3. Hỷ Vô Lượng

02/09/201012:00 SA(Xem: 31208)
3. Hỷ Vô Lượng

3. HỶ VÔ LƯỢNG (muditāpramāṇa, muditā appamaññā), đây là phạm trù trạng thái tâm thức thứ ba, đó là lòng Hỷ, Sanskrit ngữ muditāp, hay Pāli ngữ muditā, chúng có nghĩa là lòng vui thích ở đây không phải là trạng thái vui thỏa thích suông, cũng không phải là tình cảm riêng dành cho một người nào mà chúng thể hiện tâm hoan hỷ vui thích đối với người khác, trước sự thành công của họ về cuộc sống. Lòng hoan hỷ này phát xuất từ lòng tự nguyện, chúng có chiều hướng loại trừ lòng ganh tỵ, đố kỵ vốn luôn luôn đối lập trực tiếp lại hoan hỷ. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ ba của bốn vô lượng được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình dùng nó trong việc tự lợilợi tha vừa để đối trị những phiền não tật đố vừa tạo cho người khác mọi khích lệ thúc đẩytán thán cho sự thành tựu người khác cùng, giúp đỡ người khác thiếp tục có những thành công khác nữa trong cuộc sống. 

Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Hỷ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Hỷ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). 

Cũng như tâm Từ, tâm Bi đức Đạo sư đã dạy cho các Tỳ-kheo như trên, ở đây tâm Hỷ cũng vậy:

Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Hỷ vô lượng?

“Phật dạy:

“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Hỷ luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Hỷ vô lượng.” (Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 74121)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.