- 01. Thức Biến
- 02. Duy Thức
- 03 Luận Tân Duy Thức
- 04 Kinh Bốn Mươi Hai Chương
- 05 Đại ý Kinh Vu Lan
- 06 Đại ý Kinh Dược Sư
- 07 Phát Tâm Bồ-đề
- 08 Tám Trai Giới
- 09 Tám Trai Giới Theo Kinh Tạng Pàli
- 10 Y Kinh Giải Nghĩa, Tam Thế Phật Oan
- 11 Tổ Cáy
- 12 Ngôi Chùa Việt Nam
- 13 Cây Nêu Ngày Tết
- 14 Bồ-tát Thường Bất Khinh
- 15 Khuyến Tu
- 16 Người Tại Gia Tu Phật
- 17 Gia Đình Hạnh Phúc
- 18 Pháp Thoại Đầu Xuân
- 19 Vài Nhận Xét Về Nghi Lễ Phật Giáo
- 20 Giữ Vững Đạo Tâm
- 21 Nói Chuyện Với Phật Tử Huynh Trưởng
- 22 Đạo Phật ở Huế
- 23 Vì Hạnh Phúc Cho Mọi Người
- 24 Tưởng Niệm:
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003
TỔ CÁY
Trong thời đại này có một việc làm như vậy cũng xứng đáng làm Tổ rồi, chứ nói đến học cả trăm kinh vạn quyển. Đó là chuyện xảy ra từ đời Hậu Lê thường kể về Tổ Cáy.
Tổ là vị chủ Chùa, là người Trú trì, người niên cao lạp trưởng trong chốn Tòng lâm.
Nguyên trước ngày chưa xuất gia, Tổ đã có lòng thương vật khác thường. Một hôm bà mẹ đi chợ mua về một rổ "cáy" để làm thức ăn cho đình dùng cơm trong ngày ("Cáy" là loại rạm, cua đồng nhỏ. Khi rổ cáy được đặt gần chỗ Ngài nghỉ, tiếng cáy kêu phát ra một âm thanh rù rì rủ rỉ y như tiếng nỉ non của người bị nạn. Động lòngtrắc ẩn trước tiếng kêu ấy, Tổ mang cả rổ cáy ra đổ xuống đồng ruộng
Đến giờ làm thức ăn, thấy không có rổ cáy, bà hỏi con, Tổ tình thật thức mẹ: "Con chịu không nổi tiếng kêu đau thương của "cáy" nên đã mang đi đổ xuống đồng hết rồi".
Một thời gian sau, Tổ xin mẹ đi xuất gia. Bỏ những người thương, xa mọi người thân quyến (cát ái từ thân), Tổ cất bước vân du học đạo, trải qua mấy chục năm không về thăm quê được. Quê hương sinh ra Tổ nay đã đổi đời, tang thưong dâu bể, vật đổi sao dời không còn dấu tích ngày xưa. Tổ cũng lớn lên theo năm tháng và được bổ làm Trú trì chùa Hoè Nhai (Hà Nội).
Một hôm, Tổ có dịp đi qua thôn cũ, thấy một cái chòi rách nát, trong có một bà cụ già bán nước và cau trầu để độ sống qua ngày tháng. Khi vào trong quán, Tổ nhận ra ngay bà bán quán ấy là mẹ mình. Tuy nhiên, Tổ vẫn làm như người không quen biết. Tổ hỏi thăm bà cụ về quê hương, nhưng bà cụ này không hay biết người đối diện với bà chính là con đẻ của mình. Một thoáng suy nghĩ Tổ mới nói với bà cụ: "Thưa cụ, một mình cụ ở đây đêm hôm đơn chiếc lấy ai giúp đỡ, nếu bà cụ về chùa tôi làm công quả thì hay biết mấy". Bà cụ rất mừng và nói rằng: "Nếu sư cụ cho phép thì con sẽ về và xin được ăn mày công đức Sư cụ". Thế là bà cụ được đưa về chùa để làm công quả.
Khi đến chùa, Tăng chúng và bổn đạo đông đúc nên Tổ không nói cho ai biết. Tổ im lặng bố trí chỗ ở cho bà cụ và phân bố công việc hằng ngày cho bà cụ làm, đặc biệt Tổ khuyên bà cụ vừa làm vừa niệm Phật thường xuyên. Mỗi ngày Tổ ra sân lấy gậy khoanh một đám cỏ cho bà cụ nhổ, tùy theo sức khoẻ của bà cụ mỗi ngày đám cỏ được khoanh nhỏ lại. Ngày ngày làm công quả như thế, sức khoẻ của bà cụ cũng theo năm tháng suy yếu dần. Cho đến một ngày kia, thân không còn vật lộn được với thời gian, bà cụ đã từ giã cõi đời và ra đi vào buổi hoàng hôn bên cạnh tình thương và sự hộ niệm của chúng Tăng. Cái gì có hình thì có hoại. bà cụ đã kết thúc thân mạng tại khuôn viên của một ngôi chùa cổ kính. Tổ vẫn điềm nhiên lo liệu khâm liệm cho xác mẹ. Cho đến khi nắp quan tài từ từ khép lại, đứng trước quan tài mẹ, Tổ mới nói cho Tăng chúng và bổn đạo biết, người trong quan tài này chính là mẹ đẻ của mình. Khi nghe Tổ nói, ai ai cũng rơi lệ. Có người nghĩ Tổ là vị chân tu, nên không cho ai biết. Có người nghĩ Tổ đề phòng rằng, nếu Tổ nhận mẹ ngay thì tâm lý ỷ thị của bà cụ làm Tăng chúng Phật lòng chăng! Riêng Tổ thì vẫn im lặng cầu kinh
Tuy là việc hiếu đạo bình thường trong chốn Thiên môn, nhưng người đời sau thường hay nhắc nhở và kể cho con cháu mình biết về vị Tổ này. Người ta thường kết hợp tên đạo (Tổ) và sự việc khi còn ở đời (Cáy) để chỉ cho một vị chân tu. Đạo đời hợp nhất. Không phô trương nhưng vẫn có ý nghĩa. Đạo và đời tuy hai mà một và được gọi là: Tổ Cáy.