóm lại kết quả của ba kỳ kết tập đầu tiên chính là nguồn gốc kinh điển nguyên thủy của tất cả các bộ phái bấy giờ cũng như các tông môn xuất hiện sau đó. Tuy nhiên ở đây chúng ta cũng cần hiểu hai điều đáng nhớ. Trước hết, khác với kinh hệ Pāli, các bộ phái kinh hệ Sanskrit không có bộ phái nào còn giữ đầy đủ các kinh Āgama riêng của mình (Phật giáoẤn Độ sau đó bị truy diệt) còn khi dịch ra Hán ngữ thì các nguyên bản Āgama không phải cùng của một bộ pháiThí dụ quyển A-hàm thứ nhất Trường A-hàm (長阿含) là dịch từ dīrgha-āgama của Pháp Tạng Bộ (dharmaguptaka); quyển A-hàm thứ hai Trung A Hàm (中阿含) thì dịch từ madhyama-āgama của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (sarvāstivāda). Điều cần chú ý khác nữa là các bản dịch A Hàm do nhiều người dịch khác nhau và trong thời gian khác nhau. Vì vậy chúng ta cần biết ngoài nguyên bản Pāli Nikāya các tông phái khác cũng có các kinh Āgama tương đương (thường là Sanskrit). Hiện nay chúng chỉ còn giữ lại được các phần nhỏ kinh Sanskrit, nhưng có bản dịch Hán văn gọi là A-hàm (阿含). Bốn bộ kinh A-hàm chúng ta đang có trong Hán Tạng lại do nhiều người dịch trong thời gian khác nhau và cũng từ nhiều bộ phái khác nhau. Như thế trên nguyên tắc văn bản, thì kinh A-hàm là nguồn tài liệu thứ cấp, nhưng vì không còn nguồn tài liệu nào khác hơn để so sánh, chúng ta bắt buộc phải sử dụng văn bản Hán văn của bộ A-hàm[17] như là đại diện của bộ Āgama khi so sánh với bộ Nikāya.

Cho nên nếu chúng ta đã đặt vấn đề chính thống với nguồn kinh điển Pāli, thì chúng ta càng nên thận trọng với nguồn kinh điển Hán ngữ. Đặc biệt cụ thể ở đây là kinh A-hàm so với Nikāya, vì như vừa trình bầy kinh A-hàm là kinh Hán văn đã được dịch lại từ Sanskrit Phạn văn. Còn về phần kinh điển Pāli, có lẽ ngày nay cũng không còn học giả nào đoan chắc với chúng ta rằng kinh điển Pāli hoàn toànngôn ngữ của đức Phật nữa. Tuy nhiên ít nhất người ta vẫn phải tôn trọng những sự thật khách quan khác là 1- kinh điển Pāli là một tập hợp đầy đủ nhất của một bộ phái duy nhất, 2- kinh điển Pāli được bảo tồn bằng một ngôn ngữ rất gần gũi với ngôn ngữ của đức Phật khi người thuyết pháp, và 3- toàn bộ kinh điển Pāli đang tiếp tục được hành trì bởi hằng trăm triệu người trên khắp thế giới. Hành trang với những nhận thức đơn giản nhưng căn bản này, chúng ta sẽ thoải mái hơn, nhìn rộng hơn và sâu hơn khi đi vào lãnh vực đối chiếu hai nguồn kinh điển quan trọng ĀgamaNikāya đã hiện hữu từ hơn hai ngàn năm trước.

Từ thế kỷ XX, việc nghiên cứu đối chiếu hai bản Pāli NikāyaHán văn A-Hàm đã trở nên một chủ đề lớn của giới nghiên cứu thế giới. Trong đó luận án tiến sĩ “So sánh kinh Trung Bộ A-hàm Hán ngữ và kinh Trung Bộ Pāli” năm 1962 của Thượng tọa Minh Châu là một trong những tác phẩm tiền phong. Đại sư Ấn Thuận là người có nghiên cứu thâm sâu về lãnh vực này cũng đã nói một cách tổng quát về sự quan trọng này như sau “Cái gì giống nhau giữa ĀgamaNikāya chính là phần kinh điển nguyên thủy nhất của Phật giáo”. Cho nên một khi chúng ta nhận rằng kinh Nikāya và kinh Āgama là hai nguồn kinh cổ xưa nhất của Phật giáo, thì điều này cũng có nghĩa là hai tài liệu này sẽ giúp chúng ta biết được chân diện mục giáo lý nguyên thủy Phật giáo, trước và cách xa thời phân biệt “Tiểu thừa” và “Đại thừa” về sau.

So sánh đối chiếu giữa NikāyaĀgama (có nghĩa là A-hàm) là cách gần như duy nhất để thấy được tư tưởng căn bản nguyên thủy – để thấy rằng phần nhiều những dị biệt sau này cũng chỉ là phần nhập cảng từ các tôn giáo khác. Mục đích quan trọng thứ hai là giải quyết cho những sai lạc của một vài phong trào của một số người hay nêu ra về vấn đề về sự xuất hiện muộn màng của kinh điển Đại thừa mà không hiểu các câu hỏi này đã được nhiều thế hệ học giả đạo sư thảo luận, đặc biệt là trong sự tỷ giảo giữa Nikāya và A-hàm.[18] Để thấy dưới những dị biệt hình tướng vẫn là cái chung của của tư tưởngbản Phật giáo. Tóm lại khi hấy rõ phần căn bản kinh điển nguyên thủy chung người ta sẽ thấy dưới những sai biệt hình tướng, thì tận căn để của các học thuyết khác biệt đều cùng đi đến khởi từ một cội nguồn chung, như Edward Conze đã kết luận sách “Tư Tưởng Phật Giáo Ấn Độ của ông: “Nhìn lại 270 trang sách, độc giả sẽ thấy rằng trước sau chúng ta chỉ thấy một và chỉ một giáo pháp, những khác biệt chẳng qua chỉ là những mặt khác nhau của một viên kim cương chói sáng khi chúng ta nhìn từ những góc độ khác nhau”.[19]

Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu về kinh điển nguyên thủy Phật giáo sẽ cho thấy rằng Đức Phật Lịch Sử - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – là một con người có thật trong lịch sử. Chính ngài là vị đã phát huy ra giáo phápchúng ta đang gọi là Phật Giáo và chính ngài là “Phật Tổ” – nghĩa là vị Phật duy nhất của Phật giáo mà không là hóa thân báo thân gì khác, như tuyên ngônPháp của chúng ta lấy Thế Tôn làm gốc, lấy Thế Tôn làm hướng đạo, lấy Thế Tôn làm nơi y chỉ”.[20]

Trước đây trong thời gian “đảng tranh” chúng ta đã thấy không những sự phân hóa của Phật giáo, mà còn thấy rõ sự sai lầm của quan điểm chia rẽ này như chính giáodanh tiếng Kogen Mizuno cho thấy trước kia người Đại thừa (như chính Phật giáo Nhật Bản của ông) thường có khuynh hướng coi nhẹ giáo lý Tiểu thừa là “không chứa đủ những tư tưởng sâu sắc vi tế của Đại thừa”, nên dù các kinh A-hàm đã có từ lâu trong Tam Tạng Hán văn nhưng trước khi học giả Tây phương nghiên cứu và trân quí Phật giáo Pāli, thì người học Phật Á Đông rất ít chú ý đến các kinh A Hàm.[21] Đây quả thật là một sự thật vô cùng đáng tiếc trong quá khứ, nhưng rất may là chúng ta những người học Phật phi giáo điều ngày nay đã kịp nhận ra không quá muộn. Và đây chính là bài học quí báu nhất khi chúng ta tìm thấy rõ ràng “nhất thừa” khi so sánh Nikāya và A-hàm (Āgama).

Vì khi nghiên cứu thật sâu trong tư tưởng được coi là uyên bác nhất, sâu thẳm nhất, khó hiểu nhất và cũng được coi là cơ bản của tất cả tông môn Đại thừa, đó là từ các luận của Long Thọ, một vị được Tây phương tôn là Đức Phật thứ hai, một đại sư được Phật giáo Đại thừa tôn xưng là tổ của Bát Đại Tông Môn Đại Thừa, người ta mới thấy tại sao ngài không khai tông lập môn, tại sao ngài luôn luôn tuyên bố ngài chỉ là người trùng tuyên giáo pháp của đức Phật. Quả thật, người thấu triệt giáo lý Long Thọ sẽ thấy rõ nguồn gốc tất cả các giáo lý của Long Thọ (và từ đó là căn bản giáo lý của tất cả tông môn Đại Thừa) đều từ các kinh Phật nguyên thủy mà phát triển, và bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật (prajñā pāramitā sūtra) mà truyền thuyết cho rằng ngài Long Thọ đã mang từ Long Cung (nāga) về làm lập cước triết lý cho các tông môn Đại thừa sau này, cũng có liên hệ rất nhiều đến luận giải Adhidharma. Cho nên chúng ta thấy kinh Pháp Hoa (được Đại Thừa tôn là vua của các kinh Đại Thừa) cuối cùng vẫn xuy tôn nhất thừa mà bỏ qua các phân biệt cao thấp giữa các kinh điển hay tông môn. Để chúng ta nhận ra rằng các lý thuyết phán giáo (判教) của người Trung Hoa đời sau như “ngũ thời phán giáo” của Huệ Lập, “ngũ thời bát giáo” của Trí Khải dù là với thiện ý thống nhất các tông môngiải thích sự khác biệt giữa các kinh điển Đại thừa, nhưng vẫn là những luận thuyết coi nhẹ kinh điển Tiểu thừaxuyên tạc lịch sử.[22]

Ở đây tôi không muốn lập lại các trò chơi chữ rằng “cái thấp nhất là cái cao nhất” hay các xáo ngữ đã trở nên chiêu bài như “vô ngại” với “bất nhị” hay “vô tự chân kinh”, hoặc “có thì có tự mẩy may, không thì cả thế gian này cũng không” của triết lý võ hiệp “dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu” và lập lại hằng ngàn các “khẩu ngữ” rất phiêu hốt và lãng mạn của các văn thi sĩ dưới danh hiệu “thiền gia”.[23] Nhưng thấy rằng trong kinh nghiệm thực tế, nhiều khó khăn nan giải trong sự học Phật đã được giải quyết rất đơn giản trong kinh điển nguyên thủy từ ngàn xưa.[24] Cho nên tìm hiểu hay nghiên cứu đối chiếu hai bản kinh nikāya Pāli và āgama Sanskrit (qua bản dịch A-hàm) không phải là những bài học của phương pháp học hay tích lũy kiến thức, mà tự nó vốn là những đề tài quán chiếu rất cơ bản, mà ngay cả nhiều bậc kiệt liệt trong giới học Phật cũng thường bị chủ nghĩa tông môn cản trở trong hành trình giải thoát.[25]

Năm 1962 Hòa Thượng Thích Minh Châu là một trong những học giả tiền phong đã nghiên cứu một cách hàn lâm về đề tài này trong luận án tiến sĩ thời danh “So sánh kinh Trung Bộ A-hàm Hán ngữ và kinh Trung Bộ Pāli” (The Chinese Madhyāna Āgama and the Pāli Majjhima Nikāya: A Comparative Study). Phê bình về luận án này học giả Edward Conze không ngại lời tán thuởng luận án đã “bổ túc phần thiếu sót từ lâu của giới nghiên cứu về sự liên hệ giữa Phật giáo Bắc truyền với Nam truyền” để ý thức rằng “cả hai căn bản đều khởi từ một suối nguồn duy nhất”.[26] Rất tiếc cho Phật giáo Việt Nam đã không có người tiếp tục sự nghiệp hoằng phápHòa thượng đã mở đường mà lại đầu tư vào sự nghiệp Phật giáo nhân sinh. Tuy nhiên, rất may mắnthiện trí thức thế giới đã không quên đề tài nghiên cứu này. Nửa thế kỷ sau, năm 2011, học giả Analayo đã cho xuất bản tác phẩm lớn dầy 1084 trang mang tên là “Nghiên cứu tỷ giảo Trung Bộ-kinh” (A Comparative Study of the Majjhima-nikāya)[27] với cả phần nới rộng ngoài Hán ngữ (A-hàm) qua cả các tài liệu khác bằng Sanskrit.

Giới học giả Nhật Bản thì trước sau vẫn là những người tiền phong và sâu sắc về nghiên cứu giáo lýđối chiếu văn bản - nhờ vốn học vấn Hán ngữ, Phạn văn (Bonji 梵字) và sẵn có truyền thống hàn lâm. Trong thế giới học Phật quốc tế ngày nay họ luôn luôn có những các học giả tên tuổi như Ui Hakuji, Akanuma Chizen, Masahāru Anesaki, Hajime Nakamura, Kogen Mizuno v.v. Hai tác phẩm Hán ngữ danh tiếng Tạp A Hàm Hội BiênNguyên Thủy Phật Giáo Thánh Điển Chi Tập Thành của Pháp sư Ấn Thuận một phần cũng đã thừa hưởng các thành tích của các học giả Nhật Bản này. Cho nên ở đây chúng ta cần sơ lược về các bản kinh căn bản này trong bảng so sánh sau đây, giữa năm bộ kinh Nikāya và bốn bộ kinh A-hàm (阿含) hiện đang được các học giả đạo sư coi là phần căn bản chung của kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy (trước khi phân chia Bộ Phái).

1- TRƯỜNG BỘ-KINH vs TRƯỜNG A-HÀM

Trường Bộ-kinh (dīgha-nikāya)

Trong năm bộ kinh Nikāya đã làm thành toàn bộ Kinh Tạng của Phật giáo Theravāda thì Trường Bộ-Kinh (dīghanikāya) là gồm các bài kinh dài nhất trong các loại kinh văn hệ Pāli. Trường bộ kinh dīgha-nikāya có 34 bộ kinh nhỏ (ở đây tôi sẽ gọi sutta là “tiểu kinh” để phân biệt với cả tập dīgha đã gọi là kinh). Trong 34 tiểu kinh này có 29 tiểu kinh tương đương với 30 tiểu kinh của Trường A-hàm. Số 34 tiểu kinh này có thể chia làm ba phẩm (vagga):

1- Silakkhandha-vagga (phẩm Giới Uẩn) gồm 13 tiểu kinh giảng về các cấp giới luật: tiểu-giới dành cho mọi người; trung giới và đại giới dành cho bực tu hành cao. Có các tiểu kinh nổi tiếng như Kinh Phạm Võng (brahmajāla, 梵網經)nghĩa là "tấm lưới của Phạm thiên" bao trùm 62 kiến chấp,  nói về các quan điểm triết học và siêu hình thời Phật giáo sơ khai; Kinh Sa-môn Quả (sāmaññaphala) nói về giáo lý của sáu đạo sư ngoại đạo thời Phật giáo sơ khai và về kết quả của đời sống Sa-môn.

2- Mahā-vagga (phẩm Đại) gồm các tiểu kinh 14-23. Đại-Phẩm gồm 10 tiểu kinh quan trọng nhất về lịch sử như kinh Đại Bát Niết-Bàn (大般涅槃經, mahāparinibbāna-suttanta) nói về những ngày cuối cùng của Phật Thích-ca.

3- Patika-vagga (phẩm Ba Lê Tử) là tên một tu sĩ ngoại đạo, gồm các tiểu kinh 24-34. bàn về các vấn đề khác nhau như vấn đề vũ trụ thành-hoại (kinh Ba Lê Tư), về khởi nguyên của thế giới (kinh Khởi Thế Nhân Bản /Agganana Sutta), bổn phận xã hội công dân (kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt /Singālovāda Sutta) v.v.

Trường A-hàm (長阿含)

Trường A-hàm (長阿含)Hán văn là do Phật-Đà-Da-Xá (Buddhayaśas) – vốn là người Kế Tân và là luật sư của Pháp Tạng BộTrúc Phật Niệm dịch từ Phạn văn dīrgha-āgama của Pháp Tạng Bộ (dharmaguptaka) vào năm 413. Hiện đã mất chính bản Sanskrit, còn bản Hán văn tên là Trường A-hàm có trong Đại Chính Tạng (T) tập 1, số 1, trang 1-149 và chỉ có 30 tiểu kinh. Trường A-hàm gồm những pháp thoại dài, trình bày nhiều vấn đề căn bản. Văn chươngđại ý các tiểu kinh trong Trường A-hàm rất giống Trường Bộ-Kinh. Nội dung thì như trong Tứ Phần Luật đã có nói “Khi Đại Ca Diếp hỏi A-Nan “Kinh Phạm Động Phật nói ở đâu? Kinh Tăng Nhất nói ở đâu? Kinh Tăng Thập nói ở đâu? Kinh Thế Giới Thành Bại nói ở đâu? Kinh Tăng Kỳ Đà nói ở đâu? Kinh Đại Nhân Duyên nói ở đâu? Kinh Thiên Đế Thích Vấn nói ở đâu? A-Nan đều trả lời “Như kinh Trường A-hàm đã nói”.[28] Qua đoạn văn ngắn này chúng ta vừa biết được phần nào nội dung và uy tín thẩm quyền của Trường A-hàm.

2- TRUNG BỘ-KINH vs TRUNG A-HÀM

Trung Bộ-Kinh (majjhima-nikāya)

Trung Bộ-Kinh (majjhima-nikāya) văn hệ Pāli gồm có 152 tiểu kinh (sutta). Ngoài bản Pāli còn có một số mảnh nhỏ bản Trung Bộ-Kinh bằng Sanskrit (madhyama-āgama). Bản Pāli có 98 tiểu kinh giống với Trung A-hàm 中阿含 Hán ngữ. 152 tiểu kinh của Trung Bộ-Kinh Pāli chia làm ba nhóm, mỗi nhóm có 5 thiên (vagga):

1. Mūlapaṇṇāsapāḷi: Mūlapariyāya Vagga (tiểu kinh 1-10), Sīhanāda Vagga (tiểu kinh 11-20),  Opamma Vagga (21-30), Mahāyamaka Vagga (31-40), Mahāyamaka Vagga (41-50)

2. Majjhimapaṇṇāsapāḷi: Gahapati Vagga (51-60), Bhikkhu Vagga (61-70), Paribbājaka Vagga (71-80), Rāja Vagga (81-90), Brāhmaṇa Vagga (91-100)

3. Uparipaṇṇāsapāḷi: Devadaha Vagga (101-110),Anupada Vagga (111-120),Suññata Vagga (121-130), Vibhaṅga Vagga (131-140), Saḷāyatana Vagga (141-152)

Trung A-hàm (中阿含)

Trung A-hàm do Phật Đà Da Xá (Buddhayaśas) và Trúc Phật Niệm (筑佛念) dịch sang Hán văn từ bộ kinh madhyama-āgama của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (sarvāstivāda) gồm 222 tiểu kinh nhưng chỉ có 98 tiểu kinh giống với Trung Bộ-Kinh (majjhima-nikāya). Trung A Hàmbộ kinh quan trọng thường được nhiều đại sư cổ đức trích giảng. Như tên gọi, nội dung của từng tiểu kinh không quá ngắn như “Tạp A-hàm” cũng không dài như “Trường A-hàm”. Các tiểu kinh thể hiện quan điểm của đức Phật hay các quan điểm tư tưởng đã được đức Phật cùng các đại đệ tử của ngài thuyết giảng cho mọi thành phần trong xã hội. Tùy theo sự tiếp thu của từng đối tượng, đức Phật có những lời khuyên dạy khác nhau nhưng đều chung một mục đích hướng đến an lạcgiải thoát.

3. TƯƠNG ƯNG BỘ-KINH vs TẠP A-HÀM

Tương Ưng Bộ-Kinh (saṃyutta-nikāya)

Tương Ưng Bộ-Kinh (saṃyutta-nikāya) Pāli bao gồm nhiều kinh văn ngắn gọn nói sắp theo từng loại nên gọi là “tương ứng” có nghĩa là “tương ứng thích hợp” theo chủ đề, theo nhóm hay người đối đáp với Đức Phật. Tương Ưng Bộ-Kinh có khoảng 2,889 tiểu kinh (theo bản của Pali Text Society), bản tiếng Burmese có 2854 và bản Sinhalese có 7656 tiểu kinh. Các tiểu kinh được sắp vào 5 tập gọi là vagga (thiên): 1 - Thiên Có Kệ (Sagāthā-vagga) gồm 11 tập; 2. Thiên Nhân Duyên (Nidāna-vagga) có 10 tập; 3 - Thiên Uẩn (Khanda-vagga) có 13 tập;  4 - Thiên Sáu Xứ (Salāyatana-vagga) có 10 tập, và 5 - Thiên Đại Phẩm (Mahā-vagga) có 12 tập.

Tạp A-hàm (阿含)

Tạp A-hàm là bản Hán dịch hiện có trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh (từ đây sẽ gọi là Đại Chính Tạng và viết tắt là T.) gồm 1362 tiểu kinh, do Cầu-na-bạt-đà-la (Guṇabhadra, người Trung Ấn Độ) dịch vào đời Lưu Tống (435 Dương lịch). Theo Lịch Đại Tam Bảo Ký cho biết thì bản chữ Phạn do Pháp Hiển (320-420) mang về từ nước Sư Tử (?) nên ta có thể đoán rằng đây là bản của Hóa Địa Bộ (Mahīśāsaka). Nếu loại trừ ba kinh cho là chép nhầm vì nói đến truyện sau khi Đức Phật nhập diệt thì chỉ còn 1359 tiểu kinh. Vì Tạp A-hàm là kinh cơ bản nên tôi có kê cứu thành 4 phần với nội dung như sau:

1 – Phẩm thứ nhất nói về Ngũ Uẩn (112 tiểu kinh)

2 – Phẩm thứ hai nói về Lục Nhập Xứ (131 tiểu kinh) gồm 6 nội lục nhập là 6 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và ngoại lục nhập là 6 cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tổng cộng là 12 xứ vốn là vô thường, khổ, không, vô ngã, là pháp nghiệp hư dối, pháp tàn hoại, pháp sinh, già, bệnh, chết, sầu lo, phiền não, là pháp tập khởi, pháp diệt tận, là pháp biết, pháp phân biệt, pháp dứt trừ, pháp giác, pháp chứng, là ma, thế lực của ma, tất cả đang bùng cháy.

3. Phẩm thứ ba nói về Tạp Nhân (168 tiểu kinh) gồm 57 tiểu kinh nói về Duyên Khởi, 65 tiểu kinh nói về Tứ Đế, 22 tiểu kinh nói về Giới, 24 tiểu kinh nói về Thọ.

4. Phẩm thứ tư là Đạo Phẩm (254 tiểu kinh) trình bày những phương pháp tu tập căn bản mà ta thường gọi là 37 phẩm trợ Đạo, gồm Tứ niệm xứ, Tứ chính cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chính đạo, và một số kinh khác nói về pháp An-na-ban-na niệm, pháp Học và pháp Bất hoại tịnh. Bản trong Đại Tạng hiện tại thiếu mất hai phần Tứ Chính CầnTứ Như Ý Túc. Nói về Lực (balāna) 43 tiểu kinh. Nói về Giác chi (saṃbodhyaṅga) gồm 44 tiểu kinh. Nói về Bát Thánh đạo (āryāṣṭāṅgika-mārga) gồm có 53 tiểu kinh. Nói về pháp An-na-ban-na niệm (anāpāna smṛti) tức là một phần của Pháp Tứ Niệm Xứ, gồm có 15 tiểu kinh. Nói về Tam Học (anāpāna smṛti) gồm Tăng thượng Giới học (adhiśīla), Tăng thượng Tâm học (adhicitta) và Tăng thượng Tuệ học (adhiprajñā) gồm 17 tiểu kinh. Nói về Bất hoại Tịnh Pháp (Aveccappasāda) gồm 28 kinh. Nói về Tám Chúng (310 tiểu kinh) là tám đối tượng: Sát-lợi, Bà-la-môn, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Đế thích, Ma, Phạm thiên, Chư thiên, Dạ xoa, Lâm thần và Tôn giả Bà-kỳ-xá. Đệ Tử Sở Thuyết (86 kinh): nói về các ngài Xá Lợi Phật, Mục Kiền Liên, A Na Luật, Ca Chiên DIên, A NanTrưởng giả Chất-đa-la. Như Lai Sở Thuyết (298 tiểu kinh). - Liên quan đến Tỳ-kheo La-đà (Rādha), có 22 tiểu kinh. Nói về Nhận Thức có 39 tiểu kinh. Đoạn Tri có 16 tiểu kinh. Liên quan đến các cõi Thiên, có 12 tiểu kinh. Liên quan đến sự Tu chứng, có 19 tiểu kinh. Nói về Nhập Giới Ấm có 10 tiểu kinh. Bất Hoại Thối Tín, có 18 tiểu kinh - Đại Ca-diếp vấn Xá Lợi Phất, có 11 tiểu kinh. Thôn trưởng Tụ lạc chủ, có 10 tiểu kinh. Ma-ha-nam (Sakkamahānāma) vấn đạo có 10 tiểu kinh. Sinh tử từ vô thỉ kiếp, gồm 20 tiểu kinh. Ngoại Đạo Xuất Gia gồm 15 tiểu kinh. Nói về Bệnh Tật có 18 tiểu kinh

Trong bốn bộ A-hàm, Tạp A-hàmbộ kinh lớn nhất và cũng được hình thành sớm nhất. Nội dung chứa đựng toàn bộ giáo lý nền tảng của Phật giáo, giải thích và định nghĩa rõ ràng các thuật ngữ Phật học, đồng thời còn bảo tồn phong cách nguyên thủy các thuật ngữ ấy. Lẽ dĩ nhiên phải có những phần do đời sau thêm vào, nhưng cũng thường đều được hình thành vào thời kỳ sớm nhất nên chúng ta có thể thấy được ít nhiều hương vị thuần nhất của thời kỳ Phật giáo nguyên vị. Cho nên Tạp A Hàm chính là bản đồ học Phật lý tưởng cho mọi đối tượng. Từ người sơ cơ cho đến những người uyên bác giáo lý Đại thừa muốn một lần nữa trở về trong hương vị thuần nhất chân chất của Đạo Phật.

 

4. TĂNG CHI BỘ-KINH vs TĂNG NHẤT A-HÀM

Tăng Chi Bộ-Kinh (aṅguttara-nikāya)

Tăng Chi Bộ-Kinh (aṅguttara-nikāya) gồm những tiểu kinh có tên là con số (pháp số) được sắp theo thứ tự pháp số tăng dần một (aṅguttara) nên gọi là “tăng nhất” hay “tăng chi” gồm 11 tập, từ ekaka-nipāto (tập một) cho đến ekādasako nipāto (tập mười một). Tăng Chi Bộ-Kinh có hơn 2,300 tiểu kinh, con số không thống nhất vì có học giả sắp cắt theo đoạn, nên có thể lên đến 7,557 tiểu kinh..

Tăng nhất A-hàm (增一阿含)

Tăng nhất A-hàm là bản dịch Hán văn từ bản Phạn ngữ ekottara-āgama (ekattara có nghĩa là “tăng một”) do Cù-đàm tăng già đề-bà (samghadeva) là người Kế Tân dịch từ bản Tăng Chi Bộ chữ Pali của Đại Chúng Bộ (mahāsāṅghika). Tuy nhiên có rất nhiều tài liệu cho biết đã có nhiều người dịch khác nữa. Tôi chỉ rút ra được một nhận xét chung là Tăng Nhất A Hàm được dịch rất sớm, ít nhất là trước thời ngài Đạo An (312-385). Hiện nay trong Hán tạng, Tăng Nhất A-hàm chỉ có 451 tiểu kinh, quá ít, so với hằng ngàn tiểu kinh của Tăng Chi Bộ-Kinh (aṅguttara-nikāya).

5- TIỂU BỘ-KINH - (không có bản Hán văn)

Khuddaka Nikāya không có nghĩa là “bộ kinh nhỏ” như chúng ta thường hiểu lầm theo nghĩa chữ Hán “小部經” (tiểu bộ kinh) mà phải hiểu theo chữ Pāli Khuddaka Nikāya có nghĩa là “tập hợp các bộ-kinh nhỏ” có từ Sanskrit tương đương là Kṣudraka Āgama. Vì là “tập hợp” có nghĩa là “tập hợp sau” khi đã có 4 bộ Nikāya đầu tiên kết tập, cho nên không phải tất cả các bộ phái đều có bộ này. Cho nên Khuddala Nikāya là ý chỉ các tiểu kinh rời rạc được tìm thấy sau bốn bộ Nikāya đầu tiên đã kết tập xong. Lý do có thể qua nội dung một số tiểu kinh cho thấy chúng là phần sáng tác về sau các kỳ kết tập lần thứ ba. Đó cũng là lý do một số kinh nổi tiếng, có lẽ trước kia là kinh độc lập sau mới được đưa vào Tiểu Bộ-Kinh như kinh Pháp Cú dhammapada, kinh Milida Vấn Đạo (milindapanha). Vì Việt Nam thường chỉ dịch kinh Phật từ văn liệu chữ Hán (Hán ngữ) cho nên khi Hán tạng không tập hợp các tiểu kinh này thành Tiểu Bộ (Kṣudraka Āgama )  thì người học Phật Việt Nam trước đây cũng không ai chú ý. Tuy nhiên có nhiều tiểu kinh danh tiếng trong Tiểu Bộ-Kinh Pāli được coi là độc lập thì cũng đã được dịch ra Việt ngữ khá sớm như kinh Pháp Cú (法句), Bổn Sanh (本生), Bổn Sự (本事).Tiểu Bộ-Kinh theo bản truyền thống gồm 16 tiểu kinh (Các tiểu kinh sau đây nếu không có phụ đề Hán ngữ là tôi chưa truy cứu được bản dịch Hán văn – dịch cũ và mới)

1- Tiểu Tụng (小頌, khuddaka-pātha) gồm các tiểu kinh quy định về thực hành nghi lễ. Gồm cả 9 kinh ngắn do Đức Phật thuyết về Tam Quy, Thập Giới, Từ Bi cho các đệ tử mới học đạo.

2- Bổn Sanh (本生, jātaka) hay chuyện tiền thân Đức Phật, gồm 547 truyện ngắn theo thể văn xuôi xen lẽ thi kệ.

3- Phật Sử (佛種性, buddhavaṃsa): truyện kể đời sống 24 đức Phật có trước Phật Thích-ca từ Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Đức Phật chuyển Pháp luân.

4- Pháp Cú (法句 - dhammapada) gồm 426 kệ trong 26 chương về các nguyên lý căn bản đạo Phật.

5- Tự Thuyết (自說 - udāna) gồm 80 bài giảng ngắn của Đức Phật do chính đức Phật dạy không phải do được người khác hỏi mà trả lời.

6- Tập Bộ (集部 - sutta-nipāta) một trong những kinh điển cổ nhất có giá trị văn chương đặc biệt.

7- Trưởng lão tăng kệ (長老僧偈 - theragāthā) ghi lại 107 bài kệ của các vị tăng cảm tác từ đời sống tu tập.

8- Trưởng lão ni kệ (長老尼偈 - therīgāthā) gồm 73 bài kệ của các vị ni. Trưởng lão tăng kệTrưởng lão ni kệ phản ảnh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát.

9- Thí Dụ (apadāna).

10- Kinh Tập (suttanipāta)

11- Hạnh Tạng (cariyāpitaka)

12- Đại Nghĩa Tích (mahāniddesepa).

13- Tiểu Nghĩa Tích (culaniddesa).

14- Đạo Vô Ngại Giải (patisambhidamagga).

15- Ngạ Quỉ Sự (petavatthu).

16- Phật Sử (Buddhavamsa)

Tóm lại như chúng ta đã nói kinh Phật nguyên thủy phần lớn do các kinh chư tăng trong các kỳ kết tập ghi nhớ và đã cùng nhau tụng đọc ôn tập. Các kinh NikāyaA-hàm ở trên chính là các bộ kinh xuất phát từ ba kỳ đại hội kết tập đầu tiên. Đây chính là tài liệu cổ nhất mà chúng ta hiện đang có. Tuy nhiên trải qua bao năm truyền khẩu chắc chắn là phải có sai lầm vô ýcố ý của người hay tông môn truyền bá.[29] Nên cách tốt nhất là hãy so sánh các tài liệu hay văn bản cổ nào khác, dù chỉ là một đoạn văn ngắn nhất, mà chúng ta có thể có được.

Có một sự thật chúng ta phải chấp nhận là không thể nào chúng ta có thể hoàn toàn phục hoạt nguyên trạng của kinh điển như chính lời Đức Phật từ hai mươi sáu thế kỷ trước. Nhưng cũng đừng vì vậy mà rơi vào quan điểm “bất khả tri” của kẻ thiếu trí tuệ. Cũng nên nhớ là có nhiều kinh trong Tam Tạng Bắc truyền cũng như Nam truyền đều không do Đức Phật tuyên thuyết mà đôi khi còn có “khách mời” nhưng sau đó Đức Phật đều tán thán và khuyên mọi người nghiêm chỉnh phụng hành, thì từ xưa các bậc cổ đức cũng đều coi như là chính lời của Phật. Cho nên cả truyền thống Bắc truyền và Nam truyền đều cũng đã sắp các kinh như thế vào phần “Phật Thuyết” hay “lời Phật” (Buddha-vacana). Vì vậy trong Đại Trí Độ ngài Long Thọ đã hơn một lần khẳng định “Kinh Phật không hẳn tất cả đều là từ kim khẩu của Đức Phật, mà chính là những gì chân thực, là những gì mang lại ơn ích và đưa dẫn con người đến giải thoát”.[30] Chúng ta nên lấy đó làm kim chỉ nam cho việc học Phật.

IV – LUẬT TẠNG (vinaya-piṭaka / 律藏)

          Theo tinh thần của các kỳ kết tập thì Luật Tạng vinaya-piṭaka được kết tập cùng lúc với các kinh (Nikāya/ āgama). Luật là khuôn phép căn bản của đời sống môt tu sĩ xuất gia. Theo truyền thống thì từ ban đầu Luật Tạng đã được chi làm hai phần là Luật Tỳ Khưu và Luật Tỳ khưu ni. Theo “Tỳ Khưu Giới Kinh” cổ bản thì chỉ có tứ Ba-la-di (pājika) và mười ba giới Tăng-già ba-thi-sa (sanghāvaśesa), hai giới bất định (aniyata), ba mươi giới Tì tát kỳ Ba-dật-đề, chín mươi hai giới Ba đật đề (pātayantika), bốn Hối quá (pratideśaniya), tồng cộng là 145 giới. Hiện tại theo truyền thống 250 giới là lấy thêm Chúng Học Pháp, Thất Diệt Tránh thêm vào làm phương tiện học tập. Ở đây chúng ta không đi vào chi tiết các giới luật này, tuy nhiên như đã nói căn bản các luật giới các tông môn không khác nhau nhiều. Việc này chứng tỏ các bộ phái từ thời phân chia 18 bộ phái đều rất nghiêm ngặt trong vấn đề giới luật. Hiện nay ngoài Luật Tạng Pāli chúng ta còn có được tới năm bộ luật tạng của các bộ phái khác có bản dịch Hán văn in trong Đại Chính Tạng. Lẽ dĩ nhiên đây không phải là tất cả, vì thời phân chia bộ phái chúng ta đã thấy có đến 18 hay 20 bộ phái, thì nếu đầy đủ thì chúng ta cũng phải có 18 hay 20 bộ Luật Tạng tương ứng.

            Trong kinh tạng Pāli hiện nay thì chúng ta chỉ có một tạng luận Vinaya-pitaka vì đó chỉ là Luật Tạng của một bộ phái (nay gọi là Theravāda). Trong khi đó Phật giáo Bắc truyền trong kinh tạng Hán văn chúng ta có đến năm bộ Luật Tạng của các bộ phái khác (dù ngày nay không còn truyền thừa). Năm Luật Tạng này đã được đã được dịch ra Hán văn như sau: (1) Luật Ma Ha Tăng Kỳ do Phật-bà-đạt-đà-la và Pháp Hiển dịch thời Đông Hán, (2) Ngũ Phần Luật do Phật-Bà-thập và Trí Thắng dịch, (3) Tứ Phần Luật do Phật Đà Da Xá (Buddhayasas) Trúc Phật Niệm dịch, (4) Thập Tụng Luật do La Thập dịch, (5) Luật Căn Bản Thiết Hữu Bộ do Nghĩa Tịnh dịch. Các bộ luật này đều xuất phát từ Tiểu thừa nhưng đều được các bộ phái Đại thừa tuân thủ. Đặc biệtTứ Phần Luật của Pháp Tạng Bộ (dharmaguptaka) chính là cơ sở của Nam Sơn Luật Tông Trung Hoa.

V – LUẬN TẠNG (abhidharma-piṭaka /論藏)

            Trên nguyên tắc phân chia kinh luận Phật giáo thì chúng ta có ba giỏ hay ba kho chứa kinh gọi là Tam Tạng (tripiṭaka 三藏) Kinh- Luật- Luận. Trong kỳ kết tập đầu tiên không có tạng Luận, vì Luận Tạng (adhidharma- piṭaka) chỉ là phần thêm vào ngày sau. Vì thế chúng ta có nhiều Abhidrama của các bộ phái khác nhau và nội dung của chúng cũng khác nhau. Phần trên chúng ta đã giới thiệu về nội dung của Kinh Tạng (sūtra-piṭaka / 經藏) tức năm bộ Nikaya, và Luật (vinaya-piṭaka). Đến đây chúng ta cần sơ lược về tạng thứ ba là Luận Tạng (abhidharma-piṭaka 論藏). Luận hay abhidharma thường được dịch là A-tì-đạt-ma hay A tỳ đàm, được coi là cơ bản lý luận (nên được gọi là luận) được dùng để luận giải kinh – nên abhidharma có nghĩa là “vô tỷ pháp” là giáo pháp vô song, vượt trên mọi giáo phápTuy nhiên không phải các tông phái đều đồng ý với tư tưởng này, cụ thểKinh Lượng Bộ (Sautrāntikā) tách khỏi Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivada) vì họ chỉ tin vào kinhkhông chấp nhận thẩm quyền giải thích của Abhidharma. Ngày nay chúng ta biết rằng sự thật Luận Tạng chỉ xuất hiện sau khi Phật giáo phân liệt thành 18 bộ phái. Cho nên chúng ta thấy có nhiều bộ A tì đàm và đều mang dấu vết của các bộ phái khác nhau.

Phân Loại Kinh Phật:

            Trong kinh Phật, phần quan trọng nhất gọi là “Phật Ngôn” (Buddha-vacana) hay “lời Phật dạy” thì chúng ta đã thấy có cả những bài pháp thoại không phải do chính đức Phật nói mà gồm cả những bài giảng không phải của chính đức Phật thuyết. Nhiều trường hợp chỉ là do những đệ tử của Phật giảng, nhưng sau đó được Phật chuẩn xác. Cho nên những trường hợp như thế sau này kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa cũng đều được sắp vào phần “Phật thuyết” (buddhavacana). Các bài giảng của Phật được sắp xếp làm 12 phần giáo gọi là “Thập Nhị Bộ Kinh”[31] tức là mười hai chủng loại của tất cả những kinh mà được tin là “Lời Phật Dạy” (Buddha-vacana):

  1. Kinh (經, sūtra) hoặc Khế kinh (契經), hoặc dịch theo âm Tu-đa-la (修多羅), chỉ những bài kinh chính đức Phật thuyết.
  2. Trùng tụng (重頌, geya) hoặc Ứng tụng (應) dịch theo âm là Kì-dạ (祇夜). Đây là một dạng kệ tụng mà trong đó nhiều câu được lặp đi lặp lại (trùng).
  3. Thụ ký (受記, vyākaraṇa), dịch âm là Hoa-già-la-na (華遮羅那). Đây là những lời do Phật chứng nhận cho các đệ tử mai sau thành Phật hoặc các việc sẽ xảy ra.
  4. Kệ-đà (偈陀, gāthā), cũng thường được gọi là Ký chú (記註) hay Phúng tụng (諷頌), gồm những bài thi kệ.
  5. Tự thuyết (自說,udāna) hoặc Tán thán kinh (讚歎經), dịch âm là Ưu-đà-na ( 憂陀那). Tự Thuyết là những bài kinhPhật tự thuyết, không đợi người thỉnh cầu.
  6. Như thị pháp hiện (如是法現, itivṛttaka) hoặc Bản sự kinh (本事經), dịch theo âm là Y-đế-mục-đa-già (醫帝目多伽). Đây là những bài kinh nói về sự tu nhân chứng quả của chư vị cổ Phật.
  7. Bản sinh kinh (本生經, jātaka), dịch âm là Xà-đà-già (闍陀伽). Nhân giảng về nhân duyên, Phật nói về đời quá khứ của các Phật, công hạnh của các thánh nhân..
  8. Phương quảng (方廣), Phương đẳng (方等, vaipulya) hoặc Quảng đại kinh ( 廣大經). Phương quảng dịch theo âm là Tì-phật-lược (毗佛略). “Quảng” có nghĩa là rộng rãi nên còn chỉ chung các kinh Đại Thừa;
  9. Hỉ pháp (希法, adbhutadharma) hoặc Vị tằng hữu (未曾有), dịch theo âm là A-phù-đà đạt-ma (阿浮陀達磨). Là các kinh nói về thần lực chư Phật thị hiện, cảnh giới kì diệu, người phàm không hiểu nổi.
  10. Luận nghị (論議, upadeśa), cũng gọi là Cận sự thỉnh vấn kinh (近事請問經) dịch theo âm là Ưu-ba-đề-xá (優波提舍) chỉ những bài kinhtính cách lý luận rõ ràng. Luận Tạng về sau phát triển từ đây.
  11. Nhân duyên (因緣, nidāna) hay Quảng thuyết (廣說), dịch âm là Ni-đà-na (尼陀那). Là những bài kinh nói về nhân duyên khi Phật thuyết pháp.
  12. Thí dụ (譬喻, avadāna) còn gọi là Diễn thuyết giải ngộ kinh (演說解悟經), dịch theo âm là A-ba-đà-na (阿波陀那). Đây là loại kinh mà trong đó Phật sử dụng những thí dụ, ẩn dụ.

            Mười hai loại kinh sắp theo tiêu chí như trên là do luận Đại Trí Độ đề xuất.[32] Phật giáo Nam Truyền thì nhận có chín loại đầu tiên của danh sách trên. Theo tôi thì “Thập Nhị Bộ Kinh” chỉ là ý kiến sắp xếp của người đời sau, hoàn toàn không có gì quan trọng vì không liên quan đến nội dung. Ví thử ngày nay vì nhân duyên nào đó chúng ta sắp lại thứ tự, gộp chung lại hay thêm ra nhiều loại thì thiết tưởng cũng vô hại.

Kinh Phật và Tam Pháp Ấn

Vì có quá nhiều kinh Phật, nên từ xưa người học Phật đều biết về “Tam Pháp Ấn” thông thường thường được dùng để xác định những gì gọi là Phật Kinh, chứng nhận cho tính cách chính thống của giáo pháp đức Phật đã giao truyền. Tam Pháp Ấn “vô thường, vô ngã và Khổ”[33] chính là ba tiêu chí như ba con dấu khẳng định giáo pháp của Đức Phật đã được xác định trong nhiều kinh luận Phật giáo Theravāda cũng như Đai Thừa.[34] Đó là tiêu chuẩn để thẩm định đâu là giáo lý của đức Phật mà các kinh luận phải chuyên chở. Quả thật không phải chỉ có ở Ấn Độ trong thời gian xưa mà cho đến tận ngày nay, giáo lý về Vô Thường, Vô Ngã Khổ của Tam Pháp Ấn vẫn là giáo lý độc đáo, là giáo lý trung tâm của toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo. Một cơ sở giáo lý khiến Phật giáo khác hẳn với mọi tôn giáo đã và đang hiện diện trên trái đất này.

Tóm lại để định danh cho tính cách chính thống giáo pháp của Đức Phật giao truyền, tất cả kinh điển đạo Phật đều phải mang ba dấu ấn (Tam Pháp Ấn) là xác địng nội dung của nó là giáo lý dạy về vô thường vô ngã khổGiáo lý nào không có ba dấu ấn đó thì không phải là giáo lý chính thống của Phật Giáo. Kinh luận nào không có ba dấu ấn đó thì chẳng thể là kinh Phật. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong phần giới thiệu nội dung kinh điển của Tam Thừa và phần thảo luận về Kinh Giả và Ngụy Kinh ở chương cuối cùng. Ở đây, chúng ta có thể tóm lược về kinh Phật nguyên thủy:

1. Kinh điển nguyên thủy không hoàn toàn phải chỉ là kết quả của kỳ kết tập thứ nhất, mà nó luôn luôn được bổ xung trong các kỳ kết tập sau đó. Điển hình là chúng ta thấy có những tiểu kinh trong năm bộ Nikāya ghi các sự kiện xẩy ra sau ngày Đức Phật nhập Niết Bàn.

2. Kinh điển nguyên thủy không hoàn toàn chỉ do Đức Phật thuyết. Thí dụ như có những tiểu kinh do các đệ tử của đức Phật giảng, như các tiểu kinh do Shapiputtra (Xá Lợi Tử) giảng (kinh Sacchavivhanga), do ni Dhammadinna giảng (kinh Chulavedalla), hay cư sĩ Chitta giảng v.v.

3. Kinh điển nguyên thủy được mọi người kính trọng vì chúng gần với kim khẩu Đức Phật nhất, nhưng đừng coi nguyên văn từng chữ từng câu đều y nguyên lời Đức Phật.

4. Ngoài việc chia sẻ phần kinh điển nguyên thủy này, Đại thừaKim Cang thừa còn có các nguồn kinh riêng của họ. Chúng ta sẽ trở lại đề tài này trong chương “Tam Tạng Kinh Của Tam Thừa”

 

Đế Quốc Khổng Tượng của vua A-Dục

(Emprire of Asoka)

322 BC–185 BC

The maximum extent of the Maurya Empire c. 250 BCE (see also this alternative map

 

 



[1] Tiểu Thừa Đại Thừa. Một lần nữa tôi cần minh thị, cá nhân tôi bắt buộc thỉnh thoảng vẫn phải dùng các danh từ “tiểu thừa (hinayāna), “đại thừa” (mahānāya) chỉ là theo văn mạch quen dùng trong sách sử thế giới. Nhưng chúng ta nên biết: (1) Từ thời kỳ Phật giáo Nguyên Thủy cho đến thời kỳ Bộ Phái (sau đức Phật khoảng 300 năm) chưa có danh từ “Tiểu Thừa” hay “Đại Thừa”. (2) Danh từ “Tiểu Thừa” và “Đại Thừa” là sáng tác của Đại thừa trong thời “đảng tranh”, trong kinh điển Phật giáo Nam truyền hoàn toàn không có hai danh từ này. (3) Sau kỳ kết tập thứ ba thì Phật giáohiện tượng phân hóa sử gọi là “Phật Giáo Bộ Phái” thì cả 18 (hay 20) bộ phái này đều là Tiểu Thừa (vì lúc đó chưa hề có bộ phái nào là Đại Thừa). (4) 18 bộ phái đó cho đến ngày nay chỉ còn lại một bộ phái duy nhất gọi là Theravāda trong khi Đại Thừa vẫn còn tồn tại nhiều tông môn khác nhau.

[2] Xin đọc kỹ các bài giảng luận về “trung đạo” của Long Thọ trong các luận của Tùng Thư Long ThọTính Không để thấy Trung Đao của đức Phật cũng như của Long Thọ chưa  bao giờ là giáo lý “trung dung” hay “không thái quá không bất cập” của Nho Giáo

[3] Vũ Thế Ngọc, Triết Hoc Long Thọ và các luận trong Tùng Thư.

[4] Lời Đức Phật luôn luôn nhắc “Ta không phải là kẻ tuyên truyền giáo điều, ta là người phân tích …”

[5] Thí dụ như Duy Thức Tôngtruyền thuyết ngài Vô Trước được Bồ Tát Di Lặc truyền cho kinh điển về Du Già Hành Tông (Duy Thức), Tịnh Độ Tông thì nhận là giáo pháp của họ là theo Phật A Di Đà, hay Mật tông Kim Cang thừa Tây Tạng cho rằng kinh điển của họ là do Pháp Thân Đức Phật truyền giao. 

[6] Tứ Phần Luật, T22-1428, tr. 967

[7] Như thị ngã văn 如是我聞, evaṃ śrute mayā

[8] Năm điểm bất toàn: 1- Dư sở dục (vì còn xác thân nên sinh lý chưa đoạn như thụy miên còn xuất tinh), 2- Vô tri (chưa hoàn toàn hết vô minh), 3- Do dự (chưa đoạn hết nghi ngờ), 4- Tha linh nhập (cần người khác điểm chỉ để biết mình đã giác), 5- Đạo nhân thanh cố khởi (cần trợ giúp của âm thanh đặc biệt để định, ngộ). 

[9] Trikāya, xem phần “Kinh Điển Phật Giáo Đại Thừa”

[10] Mahāvamsa (Đại Sử) là bộ sử rất quan trọng và cổ nhất của Tích Lan (có lẽ do cao tăng Mahānāma t.k VI viết).

[11] Truyền thống Phật giáo Theravada tin rằng là trong kỳ kết tập này kinh điển đã được ghi chép bằng văn tự Pāli, tuy nhiên đây cũng chỉ là truyền thuyết.

[12] Đúng và chi tiết thì giáo lý Mahinda đưa vào Tích Lan là “Đồng Diệp Bộ” (tāmra-śātīya) một chi nhánh chính của Theravāda.

[13] Rahula W. History of Buddhism in Ceylon, tr. 50

[14] Chú ý đây là luận (śastra) còn Kinh thì chư tăng đã học thuộc lòng, không cần phải chép.

[15] Thuật ngữ āgama từ gốc ā√gam tiếng Phạn là “đi đến” nên ngoài cách dịch âm là 阿含 (a hàm) Hán văn còn có những cách phiên âm khác như A-cấp-ma (阿笈摩), A-già-ma (阿伽摩), A-hàm-mộ (阿鋡暮) và được dịch ý là Pháp Quy (法歸), Pháp Bản (法本), Pháp Tạng (法藏), Giáo Pháp (教法), Giáo Phần (教分) và Thú Qui (趣歸).

[16] Phật giáoẤn Độ bị quân Hồi giáo truy nã và tàn sát trong bốn thế ký với 17 lần tiến quân vào Ấn Độ. Trú điểm cuối cùngđại học Nālandā thì đến năm 1197, tướng Mohammad bin Bakhtyan, chỉ huy quân đội Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đã đốt sạch cơ sở, kinh sách và giết trên 8000 tu sĩ và trên 1500 các giáo sư tu sĩ lỗi lạc của đại học Nālandā. Lần thứ hai, năm 1235, quân Hồi giáo lại tấn công và lần này đốt giết tất cả (trừ 70 tu sĩ trốn kịp qua Nepal). Tu sĩPhật tử muốn sống sót đều qui nhập Bà La Môn giáo. Tinh hoa Phật giáo cũng bị Bà La Môn thâu nhập. Đây là lý do Phật giáo biến mất khỏi Ấn Độkinh điển Sanskrit bị tàn diệt. Trước đó, Phật điển Sanskrit đã kịp chuyển dịch ra Hán văn và Tạng văn, còn Phật điển Pāli đã tị nạn được ở đảo quốc Tích Lan và Đông Nam Á từ trước.  

[17] Trong ngôn ngữ tổng quát nhiều tác giả thường dùng lẫn lộn āgama (bản Sanskrit hiện nay không còn) và A-hàm. Cho nên người đọc cần chú ý khi trích dẫn văn bản “āgama” thì chỉ có nghĩa là qua bản dịch A-hàm mà thôi.

[18] Nhiều tiêu chí căn bản quan trọng đã được đồng thuận nên vấn đề từ lâu không còn là đề tài tranh luận (xem phần “kinh điển đại thừa”), người thiếu tri thức và thông tin thì vẫn lập lại các tranh luận này.

[19] Conze, Edward. Buddhist Thought in India, [1962] nxb University of Michigan Press tái bản 1987, tr.270

[20] “bhagaram mulaka no bhanti dhamma Bhagavam nettik Bhagaram patisarana”

[21] Xem Kogen Mizuno, Kyoden: Sono Seritsu to Tenkai (Buddhist Sutras: Origin, Development, Transmission), Kosei Publishing Co, 1980

[22] Không có một tài liệu lịch sử lẫn kinh điển nào chứng tỏ Phật dạy Hoa Nghiêm trong 21 ngày đầu tiên sau khi giác ngộ rồi sau đó là 12 năm chuyên dạy kinh A Hàm, rồi 22 năm tiếp theo chỉ dạy Bát Nhã v.v.

[23] Người ta vì ưa chuộng thi ca nên rất ái mộ các sáng tác văn chương nên cũng thường lẫn lộn tư tưởng siêu xuất của các đạo sư với văn chương ngẫu hứng đột xuất của nghệ sĩ văn nhân (thường được người ái mộ xưng tụngtất đạt (siddha), thiền sư v.v.)

[24] “Ngô ngôn thậm dị tri dã, thậm dị hành dã. Nhi nhân mạc chi năng tri, mạc chi năng hành dã” Đạo Đức Kinh.

[25] Một thiền sư danh tiếng thời Tống đã trả lời một vị quan lớn về cốt tủy của Đạo Phật, ngài đã đọc câu kệ rất đơn giản trong kinh Pháp Cú “Tránh các điều ác, làm các điều lành, là tất cả những gì Phật dạy”. Khi vị quan lớn phản đối “Câu nói đó quá thông thường ai cũng biết” thiền sư giảng thêm “trẻ con bẩy tuổi nói được, nhưng người bẩy mươi cũng khó làm được.”

[26] Conze, Edward, Buddhist Studies 1934-1972, Futher Buddhist Studies, Bruno Cassier 1975, tr. 214-5

[27] Taipei: (Pháp Cổ Phật Học Viện) Dharma Drum Publishing Corporation, 2011

[28] Tứ Phần Luật T22-1428, tr. 968 (do Phật Đà Da XáTrúc Phật Niệm dịch khoảng năm 412)

[29] Thích Minh Châu đã liệt kê 22 điều khác biệt trong 97 tiểu kinh trùng hợp trong Trung Bộ-KinhTrung A-hàm, thí dụ như bản Hán ngữ có nhiều đoạn Đức Phật khen ngợi Đại Ca Diếp (mahākāsyapa) là đệ tử căn bản nhất của ngài, nhưng bản Pāli lại đổi là Xá Lợi Phất (sāriputra). Trong các đoạn Đức Phật xác định giáo Pháp của ngài là Thượng tọa bộ (Theravāda) thì bản Hán ngữ cắt bỏ. Trái lại bản Hán ngữ có những đoạn phê bình A La Hán chưa toàn bích thì cũng không tìm thấy trong bản Pāli.

[30] Hiện nay chúng ta đã có bản dịch Việt ngữ cho cả hai bộ Nikāya Pāli và A-hàm Hán văn. Đây là một công trình quan yếu, dù muộn màn, của trí thức giới người Việt. Chỉ đáng tiếc là người Việt Nam từ xưa thường không có duyên với sinh hoạt học thuật cho nên trừ một số rất ít tu sĩ cũng như Phật tử quan tâm, nghiên cứu kinh luận thường không phát triển và không được ủng hộ.

[31] Về 12 Phần Giáo do kinh A-hàm giải thích đầy đủ, Nikāya chỉ cấp nhận 9 phần đầu.

[32] Đại Chính Tạng, T.25, tr. 306-308

[33] Theo lý giải phổ biến Tam Pháp Ấn là “chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, niết bàn tịch tĩnh”.

[34] Tam Pháp Ấn được giảng chi tiết trong Pháp Ấn Kinh, trong Tương Ưng Bộ-Kinh, trong kinh 99 của Tạp A Hàm (Đại Chính Tạng) và trong Trí Độ Luận của Long Thọ. Các học giả hiện đại cũng đã thảo luận rất nhiều về Tam Pháp Ấn.

Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 49814)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: