Thư Viện Hoa Sen

42. Bốn Đại Đều Không Là Thế Nào ?

22/11/201012:00 SA(Xem: 44481)
42. Bốn Đại Đều Không Là Thế Nào ?

42. BỐN ĐẠI ĐỀU KHÔNG LÀ THẾ NÀO ? 

Bốn đại đều không có nghĩa là xóa bỏ bốn đại thành hư không hay sao ?

Người không hiểu Phật pháp, sẽ nói : "Bỏ rượu, bỏ sắc, bỏ tiền tài, bỏ cả hơi thở thì sẽ xóa không bốn đại".

Kỳ thực, nói như vậy là lấy râu ông nọ cắm vào cằm bà kia. Bốn đại mà sách Phật nói là bốn nguyên tố vật chất lớn : Đất, nước, lửa, gió (địa thủy hỏa phong).

Khái niệm bốn đại không phải là phát minh của Phật giáo. Đó là kết quả của nhân loại bước đầu tìm hiểu bản thể của vũ trụ. Trong lịch sử tư tưởng của triết phương Tây và phương Đông, đều có xu thế tìm hiểunhận thức bản thể của vũ trụ như vậy, như thuyết ngũ hành (thủy, hỏa, kim, mộc, thổ) chép trong Kinh Thư Trung Quốc, kinh sách cổ Veđa của Ấn Độ, có chép thế giới hình thành trên cơ sở 5 nguyên tố tự nhiên là đất, nước, lửa, gió, không. Triết học gia Hi Lạp cổ đại, Empedocle cho rằng có bốn nguyên tố lớn bất biến là khí hơi, nước, đất và lửa.

Nói tóm lại, dù là thuyết ngũ hành hay ngũ đại, hay tứ đại, chúng đều là những nguyên tố cơ bản của giới vật lý. Nếu chỉ dừng ở đây, ách tắc ở đây, thì đó là duy vật luận, hay là tiền thân của duy vật luận.

Thuyết bốn đại đều là không, vốn là tư tưởng vốn có của Ấn Độ nhưng được phát triển thêm phần sâu sắc và "Phật giáo hóa", vì địa, thủy, hỏa, phong là bốn nguyên tố vật lý lớn của vũ trụ, như núi non đất đai thuộc về địa đại, sông biển thuộc về thủy đại, ánh sáng, sức nhiệt mặt trời thuộc về hỏa đại, không khí lưu chuyển thuộc về phong đại. Nếu nói về tính lý của cơ thể con người thì tóc, xương thịt thuộc về địa đại; máu, các chất lỏng bài tiết thuộc thủy đại; sức nóng trong người thuộc về hỏa đại, khí hô hấp thuộc phong đại. Nếu đứng về thuộc tính vật lý mà nói thì cái gì thô cứng thuộc về địa đại, cái gì ướt thuộc về thủy đại, cái gì nóng ấm thuộc về hỏa đại, cái gì chuyển động thuộc về phong đại. Thế nhưng, dù có phân tích thế nào thì bốn đại là thuộc về giới vật chất chứ không thuộc giới tinh thần. Do đó, phái duy vật luận cho rằng bốn đạinguyên tố cơ bản của vũ trụ. Thế nhưng, Phật giáo không tán thành một quan điểm như vậy.

Thuyết bốn đại có điểm khác biệt giữa Đại thừaTiểu thừa. Đối với Phật giáo tiểu thừa, bốn đại là những nguyên tố cơ bản tạo ra hiện tượng vật chất, gọi là tứ đại chủng (chủng là hạt giống). Ý tứbốn đạihạt giống của tất cả mọi hiện tượng vật chất. Nếu bốn đại mà được phân phối điều hòa, thì hiện tượng vật lý phồn vinh, nếu bốn đại mâu thuẫn xung đột, thì hiện tượng vật lý tiến tới giải thể, hủy diệt. Hiện tượng sinh lý cũng như vậy. Người sở dĩ mắc bệnh là vì bốn đại không điều hòa. Tiểu thừa nhận thức sắc thân con người là do bốn đại tạo thành, mục đích là để chúng ra đừng chấp sắc thân là ta, rồi tạo ra các nghiệp sinh tử luân hồi. Nếu chứng được lý ngã không thì sẽ vào được cảnh giới Niết Bàn của Tiểu thừa, không còn bị luân hồi sinh tử nữa.

Còn Phật giáo Đại thừa thì không xem bốn đạiNguyên tố căn bản mà là hiện tượng vật chất, là hư giả, không phải là thực. Các hiện tượng sinh lý hay vật lý hình thành là dựa vào bốn đại làm tăng thượng duyên chứ không phải là yếu tố cơ bản và có thật. Tiểu thừa tuy xem sắc thânvô ngã, là không có thực nhưng bốn đại là những pháp cực vi thực có. Phật giáo Tiểu thừa tuy không phải là duy vật luận, nhưng là đa nguyên luận.

Thực ra, Phật giáo không phải chỉ xem 4 đại là không mà xem cả 5 uẩn cũng đều là không, mà 4 đại chỉ tạo ra một uẩn mà thôi, tức là sắc uẩn.

Năm uẩn là gì ? Năm uẩn là sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong 5 uẩn, chỉ có sắc uẩn là thuộc về giới vật chất.

Năm uẩn là pháp sinh tử trong ba giới. Chỉ có chứng ngộ năm uẩn là không thì mới siêu việt được cảnh giới sinh tử của ba giới. Cho nên Phật giáo không phải chỉ nói bốn đại là không mà còn tiến thêm bước nữa, nói 5 uẩn cũng đều là không. Trọng tâm của Phật giáo, không phải lấy 4 đại làm chủ mà lấy thức uẩn làm chủ, còn ba uẩn tinh thần kia (thụ, tưởng, hành) chỉ là những kẻ phụ trợ cho thức uẩn mà thôi, làm tỏ rõ công dụng rộng lớn của giới tinh thần mà thôi. Do đó, Phật giáo không phải là duy vật luận mà là duy thức luận.
Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 77628)
26/12/2021(Xem: 5472)
02/02/2024(Xem: 2011)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: