- Năm Lượng Phương Tiện Lý Giải

27/02/201112:00 SA(Xem: 25438)
- Năm Lượng Phương Tiện Lý Giải


TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP

Hoà Thượng Thích Trí Thủ


NĂM LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN LÝ GIẢI

Theo Phật giáo, muốn hiểu một sự việc gì khỏi sai lầm, phải y vào năm yếu kiện gọi là năm lượng. Năm lượng ấy là: hiện lượng, tỷ lượng, thánh giáo lượng, thí dụ lượngthần thông lượng.

1. Thế nào gọi là hiện lượng

Lượng nghĩa là đo lường hay đong lường. Ví như muốn biết vật nặng nhẹ thì dùng cân mà cân lường, muốn biết vật dài ngắn thì dùng thước mà đo lường; muốn biết điều tốt hay xấu thì dùng tâm mà suy lường. Có thế, sự hiểu biết mới chính xác.

Hiện có ba nghĩa: hiện tại, hiện hữu và hiện bày. Hiện tại chỉ cho thời gian đang trôi và trong ấy sự vật đang tồn tại, để phân biệt với sự vật đã qua. Hiện hữu nghĩa là hiện đương có, chỉ cho hiện trạng có thật của sự vật để phân biệt với những hình ảnh sẽ có trong tương lai. Hiện bày nghĩa là hiện đươngtác dụng đối với giác quan để phân biệt với những sự vật tuy hiện có những ẩn tàng không lưu lộ. Có đủ ba điều kiện: hiện tại, hiện có và hiện bày, khiến cho người khác nương theo đó mà đo lường được, thì gọi là hiện lượng.

Theo Duy thức học khi năm thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) dùng trực giác tiếp xúc với năm trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) chưa lạc về đường phân biệt, khi ý thức đương ở trong định, khi chánh trí khế hợp chân như, các đối tượng cảnh giới đều thuộc về hiện lượng. Cảnh giới thân chứng do ý thức suy đạt không thuộc loại hiện lượng này vì không gồm đủ ba điều kiện nói trên.

2. Thế nào gọi là tỉ lượng

Ti nghĩa là so sánh. Sự so sánh chính xác cần có ba phần: tôn chỉ, nguyên nhânthí dụ. Tôn, nhơn, dụ nói tắt, gọi là tam chi ti lượng. Ấy là phương pháp lý luận vậy. Ví như xa xa trông thấy khói bốc, so sánh mà biết nơi ấy có lửa, hoặc thấy con người đã có sanh ra thì biết trong tương lai tất sẽ có chết, cách tường nghe tiếng nói thì biết bên kia có người. Phương pháp vừa dùng trên đây gọi là phương pháp tỉ lượng.

3. Thế nào gọi là thánh giáo lượng

Thánh là thánh nhơn, giáo là giáo pháp. Nương nơi giáo pháp của thánh nhơn để lý giải phán đoán thì gọi là thánh giáo lượng. