3. Hỷ Vô Lượng

02/09/201012:00 SA(Xem: 29965)
3. Hỷ Vô Lượng

3. HỶ VÔ LƯỢNG (muditāpramāṇa, muditā appamaññā), đây là phạm trù trạng thái tâm thức thứ ba, đó là lòng Hỷ, Sanskrit ngữ muditāp, hay Pāli ngữ muditā, chúng có nghĩa là lòng vui thích ở đây không phải là trạng thái vui thỏa thích suông, cũng không phải là tình cảm riêng dành cho một người nào mà chúng thể hiện tâm hoan hỷ vui thích đối với người khác, trước sự thành công của họ về cuộc sống. Lòng hoan hỷ này phát xuất từ lòng tự nguyện, chúng có chiều hướng loại trừ lòng ganh tỵ, đố kỵ vốn luôn luôn đối lập trực tiếp lại hoan hỷ. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ ba của bốn vô lượng được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình dùng nó trong việc tự lợilợi tha vừa để đối trị những phiền não tật đố vừa tạo cho người khác mọi khích lệ thúc đẩytán thán cho sự thành tựu người khác cùng, giúp đỡ người khác thiếp tục có những thành công khác nữa trong cuộc sống. 

Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Hỷ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Hỷ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). 

Cũng như tâm Từ, tâm Bi đức Đạo sư đã dạy cho các Tỳ-kheo như trên, ở đây tâm Hỷ cũng vậy:

Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Hỷ vô lượng?

“Phật dạy:

“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Hỷ luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Hỷ vô lượng.” (Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 186685)
01/04/2012(Xem: 32397)
08/11/2018(Xem: 11482)
08/02/2015(Xem: 47228)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).