Kinh Chuyển Pháp Luân Tương Ưng Bộ, Dhammcakkappavattana Sutta

15/08/201012:00 SA(Xem: 37106)
Kinh Chuyển Pháp Luân Tương Ưng Bộ, Dhammcakkappavattana Sutta
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
TƯƠNG ƯNG BỘ, DHAMMCAKKAPPAVATTANA SUTTA


Giới thiệu: Đây là bài Pháp đầu tiên Đức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo. Bài Pháp nầy tóm tắt các điểm chính yếu của Đạo Giải Thoát, đó là Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo

Sau đây là bản dịch của Phạm Kim Khánh trong quyển "Đức Phật và Phật Pháp", nguyên tác của Hòa Thượng Narada (The Buddha and His Teachings). Ngoài ra, còn có một bản dịch khác của Hòa Thượng Thích Minh Châu trong Tương Ưng Bộ Kinh do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam (Chùa Vạn Hạnh) xuất bản năm 1993, và một bản lược dịch của HT Thích Thiện Châu (xem phần cuối).

Lúc ấy tôi có nghe như thế này: 

Một thời nọ, lúc Đức Thế Tôn ngự tại vườn Lộc Uyển (1) xứ Isipatana (2), gần Benares, Ngài dạy năm vị tỳ khưu như sau:

"Hỡi nầy các Tỳ Khưu, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh: 

Sự dể duôi trong dục lạc (3) -- là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhơn, và vô ích
Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh (4) -- là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhơn, và vô ích
Từ bỏ cả hai cực đoan ấy, Như Lai (5) đã chứng ngộ con đường Trung Đạo (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu) và tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya) (6), trí tuệ cao siêu (abhinnãya) (7), giác ngộ (sambhodhaya) (6) và Niết Bàn.

Hỡi các Tỳ Khưu, con đường Trung ĐạoNhư Lai đã chứng ngộ, con đường đem lại nhãn quan và tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộNiết Bàn là gì?

Chính là Bát Chánh Đạo (con đường có tám chi) -- là Chánh Kiến (samma ditthi), Chánh Tư Duy (samma samkappa), Chánh Ngữ (samma vaca), Chánh Nghiệp (samma kammanta), Chánh Mạng (samma ajiva), Chánh Tinh Tấn (samma vayama), Chánh Niệm (samma sati), và Chánh Định (samma samadhi). Hỡi này các Tỳ Khưu, đó là con đường Trung ĐạoNhư Lai đã chứng ngộ

(Đức Phật giảng tiếp:)

Hỡi này các Tỳ Khưu, bây giờ, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Sự Khổ (dukkha - ariya - sacca, khổ thánh đế):

Sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, tử là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, tóm lại chính thân ngủ uẩn là khổ (9).

Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Nguồn Gốc của Sự Khổ (dukkha-samudaya-ariya-sacca, tập khổ thánh đế):

Chính Ái Dụcnguyên nhân của sự tái sanh (ponobhavika). Ái hợp với tâm thiết tha khao khát, bám víu cái nầy hay cái kia (đời sống). Chính là Ái, đeo níu theo nhục dục ngũ trần (kamatanha), ái, đeo níu theo sự sinh tồn (bhavatanha, sanh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng vạn vậttrường tồn vĩnh cửu), và ái, đeo níu theo ý tưởng không sinh tồn (vibhavatanha, vô sanh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng sau cái chết là hư vô).

Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Sự Diệt Khổ (dukkha-nirodha-ariya-sacca, diệt khổ thánh đế): 

Đó là sự xa lánh trọn vẹn và sự tận diệt chính cái ái ấy. Đó là sự rời bỏ, sự từ khước, sự thoát ly, và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục.

Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là Chơn Lý về Con Đường dẩn đến Sự Diệt Khổ (dukkha-nirodha-gamini-patipada-ariya-sacca, đạo diệt khổ thánh đế):

Đó là Bát Chánh Đạo: Chánh Kiến , Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn , Chánh Niệm, và Chánh Định.

I-1) Đây là Khổ Thánh Đế 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

I-2) Khổ Thánh Đế này phải được nhận thức (parinneya) 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

I-3) Khổ Thánh Đế này đã được nhận thức (parinnata). 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

II-1) Đây là Tập Khổ Đế 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

II-2) Tập Khổ Đế nầy phải được tận diệt (pahatabba) 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

II-3) Tập Khổ Thánh Đế này đã được tận diệt (pahinam) 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai.

III-1) Đây là Diệt Khổ Thánh Đế 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

III-2) Diệt Khổ Thánh Đế nầy phải được chứng ngộ (sacchikatabba) 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

III-3) Diệt Khổ Chánh Đế nầy đã được chứng ngộ (sacchikatam) 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

IV-1) Đây là Đạo Diệt Khổ Thánh Đế 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

IV-2) Đạo Diệt Khổ Thánh Đế nầy phải được phát triển (bhavetabbam) 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

IV-3) Đạo Diệt Khổ Thánh Đế nầy đã được phát triển (bhavitam) 

Như vậy, hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.

(Để kết luận bài Pháp, Đức Phật, dạy:) 

Hỡi này các Tỳ Khưu , ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức (10) chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma VươngPhạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma sambodhim)

Đến khi, hỡi này các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ thì, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma VươngPhạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

lúc ấy tri kiếntuệ giác phát sanh đến Như Lai (nanadassana) -- Tâm của Như Lai đã hoàn toàn giải thoát một cách vững chắc, không còn lay chuyển, và đây là kiếp sống cuối cùng, không còn sinh tồn nào khác nữa (11)."

Đức Phật giảng như thế ấy và các vị Tỳ Khưu lấy làm hoan hỷ tán dương lời dạy của Đức Thế Tôn

Khi Đức Phật giảng xong bài Pháp, Pháp Nhãn (Dhammacakkhu) (12) của Ngài Kiều-Trần-Như (Kondanna) không còn vướng bụi, hết bợn nhơ, và Ngài thấy rằng: "cái gì có sanh tức phải có diệt " (13).

Lúc Đức Thế Tôn chuyển Pháp Luân, chư Thiên trên quả địa cầu hoan hô: "Pháp luân này quả thật tuyệt diệu! Không có sa môn, bà la môn, chư Thiên, Ma Vương hay Phạm Thiên nào trên thế gian có thể giảng được, Đức Thế Tôn đã vận chuyển Pháp Luân tại vườn Lộc Uyển, chổ Chư-Thiên-Đọa Xứ (Isipatana) gần Ba-La-Nại (Benares)."

Nghe như vậy chư thiên ở các cung Trời Tứ Đại Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại, và chư Thiên ở cõi Phạm Chúng Thiên, Brahma Purohita, Đại Phạm Thiên, Thiều Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, Quang Âm Thiên, Thiều Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Biến Tịnh Thiên, Quang Quả Thiên, Vô Tưởng Thiên, Vô Phiên Thiên, và chư Thiêncảnh giới Hoàn Toàn Tinh Khiết, cảnh giới Trường Cửu, Thanh Tịnh, Đẹp Đẽ, Quang Đảng và Tối Thượng, cũng đồng thanh hoan hô.

Chính tại lúc ấy, trong khoảnh khắc ấy, tiếng hoan hô thấu đến cỏi Phạm Thiên. Mười ngàn thế giới ấy chấn động, lung lay và rung chuyển mạnh mẽ.

Một hào quang rực rỡ phát chiếu, rọi sáng thế gian, sáng tỏ hơn hào quang của chư Thiên nhiều. Đức Thế Tôn nói: "Kondanna quả đã chứng ngộ, Kondanna quả đã chứng ngộ ".

Do đó Ngài Kondanna có tên là Annata Kondanna (A nhã Kiều Trần Như).

Kinh Chuyển Pháp Luân
Dhammcakkappavattana sutta

Chú thích:

1 Mahavagga tr. 10, Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ), quyển V, trang 420. 
2 Hiện nay là Sarnath, nơi mà, trong một tiền kiếp. Đức Thế Tôn đã hy sinh mạng sống để cứu một con thỏ cái đang lâm nạn cùng với một thỏ con chưa sanh. Trong kiếp sống ấy Bồ Tát có tên là Saranganatha, người bảo vệ loài nai, do đó có tên hiện tại của nơi nầy là Sarnath. 
3 Kamasukhallikanuyoga. 
4 Attakilamathanuyoga. 
5 Đúng theo nghĩa "Người đã đến như thế ấy" hay "Người đã đi như thế ấy." Đức Phật thường dùng hình dung từ nầy để tự xưng. 
6 Chế ngự dục vọng
7 Chứng ngộ Tứ Diệu Đế
8 Thành đạt bốn đạo và bốn quả. 
9 Pancupadanakkhandha -- Theo Phật Giáo, cái được gọi là chúng sanh gồm năm nhóm hay năm uẩn là: Sắc (rupa, vật chất), Thọ (Vedana), Tưởng (sanna), Hành (samkhara) và Thức (Vinnana). Đó là năm thành phần tâm-vật-lý cấu tạo nên một chúng sanh. Săc gồm những năng lực và đặc tánh. Tâm gồm những trạng thái tâm (cetasikas, tâm sở). Có tất cả năm mươi hai tâm sở. Trong năm mươi hai tâm sở ấy, Thọ (vedanna) và Tưởng (sanna) được kể như hai nhóm riêng biệt. Năm mươi tâm sở còn lại được gọi chung là Hành (samkhara). 
10 Mỗi Đế có ba sắc thái, vậy bốn Đế gồm tất cả mười hai phương thức. 
11 Ám chỉ quả vị A La Hán (arahattaphala). 
12 Dhammacakkhu - Pháp Nhãn - Có nghĩa là một trong ba thánh đạo: Tu Đà Hườn, Tư Dà Hàm, và A Na Hàm. Lúc ấy ngài Kiều Trần Như đắc quả Tu Đà Hườn. Về sau các vị kia cũng đắc Tu Đà Hườn như vậy. 
13 Yam kinci Samudayadhammam sabbam tam nirodha dhammam. 

Bản lược dịch của HT Thích Thiện Châu
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN

Tôi nghe như vầy: Một thời Thế tôn ở trong Lộc Uyển, tại I-si-pa-ta-na, gần Bâ-râ-nâ-si. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nói với đoàn năm Tỳ kheo rằng:

Có hai điều cực đoan mà người xuất gia không nên làm theo. Những gì là hai? Một là đắm say dục lạc thấp hèn, đê tiện, phàm phu, không ích lợi, không cao cả. Hai là lao mình trong khổ hạnh, đau khổ, không cao cả, không ích lợi.

Này các Tỳ kheo, xa lánh hai điều cực đoan này. Như Lai chánh giác chứng ngộ Trung đạo, phát sinh sự thấy, sự hiểu, đưa đến an tịnh, thắng trí, Niết bàn.

Này các Tỳ kheo, thế nào là Trung đạo do Như lai chánh giác chứng ngộ, phát sinh sự thấy, sự hiểu, đưa đến an tịnh, thắng trí, Niết bàn? Đó là Thánh đạo tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định

Này các Tỳ kheo, tâm Thánh đạo này là Trung đạo do Như Lai chánh giác chứng ngộ, phát sinh sự thấy, sự hiểu, đưa đến an tịnh, thắng trí, Niết bàn.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, oán thù tụ hội là khổ, thương yêu biệt ly là khổ, mong cầu không được là khổ; tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Này các Tỳ kheo. Đây là thánh đế về Khổ nhân: chính ái dục dẫn đến tái sanh, do ái cấu kết với hỷ và tham, tìm kiếm thú vui nơi này chỗ khác; tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ diệt: chính là ly tham đoạn diệt hoàn toàn, xả bỏ, giải thoát, không chấp trước ái dục.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt: chính là Thánh đạo tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ cần phải hiểu rõ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ đã được hiểu rõ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ nhân, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ nhân cần phải đoạn trừ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ nhân đã được đoạn trừ, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ diệt, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về Khổ diệt đã được chứng đạt, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt, đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, đây là thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, là điều đối với các pháp từ trước chưa từng nghe, nơi Ta nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Này các Tỳ kheo, cho đến khi nào tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba chuyển, mười hai tướng như trên không hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta không tự nhận chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người.

Này các Tỳ kheo, khi nào mà tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba chuyển và mười hai tướng hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta mới tự nhận đã chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người. Bấy giờ, tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta; đây là lần sinh cuối cùng, Ta không tái sinh nữa".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, đoàn năm Tỳ kheo hoan hỷ tín thọ lời Phật dạy. Trong lúc nghe pháp, Tôn giả Kondanna khởi lên pháp nhãn thanh tịnh không ô nhiễm như sau: "Tất cả các pháp do nhân duyên khởi ra đều bị hoại diệt".

HT Thích Thiện Châu lược dịch
 
 

English version:

Samyutta Nikaya, V-420

Setting in Motion the Wheel of the Dhamma
translated by Bhikkhu Bodhi

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Baranasi in the Deer Park at Isipatana. There the Blessed One addressed the bhikkhus of the group of five thus:

"Bhikkhus, these two extremes should not be followed by one who has gone forth into homelessness. What two? The pursuit of sensual happiness in sensual pleasures, which is low, vulgar, the way of worldlings, ignoble, unbeneficial; and the pursuit of self-mortification, which is painful, ignoble, unbeneficial. Without veering towards either of these extremes, the Tathagata has awakened to the middle way, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbana.

"And what, bhikkhus, is that middle way awakened to by the Tathagata, which gives rise to vision, which leads to Nibbana? It is this noble eightfold path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration. This, bhikkhus, is that middle way awakened to by the Tathagata, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbana.

"Now this, bhikkhus, is the noble truth of suffering: birth is suffering, aging is suffering, illness is suffering, death is suffering; union with what is displeasing is suffering; separation from what is pleasing is suffering; not to get what one wants is suffering; in brief, the five aggregates subject to clinging are suffering.

"Now this, bhikkhus, is the noble truth of the origin of suffering: it is this craving which leads to re-becoming, accompanied by delight and lust, seeking delight here and there; that is, craving for sensual pleasures, craving for becoming, craving for disbecoming.

"Now this, bhikkhus, is the noble truth of the cessation of suffering: it is the remainderless fading away and cessation of that same craving, the giving up and relinquishing of it, freedom from it, non-reliance on it.

"Now this, bhikkhus, is the noble truth of the way leading to the cessation of suffering: it is this noble eightfold path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration.

"This is the noble truth of suffering: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This noble truth of suffering is to be fully understood: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This noble truth of suffering has been fully understood: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This is the noble truth of the origin of suffering: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This noble truth of the origin of suffering is to be abandoned: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This noble truth of the origin of suffering has been abandoned: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This is the noble truth of the cessation of suffering: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This noble truth of the cessation of suffering is to be realized: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This noble truth of the cessation of suffering has been realized: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This is the noble truth of the way leading to the cessation of suffering: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This noble truth of the way leading to the cessation of suffering is to be developed: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"This noble truth of the way leading to the cessation of suffering has been developed: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light. 

"So long, bhikkhus, as my knowledge and vision of these four noble truths as they really are in their three phases and twelve aspects was not thoroughly purified in this way [*], I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this generation with its recluses and brahmins, its devas and humans. But when my knowledge and vision of these four noble truths as they really are in their three phases and twelve aspects was thoroughly purified in this way, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this generation with its recluses and brahmins, its devas and humans. The knowledge and the vision arose in me: 'Unshakeable is the liberation of my mind. This is my last birth. Now there is no more re-becoming.'"

This is what the Blessed One said. Being pleased, the bhikkhus of the group of five delighted in the Blessed One's statement. And while this discourse was being spoken, there arose in the Venerable Kondanna the dust-free, stainless vision of the Dhamma: "Whatever is subject to origination is all subject to cessation."

And when the Wheel of the Dhamma had been set in motion by the Blessed One, the earth devas raised a cry: "At Baranasi, in the Deer Park at Isipatana, this unsurpassed Wheel of the Dhamma has been set in motion by the Blessed One, which cannot be stopped by any recluse or brahmin or deva or Mara or Brahma or by anyone in the world." 

Having heard the cry of the earth devas, the devas of the realm of the Four Great Kings raised a cry: "At Baranasi, in the Deer Park at Isipatana, this unsurpassed Wheel of the Dhamma has been set in motion by the Blessed One, which cannot be stopped by any recluse or brahmin or deva or Mara or Brahma or by anyone in the world." 

Having heard the cry of the devas of the realm of the Four Great Kings, the Tavatimsa devas, the Yama devas, the Tusita devas, the Nimmanarati devas, the Paranimmitavasavatti devas, the devas of Brahma's company raised a cry: "At Baranasi, in the Deer Park at Isipatana, this unsurpassed Wheel of the Dhamma has been set in motion by the Blessed One, which cannot be stopped by any recluse or brahmin or deva or Mara or Brahma or by anyone in the world."

Thus at that moment, at that instant, at that second, the cry spread as far as the Brahma-world, and this ten thousandfold world-system shook, quaked, and trembled, and an immeasurable glorious radiance appeared in the world surpassing the divine majesty of the devas.

Then the Blessed One uttered this inspired utterance: "Kodanna has indeed understood! Kodanna has indeed understood!" In this way the Venerable Kodanna acquired the name "Anna Kodanna", Kodanna Who Has Understood.

Notes:

[*] The three phases are:

(i) the knowledge of each truth, e.g., "This is the noble truth of suffering"; 
(ii) the knowledge of the task to be accomplished regarding each truth, e.g., "This noble truth of suffering is to be fully understood"; and 
(iii) the knowledge of accomplishment regarding each truth, e.g., "This noble truth of suffering has been fully understood."

The twelve modes are obtained by applying the three phases to the four truths.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2011(Xem: 43857)
11/09/2012(Xem: 48787)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.