Thư Viện Hoa Sen

23 Vì Hạnh Phúc Cho Mọi Người

23/11/201012:00 SA(Xem: 22418)
23 Vì Hạnh Phúc Cho Mọi Người

THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI

 

Tôi đi tu theo đạo Phật từ lúc 14 tuổi đến nay đã 72 tuổi. Gần 60 năm ở trong chốn Thiền môn, tôi chỉ tâm tâm niệm niệm trước sau làm một vị tu sĩ, nếu không được làm Bồ-tát, làm Phật thì cũng làm một nhà Sư chân chính, đem giáo pháp của đức Phật, lòng từ bi của đạo Phật để phổ biến giúp ích cho mọi người. Chưa bao giờ tôi mơ đến một chức vụ nào khác, nhưng trước đây năm năm, Mặt trận Tổ quốc đã đề nghị tôi ra ứng cử Quốc hội, viện lẽ để góp tinh thần đoàn kết xây dựng đất nước. Do đó, tôi không thể từ chối được và đã ra ứng cử khóa VIII, tưởng rằng sau khóa VIII tôi được nghĩ, nhưng sau khóa VIII thì quí vị lại mời ra tiếp tục ứng cử khóa IX. Hiện tại Phật giáo có ba tu sĩ cả nước ra ứng cử làm đại biểu Quốc hội, Công giáo có ba đại biểu ra ứng cử, và tôi là một trong số ba đại biểu Phật giáo đó.

Tôi ứng cử quốc hội để làm cái gì, đóng góp cái gì, chưa nói chắc các vị cũng đã biết; quân sự tôi không biết, chính trị tôi không rành, kinh tế tôi không học, thế thì vào Quốc hội để làm cái gì? Chắc chắn chúng ta biết rằng ngoài quân sự, chính trị, kinh tế, còn một mặt khác hết sức cần thiết cho đời sống con ngườixã hội, đó là văn hóa đạo đức. Văn hóa đạo đức là cái điều chúng tôi học hỏi được trong giáo lý Phật giáo gần 60 năm nay. Chúng tôi đã biết rõ giá trị của văn hóa đạo đức, nếu một cuộc sống mà kinh tế có dồi dào, sung túc đến mấy, nhưng thiếu văn hóa đạo đức, cuộc sống đó chỉ có tươi chứ không vui, nó chỉ như một cái hoa mà không có hương. Cái hoa đó nhìn xa thì thật đẹp nhưng ngồi gần chắc không thích. Biết bao nhiêu điều tiêu cực trong xã hội, những điều sa sút xảy ra trong tự mổi cá nhân, trong gia đình, trong xã hội, trong cơ quan đã gây một sự phiền muộn cho bao nhiêu người xung quanh, cũng một phần do thiếu văn hóa đạo đức.

một lần đi xe thồ, tôi hỏi bác chở xe cho tôi: "Thế nào, lúc này gia đình bác ra sao?". Bác nói: "Kinh tế con không lo nhưng khổ quá thầy ơi!".

Tôi nói: "Kinh tế không lo thì tại sao mà khổ? Người ta nói trông cho có ăn, có mặc là sướng rồi, vậy tại sao kinh tế không lo mà bác lại khổ?".

Ông nói: "Mấy đứa con uống rượu, cãi lộn, đập lộn nhau liên miên, khuyên nó cũng không nghe, can nó cũng không được, la nó cũng không xong, mà đuổi nó cũng không đi. Khi nào hể nghe nó lên tiếng to thì tôi phải qua nhà hàng xóm ngồi". Đó là gia đình mình, mà mình không ở, không làm chủ được, phải qua nhà hàng xóm ngồi để giao lại cho nó.

Vậy thì trong một cơ quan, trong một ngành, một xã hội, một đất nước mà nếu có tình trạng trong gia đình đó thì thử hỏi, đất nước đó có yên lành hay không? Xã hội có yên lành hay không? Cơ quan có yên lành không? Gia đình đó có yên lành không?

Như vậy, chúng ta thấy rằng, trong khi xây dựng kinh tế, xây dựng mọi mặt khác, luôn luôn chúng ta phải nghĩ đến, phải chú ý đến một mảng tinh thần quan trọng khác, đó là văn hóa đạo đức.Nếu văn hóa đạo đức không còn, tức nhiên phẩm giá con người không còn. Khi phẩm giá con người không còn thì dầu có mặc đẹp, có ăn ngon, thì con người đó chắc cũng không giúp ích gì nhiều cho xã hội.

Xưa, tiền bối của chúng ta có bao nhiêu lời để nhắc nhở chúng ta, làm sao lo cho vừa ăn đủ no, mặc đủ ấm, cũng phải lo xây dựng đạo đức, xây dựng văn hóa cho con người trở nên người. Thậm chí, các ngài còn dạy: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Các ngài không phải khuyên chúng ta phải đói, phải rách, nhưng mà: Giả sử ăn không đủ no đi nữa cũng phải cho sạch; mặc áo rách đi nữa cũng phải cho thơm. Đói cho sạch, rách cho thơm, huống chi no mà không sạch, lành mà không thơm thì đó là một điều rất đáng tiếc. Lời người xưa nói nhắc chúng ta điều gì? Là để nhắc nhở cho chúng ta, trong khi muốn xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời chúng ta cũng phải biết hạnh phúc không chỉ giới hạn trong sự ấm no, mà hạnh phúc đó cần phảivăn hóa, đạo đức nữa. Do đó, nếu được bầu vào Quốc hội, chúng tôi có tiếng nói có giá trị hơn một chút ở giữa Quốc hội để góp phần trong vấn đề xây dựng văn hóa đạo đức. Ngược lại, nếu không trúng cử vào Quốc hội, ở chức năng một tu sĩ Phật giáo, chúng tôi lâu nay cũng đã làm, huống chi cái đất Huế của chúng ta là cái đất mà từ xưa đến nay đã từng có tiếng về văn hóa đạo đức.

Lâu nay chúng ta có được cái tiếng là nơi văn hóa đạo đức, vậy nếu như chúng ta bỏ mất văn hóa đạo đức, thì xứ Huế có còn là Huế nữa không? Do đó nên chúng tôi tâm tâm niệm nệm, nếu được trúng cử hay không trúng cử, với chức năng tu sĩđạo Phật đã truyền trao cho chúng tôi, chúng tôi luôn luôn giữ gìn đạo đức văn hóa đó, góp phần đem lạ hạnh phúc, an vui cho mọi người, cho dân chúng và cho đất nước, cho đồng bào của chúng ta, trong cả xứ Huế nói riêng và cho cả dân tộc nói chung.

(1992)

(2)

Tôi tham gia Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX. Sự bất quá tam, tôi chưa quá tam, được nhân dân và đạo hữa tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội khóa X.

Qua mười năm đổi mới, kinh tế nước nhà có bước phát triển khá, đời sống nhân dân được nâng lên. Nước ta đã và đang hộ nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự có mặt của tôi trong Quốc hội tôi nghĩ là chúng tôi góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi người, nên tôi mới nhận lời tham gia đại biểu Quốc hội.

Nhiệm vụ của Quốc hội là làm Luật, tức là làm cương lĩnh cho mọi sự sinh hoạt của toàn dân. Nước ta lâu nay đã tích cực xây dựng để có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thể hiện mọi mặt sinh hoạt của nhân dân. Trong quá trình xây dựng, ở nhiều bộ Luật, chúng ta đã phải đi từng bước, tính lũy dần những kinh nghiệm, thậm chí phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Hy vọng một ngày không xa, chúng ta sẽ được nhiều bộ Luật cơ bản, có giá trị lâu dài.

Tôi là người Phật giáo. Đạo Phật chuyên chú trọng về cái Nghiệp. Ở đây có Nghiệp chung và Nghiệp riêng, và giữa chúng có mối tương quan rất khó tánh bạch; muốn lo cho con người thì phải lo cho xã hội và ngược lại, không thể có nhiều thiên lệch từ phía nào. Chúng ta đều biết, trước khi thành xã hội thì đã có con người được xem là một tế bào của xã hội. Có những tế bào tốt thì mới có một xã hội tốt. Con người muốn có Nghiệp tốt cần phải có những hành động tốt, không tham lam, không sa đoạ, không nhỏ nhen. Và, có được Nghiệp tốt thì cuộc đời con người sẽ được kết quả tốt. Khi một cá nhân tốt thì sẽ đóng góp nhiều điều tốt cho xã hội. Tôi nghĩ vào Quốc hội là điều kiện để cá nhân tôi góp chung tiếng nói "của một cơ quan, một tôn giáo" để cùng với toàn dân xây dựng đất nước.

Với mong muốn có những con người tốt, để có một xã hội tốt, nên theo tôi vấn đề cần phải chú ý hàng đầu Đại biểu Quốc hội là phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Tại các cuộc họp Quốc hội lần trước chưa đặt tiêu chuẩn này, nhưng sau đó cùng với một số người, tôi đã có ý kiến. Bởi lẽ, tôi nhận thấy, xã hội ta hiện nay đang có nhiều biểu hiện sa sút về mặt đạo đức, gây nên những hậu quả khá đau lòng. Vấn đề rất đáng suy nghĩ là hiện nay người lớn đã góp phần làm hư trẻ em nhiều quá (rượu chè, hút sách, quan hệ bất chánh...). Bản chất của trẻ em rất trong trắng, những mong sao chúng ta sẽ cùng chung nhau khắc phục, xây dựng để đừng xảy ra những cảnh tượng ấy, rất xót xa.

Con người Việt Nam nói chung và tín đồ Phật giáo nói riêng chú trọng nhiều đến cái đức. Trước đây, người ta cho rằng vì nghèo nên đạo đức suy, Thế nhưng hiện nay thì lại những người dư ăn dư mặc thì lại suy đồi về mặt đạo đức, của cải vật chất rất dễ làm cho người ta xấu. Bổn phận của chúng ta là phải biết cách tu dưỡng để có được cái đức tốt. Đó là mong mỏi lớn nhất của chúng tôi. Để giáo dục, bồi dưỡng cái đức cho con người, theo tôi, xã hội có thể can thiệp bằng pháp luậtgiáo dục (có sự đóng góp của tôn giáo). Trước đây khi tiếp xúc với cử tri tại trường Đại học Y khoa - Huế, tôi đã phát biểu: Muốn nâng cao kinh tế, cần phải nâng cao đạo đức và ngược lại. Hai vấn đề này có mối tương quan với nhau.

Có sinh viên đã hỏi: Nếu Hòa thượng trúng cử thì Hòa thượng sẽ làm gì để nâng cao đạo đức?

Tôi trả lời: Quốc hội có nhiệm vụ làm Luật, răn đe người ta làm những việc sai trái, thực hiện công bằng cho xã hội. Thế nhưng có Luật vẫn chưa đủ, muốn biết Luật phải có lương tâm. Nếu bỏ lương tâm thì con người sẽ đạp luật mà đi.

Tuy rằng, dầu có nơi, có lúc vẫn còn những tiêu cực nhưng tôi tin tưởng về tiền đồ đi lên của đất nước ta. Vừa qua, có nhiều vụ tiêu cực đã được đưa ra xét xử công khai cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong đấu tranh chống lại cái xấu trong xã hội ta. Việt Nam đã và đang có những bước hội nhập tích cực vào đời sống chính trị và kinh tế của thế giới. Quốc hội đã thông qua được nhiều bộ Luật mới có tác dụng tốt, kinh tế có bước phát triển khá. Cho dù tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn cảnh tượng người ăn xin, nhưng không còn phổ biến như trước. Cho nên, phải thừa nhận rằng, con thuyền Việt Nam đã đi lên phía trước. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý, cũng như công việc chèo thuyền, hễ ngưng tay thì con thuyền sẽ tụt lại ngay!

Nếu được bầu vào Quốc hội, cho dù sức khỏe hạn chế, tôi vẫn cố gắng tham gia đầy đủ các kỳ họp của Quốc hội và thường xuyên tiếp xúc với cử tri, với tín đồ Phật giáo, với quần chúng nhân dân để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ để phản ánh với Quốc hội hầu làm cho dân giàu nước mạnh.

Cả cuộc đời tôi đều dành cho công việc chung, truyền bá giáo lý nhà Phật, gắn với giáo dục đạo đức trong xã hội.

Tạo bài viết
22/04/2011(Xem: 57420)
20/06/2013(Xem: 55118)
16/05/2012(Xem: 40973)
30/09/2012(Xem: 25793)
11/04/2013(Xem: 16717)
04/07/2017(Xem: 11594)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: