36. Phật GiáoBi Quan Trước Tiền Đồ Của Nhân Loại ?

19/11/201012:00 SA(Xem: 41323)
36. Phật Giáo Có Bi Quan Trước Tiền Đồ Của Nhân Loại ?
36. PHẬT GIÁOBI QUAN TRƯỚC TIỀN ĐỒ CỦA NHÂN LOẠI ?

Người Phật tử chính tín, đối trước vấn đề này, cương quyết trả lời : "không bi quan".

Phật giáo tin rằng, qua một thời gian dài nữa, ước chừng sau 56 ức năm nữa, trước khi địa cầu này hủy diệt, thì sẽ có một vị Phật xuất hiện giữa loài người. Đó là Phật Di Lặc. Lúc bấy giờ trái đất này, về các mặt đạo đứcxây dựng vật chất, là một cõi nước an lạc, thanh tịnh, đẹp đẽ, trang nghiêm, bằng phẳng, thống nhất, tự do, toàn thiện. Ở trong nước, mọi người đều quan hệ tốt và hỗ trợ lẫn nhau. Trên các phương diện, giao thông, nhà ở, quần áo mặc, ăn uống, ao hồ, vườn rừng, cây cỏ, hoa trái, chim chóc, vui chơi, giáo dục, văn hóa, là một cõi nước kiện toàn, giàu có đẹp đẽ, trong sạch. Người bấy giờ có thân thể cao lớn, thọ mạng lâu dài, tướng mạo đoan nghiêm, thể lực dồi dào. Lúc bấy giờ thế giới là thống nhất, tiếng nói cũng thống nhất, tư tưởng cũng thống nhất. Cả thế giới như anh em một nhà, cùng sống trong an lạc. Loài người lúc bấy giờ, trừ các cảm thụ như nóng lạnh, đói khát, đại tiểu tiện, tình dục, ăn uống và già chết, thì cũng không khác gì cõi cực lạc phương tây di chuyển về trên trái đất này (chú 6).

Phật giáo tin rằng, tất cả những người nào đã quy y theo Phật pháp của Phật Thích Ca, sẽ tái sinh trở lại cõi đất này, khi Phật Di Lặc xuất hiện, sẽ cùng nhau nghe pháp và được Phật Di Lặc thụ ký, cho biết lúc nào họ sẽ thành Phật.

Phật Di Lặc ra đời, tuy cách hiện nay rất xa, nhưng Phật giáo chính tín, tin tưởng sâu sắc rằng, thời kỳ ấy sẽ đến. Để đón chào thời đại sáng lạn và quang vinh ấy sẽ đến, mỗi người chúng ta đều tham gia xây dựng các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người ngày nay cho tốt đẹp. Đó là trách nhiệm của Phật giáo chính tín [Xem ba kinh về Phật Di Lặc; Kinh Trường A Hàm, quyển 6 trang 6; Trung A Hàm cuốn 13 trang 66; Tăng nhất A Hàm, phẩm 10 : bất thiện, cuốn 48 trang 3].





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 79573)
07/11/2010(Xem: 141658)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :