IV. Các Loại Văn Tự Cổ

24/06/20229:30 SA(Xem: 2490)
IV. Các Loại Văn Tự Cổ

VŨ THẾ NGỌC
KINH PHẬT
NGUỒN GỐC và PHÁT TRIỂN
Buddhist Sutras: Origin and Development

 

CHƯƠNG IV

CÁC LOẠI VĂN TỰ VIẾT KINH PHẬT

 

Chúng ta cần phân biệt giữa “tiếng” hay ngôn ngữ nói (spoken language) với “chữ” hay văn tựngôn ngữ viết (written language). Nhân loại hiện nay có đến 6000 ngôn ngữ hay phương ngữ, nhưng không phải ngôn ngữ nào cũng có văn tự. Hơn nữa ngôn ngữ nói thì có rất lâu trước khi con người sáng chế ra văn tự để ghi chép. Cho nên lúc ban đầu tiếng nói không có liên hệ trực tiếp với văn tự vì chúng không sinh ra đồng thời. Chỉ về sau khi văn tự hoàn hảo hơn mới có thể ghi rõ tiếng nói. Lúc này văn tự lại ảnh hưởng ngược lên ngôn ngữ nói, vì người ta bắt đầu dùng chữ viết làm tiêu chuẩn, thí dụ có người thường hay tranh cãi “đọc như thế này mới đúng tự điển này hay tự điển kia”. Cho nên càng về sau người dân bình thường không ý thức đến sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Thí dụ như người ta biết tiếng Việt đã có từ bao nhiêu ngàn năm trước khi người ta bắt đầu dùng chữ để viết (Nôm thế kỷ X, chữ quốc ngữ thế kỷ XIX), nhưng rất ít người ý thức rằng cả tiếng nói lẫn ngôn tự đã biến chuyển biết bao nhiêu trong nhiều thế kỷ như thế. Điều quan trọng chúng ta cần ý thức là “tiếng” bao giờ cũng có trước “chữ” và “tiếng” lại thường biến chuyển nhanh hơn “chữ”.

Các ngôn ngữ Ấn Độ, ngữ học gọi là Indic Languages hay Indo-Aryan languages, có mặt từ nhiều ngàn năm trước Dương lịch, trong khi các loại cổ văn tự của Ấn Độ dù là Kharosthi hay Brahmi thật sự hiện diện khoảng một ngàn năm trước Dương lịch, cho nên ban đầu có rất ít liên hệ lập tức trực tiếp giữa tiếng nói và văn tự, vì đơn giản là chúng không sinh cùng thời. Rồi nhu cầu chữ viết càng trở nên quan trọng, nên người ta bắt đầu cố gắng chế ra nhiều loại văn tự (như ở Ấn Độ thời đức Phật tại thế theo kinh Lalitha Vistaram đã liệt kê cho biết đã từng có đến 64 loại “chữ” (lipi) đã dùng để viết kinh).[1] Lẽ dĩ nhiên chúng ta có thể hiểu rằng đại đa số “văn tự” này đều rất thô sơ (có thể chỉ là những dấu hiệu) vừa không phổ biến rộng nên không sống lâu, cho nên chúng đã biến mất mà không còn dấu vết.

Như đã nói, không riêng gì Phật giáokinh điển các tôn giáo cổ trong nhiều thế kỷ đều chủ yếu là truyền khẩu. Không phải chỉ vì văn tự chưa đủ khả năng chuyên chở tư tưởng mà còn bởi vì người ta không cảm thấy cần thiết phải viết xuống bằng văn tự. Tu sĩ lúc đó là những người tự nguyện cả đời tu hành và sự truyền thừa cũng rất thân mật từ thầy cho vài đệ tử thân thiết. Những gì được khẩu truyền vừa là những gì riêng tư vừa là những gì bí mậtlinh thiêng cho nên viết xuống bằng văn tự chưa phải là yêu cầu, ít nhất là cho người tu sĩ. Những kỳ kết tập kinh điển đầu tiên của Phật giáo sau khi Đức Phật nhập diệt cũng chỉ là kỳ tập họp lại để cùng tụng đọc (saṅgīti) các bài giảng Pháp của Đức Phật (mà người ta cho rằng đó là ngôn ngữ Magadhi). Chỉ sau đó Phật giáo phát triển ra nhiều địa phương khắp Ấn Độ, ngôn ngữ Magadhi được chuyển dịch ra nhiều ngôn ngữ địa phương như chính ý chỉ của Đức Phật là làm sao cho tất cả mọi người, không phân biệt xuất thân giai cấp giầu nghèo địa phương hay ngôn ngữ đều cùng có thể chia sẻ được giáo pháp của ngài. Chỉ sau khi có hiện tượng xáo trộn tăng đoàn vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch đưới thời vua A Dục với hậu quả là 18 hay 20 bộ phái khác nhau xuất hiện. Sự khác biệt giữa các bộ phái phần nào vừa cho thấy có sự giải thích và hiểu kinh điểngiới luật khác nhau vừa cho thấy có sự bất thông vì ngôn ngữ địa phương và bởi vì kinh điển đã được chuyển dịch (dịch miệng) thành nhiều ngôn ngữ sau nhiều thế kỷ truyền thừa. Đó là lúc người ta mới nghĩ đến sự cần thiết của việc cần phải ghi xuống bằng văn tự để giữ cho sự thống nhất giáo lýgiáo đoàn.

Đầu tiên hai loại văn tự Ấn Độ cổ nhất được dùng để viết kinh Phật là BrahmiKharosthi. Đây cũng là hai loại văn tự chúng ta thấy còn dấu vết trên các trụ Pháp Lệnh (Edict of Aśoka) của vua A Dục (trị vì khoảng từ năm 268 đến năm 232 trước Dương lịch). Brahmi là loại văn tự phổ biến rộng nhất đương thời dùng để ghi nhiều ngôn ngữ phổ thông mà ngày nay chúng ta gọi chung là Prākrit (các ngôn ngữ Ấn Độ thời Trung cổ - trong đó có PāliMagadhi). Trong số các ngôn ngữ đó phổ thông nhất là Magadhi Prākrit “phương ngữ vùng Magadhi”. Văn tự Brahmi là loại chữ chính khắc trên các trụ Pháp Lệnh của vua A Dục (trong khi văn tự Kharosthi chỉ thấy có trong hai trụ Pháp Lệnh ở vùng tây bắc Ấn Độ).

Hai loại văn tự BrahmiKharosthi xuất hiện cùng thời nhưng cũng hầu như hoàn toàn độc lập với nhau. Trong khi văn tự Brahmi phổ biến rộng rãi khắp Ấn Độ thì Kharosthi chỉ phổ biến chủ ở vùng Tây Bắc, đặc biệt là vùng Gandhara. Cho nên chỉ có hai trụ Pháp Lệnh có viết bằng văn tự Kharosthi xuất hiện ở vùng này. Tuy nhiên ngày nay thì chúng ta lại tìm ra nhiều văn bản kinh Phật bằng chữ Kharosthi nhiều hơn – Có lẽ vì khí hậu sa mạc của vùng Tây Bắc và sự tồn tại của rất nhiều chùa Phật giáo được đục sâu vào các vùng núi đá ở đây. Quan trọng nhất là bản kinh Pháp CúGandhari Dhammapada” tìm được đầu thế kỷ trước viết bằng chữ Kharosthi. Đặc biệt mới đây (1994) người ta tìm thấy 29 quận kinh Phật viết trên vỏ cây bu-lô từ thế kỷ thứ nhất Dương lịch. Văn tự Kharosthi là loại văn tự hầu như đã biến mất từ thế kỷ thứ tư.

Văn tự Brahmi lúc đầu viết từ phải qua trái (dấu vết của ngôn ngữ Phoenician) như đã được dùng trên cột đá Pháp Lệnh vua A Dục ở các vùng Tây Bắc. Các Trụ Pháp Lệnh ở nơi khác thì văn tự Brahmi viết từ trái qua phải. Vì địa bàn sử dụng Brahmi rất rộng, cho nên sau đó Brahmi tiếp tục được phát triển thành nhiểu dạng chữ khác gọi chung là “các văn tự Brahmi” (Brahmic Scripts). Văn tự Brahmi được dùng rộng rãi, và vì phát triển rộng nên đến thế kỷ thứ VI thì văn tự Brahmi cũng tự biến thành nhiều loại văn tự cho phù hợp với các đặc thù của các ngôn ngữ địa phương (như nét bút của phương bắc thì tròn hơn, thấy trong văn tự Nepal hay Tây Tạng, còn nét bút phương nam thì nhọn và sắc hơn, như thấy trong văn tự Tích Lan hay Thái Lan). Trong số đó người ta biết nhiều đến các lối chữ Gupta ở miền bắc và Kadamba, Kannada ở miền nam. Trong số các loại chữ Gupta thì văn tự Siddhaṃ (Tất Đàn) nổi tiếng hơn cả và được truyền bá đến Á Đông. Rồi sau đó văn tự Siddhaṃ lại phát triển thành Devanāgarī ngày nay.

Trong chương này chúng ta sẽ giới thiệu bốn loại văn tự phổ biến nhất là Kharosthi, Brāhmī, Siddhaṃ Devanāgarī. Đây là bốn loại văn tự hay dùng để viết kinh Phật xưa và nay. Hai loại chữ KharosthiBrahmi là hai cổ tự có mặt trước Tây lịch và từng được vua A Dục dùng để viết trên các trụ Pháp Lệnh danh tiếng từ 250 năm trước Dương lịch, còn SiddhamDevanāgarī chỉ là những biến thể của văn tự Brāhmīxuất hiện về sau – Siddham được dùng để chép kinh Phật khoảng từ thế kỷ thứ năm[2]Devanāgarī thì dùng từ khoảng thế kỷ thứ mười khi Phật giáo đã không còn có mặt ở Ấn Độ.

