Thư Viện Hoa Sen

Vào Rừng Không Động Cỏ, Vào Nước Không Gợn Sóng | Nguyễn Thế Đăng

27/08/20243:30 SA(Xem: 1632)
Vào Rừng Không Động Cỏ, Vào Nước Không Gợn Sóng | Nguyễn Thế Đăng

VÀO RỪNG KHÔNG ĐỘNG CỎ,
VÀO NƯỚC KHÔNG GỢN SÓNG

Nguyễn Thế Đăng


 

di tren mat nuocVào rừng không động cỏ, vào nước không gợn sóng” (Nhập lâm bất động thảo, nhập thủy bất lập ba) là một thiền ngữ nổi tiếng để chỉ một vị giải thoát đi trên cuộc đời này.

Sau đây chúng ta đi từ những Bộ kinh (Nikaya) của hệ Pali đến Thiền tôngkết thúc bằng những kinh Bát nhã, để học về cách đi trong cuộc đời mỗi người.

Vị chiến thắng không bại
Phiền não không thể theo
Ai có thể vạch ra
Vị không để dấu vết
Trong Phật giới vô biên?
(Kinh Pháp Cú, Phẩm Phật đà, 179)

Một bậc giác ngộ, một bậc A la hán, một đại Bồ tát đi và sống trên cõi đời mà không có dấu vết. Bởi vì chỉ có phiền não, nghiệp, mới để lại dấu vết.

Chữ Như Lai (Tathagata) có nghĩa là đến như vậy, và chữ Thiện Thệ (Sugata) có nghĩa khéo đi. Cả hai chữ đều có nghĩa là đến và đi không ồn ào, không gây xáo trộn, không gây tiếng động, chỉ có đem lại an vui, giải thoát không hình không tướng.

 

Trong kinh Angulimala Sutta, kể về tên cướp Angulimala “luôn luôn giết người, mang một vòng chuỗi làm bằng những ngón tay người”. Một hôm thấy đức Phật đang đi trên đường, tên cướp đuổi theo.

Rồi Thế Tôn hiện thần thông lực khiến tên cướp đi bằng hết tốc lực cũng không thể bắt kịp Thế Tôn đang đi với tốc độ bình thường. Angulimala đứng lại và gọi lớn:
- Hãy đứng lại Sa môn! Hãy đứng lại, Sa môn!
- Ta đã đứng rồi, này Angulimala. Và ngươi hãy đứng lại…
Thắc mắc, Angulimala nói bài kệ với Thế Tôn:
- Người đi lại nói: Ta đã đứng rồi.
Tôi đứng, người bảo: Sao ngươi không đứng?
Sa môn, tôi hỏi về ý nghĩa này
Sao người đã đứng, còn tôi không đứng?
- Angulimala, ta đã đứng rồi
Với mọi chúng sanh, ta bỏ trượng, kiếm
Còn ngươi, chưa kiềm chế với hữu tình
Do vậy, ta đã đứng, ngươi chưa đứng”.

Đức Phật đi với tốc độ bình thường, theo cái nhìn thấy của Angulimala, và nếu lúc đó chúng ta có ở đó, chúng ta cũng thấy và nói rằng đức Phật đang đi. Vậy mà sao đức Phật nói ngài không đi, vì ngài đã đứng từ lâu rồi. Đây có thể được xem là một nan đề, một “công án” về sự đi của Phật.

Mặc dầu kinh nói Phật hiện thần thông lực, nhưng vấn đề không phải ở đó, mà vấn đề là “ta đã đúng rồi”, và đứng có nghĩa là “đã bỏ trượng, kiếm”, đã bỏ bạo lực và các phiền não trong tâm đối với chúng sanh. Đây mới chính là thần thông tối cao, thần thông nguồn gốc sinh ra những thần thông trên thế giới vật lý.

Thấy có đi mà thật ra đã đứng, đây là ý nghĩa câu chuyện và cũng là chỗ tu hành cho các hành giả.

 

Đức Phật đã nói về việc đi qua khỏi, vượt qua sanh tử trong phẩm Cây lau:

Không đứng lại, không bước tới, Như Lai vượt khỏi bộc lưu”.

Bộc lưu là dòng nước chảy xiết của sanh tử. Và Phật đã vượt qua dòng nước chảy xiết của sanh tử, bằng cách “không đứng lại, không bước tới”.

 

Không những bước đi mà không đi, bước đi mà không gây tiếng động, về Khẩu, đức Phật cũng im lặng. Im lặng vĩnh viễn.

Danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), chữ Mâu Ni (Muni) vừa có nghĩa là bậc thánh, vừa có nghĩa là ‘bậc Im lặng’.

Thế nên, trong các kinh Đại thừa thường có câu nói: “Bốn mươi chín năm ta thuyết pháp, nhưng chưa từng nói một lời nào”.

 

Sau đây sẽ trích ra một vài câu chuyện Thiền, để cho chúng ta thấy một người “vào rừng không động cỏ, vào nước không gợn sóng” là thế nào.

 

*Thiền sư Triệu Châu dặn đệ tử: “Nơi nào có Phật hãy đi qua, nơi nào không có Phật chớ dừng lại”.

 

*Sư Tông Huệ (?-990) đến tham vấn Thiền sư Vân Môn.

Vân Môn hỏi: vừa rời nơi đâu?
Sư thưa: Tra Độ.
Vân Môn hỏi: Hạ vừa rồi ở đâu?
Sư thưa: Ở chùa Báo Từ, Hồ Nam.
Vân Môn: Rời chỗ ấy lúc nào?
Sư thưa: ngày 25 tháng 8.
Vân Môn nói: Tha cho ngươi ba gậy.

 

*Thiền sư Lâm Tế nói trong Ngữ lục:

thượng đường:

- Có một người mãi ở ngoài đường mà chẳng lìa nhà. Có một người lìa nhà mà chẳng ở giữa đường. Người nào đáng được trời, người cúng dường?

Bèn xuống tòa”.

 

*Có vị tăng hỏi Thiền sư Nghĩa Tồn Tuyết Phong:

- Hòa thượng gặp Đức Sơn được cái gì liền thôi?
Sư đáp:
- Ta đi tay không, về tay không.

 

*Thiền sư Linh Mặc (748-818), khi sắp tịch, tắm gội xong, thắp hương ngồi ngay thẳng, bảo chúng:

- Pháp thân hoàn toàn lặng lẽ, thị hiện có đến đi. Ngàn thánh đồng nguồn, vạn linh về một. Nay ta bọt tan đâu bởi hưng suy, không tự nhọc thân phải giữ chánh niệm. Nếu tuân lời dạy này là đền ơn ta, nếu cố trái lời thì chẳng phải con ta.

Có vị tăng hỏi:
- Hòa thượng đi về đâu?
Sư bảo:
- Không có chỗ đi.
- Sao con chẳng thấy?
- Chẳng phải chỗ mắt thấy.
Nó xong, an nhiên thị tịch, thọ 72 tuổi.

 

Kinh Phóng Quang Bát Nhã, phẩm Đại thừa như hư không (Tam tạng Vô La Xoa dịch) nói:

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Nói về Đại thừa thì không thấy lúc đến, không thấy khi đi, không thấy chỗ trụ. Vì sao thế? Vì các pháp không lay động, các pháp cũng không đi, không đến, không có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì tánh của năm ấm, tướng của năm ấm, sự của năm ấm, chân như của năm ấm cũng không đến, không đi, không chỗ trụ.

Tu Bồ Đề! Như lời ông nói, Đại thừa cũng chẳng thấy Đông Tây Nam Bắc, bốn góc, trên dưới, cho nên đại thừa bình đẳng với ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, vì vậy gọi là Đại thừa”.

 

Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật đa, Tam tạng Cưu Ma La Thập dịch, phẩm Thán tịnh:

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Thanh tịnh này chẳng tương tục.

Đức Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Những pháp nào chẳng tương tục nên thanh tịnh này chẳng tương tục?

Đức Phật nói: Vì sắc chẳng đi, chẳng tương tục nên thanh tịnh này chẳng tương tục. Cho đến nhất thiết chủng trí chẳng đi, chẳng tương tục nên thanh tịnh này chẳng tương tục.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Thanh tịnh này vô cấu (không vết dơ).

Đức Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Những pháp nào vô cấu nên thanh tịnh này vô cấu?

Đức Phật nói: Vì tánh sắc thường thanh tịnh nên thanh tịnh này vô cấu. Cho đến vì tánh nhất thiết chủng trí thường thanh tịnh nên thanh tịnh này vô cấu.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Thanh tịnh này vô sanh.

Đức Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Những pháp nào vô sanh nên thanh tịnh này vô sanh?

Đức Phật nói: Vì sắc vô sanh, cho đến nhất thiết chủng trí vô sanh nên thanh tịnh này vô sanh”.

 

Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Không thối chuyển nói:

Lại nữa Tu Bồ Đề! Đại Bồ tát tâm an trụ chẳng lay động, thâm nhập trí huệ, nhất tâm thọ nhận pháp và làm theo pháp, mọi sự việc thế gian đều hợp với Bát nhã ba la mật (tức là hợp với tánh Không). Chẳng thấy có sự nghiệp, việc làm nào mà chẳng nhập vào pháp tánh, thấy tất cả đều hợp với Bát nhã ba la mật. Đây là tướng không thối chuyển của đại Bồ tát không thối chuyển”.

 

Bồ tát thấy tánh Không, sống trong tánh không, nên mọi công việc, mọi hành động đều nhập vào pháp tánh, tức là tánh Không. Như vậy làm mà vẫn giải thoát, sống ở thế gian để hóa độ chúng sanh mà trọn cả cuộc đời đều “nhập vào pháp tánh”.

Bất thối chuyển là cấp độ tâm thức của Bồ tát Địa thứ Tám. Địa này còn được gọi là Bất động địaVô công dụng địa (“Tâm vô công dụng, trí nhậm vận”_ Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập địa, phần Địa thứ Tám).

Bởi vì bất động địa, vô công dụng địa, nên đi trong đời mà:

Vào rừng không động cỏ,
Vào nước không gợn sóng. 

 




Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 77628)
26/12/2021(Xem: 5470)
02/02/2024(Xem: 2011)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: