Chương 8 Bốn Sự Thật

22/09/201012:00 SA(Xem: 38584)
Chương 8 Bốn Sự Thật

CHƯƠNG 8

BỐN SỰ THẬT

Để xây dựng một ước nguyện kiên cố muốn giải thoát khỏi vòng sinh tử, chúng ta phải khảo sáùt điều kiện của ta và xem xét các lý do chúng ta muốn được giải thoát. Điều trước tiên cần nhận thức là thân xác và tâm thức chúng ta bị quy hướng về sự đau khổ. Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) – giáo lý đầu tiên của Đức Phật – đề cập tới vấn đề này một cách trực tiếp. Những sự thật này là sự thật về đau khổ (Khổ đế), sự thật về căn nguyên của đau khổ (Tập đế), sự thật về việc chấm dứt đau khổ (Diệt đế), và sự thật về con đường dẫn tới sự chấm dứt đau khổ (Đạo đế). Quyết định của Đức Phật khi giảng dạy những sự thật trong chuỗi tiếp nối này có ý nghĩa to lớn đối với sự thực hành của chúng ta. Để nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc nhận thức rằng điều chúng ta thường coi là hạnh phúc thực ra là sự đau khổ, trước tiên Đức Phật đã dạy sự thật về đau khổ.

Khi nhận thức rằng bạn đã rơi vào một đại dương của đau khổ, bạn sẽ phát triển ước muốn được giải thoát khỏi nỗi khổ đó, và vì mục đích đó, trước hết bạn sẽ nhận ra rằng cần phải tiệt trừ căn nguyên của đau khổ. Khi tìm kiếm căn nguyên của đau khổ, bạn tìm thấy những vô minh và các hành động gây nghiệp. Rồi bạn sẽ có thể nhận thức được rằng vòng sinh tử và những đau khổ của nó được tạo ra bởi những hành động nghiệp của chính bạn, chúng lần lượt bị thúc đẩy bởi những vô minh, được cắm rễ sâu trong sự tin tưởng sai lầm về sự vững chắc hay hiện hữu bẩm sinh của bản ngã. Nếu phân tích cách chúng ta nghĩ về bản ngã như thế nào, ta sẽ nhận ra rằng chúng ta có khuynh hướng cho là nó hiện hữu tự bản chất, độc lập với tâm thức và thân xác. Tuy thế, khi ta cố gắng định vị nó, thì nó tránh né chúng ta. Đức Phật dạy rằng cái ngã như thế không hiện hữuniềm tin của ta nơi một bản ngã độc lậpnguyên nhân chính yếu của mọi đau khổ.

Trong nhiều miền đất khác nhau, một nhóm người không chấp nhận có bất kỳ đời sống nào sau cái chết và một nhóm thì chấp nhận là có. Những người chấp nhậnđời sống sau cái chết có thể được chia làm hai nhóm: một nhóm quả quyết rằng những vô minhô nhiễm của tâm thức có thể được tiệt trừ và tịnh hóa, trong khi nhóm kia tin rằng chúng không thể. Nhóm sau xác quyết rằng chừng nào tâm thức còn đó thì không bao giờ chúng ta có thể tịnh hóa và tách lìa tâm thức ra khỏi những vô minh. Vì thế, sự tiệt trừ vô minh có nghĩa là tâm thức phải được chấm dứt. Trong nhóm người tin rằng cuối cùng tâm thức có thể được tách lìa ra khỏi những ô nhiễmvô minh của nó – đó là những người tin vào Niết bàn – một số người đồng hóa Niết bàn với một nơi chốn hoàn toàn thoát khỏi những đau khổ, một nơi chốn vui vẻ vừa ý trên một cảnh giới cao quý. Những người khác đồng hóa Niết bàn với tâm thái trong đó các vô minh hoàn toàn được tan hòa vào thực tại. Niết Bàn hiện hữu ngay trên nền tảng của tự tâm. Đây là quan điểm của đạo Phật

.
Sự thật về sự Đau khổ (Khổ đế)

Để hiểu được sự thật thứ nhất, là sự đau khổ, người ta phải thiền định về khổ. Chúng ta tự coi mình là vật quý giá nhất trong vũ trụ, và chúng ta tự xử sự như thể chúng ta còn quý báu hơn một vị Phật. Nhưng loại bám chấp đó vẫn không đưa tới hạnh phúc viên mãn. Từ vô thủy chúng ta đã từng trải qua vòng sinh tử và đã có vô số cuộc đời. Từ thời thơ ấu tới bây giờ, chúng ta đã từng thăng trầm, chịu đựng mọi thứ thất vọnglầm lạc. Đời sống chúng ta bị bao vây bởi những vấn đề, những sự đau khổ, cùng cực, thất vọng. Cuối cùng thì cuộc đời này sẽ chấm dứt với cái chết, và sau đó chúng ta không xác quyết được là nó sẽ dẫn ta đi tới đâu. Chúng ta nên thực sự xem xét có hay không một con đường để giải thoát chính bản thân ta khỏi sự hiện hữu không vừa ý này. Nếu cuộc đời là cái gì phát sinh độc lập với những nguyên nhânđiều kiện (duyên), và chấm dứt không có sự tương tục thêm nữa, thì chúng ta sẽ không có cách nào để thoát khỏi. Và nếu điều đó là sự thật thì chúng ta nên sống theo những nguyên lý khoái lạc. Nhưng chúng ta biết rằng nỗi khổ là thứ gì chúng ta thực sự không mong muốn, và nếu có thể có được sự hoàn toàn tự do đối với nó thì sự tự do đó xứng đáng để đạt tới.

Các hành nghiệp của thân, ngữ, và tâm là những thứ trói buộc chúng ta vào vòng sinh tửđau khổ. Như ta biết, chúng ta có thể tích tập những hành động này ngay cả trong một phút chốc, và phút chốc đó có thể ném chúng ta vào một cảnh giới thấp. Sự trói buộc này bắt rễ trong một tâm thức không được điều phục và gây nên bởi sự vô minh của riêng ta, sự ngộ nhận của chính ta về bản ngã. Ý niệm theo bản năng này về một thứ bản ngã độc lập, cô lập thúc đẩy chúng ta miệt mài trong đủ mọi loại hành động tiêu cực, nó đưa đến sự đau khổ. Thái độ quy-ngã này đã từng là đạo sư của chúng ta, chúng ta đã luôn luôn vâng theo mệnh lệnh của nó. Chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta không có lợi lạc gì khi tuân theo huấn lệnh của nó. Chừng nào chúng ta còn làm như thế thì không có cơ hội để có hạnh phúc. Trong hoàn cảnh này chúng ta nên khảo sáùt xem có thể chiến thắng được sự mê lầm (vô minh) này hay không.

Chính kinh nghiệm về việc sinh ra là một khổ nhọc cho cả người mẹ lẫn đứa con. Sau khi ta sinh ra, sự vô minh có một ảnh hưởng theo bản năng đối với thân xác và tâm thức ta, ngăn cản tâm thức hướng về sự thực hành Pháp. Chính thân thể của ta trở thành những nguyên nhân cho sự phát khởi các vô minh. Ví dụ như khi thân thể bị suy yếu bởi các bệnh tật nào đó, bạn sẽ trở nên cáu giận, và khi nó mạnh khỏe hơn thì bạn có sự tham muốn. Sự sinh ra chắc chắn được tiếp theo bởi cái chết, và theo sau cái chết là sự tái sinh khác. Nếu điều này chưa đủ, chính sự tái sinh sẽ là nền tảng cho những đau khổ hơn nữa, bởi sự tái sinh này chuẩn bị môi trường cho những vô minh hơn nữa, chúng lại thúc đẩy những hành động tiêu cực gây nên những hậu quả nghiệp báo.

Sự hiện hữu làm người này mà chúng ta ôm giữ như báu vật thì phát sinh từ cái gì dơ bẩn. Thân xác chúng ta được sinh ra từ sự kết hợp những sinh chất của cha mẹ, là tinh dịch, và trứng. Nếu chúng ta nhìn thấy máu và tinh dịch trên một cái khăn hay một giọt chảy xuống mặt đất, chúng ta sẽ hoảng hồn. Tuy vậy chúng ta vẫn tiếp tục tôn thờ thân xác của riêng mình. Chúng ta cố gắng phủ lên thân thể mình những quần áo tốt đẹpche đậy mùi của nó bằng nước hoa. Cha mẹ chúng ta cũng được sinh ra từ những chất thể tương tự, cha mẹ và ông bà của họ cũng vậy. Nếu chúng ta truy nguyên nó, ta sẽ thấy thân xác là sản phẩm kết quả của tất cả những chất thể bất tịnh này. Nếu truy cứu một bước nữa, ta có thể thấy thân xác giống như một bộ máy để sản xuất phân và nước tiểu. Khi bạn nhìn thấy những con giun đất ăn bùn đất ở một đầu và sau đó bài tiết nó ở đầu kia, bạn thấy chúng thật đáng thương. Sự thật thì thân thể của chính chúng ta cũng tương tự như vậy; chúng ta vẫn tiếp tục ăn và tiếp tục bài tiết. Một thân xác như thế thì không có gì để yêu mến.

Hơn nữa, nhân loại có tiềm năng đe dọa chính sự sống còn của trái đất. Do tâm thức không được điều phục, có những người không chỉ tích tập kho tàng các hành động tiêu cực mà họ cũng làm ảnh hưởng đến đời sống của vô số người, gây nên sự khốn cùng, đau khổ, và dày vò.

Rồi thì có đau khổ do sự già nua. Sự già nua xảy ra từ từ; nếu không thì chúng ta sẽ không thể chịu đựng nổi nó một chút nào. Khi già đi, chúng ta mất sự mềm dẻo đã có khi ta còn trẻ; ta không thể tiêu hóa thức ăn mà có một thời ta ưa thích. Chúng ta không thể nhớ lại tên người hay đồ vật mà ta thường hồi tưởng một cách sống động. Dần dần răng chúng ta rụng đi, và chúng ta mất đi thị lực và thính lực. Cuối cùng chúng ta tới một giai đoạn tàn tạ mà người ta bắt đầu chỉ nhìn thấy một cảnh tượng gớm ghiếc của chúng ta. Khi bạn tới giai đoạn cần sự giúp đỡ của người khác, thì người ta sẽ xa lánh bạn.

Kế tiếp, có đau khổ do bệnh tật. Sự đau khổ về thể xác và buồn phiền trong tâm thức tăng lên, và bạn phải mất nhiều ngày đêm bị bệnh tật tàn phá. Bệnh tật ngăn cản bạn không được dùng món ăn bạn ưa thích, và bạn bị cản ngăn không được làm những điều bạn thích làm. Bạn phải dùng những loại thuốc có mùi vị dễ sợ. Kế tiếpđau khổ vì cái chết. Bạn sẽ chia tay những vật sở hữu quý báu của bạn, và bạn sẽ chia tay với những người thân yêu của riêng bạn, và bạn sẽ chia tay với thân thể của chính bạn đã từng đi theo bạn suốt cả cuộc đời. Nỗi khổ của cái chết hết sức rõ ràng đối với chúng ta; không cần thiết phải giảng nghĩa nó thêm nữa.

Rồi có đau khổ do gặp gỡ điều không ưa muốn, như những kẻ thù. Trong đời này, nhiều kinh nghiệm xảy ra nghịch lại với ước muốn của chúng ta. Những người Tây Tạng chúng tôi đã mất sự tự do; đây là đau khổ của sự gặp gỡ không ưa muốn. Ngay cả những người ở một nước siêu cường như Hoa Kỳ cũng bị bao vây bởi mọi thứ vấn đề. Vì họ được nuôi dưỡng trong sự thừa thãi vật chất như thế, đôi khi họ trở nên hư đốn. Do sự cạnh tranh thả dàn nên đời sống của họ nhiều lo âu hơn những dân tộc khác. Sự cạnh tranh tốt đẹp đến một điểm nào đó, nhưng nếu nó nằm ngoài sự kiểm soát như ở Hoa Kỳ, thì nó tạo nên sự ganh tỵ và tràn đầy bất mãn. Ở các quốc gia phát triển về vật chất, có quá nhiều thực phẩm đến nỗi đôi khi người ta đổ chúng xuống biển, trái lại ở phía khác của hành tinh là những quốc gia, như các nước ở Châu Phi, có hàng triệu người đang chết đói. Thật khó tìm ra một người nào hoàn toàn mãn nguyện.

Kế tiếpđau khổ do bị lấy đi điều mình mong muốn. Người Tây Tạng chúng tôi mất quê hương và phải chia ly với những người thân yêu của mình. Cũng có đau khổ do không đạt được điều mong muốn dù đã tìm cầu. Cho dù bạn làm việc trong những cánh đồng, bạn không thu hoạch vụ mùa tốt đẹp, hoặc nếu bạn bắt đầu một công việc nhưng nó không thành công.

Viễn cảnh khác về sự đau khổchiêm nghiệm đau khổ của sự bất định. Trong vòng sinh tử này, trải qua tiến trình của nhiều sự tái sinh, và đôi khi trong một đời duy nhất, mọi sự đều thay đổi. Cha mẹ chúng ta biến thành kẻ thù, thân quyến của ta sẽ trở thành thù địch, những kẻ thù của ta sẽ trở thành bằng hữu, về sau cha mẹ chúng ta sinh ra làm con của chính chúng ta. Không có sự chắc chắn. Ngài Tsong-kha-pa nói rằng chúng ta nên cố gắng ngăn ngừa loại thay đổi bất thường có tính chất cảm tính khi xử sự với người khác, được đặt nền trên sự phân biệt hay phân loại một vài người là kẻ thù và một vài người khác là người thân hay bằng hữu. Chúng ta nên suy nghĩ về tính chất bất định của toàn thể cuộc đời trong vòng sinh tử này và cố gắng phát triển một số ý thức chán ghét đối với sự luân hồi sinh tử.

Cũng có đau khổ do thiếu sự bằng lòng. Nếu chúng ta thực sự khảo sát xem bao nhiêu thực phẩm ta đã dùng suốt tiến trình của một đời người thì ta cảm thấy thất vọng và tự hỏi có ích lợi gì khi chúng ta dùng chúng. Nhưng đó mới chỉ riêng trong đời này, nếu chúng ta xem xét tất cả các đời quá khứ của ta – ví dụ như tổng số sữa ta đã uống từ những bà mẹ của ta khi ta là những đứa trẻ sẽ như thế nào ? Nó vượt ngoài trí tưởng tượng. Bạn nên suy nghĩ về mọi loại thành đạtđau khổ trong vòng sinh tử này và hãy nghĩ rằng không có loại kinh nghiệm nào mà bạn không từng trải qua trong vòng sinh tử. Chúng ta cố gắng hưởng thụ để có được những thứ thỏa mãn tinh thần, nhưng khi chúng ta cố gắng bao nhiêu để vui hưởng lạc thúhạnh phúc của vòng sinh tử ta vẫn không có được sự hài lòng; nó đúng là vô tận. Bạn nên suy nghĩ về sự không hài lòng này, cái mà tự nó là một đau khổ vĩ đại. Chúng ta đã từng kinh qua mọi kinh nghiệm này và lặn hụp trong vòng sinh tử từ vô lượng kiếp. Khi suy nghĩ về sự vô ích của những kinh nghiệm như thế, bạn cần xác định rằng nếu bây giờ bạn không dừng hẳn vòng sinh tử lẩn quẩn này, thì việc tiếp tụcchỉ hoàn toàn là sự vô ích. Vì thế bạn nên phát triển một ý thức nhàm chán sâu xa đối với toàn bộ các thứ kinh nghiệm trong vòng sinh tử này.

Có sự đau khổ do phải từ bỏ thân xác không biết bao nhiêu lần. Cho tới bây giờ chúng ta đã sống quá nhiều cuộc đời và có quá nhiều thân mạng, và chúng ta vẫn không thể sử dụng chúng trong một phương cáchý nghĩa. Chúng ta đã không thành tựu được điều gì chỉ bằng cách mang vô số thân xác này. Chúng ta đã phải chịu đựng sự thụ thai rất nhiều lần. Đức Phật nói rằng nếu chúng ta đếm số lượng những bà mẹ của ta bằng cách để riêng ra những viên sỏi, mỗi viên tượng trưng cho một bà mẹ của ta, thì việc tính đếm này không thể chấm dứt.

Hãy quán chiếu về sự kiện mọi sự thành công thịnh vượng trong vòng sinh tử đều chấm dứt trong một loại khốn khổ và thất vọng nào đó. Như các bản văn nói, sự chấm dứt của thâu hoạch là suy kiệt, chấm dứt của địa vị cao trọng là sự sụp đổ, sự chấm dứt của gặp gỡ là chia ly, và sự chấm dứt của đời sống là cái chết. Tóm lại, mọi kinh nghiệm, niềm vui, và hạnh phúc trong vòng sinh tử này, dù chúng xuất hiện mạnh mẽ và to lớn đến đâu, đều chấm dứt với nỗi khốn khổ.

Cuối cùng, một viễn cảnh xa hơn nữa với ba loại đau khổ. Loại thứ nhất được gọi là đau khổ do đau khổ, là những kinh nghiệm hiển nhiên do nỗi đau đớn thể xác và tinh thần mà ta thường xem là đau khổ. Loại thứ hai được gọi là đau khổ do sự thay đổi. Vì tất cả niềm vui và hạnh phúc thế gian cuối cùng biến thành những đau khổ, nên chúng được gọi là những đau khổ do sự thay đổi. Những đau khổ do sự thay đổi được nhận diện sai như những kinh nghiệm hạnh phúc. Ví dụ, nếu bạn bị sốt hay cảm thấy rất nóng, thì khi nước mát được tạt lên người bạn, bạn sẽ cảm thấy một thứ phúc lạc. Đây là cái chúng ta coi là hạnh phúc. Hoặc nếu bạn đang đi bộ một thời gian dài và một lát sau bạn có cơ hội ngồi xuống, thì giây phút đó dường như thực sự rất hỉ lạc. Tuy nhiên, thực ra nó không phải là một kinh nghiệm hỉ lạc; cái bạn đang thực sự kinh nghiệm là một sự chấm dứt từ từ của đau khổ trước đó. Nếu việc ngồi xuống là một niềm vui chân thực thì việc tiếp tục ngồi phải tạo ra cho bạn niềm vui tương tự, nhưng nếu bạn tiếp tục ngồi, thì một lát sau bạn sẽ thấy mệt và sẽ muốn đứng dậy.

Loại đau khổ thứ ba là đau khổ do bị tùy thuộc khắp cả, là sự kiện tâm thứcthân thể chúng ta bị tùy thuộc đến nỗi nó có thể bị đau khổ bất kỳ lúc nào. Ba loại đau khổ có thể được minh họa theo cách này. Nếu bạn bị một vết phỏng và bạn dùng một thứ thuốc mỡ cho bạn một loại cảm thức về sự che chở và khoan khoái, điều đó giống như đau khổ do sự thay đổi, bởi vì mặc dù đó là sự khoan khoái nhất thời, nó sẽ không kéo dài. Sau đó nếu có ai ngẫu nhiên chạm vào vết phỏng hay nước nóng văng vào nó, bạn sẽ thực sự cảm thấy đau đớn. Đó là nỗi khổ hiển nhiên, nỗi khổ do sự đau khổ. Cái khiến cho hai loại đau khổ này có thể có được là trước hết chúng ta có vết phỏng đó. Nếu ta không bị phỏng, chúng ta sẽ không có những kinh nghiệm theo sau. Vết phỏng cung cấp điều kiện cho đau khổ lớn mạnh hơn nữa, giống như sự sở hữu của chúng ta về một thân xác và tâm thức khiến cho ta phải chịu đau khổ lớn mạnh hơn. Và bản chất của chính thân xác cung cấp điều kiện để bị phỏng. Nó có khuynh hướng chịu đau khổ. Đây là đau khổ do bị tùy thuộc toàn bộ, khắp cả.

Chúng ta nên nhận thức rằng những nỗi khổ của súc sinh, ngạ quỷ, và chúng sinhđịa ngục cũng có thể xảy ra ở trong nhân loại. Nhiều người chết vì đói. Dường như đôi khi họ phải ăn lá cây và cả một số côn trùng và sâu bọ. Những điều đó rất giống các kinh nghiệm của ngạ quỷ. Nỗi khổ tương tự đang xảy ra hiện nay ở Châu Phi, nơi hàng triệu người đang chết vì đói. Khi các quốc gia ở trong cảnh chiến tranh, do những dị biệt về chính trị, thì người dân đau khổ hầu như đang sống trong cảnh giới địa ngục.

Ngay cả các vị trời cũng đau khổ. Họ có thể biết trước cái chết của mình nên họ đau khổ trong tâm thức. Ta được cho biết là các vòng hoa của họ héo rũ, quần áo và thân thể họ bắt đầu hôi thối. Khi đã kinh nghiệm tất cả những lạc thú của thiên đường, họ cạn kiệt toàn bộ tiềm lực để làm những hành động tích cực. Kết quả là khi chết, họ sẽ đi thẳng xuống các cảnh giới thấp của sinh tử. Ngài Tsong-kha-pa nói rằng như vậy, khi đã quán chiếu về những đau khổ tổng quát của tất cả chúng sinh trong vòng sinh tử nói chung và cũng như những đau khổ đặc thù của mỗi loài trong các cảnh giới luân hồi, thì chúng ta nên phát triển một cảm thức nhàm chán sâu xa đối với mọi kinh nghiệm trong sinh tử và phát triển một sự từ bỏ sâu sắc. Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu thực sự khảo sáùt một cách chính xác xem đâu là các nguyên nhân đưa tới những khốn khổ và thất vọng như vậy. Vì vậy vấn đề của sự thật thứ hai, sự thật về căn nguyên của sự đau khổ, sẽ đến sau đó.

Sự thật về căn nguyên của đau khổ

Sự mê lầm (vô minh) là nguyên nhân chính của sự tái sinh trong vòng sinh tử. Không có các mê lầm thì những hành động nghiệp sẽ không có năng lực để tạo nên sự tái sinh; chúng sẽ như các hạt giống bị đốt cháy. Điều tối quan trọng là phải tìm cách đối trị những mê lầm, và điều đó lần lượt tùy thuộc vào việc bạn có nhận diện các mê lầm một cách đúng đắn hay không. Vì vậy, chúng ta phải hết sức thông hiểu về các đặc tính tổng quát và đặc thù của những mê lầm. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất nói hãy điều phục một kẻ thù ở bên trong, đó là sự mê lầm. Các kẻ thù ở bên ngoài dường như có thể rất nguy hại, nhưng trong những đời sau họ có thể biến thành bằng hữu của ta. Mặc dù thế, họ cung cấp cho ta cơ hội để thực hành sự nhẫn nhụclòng bi mẫn vì ở nền tảng thì tất cả chúng ta đều giống nhau: hết thảy chúng ta đều muốn hạnh phúc và không thích đau khổ. Nhưng kẻ thù bên trong, là kẻ thù vô minh, thì không có các phẩm tính tích cực; nó chỉ là cái để bị chống lạibị hủy diệt. Vì vậy chúng ta phải nhận diện kẻ thù đích thực và tìm xem nó hoạt động như thế nào. Bất kỳ trạng thái tinh thần nào hủy diệt sự an tĩnh của tâm thức và đem lại sự khổ nhọc tinh thần, nó làm xáo trộn, làm ưu phiền và dằn vặt tâm thức, được gọi là một mê lầm (vô minh).

Chúng ta hãy nhận diện vài mê lầm chính. Đầu tiên, đó là sự tham muốn, là sự ham muốn mạnh mẽ những người đẹp, những vật đẹp đẽ, hay những kinh nghiệm dễ chịu. Sự tham muốn rất khó trừ bỏ; như thể tâm thức bạn trở nên gắn chặt với đối tượng. Một mê lầm khác là sự sân hận. Khi người nào đó trở nên sân hận, ta có thể nhìn thấy lập tức là họ đánh mất sự điềm tĩnh, khuôn mặt họ đỏ lên và nhăn nhúm, và ngay cả đôi mắt họ cũng trở nên đỏ ngầu. Đối tượng của sự sân hận, dù có sự sống hay vô tri, là cái gì được nhận thấy không đáng ưa và gớm ghiếc. Sự sân hận chính là một tâm thái không được điều phục, hết sức thô lậu và bất ổn. Sự mê lầm khác, tính tự phụ, là một tâm thái trong đó người ta cảm thấy kiêu hãnh về thân thế, địa vịkiến thức của riêng mình, nó được đặt nền trên một thái độ quy ngã. Bất luận mình có thực sự thành tựu được điều gì hay không, họ cảm thấy tự mãn. Người có sự tự phụ sâu xa sẽ hết sức vênh vang và có vẻ rất tự mãn. Kế tiếp là sự vô minh, quan niệm sai lầm về đặc tính của Bốn Sự Thật Cao Quý, định luật nghiệp quả, và v.v… Trong phạm vi riêng biệt này, vô minh ám chỉ một yếu tố tinh thần hoàn toàn ngu muội đối với bản tánh của Tam Bảođịnh luật nghiệp quả. Sự mê lầmhoài nghitư tưởng lưỡng lự về việc có hay không Bốn Sự Thật Cao Quý, có hay không định luật nghiệp quả.

Phạm trù khác của các mê lầm là những tà kiến, những nhận thức sai lầm sống động về bản tánh của thực tại. Cái đầu tiên trong những tà kiến này là một tâm thái tập trung vào bản ngã của con ngườivọng tưởng rằng nó hiện hữu thực sự và có bản chất – tưởng tượng là trong thân xác và tâm thức vô thường của chúng ta có một loại bản ngã nào đó thường hằng, độc lập. Các loại tà kiến khác là tin rằng không có đời sống sau cái chết, không có định luật nghiệp quả, và không có Tam Bảo. Dựa trên tà kiến về bản ngã, các mê lầm khác phát sinh. Ví dụ, nếu có một sợi dây thừng cuộn tròn và có màu hơi sậm, bạn có thể nhận định sai lầm sợi thừng cuộn tròn đó là một con rắn. Rồi ý tưởng sai lầm rằng sợi thừng là một con rắn sẽ làm tăng lên mọi loại phản ứng trong tâm thức bạn, như sự sợ hãi, và sẽ dẫn tới mọi loại hành động, như vùng chạy ra khỏi nhà hoặc cố gắng giết con rắn, tất cả được đặt nền trên một ngộ nhận đơn thuần. Cùng cách thức đó, chúng ta tin tưởng sai lầm là thân và tâm có loại bản ngã nào đó, và do đó mọi mê lầm khác, như tham muốnsân hận, tiếp nối theo sau. Do bởi thái độ quy ngã, cái vọng tưởng về bản ngã này, chúng ta phân biệt giữa bản thân và người khác. Rồi dựa trên việc những người khác xử sự với chúng ta thế nào, ta coi một vài người là thân thiếtcảm thấy bám luyến đối với họ, và coi những người khác là xa cách và phân loại họ như kẻ thù. Sau đó chúng ta có những kinh nghiệm về sự sân hận và oán ghét và trụ bám vào chính mình, chúng ta trở nên tự mãn và kiêu hãnh. Rồi thì, nếu sự trói chặt của vọng tưởng về bản ngã quá mạnh, chúng ta có thể bắt đầu đặt vấn đề về giá trị của bản thân Đức Phật là người đã giảng dạy về sự vô ngã. Bởi thế, chúng ta có thể bắt đầu hoài nghi định luật nghiệp quả, Bốn Sự Thật Cao Quý, và Tam Bảo. Những tà kiến này đưa tới các hoài nghi. Tất cả những điều này phát sinh là do sự tin tưởng sai lầm vào một bản ngã hiện hữu nội tại.

Khi mê lầm phát khởi trong bạn, nó làm đảo lộn sự an tịnh, sự tỉnh thức của tâm bạn, và nó cũng che ám phán đoán của bạn về người khác. Nó để lại một dấu vết hết sức mạnh mẽ. Nó không chỉ gây họa hại cho bạn mà cũng cho những người khác nữa. Ví dụ như nếu bạn quá sân hận đến nỗi bắt đầu đánh người khác, thì bạn gây phiền não cho những người láng giềng của bạn. Sự sân hận sẽ giảm sút năng lực đức hạnh của bạn và sẽ làm cho bạn mất mát tài sản và bằng hữu. Khi một người nằm dưới sự thống trị của sân hận, người ấy thực sự đánh mất nhân tính. Con người chúng ta được trang bị một cách tự nhiên một bộ óc hết sức tinh vi, và chúng ta có khả năng phán đoán cái gì đúng cái gì sai và cân nhắc mặt trái mặt phải của một tình huống. Chúng tađặc ân tự nhiên đó, so với các hình thức luân hồi khác thì nó là điều độc nhất vô nhị của con người, nhưng khi ta chịu ảnh hưởng nặng nề của sự mê lầm thì ta sẽ mất đi năng lực đó. Mặc dù có thể quyết định làm điều gì đó, nhưng chúng ta đánh mất khả năng phán đoán. Sự điều phục tâm thức là công việc quan trọng nhất của đời người.

Sự thật về sự Chấm dứt đau khổ

Như ngài Tsong-kha-pa đã nói, tất cả các cảnh giới mà ta có thể tái sinh trong vòng sinh tử, từ tột đỉnh của sự hiện hữu xuống tới địa ngục thấp nhất, đều có một bản chất đau khổ.

Những đau khổ này không xảy đến mà không có nguyên nhân, chúng cũng không được tạo nên bởi một loại Thượng Đế toàn năng nào đó. Chúng là những sản phẩm của các mê lầm của riêng ta và những hành động nghiệp bị thúc đẩy bởi những tâm thái không được điều phục. Nguyên nhân chính yếu của mọi đau khổ là sự vô minh, nó nhận thức sai lầm bản tánh của các hiện tượng và tự coi mình là bản ngã hiện hữu. Sự vô minh này đưa dẫn chúng ta đến chỗ cường điệu tình trạng của các hiện tượng và tạo ra các phạm trù “ta và những người khác.” Những thứ này đem lại các kinh nghiệm tham muốnsân hận, chúng lần lượt dẫn đến mọi thứ hành động tiêu cực. Nếu chúng ta không ước muốn những đau khổ này, chúng ta nên quyết định xem có thể tống khứ chúng hay không. Nếu sự vô minh nhận thức sai lầm bản ngã là một ý thức sai lạc, thì nó có thể được tiệt trừ bằng cách sửa đổi lại sự sai lầm. Điều này có thể được hoàn tất nhờ phát sinh trong tâm thức chúng ta một trí tuệ thấu hiểu cái đối nghịch trực tiếp với tâm thái vọng tưởng đó, một trí tuệ nhận ra rằng bản ngã như thế không hiện hữu tự bản chất. Khi chúng ta so sánh hai tâm thái này – một tâm thái tin tưởng vào một bản ngã hiện hữu tự bản chất, tâm thái kia nhận thức sự vắng mặt của một cái ngã như thế – sự nhận thức về bản ngã có thể xuất hiện thoạt tiên hết sức mãnh liệt và mạnh mẽ. Nhưng vì nó là một ý thức sai lầm nên nó không có cơ sở luận lý. Loại tâm thức kia, sự hiểu biết về vô ngã, có thể rất yếu ớt ở giai đoạn ban đầu, nhưng nó có cơ sở luận lý. Sớm hay muộn, trí tuệ nhận thức cái vô ngã này sẽ giành được sự thắng thế. Ở giai đoạn ban đầu, chân lýthể không rõ ràng lắm, nhưng khi ta đến gần nó hơn thì nó trở nên càng lúc càng tự hiển lộ. Điều gì sai lầm ở giai đoạn đầu dường như có thể hết sức mạnh mẽ và chắc chắn, nhưng cuối cùng, khi chúng ta truy xét sâu xa hơn, nó trở nên mỏng manh hơn nữa và cuối cùng tan biến mất.

Sự mê lầm thì tách biệt với ý thức; nó không phải là thành phần cốt tủy của tâm. Ví dụ như người nào đó rất hay cáu giận nhưng cũng có lúc tâm hồn được bình an. Ngay cả một người hết sức sân hận thì không có nghĩa là lúc nào người ấy cũng phải nóng giận. Vì vậy, khi những tâm thái mê lầm này như sự sân hậntham muốn phát sinh trong chúng ta, chúng thực sự hết sức mãnh liệt và mạnh mẽ, nhưng chừng nào ta còn ý thức thì không thể có việc chúng luôn luôn hiển lộ. Một yếu tố khác là chúng ta không thể có hai loại tâm thái đối nghịch tập trung vào một đối tượng cùng một lúc, như hết sức oán ghét một người và đồng thời lại thương xót người đó thật sâu sắc.

Trong tâm thức chúng ta có nhiều phương diện khác nhau, là những phương diện hết sức vi tế, một số tiêu cực, một số thì tích cực. Trong hai đối cực này, chúng ta nhận ra rằng cũng hiển nhiên là ta càng nâng caotăng trưởng sự quen thuộc của ta ở một mặt, thì sự bám chấp về mặt kia trở nên yếu đi. Vì vậy, những ô nhiễmmê lầm trong tâm thức chúng ta có thể được tiệt trừ. Kinh nghiệm riêng của ta chứng thực rằng một số người khi còn trẻ thực sự hết sức cáu giận và dễ gây hấn, nhưng sau này họ chuyển hóa thành những người rất dễ thương. Điều này cho thấy có thể chuyển đổi được tâm thái của chúng ta. Khi chúng ta làm cho tâm mình quen thuộc với lòng bi mẫn thì sức mạnh của sân hận sẽ từ từ giảm bớt.

Sự thật về con đường chấm dứt đau khổ

Khi đã nhìn thấy mọi kinh nghiệm trong vòng sinh tử có một bản chất đau khổ, chúng ta cần phát triển một ước muốn chân thực giải thoát khỏi nó. Được thúc đẩy bởi ước nguyện đó, chúng ta cần đi vào con đường của ba loại tu hành: tu hành giới hạnh, thiền định, và trí tuệ. Trong ba loại này, trí tuệ chứng ngộ sự vô ngã là pháp đối trị sẽ tiệt trừ những mê lầm. Để đạt mục đích này, trước tiên chúng ta cần sự kiên cố tinh thần của thiền định như nền tảng, và điều đó lại tùy thuộc vào sự tuân giữ giới hạnh thanh tịnh. Vì thế, chúng ta cũng cần tu hành giới hạnh. Ở giai đoạn ban đầu, việc tu hành giới hạnh phải được ưu tiên; đó là việc cần yếu tức thì.

Ngài Tsong-kha-pa nói rằng chánh niệm tỉnh giácnội quán là nền tảng của toàn thể Giáo Pháp. Để có một sự tuân giữ giới hạnh trong sạch, ta cần có các khả năng nội quánchánh niệm tỉnh giác đúng đắn. Sự kềm chế không làm mười hành động tiêu cực của những cư sĩ namcư sĩ nữ trong việc tuân giữ giới hạnh thanh tịnh là nền tảng của sự thực hành con đường đưa đến Giác ngộ. Nếu chúng ta không xem xét các điều cần thiết phải thực hành, như sự tuân giữ giới hạnh, mà thay vào đó lại tìm kiếm các thực hành phức tạp hơn, thì sự thực hành của chúng ta sẽ chỉ là một sự giả mạokhông thật nghiêm túc. Với sự thực hành ba loại tu hành này, chúng ta nên làm việc cho sự thành tựu giải thoát, không chỉ cho bản thân chúng ta mà cũng cho chúng sinh khác.

Đời sống con người được nói là hình thức tốt nhất của sự hiện hữu để thực hành Phápnỗ lực đem lại một sự chấm dứt vòng sinh tử này. Trong nhân loại, đời sống của cư sĩ bị xáo trộn với mọi thứ phiền nãovấn đề, và họ còn bị vướng bận hơn với các hoạt động thế tục không thật lợi lạc cho việc thực hành Pháp. Đời sống của một nhà sư hay ni cô được nói là có lợi cho việc thực hành Pháp nhiều hơn, để có thể chấm dứt vòng sinh tử này. Ngài Tsong-kha-pa nói rằng việc quán chiếu về những khiếm khuyết, bất lợi của đời sống cư sĩ và những thuận lợi của đời sống tăng và ni sẽ củng cố cam kết của bạn đối với một đời sống như vậy nếu bạn đã là một nhà sư hay ni cô. Nhưng nếu người nào không chọn một lối sống như thế, thì sự quán chiếu như vậy sẽ để lại một dấu ấn thuộc về nghiệp hết sức mạnh mẽ trong tâm thức của họ khiến cho sau này họ sẽ có cơ may đưa tới một đời sống như thế. Trong đời sống cư sĩ, nếu bạn quá giàu, đời bạn sẽ bị xáo trộn với những vấn đềlo lắng bảo vệ tài sản của bạn; còn nếu bạn nghèo, thì cả đời bạn sẽ chỉ vướng bận trong việc tìm kiếm phương tiện vật chất. Có nhiều của cải vật chất và không biết đủ không phải là lối sống của một tăng hay ni. Các tăng và ni không nên vướng bận vào công việc buôn bán trừ phi họ rơi vào một thứ nợ nần nào đó. Kinh doanh buôn bán và vướng bận quá nhiều trong việc cố gắng kiếm tiền khi bạn có đủ thực phẩm là điều thực sự nên tránh. Nếu bạn không sống phù hợp với lối sống tu viện, cùng đức khiêm tốn và hài lòng, thì ngoài sự khác biệt đơn thuần bên ngoài của các loại y phục, sẽ khó có dị biệt nào giữa các cư sĩtăng ni.

Có một nhà sưtu viện Ganden là một thiền giả hết sức nghiêm cẩn. Ông giữ một lời nguyện không bao giờ sống dưới một mái nhà và đã thực hiện điều đó trong nhiều năm. Ông kể với tôi là một hôm ông đang thiền định thì một con rắn lớn bò trước mặt và chỉ chăm chú nhìn ông. Vị thiền giả nhìn con rắn và bắt đầu nói vài ngôn từtính chất tôn giáo. Tôi thấy việc này khá ngồ ngộ, vì có vẻ như thể thiền giả đang ban giáo lý cho con rắn. Ông nói với tôi là con rắn nhìn ông một lúc lâu và sau đó nhẹ nhàng trườn đi.

Chính Đức Phật đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giới luật. Khi Ngài thị tịch, được hỏi ai sẽ là người kế tục, Đức Phật nói sự thực hành giới luật phải là người hướng dẫn và Đạo sư của toàn thể giáo lý Phật giáo. Ngài gọi giới luật là người kế nhiệm của Ngài.

Để chiến thắng được sự đa tạp của những mê lầm, điều quan trọng là kiểm soát tâm của riêng bạn, và bất kỳ cảm xúc nào mạnh mẽ và đa tạp hơn cần được đưa ra trước tiên. Ví dụ, một số người rất ham muốn khoái lạc, một số người rất hay cáu giận, một số người rất si mê và lười biếng. Bạn nên kiểm soát cá tính của bạn và cố gắng chiến thắng bất kỳ cảm xúc nào rõ ràng và mạnh mẽ nhất trong tâm thức bạn. Như đã giảng ở trên, bạn nên thực sự nỗ lực để bảo đảm rằng không có giới nguyện nào của bạn bị phá vỡ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận ra vài giới nguyện đã bị vi phạm, bạn không nên để mặc chúng như thế mà đúng hơn, nên thực hiện những giải pháp cần thiếtlập tức sửa chữa và tịnh hóa chúng. Việc tịnh hóa sự vi phạm phải luôn luôn được song hành bởi một quyết định hết sức sâu xa không tái phạm nó. Việc có quan niệm “tôi làm gì không thành vấn đề vì cho dù tôi có vi phạm các giới nguyện, tôi vẫn có thể sửa chữa lại chúng” thì thực sự nguy hiểm, giống như cố ý dùng chất độc và nghĩ rằng bạn có thể được cứu chữa.

Khi đã nhận thức tầm quan trọng của giới hạnhquán chiếu về việc bạn sẽ bình an biết bao nếu bạn có thể giải thoát khỏi những mê lầm này, thì, như được giảng ở trên, trước tiên bạn nên nhận diện những mê lầm một cách đặc biệt. Nhận diện được chúng rồi, hãy quán chiếu về bản tánh hủy diệt của chúng, và sau đó thực hành chánh niệmnăng lực của sự nội quán. Bất kỳ những mê lầm nào mạnh mẽ và hiển nhiên hơn cần được truy kích lập tức, giống như đập bất kỳ cái gì ló ra bằng một cái búa. Nếu bạn hoàn toàn để mặc chúng, chúng sẽ thực sự làm hại bản thân bạn và những người khác. Mê lầm dường như rất mạnh mẽ, nhưng nó không có hiệu quả nếu bạn phân tích nó một cách cẩn trọng. Có lần tôi hỏi một trong những vị Thầy của tôi là không biết những mê lầm có thực sự yếu ớt không, vì đôi khi chúng có vẻ rất mạnh mẽ. Ngài trả lời rằng mê lầm yếu ớt bởi vì anh không cần đến các vũ khí hạt nhân để hủy diệt chúng. Tôi bắt đầu hiểu được điều ngài muốn nói. Để cuộc chiến đấu chống lại những mê lầm thành công, tất cả những gì chúng ta thiếu là ý muốnnỗ lực cần thiết. Việc đánh bại những kẻ thù của ta – những mê lầm – là một vấn đề rộng lớn cần có thái độ đúng đắn. Tâm thái của chúng ta quan trọng đến nỗi bất kỳ lúc nào vị ĐạoẤn Độ Atisha gặp gỡ ai, câu đầu tiên mà ngài hỏi là: “Hôm nay ông có thiện tâm không ?” Có lúc bạn có thể đánh bại những kẻ thù thông thường, nhưng chúng có thể tập họp lại và tấn công lần nữa. Nhưng một khi các mê lầm đã bị tiệt trừ thì chúng không thể hồi sinh được nữa.

Bất kỳ nhận thức nào bạn có được từ sự thực hành Pháp của bạn cần được đánh giáphán đoán dựa trên căn bản của sự cam kết của bạn với định luật nghiệp quảtăng tiến không, và do đó, sự thực hành giới hạnh của bạn có trở nên trong sạch không, và sức mạnh của những mê lầm, như tham, sân và si có giảm sút không. Nếu bạn nhận thấy do sự thực hành của bạn, bạn đã chế ngự để chuyển hóa tâm thức bạn, và đã chiến thắng vài biểu hiện to lớn của những mê lầm như sự sân hận, oán ghét, vô minhtham muốn, thì điều đó thực sự là một thành tựu to lớn. Như ngài Shantideva nói, các anh hùng bình thường giết các kẻ thù của họ không thực sự là anh hùng vì những người họ giết sớm muộn gì cũng phải chết; họ đang thực sự giết các tử thi. Nhưng người đang chiến đấu chống lại những mê lầm và có thể giết chết kẻ thù đó là một vị anh hùng trong ý nghĩa đích thực của ngôn từ.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78192)
07/11/2010(Xem: 140145)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.