Như chúng ta đã biết hai ngôn ngữ Sanskrit và Pāli là hai ngôn ngữ cổ của Ấn Độ đều là hai ngôn ngữ dùng trong kinh luận Phật giáo, nhưng cơ bản chúng chỉ là ngôn ngữ nói (spoken language), khi viết xuống thì  phải mượn dùng các loại chữ (lipi) ngoại lai khác để viết. Ngày xưa thì người ta hay dùng văn tự Kharosthi, Brāhmī, rồi Brāhmī phát triển thành nhiều loại văn tự tiến bộ hơn, phổ biến nhất là Siddhaṃ (Tất Đàn) và sau cùng là loại văn tự Nāgarī (gồm Devanāgarī  phổ biến ở miền Bắc và Nandināgarī  phổ biến ở Nam Ấn). Vì vậy trong chương này chúng ta sẽ chỉ khảo sát sơ lược về bốn loại văn tựKharosthi, Brāhmī, Siddhaṃ Devanāgarī là bốn loại chữ tiêu biểu dùng để viết kinh Phật (rõ hơn là để viết kinh Phật Sanskrit và Pāli) mà ngày nay chúng ta còn giữ được nhiều văn cảo (manuscripts) viết trên vỏ cây, lá cọ, hay khắc trên gỗ, đá.

Chúng ta cũng hiểu thêm trong quá trình viết kinh Phật, ngoài bốn loại chữ (lipi) trên, người ta còn dùng nhiều loại chữ viết khác để viết Sanskrit. Đến thế kỷ XIX thì người ta lại phát kiến ra cách dùng mẫu tự La tinh (Latin Alphabet) để ghi Sanskrit. Trong số các loại chữ dùng mẫu tự La Tinh thì phổ biến nhất là IAST (International Anphabet of Sanskrit Transliteration). Cho nên trong sách này tôi cũng có thêm phần viết về IAST là loại văn tự Phật giáo mới nhất nhưng hiện đang phổ biến nhất trong các nghiên cứu mới.

Ngày nay có nhiều người tuy gọi là học Sanskrit nhưng người hầu như không ai dạy và học loại cổ tự Kharosthi và Brahmi nữa, người ta thường chỉ học loại văn tự cuối cùngDevanāgarī và mẫu tự Latinh (như IAST). Đại đa số người học Sanskrit ngày nay đều có học Devanāgarī, nhưng thực tế là người ta chỉ học loại chữ IAST (trừ người Ấn Độ hay người các quốc giachữ viết đã dùng mẫu tự Devanāgarī). Đây cũng là một sự thật đơn giản, như chúng ta ngày nay chỉ đọc Truyện Kiều hay Chinh Phụ Ngâm là đọc bằng quốc ngữ (dùng mẫu tự La-tinh) mà hầu như không ai đọc bằng chữ Nôm (dùng “mẫu tự” chữ Hán).[3] Cho nên càng ngày Sanskrit chữ La Tinh như IAST càng phổ biếntự nhiên. Hơn nữa nhờ tiến bộ khoa học hiện đại, chỉ dùng một máy điện toán cá nhân có cài đặt sẵn thảo chương văn bản thì biên giới hai loại văn tự IAST và Devanāgarī cũng không còn là vấn đề khó khăn.

Trước khi giới thiệu về bốn loại văn tự Kharosthi, Brahmi, Siddham Devanāgarī, chúng ta cần ghi nhận. Thứ nhất lả theo tiến trình phát triển, thì sau thời gian dài thông tin truyền khẩu thì nhân loại mới sáng chế ra văn tự hay chữ viết để ghi xuống, cho nên “tiếng nói” bao giờ cũng có trước “văn tự” rất lâu – nhưng không phải ngôn ngữ nào cũng có văn tự.  Cả hai loại phương tiện truyền đạt tư tưởng Sanskrit và Pāli đều gọi là “ngôn ngữ” (language) nên thường làm người ta nhầm lẫn giữa “ngôn ngữ nói” (spoken language) và “ngôn ngữ viết” (written language). Đó là trường hợp thông thường khi người ta có thể bối rối khi đọc đến từ “ngôn ngữ Sanskrit” thì không rõ là “chữ Sanskrit” (written Sanskrit) hay “tiếng Sanskrit” (spoken Sanskrit). Thứ hai, người ta cũng hay tổng quát hóa và có quan niệm rất sai lầm cho là “ngôn ngữ nói” khi chưa có văn tự thì chỉ là loại “tiếng nói thô sơ (primitive) của con người sơ khai”. Vì thế khi biết ngôn ngữ dân tộc nào đó chưa có chữ viết, thì chúng ta thường nghĩ đó là loại ngôn ngữ “sơ khai”. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm trong trường hợp chúng ta nói về Sanskrit. Vì ngôn ngữ Sanskrit khi chưa có chữ viết thì cũng đã là một ngôn ngữtrình độ rất cao, đã có nhiều tác phẩm truyền khẩu từ sử thi đến kinh điển sâu sắc. Kinh Phật cũng như nhiều kinh điển tôn giáo khác cũng như vậy, khi còn là truyền khẩu chúng đã là những tác phẩm rất thâm sâu.

Tóm lại, chúng ta phải biết Sanskrit là một ngôn ngữ có mặt nhiều thế kỷ trước khi người ta tạo ra “chữ” (văn tự) để viết nó. Khi chưa dùng chữ để viết xuống thì ngôn ngữ Sanskrit đã là một ngôn ngữ văn chương toàn chỉnh với vô số tác phẩm văn chương triết học kinh điển. Điều này có nghĩa dù chỉ là “ngôn ngữ nói” nhưng trước khi người ta sáng tạo ra chữ viết cho nó, thì Sanskrit đã không đồng đẳng với hằng ngàn các phương ngữ thổ ngữ của quan điểm “ngôn ngữ chưa có chữ viết là bán khai”.

Đặc điểm thứ hai của Sanskrit là mặc dù Sanskrit là một ngôn ngữ toàn chỉnh, phức tạp, rõ ràngchính xác như thế (giới ngữ học cho rằng chỉ có tiếng La Tinh là có thể so sánh với nó) nhưng Sanskrit lại không có chữ viết của chính nó. Trong ba ngàn năm vừa qua người ta đã phải dùng nhiều loại văn tự khác nhau để viết Sanskrit mà ở đây chúng ta chỉ giới thiệu có bốn loại văn tựKharosthi, Brāhmī, Siddhaṃ Devanāgarī. Trong thực tế đã có nhiều văn tự khác được dùng để viết Sanskrit nhưng ở đây chúng ta chỉ giới thiệu tạm thời bốn văn tự được dùng nhiều nhất. Bốn loại chữ này lại cũng có một đặc điểm chung là chúng đều là công cụ để ghi âm (phonetic language) – có nghĩa là đều dùng chữ cái (alphabet) – Điều này có nghĩa là chúng có thể chuyển dịch với nhau một cách dễ dàng, hoàn toàn khác với chữ Hán mà mỗi tự là một “khối” hay đơn vị.

1. KHAROSTHI (Kharoṣṭī)

Kharosthi còn được viết theo IAST là Kharoṣṭī. Kharosthi và Brahmi (Brāhmī) là hai loại chữ xuất hiện cùng thời và đều được viết trên Trụ Pháp của vua A Dục (Edict of Aśoka 268-232 B.C.). Kharosthi là loại văn tự cổ của Ấn Độ được sử dụng ở vùng Gandhāra (nay thuộc phía bắc Pakistan và đông Afganistan) vốn ngày xưa là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng. Trong thế kỷ trước, người ta còn có thể tìm được văn cảo chữ Kharosthi khắc trên đá, gỗ, vỏ cây chôn dấu ở các di tích Phật giáo trải dài từ Gandhāra đến tận Tân Cương. Tuy nhiên có lẽ ngoài vùng Gandhāra các địa phương khác không dùng Kharosthi, cho nên sau khi Phật giáo suy yếu ở Gandhāra thì Kharosthi cũng suy tàn mà không thấy còn dấu tích ở các nơi khác. Trong khi Brahmi thì phổ biến hơn, sau phát triển thành loại chữ Siddham (Tất Đàn) truyền bá đến tận Á Đông, và Tất Đàn sau lại chuyển thành loại chữ Devanāgarī chúng ta đang dùng hiện nay để viết Sanskrit.

Trước đây, người ta tìm thấy văn tự Kharosthi trước được dùng để viết ngôn ngữ phổ thông Prakrit đặc biệt ở vùng Gandhāra (nên gọi là Gandhāri Prākrit) và sau đó mới được dùng để viết Sanskrit. Tuy nhiên cho đến tận ngày nay người ta chỉ thấy tuyệt đại các di liệu còn lại cũa văn tự Kharosthi chỉ là các bản văn kinh luận Phật giáo. Cho nên nếu trước đây chúng ta chỉ biết Pāli qua các di cảo Phật giáo, thì ngày nay chúng ta lại bắt đầu biết đến văn tự Kharosthi cũng có thể gọi là “Văn Tự Phật Giáo”, vì đây là một loại chữ chỉ chuyên dùng để viết kinh Phật và cũng là văn cảo (manucript) cổ nhất mà chúng ta có được – nếu so với các văn cảo Pāli chúng ta đang còn giữ thì văn cảo Kharosthi còn cổ hơn nhiều thế kỷ.[4] – Cổ bản danh tiếng kinh Pháp Cú gọi là “Gandhari Dharmapada” tìm được ở Gandhāra vào năm 1892 cũng viết bằng văn tự Kharosthi.[5] Nhưng hiện nay chúng ta lại mới tìm được các văn cảo viết bằng chữ Kharosthi trên vỏ cây còn cổ hơn nữa.[6]

Chữ Kharosthi xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ tư trước Dương lịch cho đến thế kỷ thứ ba Dương lịch, sau đó từ từ không còn thấy ai dùng, có lẽ người ta đã thay thế nó bằng loại văn tự Brahmi. Nên biết văn tự Kharosthivăn tự Brahmi xuất hiện đồng thời và là hai loại chữ viết được dùng để khắc trên các trụ “Pháp Lệnh của vua A Dục” – đa số 28 trụ Pháp Lệnh này viết bằng văn tự Brahmi và chỉ có hai trụ đá có thấy chữ Kharosthi – Trong thế kỷ trước học giả thế giới đã bắt đầu biết đến một số chữ của kinh Phật viết bằng chữ Kharosthi trên các bia đá này, nhưng ít được chú ý. Chỉ từ đầu thế kỷ XX chúng ta tìm ra được nhiều thư tịch Phật giáo viết bằng chữ Kharosthi viết trên các vỏ cây Bu-lô (bhoja-patra) trong các chum đất được chôn giữ trong nhiều chùa tháp phế tích dọc theo con đường tơ lụa nối liền Á Đông và Ấn Độ. Từ đây giới nghiên cứu mới chú ý đến các văn cảo Kharosthi ở Gandhara. Do đó họ đã khám phá ra là đây chính là những văn cảo (manuscripts) cổ nhất và quí hiếm nhất của kinh Phật. Gandhāra xưa vốn là một trung tâm văn hóa Phật giáo danh tiếng (Gandhāra, ngày nay thuộc về miến bắc Pakistan và Đông Bắc Afganistan). Chữ Kharosthi ngày nay đi liền với địa danh Gandhāra như một chỉ dấu về một thời vàng son của Phật giáo Ấn Độ có trước cả thời vua A Dục (thế kỷ IV  trước Dương lịch) và kéo dài cho đến sau triều đại Quí Sương (Kuṣāṇa thế kỷ IV Dương lịch). Những phế tích cũng như văn cảo tìm thấy ở đây chính là những tài liệu cho chúng ta biết rõ hơn về lịch sử Phật giáo, đặc biệt là giai đoạn chuyển từ Phât giáo nguyên thủy sang Phật giáo Đại thừa mà từ xưa chúng ta luôn luôn thiếu tài liệu.[7]

Như đã nói từ cuối thế kỷ XIX người ta đã biết đến ngôn ngữ Kharosthi và địa danh Gandhāra qua các di tích Phật giáo hoang phế nhưng còn rộng hơn Đế Thiên Đế Thích ở Campuchia. Từ hằng ngàn tượng Phật đủ loại và nhiều chùa tháp bằng đá và đục trạm vào núi đá hang động ở vùng này, người ta đã sớm phát giác ra cả một nghệ thuật điêu khắc mang đậm ảnh hưởng Hy Lạp khác hẳn các chùa tháp ở Ấn Độ. Từ đó nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Phật giáo vùng này đã tự tạo ra một tư thế độc đáo đặc thù Gandhāra. Ở đây người ta cũng tìm thấy ảnh hưởng và giao thoa của Phật giáothế giới cổ Hy Lạp. Nghệ thuật tạo hình khắc tượng Gradhara Ấn-Âu chính là một chương của học thuật kiến trúc và điêu khắc của nghệ thuật đương đại.

Khi khám phá về cổ ngữ Kharosthi của nhiều văn cảo kinh điển Phật giáo cùng các di liệu ngôn ngữ trên tiền đồng, tường vách chùa và đặc biệt là các văn cảo viết trên vỏ cây Bu-lô chôn giấu trong các phế tích ở Gandhāra. Người ta đã thấy rằng đây chính là một di chỉ lớn, có giá trị nghiên cứu khác hơn và quan trọng hơn Đôn Hoàng. Vì các tài liệu này không chỉ thuần túy là các tài liệu cổ hơn Đôn Hoàng mà còn là những chứng liệu có thể giúp cho người ta vẽ lại một cách chính xác nhất về lịch sử Phật giáo, nhất là giai đoạn chuyển mình từ “Tiểu thừa” qua “Đại thừa” mà người nghiên cứu thường không có tài liệu. Trước đây, những khám phá quan trọng về các văn bản cổ như hai văn cảo kinh Phật quan trọng của ngôn ngữ phổ thống Prakrit viết bằng văn tự Kharosthi trên vỏ cây Bu-lô đã gây chấn động trong giới khảo cổ Phật điển (gồm kinh The Gandhari Dharmapada [8] và các mảng Sanskrit kinh Bát Nhã của Đại thừa gọi là Gilgit Buddhist Manuscripts[9]). Các tài liệu cổ này cho thấy khu vực Gandhāra quả là môt trung tâm của cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Trước đây trong ký sự Đại Đường Tây Vực Ký, Huyền Trang (602-664) chỉ cho biết vùng trung tâm thủ đô Gandhari sinh hoạt Phật giáo đã bắt đầu suy tàn, mặc dù vùng quanh đấy vẫn còn nhiều tịnh xátu sĩ, tu theo Nhất Thiết Hữu Bộ (sarvāstivāda).[10] 

Nhưng cuộc nghiên cứu khảo cổ về Phật giáo vừa tiến triển thì chiến tranh khu vực bùng nổ. Cuộc chiến tranh tôn giáochủng tộc ở Trung Đông đã kéo đến khu vực này. Như chúng ta đã biết, cuộc chiến tranh này không có tính cách toàn diện như Thế Chiến II để mang danh là “Thế Chiến III” nhưng về cách phá hoại, ở đây là sức phá hoại tôn giáo nhân danh “giáo luật Hồi giáo” (Islamic Law) để tận giệt các hình thức tôn giáo khác thì còn tệ hại hơn hai cuộc thế chiến trước. Sự phá họai hủy diệt vì nhân danh cách mạng Hồi Giáo khiến người ta rùng mình nghĩ đến lịch sử thời Chiến Tranh Thập Tự Quân. Phật giáo không là kẻ thù trực tiếp như Thiên Chúa Giáo nhưng vẫn bị lên án không tôn thờ Thượng Đế Hồi giáo nên vẫn bị tấn công. Không còn người theo Phật giáo ở đây, nhưng vẫn còn chùa Phật tượng Phật, nên quân cách mạng nhắm vào các chùa và tượng đá ở vùng này. Từ những năm đầu thập niên 1990’s cả khu vực có các di tích Phật giáo trong vùng Gandhara đã là mục tiêu của các cuộc tác xạ tự do bằng pháo binh của quân cách mạng Taliban. Vào tháng ba 2001 “Lực Lượng Cách Mạng” khi đã chiếm toàn vẹn khu vực này, thì theo lệnh của lãnh tụ Mullah Mohammed Omar, quân đội Taliban đã mang chiến xa, trọng pháp và chất nổ phá hủy toàn bộ khu Phật tíchBamiyan, Gandhāra trong đó có những bức tượng đá cổ nhất thế giới được khắc trạm từ thế kỷ thứ ba và cao nhất thế giới – gọi là the Buddhas of Bamiyan - nơi mà hai thập niên trước đó giới khảo cổ thế giới đã khai quật và phát hiện những di liệu Phật giáo vô cùng quí hiếm. Trong Thế Chiến II, số người chết có thể lớn hơn, số nhà cửa thành phố có thể tang hoang nhiều hơn, nhưng người ta không thấy các quốc gia tham chiến nhắm vào sự hủy diệt tôn giáo như các nhóm “quân đội cách mạng” trong cuộc chiến tranh Trung Đông ngày nay.

Chữ Kharosthi trên đồng tiền Indo-Greekking Artemidoros Aniketos, đọc từ trái qua phải là “Rajatirajasa Moasa Putasa cha Artemidorasa"

Chúng ta biết rằng, trước đó giới nghiên cứu Phật giáo đã biết đến địa danh Gandhāra là một địa danh quan trọng trong lịch sử Phật giáo. Đây là địa phương mà Đại Ca Diếp đến truyền giáo thì nghe tin Đức Phật nhập Niết Bàn, nên trở về không kịp chứng kiến những ngày cuối cùng của Đức Phật. Gandhāra một thời đã là một trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất Ấn Độ. Chúng ta hẳn còn nhớ đây là quê hương của Mã Minh (asvaghosa), Thế Thân (vasubandhu 316-396) và Vô Trước (asaṅga 310-390). Các nhà du hành cầu pháp xa xôi từ Á Đông như Pháp Hiển (340-420), Huyền Trang (600-664) khi đến Ấn Độ đều đã đến đây chiêm báitham học . Gandhāra là một trung tâm thương mạivăn hóa lớn nổi tiếng trong lịch sử. Vì đây cũng là đoạn cuối của “Con Đường Tơ Lụa” – thương lộ quốc tế thời xưa, nơi nối kết Trung Hoa và Ấn Độ với thế giới còn lại. Cho nên trải qua một thời gian dài Gandhāra đã là một trung tâm kinh tế, văn hóahọc thuật quốc tế và cũng là nơi tranh chấp của các đế quốc lúc đó. Vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniṣka lên ngôi năm 120) của đế quốc Quí Sương (Kuṣāṇa 50-300) là vị bảo trợ lớn nhất của Phật giáo đương thời cũng lập kinh đô ở đây.

Trong thế kỷ trước, người ta khám phá ra những đền đài cung điện Phật giáo khổng lồ bằng đá hay được đào đục vào lòng núi và những thủ bản kinh Phật cổ xưa nhất cũng đã đều tìm được là ở khu vực này. Các tên địa phương có thể xa lạ với người thường, nhưng đã trở nên danh tiếng trong giới chuyên môn về khảo cổ, sử học và văn học Phật giáo như Gilgit, Kabul, Taxila, Peshabad, Charsaddha, Takht Bhai, Hadda … Sự phong phú về tài liệu văn khố và đền điện cổ kính của Phật giáo của khu vực này vượt xa tất cả các di tích Phật giáo hiện nay ở Nepal hay Ấn Độ, kể cả Tứ Động Tâm mà ngày nay người Phật giáo thường đi chiêm bái. [11]

Danh tiếng của khu vực Gandhāra trong những năm qua lại một lần làm chấn động thế giới với việc “quân cách mạng” Taliban đã dùng chiến xa và chất nổ phá hủy toàn diện hai bức tượng Phật vĩ đại nhất và cổ kính nhất ở Kabul – Bamiyan. Cuộc phá hủytriệt hạ hai thánh tích cổ kính này đã gây phẫn nộ cho toàn thế giới, đặc biệt với tất cả những người yêu chuộng văn hóa và nghệ thuật. Người Nhật đã từng đề nghị với loạn quân Hồi giáo để mua lại những bức tượng Phật lịch sử ở đây. Bà Hoàng hậu Nhật Bản cũng đã từng đến chiêm bái vùng này và khi nghe tin “quân cách mạng” phá hủy hai bức tượng Phật vĩ đại này bà đã viết một bài thơ Hòa Ca tuyệt diệu, hoàn toàn không có ý tưởng căm thù nào mà qua sự kiện rất đau buồn này cũng chỉ nhắc nhở chúng ta đến lẽ vô thườngĐức Phật vẫn dạy.

Nhưng cũng trong thời gian này một biến cố khác, không nổ như vụ phá hủy hai bức đại tượng Phật nhưng có lẽ còn quan trọng hơn nữa. Đó là vào tháng 9 năm 1994 một nhân vật vô hình và vô danh nào đó đã âm thầm gửi đến phòng tư liệu Đông PhươngẤn Độ của Thư Viện Anh (The British Library’s Oriental and Indian Office Collection) một di liệu gồm 27 quận kinh Phật được viết trên vỏ cây Bhoja-patra trong ba khạp đất nung. Qua các tài liệu này và cả các chữ khắc trên các khạp đất, người ta đã bàng hoàng khi khám phá đó là thủ bản các bản kinh tối cổ của Phật giáo, cổ hơn tất cả những thủ bản mà chúng đa đã có trước đây. Cuối cùng giới nghiên cứu Phật học cũng đã tìm ra được những tài liệu kinh Phật vô giá bằng chữ Kharosthi viết trên vỏ cây bhoja-patra có niên đại xưa từ thế kỷ I Tây lịch. Trước đây mọi người đều biết kinh tạng Pāli được coi là cổ xưa nhất, nhưng đó chỉ là truyền thống khẩu truyền, còn đây mới là chứng tích văn tự cụ thể có sớm nhất về kinh Phật mà chúng ta có được.[12]

Tượng Đại Phật ở Bamiyan

.

Đế Quốc Quí Sương (Kuṣāṇa 50-250) của vua Ca-nị-sắc-ca  

 

Mẫu Tự Kharosthi

 

 

Văn Tự Kharosthi

Phụ Âm

 

 

Chữ Kharosthi (Sưu tập của Aurel Stain)

Chữ Kharosthi trên bảng gỗ, Thư Viện Quốc Gia Ấn Độ


2. BRAHMI (Brāhmī)

Văn tự Brahmi (viết Brāhmī theo IAST) được thành hình khoảng một ngàn năm trước Dương lịch và loại chữ viết cổ nhất của Ấn Độ.[13] Nếu Kharosthi hầu như chỉ phổ biến ở vùng Gandhāra thì Brahmi phổ biến rất rộng, nên sau só  trở thành văn tự cho nhiều loại văn tự khác gọi là “nhóm văn tự Brahmi” (Brahmic scripts) trong đó có Siddhaṃ (Tất Đàn) và mẫu tự Brahmi tiếp tục còn được sử dụng đến ngày nay ở một số ngôn ngữ ở Nam Á và Đông Nam Á.[14]

Theo truyền thống xưa của Ấn Độ thì văn tự Brahmi là do Brahmā (Phạm Thiên) tạo ra nên được gọi là Brahmi. Tuy nhiên theo các nghiên cứu ngữ học lịch sử thì người ta tìm thấy sự liên hệ giữa Brahmi với các loại văn tự Mesopotamia và Tiểu Á. Sau nhiều nghiên cứu giới khoa học gia hiện đại cho rằng nguồn gốc văn tự Brahmi phát triển từ văn tự Phoenican vào khoảng 800 năm trước Dương lịch, tức rằng chỉ có trước thời đại Đức Phật khoảng hơn hai trăm năm.

Chữ Brahmi đầu tiên viết hàng ngang từ phải sang trái như chữ Phoenican và cũng được viết như thế trong các trụ Pháp Lệnh của vua A Dục ở vùng Tây Bắc Ấn Độ. Nhưng các trụ Pháp Lệnh khác, cũng như chữ Brahmi viết kinh Phật sau đó thì viết từ trái qua phải. Cũng nên biết văn tự Phoenican, được coi là nguồn gốc của văn tự Brahmi, vốn phát triển từ loại chữ cổ Ai Cập (glyphs). Sự thật tuyệt đại văn tự trên thế giới (trừ Hán tự) đều được coi là phát từ văn tự Ai Cập và Phoenican. Từ loại chữ cuneiform dùng để viết các kinh của Do-thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hối giáo cho đến loại văn tự chữ Hy Lạp và La Mã đều phát triển từ văn tự Phoenician.[15]  

Loại văn tự Brahmi đã được nói nhiều trong các cổ kinh tôn giáo, từ Bà La Môn (Hinduism), Kỳ-Na (Jainism) đến Phật giáo và cả trong các bản dịch chữ Hán. Bằng chứng rõ ràng là trong Lipisala samdarshana parivarta liệt kê Ấn Độ cổ thời có đến cả 64 loại chữ viết (lipi) và văn tự Brahmi là quan trong nhất. Kinh Kỳ-Na Giáo như Pannavana SutraSamavayan Sutra (thế kỷ thứ III trước Tây lịch) liệt kê đến 18 loại văn tự và sắp hạng phổ biến nhất là Brahmi, thứ tư mới đến Kharoṣṭi. Về Phật giáo, kinh Phổ Diệu (Lalitavistara Sūtra) của Phật giáo cũng nói Đức Phật khi còn là thái tử cũng đã học và rất giỏi về mọi loại văn tự, trong đó kể rõ cả loại chữ Brahmi.[16]

Dấu tích văn tự cổ Brahmi được sử dụng sớm nhất mà chúng ta còn giữ được là văn tự Brahmi dùng để viết ngôn ngữ Prākrit từ thế kỷ III trước Tây lịch. Rõ ràng nhất là dấu tích còn tồn tại trên các trụ “Pháp Lệnh” của vua A Dục (Edicts of Aśoka). Cũng nên nhắc “ngôn ngữ Prākrit” là danh từ gọi chung các ngôn ngữ phổ thông của Ấn Độ có nguồn gốc ngôn ngữ Indo-Aryan. Không có một ngôn ngữ Prākrit riêng biệt nào vì từ này chỉ chung nhiều thứ ngôn ngữ được dùng rộng rãi của lục địa Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch. Đây là các ngôn ngữ phổ thôngẤn Độ vua A Dục[17] đã cho khắc trên các trụ Pháp Lệnh (edicts of Aśoka) bằng văn tự BrahmiKharosthi. Vua A Dục là vị hoàng đế giúp cho Phật giáo phát triển không những toàn Ấn Độ mà còn phát triển khắp thế giới, phía tây vượt biên giới A Phú Hãn đến tận bờ biển Địa Trung Hải, phía nam đến tận đảo Tích Lan. Kỳ kết tập Kinh Phật lần thứ ba là cũng do lệnh của vua A Dục, mời cao tăng Mục-kiền-liên Tử-đế-tu (Moggaliputta Tissa) triệu tập và chủ trì kết tập. Trong lần kết tập này toàn bộ kinh điển đều được tụng đọc[18] và đó cũng là cơ sở kinh điển của Thượng Tọa bộ (Theravāda). Phái đoàn truyền giáo của vua A Dục đến Tích Lan, được coi là “mang theo” các kinh điển này.

Các khu vực gọi là “được chinh phục bởi giáo pháp” (conquered by the Dharma) theo ngôn từ trong trụ Pháp Lệnh “(Major Rock Edict No.13) của Aśoka (260–218 BCE). Gérard Huet; Amba Kulkarni; Peter Scharf. Sanskrit Computational Linguistics: First and Second International Symposia Rocquencourt.  France, October 29–31, 2007  

Nghiên cứu 28 trụ Pháp Lệnh của vua A Dục hiện còn tồn tại tại 8 địa phương người ta có thể thấy đại đa số viết bằng văn tự Brahmi, chỉ có hai trụ viết bằng văn tự Kharosthi. Một số trụ Pháp Lệnh ở vùng tây bắc gần tiếp giới với văn hóa Địa Trung Hải lại có khắc thêm cả các ngôn ngữ Hy Lạp và Aramaic (ngôn ngữ Do Thái và Cổ Ai Cập). Văn tự Brahmi từ từ phát triển, đến đầu Dương lịch thì người ta chú ý đến hai đặc điểm của chữ Brahmi miền bắc với nét nhọn và cứng, còn chữ Brahmi miền nam thì tròn và mềm dịu hơn. Cho nên chúng ta còn thấy trong chữ Nepal tận ngày nay cũng còn có đặc điểm của lối văn tự Brahmi phương bắc. Trong khi đó ngôn ngữ Pāli truyền bá ở phương nam, nên các loại văn tự ngày nay từ Sri Lanka, Burmese đến Thailand, Khmer đều có những nét tròn và mềm. Đó chính là dấu vết của Brahmi phương nam.

Văn tự Brahmi trước tiên dùng để viết ngôn ngữ Prākrit sau đó mới dùng để viết Sanskrit và sau nữa mới dùng để viết Pāli. Theo truyền thuyết thì kinh Phật Pāli được viết xuống từ năm 80 trước Tây lịch và dùng văn tự Brahmi, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa tìm được chứng cớ. Cho đến nay người ta mới chỉ thấy dấu vết sớm nhất của kinh Phật Pali viết bằng văn tự Brahmi từ thế kỷ thứ V. Còn về Sanskrit thì dù chúng tathấy một vài chữ Sanskrit viết bằng văn tự Brahmi có trên các trụ Pháp Lệnh của vua A Dục (268-232 B.C.) nhưng văn tự Brahmi trong các trụ Pháp Lệnh này chủ dùng để viết tiếng Prākrit mà thôi. Cho đến đầu Tây lịch thời kỳ đế quốc Quí Sương (Kuṣāṇa 50-300 Tây lịch)[19] thì Barhmi mới dùng để viết Sanskrit. Văn tự Brahmi dùng để viết toàn văn Sanskrit sớm nhất mà chúng ta biết được chỉ có từ thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, mà chúng ta còn giữ được ở Ayodhya, Ghosundi và Hathibada (gần Chittorgarh). Sau đó chúng ta còn thấy có các dư tích văn tự Brahmi viết loại ngôn ngữ “lai tạp Sanskrit-Prakrit” (gọi là “hybrids Sanskrit-Prākrit” hay “Epigraphical Hybrid Sanskrit”) cũng được thấy khắc trên các cột tháp, tượng, tiền đồng, chum đất ở miền bắc và nam Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ IV. Đây chính là loại sau này người ta gọi là “Sanskrit Phật giáo” (Buddhist Sanskrit).[20] Cho nên việc tìm ra văn bản chữ Kharosthi viết kinh Phật trên vỏ cây Bu-lô từ thế kỷ I đúng là một sự kiện hoàn toàn mới mẻ và quan trọng.

Vì địa bàn sử dụng văn tự Brahmi rất rộng, cho nên sau đó Brahmi tiếp tục được phát triển thành nhiểu dạng chữ khác gọi chung là “các văn tự Brahmi” (Brahmic Scripts). Loại văn tự này hiện nay phát triển khắp Nam Ấn khiến cho văn tự Brahmi trở nên là một mẫu tự thông dụng nhất được dùng để viết rất nhiều ngôn ngữ. Giáo Sư Thomas Trautman đã liệt kê đến con số không ngờ là 198 loại chữ viết đã dùng đến mẫu tự Brahmi.[21] Tuy nhiên chúng ta sẽ không bất ngờ nếu biết rằng “con số Ả Rập” mà thế giới đang dùng hiện nay là phát triển từ văn tự Brahmi.[22] Cũng vì phát triển và kiện toàn cho phù hợp với sự phát triển, cho nên đến thế kỷ thứ VI thì văn tự Brahmi cũng tự biến thành nhiều loại văn tự phù hợp với các đặc thù của các ngôn ngữ địa phương. Trong số đó người ta biết nhiều đến các lối chữ Gupta ở miền bắc và Kadamba, rồi Kannada ở miền nam. Trong số các loại chữ Gupta thì chữ Siddham (Tất Đàn) nổi tiếng hơn cả và được truyền bá đến tận Á Đông. Siddham (Tất Đàn) là loại văn tự có duyên với với Phật giáo Á Đông sâu xa nhất - Đại đa số kinh Phật Sanskrit từ thế kỷ VI đều chuyển qua viết bằng chữ Siddham, cho nên đại đa số kinh Phật mà Huyền Trang (602-664) mang về Trung Hoa là viết bằng văn tự Siddham. Trước Huyền Trang thì đa số văn bản Phạn ngữ của Cưu Ma La Thập (344-413) là chữ Brahmi. Việc chữ Brahmi tiến thành nhiều loại chữ khác nhau (trong đó có Siddham) có thể được coi là một tiến bộ tự nhiên trong vấn đề tạo ra một loại văn tự phù hợp thích ứng với việc ghi lại thanh âm rất phức tạpngôn ngữ Sanskrit. Cho nên sau này đến thế kỷ XI thì người Ấn Độ lại ưa chuộng loại chữ Nāgari (tiền thân của Devanāgari) và loại chữ Devanāgari đến thế kỷ XVIII mới được cũng cố và phát triển như ngày nay. Cũng nên biết khi người Ấn chuyên dùng Devanāgari thì Phật giáo đã hoàn toàn “biến mất” ở Ấn Độ, cho nên ảnh hưởng của văn tự Devanāgari hầu như có rất ít trong Phật giáo Á Đông. Đối với Phật giáo Á Đông thì chữ Siddham (Tất Đàn) mới là “chữ Phạn”.

 

Văn tự Brahmi được khắc trên trụ Pháp Lệnh của vua A Dục (250 trước Dương lịch)

 

Chữ Brahmi

Mẫu Tự Brahmi

Chữ “Dha-m.ma” (Dharma) của ngôn ngữ Prakrit viết bằng văn tự Brahmi trên Pháp Lệnh Topra KalanPiiar (thế kỷ III trước Tây lịch) hiện nay còn giữ ở New Dehi.

Chữ “u. pa.ka” (Upāsaka/ Ưu bà tắc) viết bằng văn tự Brahmi.

 

Một văn bản văn tự Brahmi khắc trên đá thế kỷ thứ hai, trước Dương lịch

 

3.  SIDDHAM Siddhaṃ 悉曇 (Tất Đàn)

Siddhaṃ viết theo chữ Devanāgarī ngày nay là सिद्धं, viết theo IAST là Siddhaṃ và Hán tự là 悉曇 (Tất Đàn). Chữ Siddhaṃ (Tất Đàn) là loại chữ viết cổ dùng để ghi chép kinh luận Sanskrit của Phật giáo. Theo nghĩa đen thì Siddhaṃ có nghĩa là “thành tựu” và có thể được phát triển trong khoảng những năm 400 - 580 và là hậu thân trực tiếp của văn tự Brāhmītiền thân của Devanāgarī. Trên thế giớingày nay người ta tiếp tục học Sanskrit nhưng học viết với loại văn tự mới gọi là Devanāgarī, còn văn tự Siddhaṃ thì trừ Nhật Bản dường như không còn người ở nơi khác dạy loại chữ này nữa. Ấn Độ và các quốc gia quanh vùng như Nepal hay Tây Tạng là những quốc gia ngày nay vẫn có các lớp dạy Sanskrit ở tu viện hay trường học, nhưng đều học bằng văn tự Devanāgarī,[23] không còn ai dạy chữ Siddham nữa.

Như chúng ta đã biết Brahmi là loại chữ dùng để viết rất phổ thông trong suốt một thời gian nhiều thế kỷ. Trong hai mươi tám trụ Pháp Lệnh (Edicts of Aśoka) của vua A Dục mà hiện nay chúng ta còn giữ được hầu hết đều viết bằng văn tự Brahmi  (trừ hai trụ pháp viết bằng chữ Karoshti). Nhưng theo một số nhà ngữ học cổ thì chữ Brahmi có quá nhiều ngoại lệ. [24] Có lẽ vì lý do này mà đến thế kỷ thứ năm Dương lịch thì ở Ấn Độ người ta loại bỏ dần chữ Brāhmī và dùng Siddhaṃ thay thế để viết Sanskrit. Cho nên đại đa số kinh luận Phạn ngữ Huyền Trang (602-664) đem về Trung Hoa là Sanskrit viết bằng chữ Siddhaṃ và được gọi dưới nhiều tên tùy theo các cách phiên âm khác nhau là Tất Đàn, Tất Đàm, Tất Đán, Thất Đán, Thất Đàn.

Ở Trung Hoa thời Đường, kinh văn “chữ Phạn” chính là văn tự Tất Đàn. Từ thời Huyền Trang (602-664) đã có một lúc dấy lên phong trào học chữ Tất Đàn. Vì vậy đã xuất hiện nhiều sách dạy chữ Phạn Tất Đàn như Phạn Tự Thiên Văn của Nghĩa TịnhTất Đàm Tự Ký của Trí QuảngTự Mẫu Biểu của Nhất Hạnh. Sau đó phong trào học Tất Đàn ở Trung Hoa dù không còn phát triển nhưng sự tin tưởng linh thiêng của loại chữ này vẫn tiếp tục. Chữ Tất Đàn không những là chữ linh thiêng vì nó dùng để chép thần chú, mà hình tướng chữ Tất Đàn cũng được coi là linh nghiệm. Cho đến ngày nay, dù không có kinh sách bằng chữ Tất Đàn và cũng không còn ai ở Trung Hoa học chữ Tất Đàn nữa nhưng các nơi chốn linh thiêng, cửa chùa tháp hay trên bia đá chuông đồng vẫn còn tiếp tục khắc chữ Tất Đàn. Tất Đàn không còn là  một loại cổ tự nữa, mà nó đã tự linh thiêng hóa thành một “linh vật” được trưng bầy ở những nơi linh thiêng nhất trong các tự viện và khắc trên chuông đồng, tự tháp.

Sở dĩ ngày nay Nhật Bản là nơi “độc quyền” về Tất Đàn (Nhật ngữ gọi SiddhaṃBonji 梵字 “Phạn tự”) là có nguyên nhân từ Đại sư Kūkai (Không Hải tức Hoằng Pháp Đại Sư Kōbō-Daishi 弘法大師 774-835), học Mật Tông ở Trung Hoa và mang Mật Tông về Nhật Bản gọi là Chân Ngôn tông Nhật Bản. Trong khi Chân Ngôn Tông cũng như Mật tông mất dấu ở Trung Hoa thì Chân Ngôn tông Nhật Bản (Shingonshū 真言宗) trở thành một tông môn lớn của Nhật Bản. Hiện nay Shingonshū có nhiều triệu tín đồ và hằng ngàn tự việnđại học khắp Nhật Bản. Đại Sư Kūkai đến Trung Hoa học Mật tông và Phạn văn rồi trở về Nhật năm 806 sáng lập Chân Ngôn tông (Shingon-shū) tại núi Cao Dã (Koja). Hoằng Pháp Đại Sư Kūkai là sáng tổ Chân Ngôn Tông Nhật Bản và cũng là một học giả lớn, từng viết nhiều sớ sao quan trọng, đặc biệt có “Thập Trụ Luậnnổi tiếng.[25] Chân Ngôn tông, như tên gọi, là tông môn chuyên học về Chân Ngôn (mantra) nên các tu sĩ đều phải học chữ Tất Đàn là loại chữ viết Chân Ngôn và các kinh luận riêng của tông môn. Vì vậy từ xưa, tăng lữ Nhật Bản đã có một truyền thống học giỏi về Phạn ngữ (Chúng ta biết rằng đã biết chữ Siddhaṃ thì học chữ Devanāgarī rất dễ dàng).[26]

Đến thế kỷ XI tại Ấn Độ loại chữ Devanāgarī phát triển thay dần chữ Siddhaṃ. Ở vùng Đông Bắc Ấn thì Siddhaṃ cũng trở nên các loại văn tự dùng để viết chữ Bengali, Tirhuta và Anga dùng cho các ngôn ngữ địa phương và Siddham cũng mất dấu khi Phật giáo “biến mất” ở Ấn ĐộTuy nhiên giống như Phật giáo dù biến mất ở Ấn Độ nhưng tiếp tục tồn tại ở Á Đông, văn tự Siddham theo Phật giáo Đại thừa tiếp tục sống sót ở Á Đông từ Tây Tạng đến Nhật Bản, giống như ngôn ngữ Pāli biến mất ở Ấn Độ nhưng vẫn tiếp tục sống sót ở các quốc gia theo Phật giáo Theravāda ở Đông Nam Á.

Tại Á Đông trong thời gian này, sau khi Phật giáo phát triển từ đầu thế kỷ thứ nhất qua các thời Nam Bắc Triều, đến thời nhà Đường (thế kỷ VI-IX) Tống (thế kỷ X-XIII), Trung Hoa có một thời gian cấm các tôn giáo ngoại quốc (Pháp nạn Đường Võ Tông phế Phật) nên các sư ngoại quốc cũng ít đến Trung Quốc hơn. Từ thế kỷ mười hai Phật giáo tàn lụi ở Ấn Độ, nên con đường biển phía nam cũng không còn các cao tăng từ Ấn Độ đến Á Đông nữa. Các quốc gia Đông Nam Á thì Phật giáo Đại Thừa cũng dần dần bị Theravāda thay thế, cho nên Pāli dù bị khai tử ở Ấn Độ thì vẫn tiếp tục phát triển ở các quốc gia theo truyền thống kinh điển Pāli - Thí như ở Tích Lan thì Thượng Tọa Bộ (sthaviravāda) của phe Đại Tự mahāvihāra hoàn thành xâm thực hai tông môn khác và trở nên một tông môn Theravāda duy nhất tồn tại và phát triển cho đến ngày nay (đến đây chúng ta dùng từ Theravāda chỉ cho Phật giáo Tích Lan lúc này rất chính xác).

Đây cũng là thời gian không còn ai học chữ Tất Đàn ở Trung Hoa nữa. Có nhiều lý do chính, trước hết là sau thế kỷ thứ tám Mật tông thuần túy ở Trung Hoa vì vừa bí mật vừa không có tông môn thừa tự chính thức. Thứ hai là các kinh luậnthần chú mật chú viết bằng Tất Đàn đã được Tam Đại Mật tông đại sư Thiện Vô Úy (Subhakarasimha 667-735), Kim Cương Trí (vajabodhi 663-723), Bất Không Kim Cương (amoghavaja 705-744)[27] dịch ra Hán văn gần hết. Nhu cầu học chữ Tất Đàn vừa không khẩn thiết, vừa sau đó gặp pháp nạn “Hội Xương phế Phật” (844-846) của Đường Võ Tông các sư ngoại quốc bị trục xuất, có lẽ đó là những lý do không có người ở Trung Hoa dạy và học chữ Tất Đàn nữa.[28]

Nhưng vì truyền thống “linh tự” của Tất Đàn cho nên ở các tự viện người ta thấy các chùa vẫn tiếp tục dùng Tất Đàn để trang trí hay tôn thờ, đặc biệt là các chân ngôn, thần chú. Thực tế đó chỉ còn là các ký hiệu chết, được chép lại hay “họa lại” vì không còn người học chữ Tất Đàn nữa. Cho nên đến tận ngày nay các chùa ở Trung Hoa[29] vẫn kính trọng duy trì chữ Tất Đàn ở các bia đá, chuông tháp như là các linh tự linh phù được tôn thờ. Nhưng còn việc học, đọc và viết bằng chữ Tất Đàn thì ngoài vài học giả hiếm hoi có lẽ không còn tăng ni nào biết Tất Đàn nữa. Nên nhớ sau Pháp nạn Hội Xương, các tông môn phát triển trước đó dựa trên các luận triết lý tư tưởng như Tam Luận Tông, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Pháp tướng, cũng đều xuy tàn (các Kinh Lục cho biết trong vòng 200 năm – từ 789 đến 982– không có thêm quyển kinh nào được dịch ra Hán văn). Chủ đạo của Phật giáo Trung Hoa từ nhiều thế kỷ sau đó là Thiền tôngTịnh Độ tông, so với các tông môn khác, đều ít chú trọng đến văn tự trí thức.[30]

Mật tông Trung Hoa vừa bí mật vừa không có truyền thừa, và Phật giáo cũng biến mất khỏi Ấn Độ nên không còn có thêm đại sư nào từ Ấn Độ đến Trung Hoa, nên sau đó học vấn về văn tự Tất Đàn cũng thất truyền cùng với Mật tông.[31] Lẽ dĩ nhiên vẫn còn người tiếp tục hành trì Mật tông nhưng phần vì chữ Tất Đàn quá khó học, phần nữa là kinh luận Mật tông đã trở nên Trung Hoa hóa, có nghĩa là người ta không học chữ Tất Đàn nữa mà chỉ đọc theo ký tự chữ Hán (như người Việt tụng đọc Đại Bi đà-la-ni, Phật đỉnh thủ Lăng nghiêm, Quan Âm linh cảm chân ngôn v.v.)

Thần Chú“Oṃ Maṇi Padme Hūṃ” viết bằng chữ Siddhaṃ

 

Một tượng ở chùa Á Đông (xây năm 971) dùng chữ Siddhaṃ viết Chân-ngôn Mahāpratyaṅgirā

Trong khi đó ở Nhật Bản, Chân Ngôn tông (Shingonshu) từ ngày Kūkai (Hoằng Pháp Đại Sư Kōbō-Daishi 弘法大師 774-835) trở về thì mau chóng trở thành một tông môn tiếp tục phát triển rất mạnh đến ngày nay với hàng ngàn tự việnđại học, cho nên việc học chữ Tất Đàn vẫn được tiếp tục được khuyến khích cho đến ngày nay.[32] Vì vậy hiện đại Nhật Bản vẫn được coi là nơi duy nhất có các trường lớp dạy Tất Đàn Siddhaṃ một cách chính qui. Nhờ cơ bản là quen thuộc với Tất Đàn nên đến thế kỷ XIX theo gương các nước Âu Mỹ có trào lưu học về Phật học Pāli, người Nhật cũng rất giỏi về nghành Phật học này.

Như chúng ta biết, trong các loại văn tự dùng để viết Sanskrit thì loại chữ Siddhaṃ duyên nợ với văn hóa Á Đông quan trọng nhất là vì nó cho phép người Á Đông học và hiểu Phạn ngữ hơn. (Người Á Đông học Sanskrit qua qua trung gian là loại văn tự khối vuông (chữ Hán), từng chữ có một âm nhất định chứ không phải loại văn tự biểu âm, dùng tự mẫu (alphabet) như ngôn ngữ Sanskrit (qua các loại văn tự Kharosthi, Brahmi hay Siddhaṃ). Riêng Brahmi được xếp vào loại loại văn tự abugida (loại văn tự không phân biệt thật rõ ràng nguyên âm với phụ âm, cho nên tại sao Brahmi lại được ưa chuộng dùng làm mẫu tự cho tới cả 198 ngôn ngữ khác).[33] Chữ Siddham thừa hưởng trọn vẹn đặc tính này cho nên so với các loại văn tự dùng để viết Sanskrit người Á Đông, có văn tự là loại chữ khối vuông có định sẵn cách đọc (Hán tự), học Sanskrit bằng văn tự Siddham là tương đốiphù hợp hơn (trừ loại La Tinh IAST hiện nay). Tôi nghĩ đó một lý do thêm vào lý giải tại sao người Á Đông (nói chung về những dân tộc sử dụng chữ Hán) chuộng loại chữ Siddhaṃ (Tất Đàn) hơn tất cả những loại chữ (lipi) dùng để viết Sanskrit trước đó (như Brahmi) và sau đó (như Devanāgari). Cho nên ngoài bốn loại văn tự mà tôi giới thiệu ở đây (Kharosthi, Brahmi, Siddhaṃ Devanāgari) chúng ta nên biết có rất nhiều loại chữ viết khác trong lịch sữ Ấn Độ. Theo kinh sách nói là thời kỳ Đức Phật còn tại thế đã có đến 64 loại chữ (lipi).[34] Nhưng dù cho chữ Devanāgari ngày nay, có thể gọi là loại chữ phổ thông nhất trong lịch sử các loại văn tự đã dùng để viết Sanskrit nhưng vẫn không được tôn trọng như Tất Đàn.

Tóm lại, đến giai đoạn từ thế kỷ thứ năm thì loại chữ Siddhaṃ hầu như hoàn toàn thắng thế trong việc thay thế văn tự Brahmi. Các kinh luận Phật giáo bằng Sanskrit lúc này đa số được viết bằng chữ Siddhaṃ (悉曇 Tất Đàn). Đại đa số kinh Phật do Huyền Trang (602-664) mang từ Ấn Độ về đều là chữ Tất Đàn, cho nên theo một nghĩa phổ thông Tất Đàn là “chữ Phạn” như tên của nó ở Nhật Bản gọi là Bonji (梵字) “Phạn Tự”.


Thủ bản Sanscrit của Bát Nhã Tâm Kinh viết bằng văn tự Siddhaṃ (Thư Viện Pháp Quốc)

 

MẪU TỰ CHỮ Siddhaṃ

1. NGUYÊN ÂM

Độc Lập

La-tinh

Viết Với

Độc Lập

La-tinh

Viết Với

a

Ā

i

Ī

u

Ū

e

Ai

o

Au

aṃ

Aḥ

 

Độc Lập

La-tinh

Viết Với

Độc Lập

La-tinh

Viết Với  

 

 

 

 

Cách Viết Khác

 ā

 i

 i

 ī

 ī

 u

 ū

 o

 au

 aṃ

2. Phụ Âm


 

4. DEVANAGARI  देवनागरी लिपि

Nāgarī là loại văn tự thứ tư và ngày nay rất phổ biến dùng để viết Sanskrit. Mẫu tự Nāgarī hay Devanāgarī là loại văn tự phát triển từ những thể loại chữ viết gọi chung là “Văn Tự Guptaxuất hiện vào thế kỷ VIII. Loại chữ này bắt đầu được sử dụng vào thế kỷ X và cho đến thế kỷ XII thì bắt đầu thay thế văn tự Siddha (Tất Đàn) trước đó vốn là một loại văn tự Gupta phổ biến nhất dùng trong kinh luận Phật giáo. Đây cũng là lúc Phật giáo biến mất ở Ấn Độ. Cho nên sau đó dù văn tự Devanāgarī hoàn toàn thay thế chữ SiddhamẤn Độ nhưng không có ảnh hưởng gì trong giới học giả Phật giáo Á Đông. Phải chờ cho đến thế kỷ XIX, lúc người Ấn Độ khi viết Sanskrit chỉ dùng Devanāgarīhọc giả Tây phương bắt đầu học Sanskrit và Phật giáo qua văn tự Devanāgarī thì học giả Á Đông mới biết đến loại văn tự này. Cái tên Devanāgarī gồm hai chữ Sanskrit hợp lạideva (có nghĩa là thiên thần, thượng đế) và nāgarī là “thành thị”. Vì vậy Devanāgarī có nghĩa là “chữ viết của thành thị” hoặc “chữ viết của thành phố thần tiên” thường phổ biến ở miền bắc, để phân biệt với Nandināgarī là loại chữ nāgarī khác phổ biến ở miền nam.

Như đã nói ở Ấn Độ văn tự Devanāgarī chỉ bắt đầu sử dụng nhiều từ thế kỷ XII khi Phật giáo đã biến mất. Văn tự Devanāgarī tự thân cũng đã trải qua nhiều thay đổi lớn cho đến thế kỷ XVIII mới hoàn toàn định hình nên tự nó không có ảnh hưởng lớn với Phật giáo. Nhưng khi người Ấn Độ in kinh sách đều sử dụng chữ Devanāgarī và đến khi học giả Tây phương đều học Sanskrit bằng văn tự Devanāgarī thì nó đã trở nên văn tự của Sanskrit. Rồi từ đó các tác phẩm nghiên cứu hàn lâm về Phật học ra đời cũng dùng Devanāgarī thì học giả Á Đông mới chú ý và bắt đầu học Devanāgarī. Tuy nhiên lúc này các loại chữ Sanskrit-Latin cũng ra đời. Đây là các loại chữ dùng mẫu tự La Tinh để viết. Có rất nhiều loại “Sanskrit-Latin” khác nhau như IAST, ITRANS, ALA-LC, Harvard-Kyoto trong đó có loại IAST là phổ biến nhất. Văn tự IAST (International Alphabet of Sanskrit Transliteration) hiện nay đang được viết để thay cho mẫu tự Devanāgarī. Loại chữ IAST càng ngày càng phổ biến và hiện nay là phương tiện rất tốt để học Sanskrit và học Devanāgarī.

Tuy hiện tại người ta vẫn phải biết Devanāgarī, vì hiện nay mẫu tự Devanāgarī rất phổ biến. Giống như mẫu tự La tinh được dùng trong nhiều ngôn ngữ (như chữ Quốc Ngữ của Việt Nam) hiện nay mẫu tự Devanāgarī ngoài Sanskrit còn đang được dùng để viết nhiều loại ngôn ngữ như Pāli, Magahi, Hindi, Napali, Kasmiri, Magahi, Awadhi, Shina, Sindhi, Suuwar và rất nhiều ngôn ngữ khác. Cho nên khi đến các quốc gia như Ấn Độ, Nepal v.v. chúng ta thấy các bảng chữ dùng mẫu tự Devanāgarī khắp nơi, nhưng nên nhớ nó không phải là Sanskrit (Phạn ngữ) như ta tưởng, mà là các chỉ là chữ Hindi, Nepalese v.v.

Vì sự quan trọng trong việc học Sanskrit, cho nên trong sách này ở phần phụ lục tôi cho in lại nguyên văn 5 chương đầu của sách Tự Học Sanskrit đã được xuất bản gần bốn chục năm trước.[35]Devanāgari là thối thân của các loại văn tự trước nó như Brahmi hay Siddhaṃ, nên năm chương này tuy là giới thiệu sơ lược về cấu tạovăn pháp cơ bản của Devanāgarī nhưng có thể coi như dẫn nhập chung của các loại văn tự Brahmi hay Siddhaṃ. Cho nên ở đây thay vì giới thiệu nhiều về văn tự Devanāgarī tôi chỉ cho in môt bản nhỏ về mẫu tự chữ Devanāgarī

Nguyên Âm Devanāgarī và IAST

 अ

 a

 

   आ

   ā

 इ

 I

   ई

   ī

 उ

 u

   ऊ

    ū

 ऋ

 ṛ

   ॠ

   ṝ

 ऌ

 ḷ

   ॡ

   ḹ

 ए

 E

   ऐ

  ai

 ओ

 o

   औ

  au

 

5. IAST

 

IAST (International Alphabet of Sanskrit Transliteration) ngày nay là loại văn tự phổ biến nhất để viết Sanskrit. Nhưng chúng ta cũng nên biết ngoài IAST còn có nhiều loại chữ khác cũng dùng mẫu tự La tinh để viết Sanskrit như ITRANS, ALA-LC và đặc biệt Harvard-Kyoto là loại mẫu tự không cần dùng thêm các dấu riêng (diacritic marks) như IAST. Tuy nhiên cho đến nay IAST được các học giả ưa chuộng hơn cả và được dùng trong các sách báo và nghiên cứu kinh viện nên IAST cũng còn được gọi là “scientic Sanskrit” (chữ Sanskrit khoa học). Chữ IAST hiện nay đang được viết để thay cho mẫu tự Devanāgarī và là phương tiện rất tốt để học Sanskrit mà không cần qua trung gian văn tự Devanāgarī. Và chữ IAST cũng dần dần đang được “Anh hóa” có nghĩa là bỏ dần các chữ có “dấu”. Cá nhân tôi thích chọn cách trung dung, nghĩa là chỉ cần viết chữ đầy đủ dấu lần đầu rồi sau đó không cần viết đủ dấu. Thí dụ lần đầu viết đầy đủ Brāhmī, Kharoṣṭi, Siddhaṃ, Devanāgarī thì những lần sau chỉ cần viết là Brahmi, Kharosthi, Siddham, Devanāgari là đủ (vì người thực sự có đọc sách Phật học Anh ngữ và Pháp ngữ đều sẽ hiểu Brahmi là Brāhmī, Devanagari là Devanāgarī, Siddham là Siddhaṃ).
Với sự trợ giúp của kỹ thuật điện toán càng ngày càng phổ biến, tôi nghĩ IAST sẽ là loại chữ viết thứ năm thay thế cho cả bốn loại văn tự phổ biến trong quá khứ là Kharosthi, Brahmi, Siddhaṃ và Devanāgarī. Hiện nay với một computer bình thường nếu có gắn nhu liệu sử lý văn bản, mọi người có thể chuyển mọi văn bản từ bốn loại văn tự này qua IAST như chúng ta chuyển các văn bản chữ Hán (chữ Hoa) qua chữ Hán-Việt (Quốc Ngữ). Tuy nhiên thực tế ngày nay người học Sanskrit vẫn học song song IAST với Devanagari, nhưng trên các sử lý văn bản đều có phần mềm chuyển qua lại từ Devanagari qua latin “sanskrit Devanagari > Latin conversion” (xin xem phụ bản 5 chương của sách Tự Học Sanskrit của tôi xuất bản từ năm 1985). Thí dụ câu thần chú Gate quen thuộc “yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yêt-đế, bồ-đề tát-bà-ha” (揭帝 揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝 菩提 薩婆訶) viết bằng Devanagari và IAST có thể chuyển dịch qua lẫn nhau bằng thảo chương sử lý văn bản đơn giản Lexigolos của WORD:
गते गते पारगते परसंगते बोधि सवाहा (Devanāgarī)
gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā (IAST)
Trong phần Phụ Lục gồm 5 chương đầu tiên của sách Tự Học Sanskrit, chúng ta sẽ có dịp nói thêm về hai loại văn tự Devanāgarī và IAST.
THÍ DỤ
Đoạn Mở Đầu Kinh Kim Cương Năng Đoạn Bằng IAST
evaṃ mayā śrutam| ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṃ viharati sma jetavane'nāthapiṇḍadasyārāme mahatā bhikṣusaṃghena sārthaṃ trayodaśabhirbhikṣuśataiḥ saṃbahulaiśca bodhisattvairmahāsattvaiḥ| atha khalu bhagavān pūrvāhṇakālasamaye nivāsya pātracīvaramādāya śrāvastīṃ mahānagarīṃ piṇḍāya prāvikṣat| atha khalu bhagavān śrāvastīṃ mahānagarīṃ piṇḍāya caritvā kṛtabhaktakṛtyaḥ paścādbhaktapiṇḍapātapratikrāntaḥ pātracīvaraṃ pratiśāmya pādau prakṣālya nyaṣīdatprajñapta evāsane paryaṅkamābhujya ṛjuṃ kāyaṃ praṇidhāya pratimukhīṃ smṛtimupasthāpya| atha khalu saṃbahulā bhikṣavo yena bhagavāṃstenopasaṃkrāman| upasaṃkramya bhagavataḥ pādau śirobhirabhivandya bhagavantaṃ triṣpradakṣiṇīkṛtya ekānte nyaṣīdan||1||
Dịch Hán Văn
如是我聞:一時,佛在舍衛國祇樹給孤獨園,與大比丘眾千二百五十人。爾時,世尊食時,著衣持鉢,入舍衛大城乞食。於其城中,次第乞已,還至本處。飯食訖,收衣鉢,洗足已,敷座而坐。
Âm Hán-Việt
Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên dữ đại Tỳ-kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân. Nhĩ thời Thế Tôn thực thời, trước y trì bát, nhập Xá-vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bản xứ. Phạn thực ngật, thu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa.
Dịch Việt Văn
Tôi nghe như vậy: Một hôm Đức Phật ở rừng Kỳ Đà, trong vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ cùng với đại chúng tỳ kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị. Khi đó dến giờ thọ trai, nên Đức Phật đắp y mang bát vào thành Xá Vệ khất thức. Trong thành Đức Phật theo thứ lớp khất thực rồi trở về nơi cũ. Thọ trai xong, ngài dẹp y bát, rửa chân, trải tòa ngồi.


[1] Danh sách 64 loại chữ (lipi) theo kinh Lalitha Vistaram đã được dùng để chép kinh là: 1. Brahmi 2. Kharosti 3. Pushkarasara lipi 4. Anga-lipi 5. Vanga-lipi 6. Magadha-lipi 7. Mangalya-lipi 8. Anguliya-lipi 9. Sakara-lipi 10. Brahmava-lipi 11. Parushya-lipi 12. Dravida-lipi 13. Kirata-lipi 14. Dakshinya-lipi 15. Ugra-lipi 16. Samkhya-lipi 17. Anuloma-lipi 18. Avamurdha-lipi 19. Darada-lipi 20. Khasya-lipi 21. Cina-lipi 22. Luna-lipi 23. Huna-lipi 24. Madhyaksaravistara-lipi 25. Puspa-lipi 26. Deva-lipi 27. Naga-lipi 28. Yaksa-lipi 29. Gandhava-lipi 30. Kinnara-lipi 31. Mhoragalipi 32. Asura-lipi 33. Garuda-lipi 34. Mrgacakra-lipi 35. Vayasaruta-lipi 36. Bhaumadevi-lipi 37. Antariksadeva-lipi 38. Uttarakurudvipa-lipi 39. Aparagaudana-lipi 40. Purvavideha-lipi 41. Utksepa-lipi 42. Niksepavarta-lipi 43. Viksepa-lipi 44. Praksepa-lipi 45. Sagara-lipi 46. Vajra-lipi 47. Lekhapratilekha-lipi 48. Anudruta-lipi 49. Sastravarta-lipi 50. Gananavarta-lipi 51. Utksepavarta-lipi 52. Niksepavarta-lipi 53. Padalikhita-lipi 54. Dviruttarapadasandhi-lipi 55. Yavaddasottarapadasandhi-lipi 56. Madhyaharini-lipi 57. Sarvarutasamgrahanilipi 58. Vidyanulomavimisritalipi 59. Rsitapastaptarocamanalipi 60. Dharanipreksinilipi 61. Gaganapreksinilipi 62. Sarvausadhinisyandalipi 63. Sarvasarasamgrahinilipi 64. Sarvabhutarutagrahanilipi.

[2] Đây là thời kỳ của vị vua Phật giáo Ca-nị-sắc-ca (Kaniṣka lên ngôi năm 120) của đế quốc Quí Sương (Kushan 50-300) – Kinh luận Huyền Trang mang về đại đa số viết bằng Siddham trái với La Thập dùng là văn tự Brahmi.

[3] Thí dụ câu “Trăm năm trong cõi người ta” là viết theo mẫu tự La-tinh, còn 𤾓𢆥𡧲𡎝𠊚嗟 là viết theo ‘mẫu tự’ chữ Hán. Hiện nay chúng ta đọc câu này theo mẫu tự La-tinh (chữ quốc ngữ) nhưng không khác gì câu viết chữ Nôm

[4] Xem chương viết về Gandhāravăn tự Kharosthi ở sau.

[5] Một phần tàn bản “Gandhari Dharmapada” được nhà du hành người Pháp là Dutreuit de Rhins tìm thấy vào năm 1892. Cũng trong khoảng thời gian này viên lãnh sự người Nga cũng mua được một số mảnh khác. Trải qua rất nhiều nghiên cứu riêng biệt, đến năm 1962 giáo sư Sanskrit của Đại học LondonJohn Borough mới tổng hợp cả hai văn bản và cho xuất bản The Gandhari Dharmapada (Oxford University Press). Giáo Sư Borough cũng so sánh 26 chương của văn bản này trùng hợp với số chương của bản truyền thống Pāli Dhammapada, nhưng nhiều hơn bản Pāli đến 120 kệ.

[6] Xem phụ lục về kinh Phật viết bằng văn tự Kharosthi trên vỏ cây Bu-lô tìm được ở Gandhara ở phần sau.

[7] Salomon, Richard. The Buddhist Literature of Ancient Gandhāra, An introduction with Selected Translations. Tr. xvii

[8] Brough, John, ed. The Gandhari Dharmapada. London: Oxford University Press, 1962.

[9] Vira, Raghu and Lokesh Chandra, editors, Gilgit Buddhist Manuscripts. [1995], Delhi, Satguru 1995, 3 volumes, 3368 facsimilies.

[10] Quan điểm Phật giáo Đại Thừa phát triển từ Nhất Thiết Hữu (sarvāstivāda) đã được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận. Tuy nhiên tôi chưa tìm thấy nghiên cứu quan trọng nào về đề tài này, ngoài sự kiệnThế Thân (vasubandhu 316-396) quả thật trước khi chuyển qua Đại thừa sư là tu sĩ Nhất Thiết Hữu Bộ.

[11] Behrendt, Kurt & Pia Brancaccio, Gandharan Buddhism: Archaeology, Art, and Texts, 2006 p. 11

[12] Từ đây đã mở màn cho cảm một công trình nghiên cứu mới về lịch sửvăn học Phật giáo và về cổ tự Kharosthi. Vì vậy sách này phải có một chương riêng để viết về sự kiệncông trình khai phá các dư liệu này trong phần sau.

[13] Bản tin mới nhất ngày 19 tháng 9 năm 2019, Tamil Nadu State Archhaeology Department Commisioner thông báo cho biết tìm ra dấu vết của loại chữ “Tamil Brami” ở trên nhiều đố đất nung ở Keezhadi gần Madurai, Tamil Nadu (Indus Valley) có niên đại 580 trước Dương lịch.

[15] Vũ Thế Ngọc, Nghiên Cứu Chữ Hán và tiếng Hán Việt, Eatwest Institute, 1985

[16] Ruppel A.M. The Cambridge Introduction to Sanskrit. Cambridge University Press. 2017, tr. 1-2

[17] A Dục Đại Đế (Aśoka) là cháu nội của Chandragupta Maurya, người sáng lập ra triều đại Maurya.

[18] Theo tác phẩm “Luận Sử” (Kathāvatthu) nói rõ các tu sĩquan điểm khác với Moggaliputtra đều bị coi là ngoại đạo và không được tham dự. Sự việc này cho thấy các kinh điển kết tập trong Kỳ Kết tập III không phải là toàn bộ kinh điển Phật giáo bấy giờ.

[19] Sau vua Aśoka là vị hoàng đế nổi tiếng là người bảo trợ Phật giáo thì hoàng đế Ca-nị-sắc-ca (Kaniṣka) của đế quốc Quí Sương, cũng là vị nổi tiếng bảo trợ Phật Pháp.

[20] Louis Renou; Jagbans Kishore BalbirA history of Sanskrit language. 2004, tr. 1-59

[21] 198 script that ultimately derive from itTrautmann, ThomasLanguages and Nations: The Dravidian Proof in Colonial Madras. University of California Press, 2006, tr.64

[23] Lẽ dĩ nhiên các tự viện ở các quốc gia này (giống như ở Trung Hoa hay Việt Nam) vẫn còn giữ các bảng tên, văn bản viết bằng chữ Tất Đàn (chủ yếu là các thần chú, mantra).

[24] Solomon về Brahmi

[25] Thập Trụ Luận chia giáo pháp thành mười trụ quan trọng: Cấp I là đạo đức trí thức cơ bản, cấp 2 là Khổng giáo là nơi thực hiện các đức hạnh thế gian nhưng chưa quan tâm đến giác ngộ, cấp 3 là Lão giáo chủ về pháp vô vi thanh tĩnh, cấp 4 là Thanh văn thừa chủ dạy về giáo pháp vô ngã, Cấp 5 là Duyên Giác dạy tri kiến về thập nhị nhân duyên vô ngãvô thường, cấp 6 là giáo pháp Pháp tướng tông, cấp 7 là Tam luận tông, cấp 8 là Thiên thai tông, cáp 9 là Hoa nghiêm tông, cấp 10 là Chân ngôn tông.

[26] Trong sách Vũ Thế Ngọc, Tự Học Sanskrit (1985) có chương “Sanskrit với Siddham.” Đây có lẽ là tài liệu đầu tiên viết về chữ Tất Đàn bằng Việt ngữ.

[27] Bất Không Kim Cương là một trong bốn đại dịch giả (Chân Đế, La Thập, Huyền Trang, Bất Không) trong lịch sử dịch kinh Phật của Trung Hoa. Xem Vũ Thế Ngọc, Bát Nhã Tâm Kinh: Tổ Long Thọ Giảng, nxb Hồng Đức 2019.

[28] Chữ Hoa (Hán văn) cơ bản là ngôn ngữ đơn âm, vốn là loại chữ tượng hình (nguyên khối) cho nên hầu như hoàn toàn khác biệt với Sanskrit cơ bản là ngôn ngữ đa âm inflection và dùng loại chữ cái (alphabet) biểu âm. Cho nên việc học Sanskrit rất khó khăn. Trước đây chủ yếu học Phạn ngữ ở Trung Hoa là chỉ là ký âm – Thí dụ để “viết” câu “bát nhã ba la mật đa tâm kinh” (prajnā parāmitā dṛayam sūtra) thì người Hoa phải dùng chữ Hán để ký âm là “bát ra nga nhưỡng bá ra nhị đa hột lí na đã tốt đát lãm” mà người học sẽ phải từ các chữ Hán ghi âm này để học Phạn ngữ (thí dụ “bát ra nga nhưỡng” là prajnā, “bá ra nhị đa” là parāmitā, “hột lí na đã” là dṛayam, “tốt đã lãm” là sūtra.). Thí dụ trên cho thấy việc học và dịch kinh Phạn ngữ vô cùng phức tạp và khó khăn. Cho nên một khi kinh luận Phạn văn đã được dịch ra Hán văn thì rất hiếm người đủ can đảm để học Phạn văn nữa.

[29] Như thường lệ, trong các bình luận về Phật giáo tôi vẫn chỉ viết là “Phật giáo Trung Hoa” tránh nói đến “Phật giáo Việt Nam” vì chỉ gây tranh cãi vô ích

[30] Lẽ dĩ nhiên vẫn có một số đại sư thật thụ như Thái Hư hay Ấn Thuận đều là các học giả sâu sắc, nhưng đại đa số các tu sĩ khác, dù có thể đi học đại học vài năm, nhưng thường không đi vào lãnh vực nghiên cứu giáo pháp và các “phật sự” của họ thì chủ đạo là việc quan hôn tang tế hoặc “cứu tế an sinh” hay “tâm lý trị liệu” thay cho các cơ quan y tế xã hội của nhà nước chính quyền. Chính quyền cũng ủng hộ các hoạt động này vì không gây bất an về mặt chính trị.

[31] Tại sao Mật tông (Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu) không truyền bá sâu hơn ở Trung Hoa dù đã có một thời gian dài là quốc giáo của nhà Nguyên nhà Thanh trong 400 năm?

[32] Đây cũng là trường hợp Vườn thiền hay như Trà Đạo phát triển ở Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ thời Đường Tống nhưng đã thất truyền ở chính lục địa. Đi sâu vào lịch sử kinh luận chúng ta sẽ còn thấy rất nhiều việc tương tự.

[33] Trautmann, Thomas (2006). Sách đã dẫn, tr.64

[34] Kinh Bà La Môn Lipisala samdarshana parivarta liệt kê đến 64 lipi (loại chữ viết) trong đó Brahmi đứng đầu danh sách. Kinh Phật giáo Lalitavistara Sūtra (Phổ Diệu Kinh) cũng nói rằng lúc còn là thái tử, Đức Phật học thông thạo chữ Brahmi và các loại chữ viết đương thời.

[35] Vũ  Thế Ngọc, Tự Học Sanskrit, Eastwest Institute, 1985

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/09/2013(Xem: 53235)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.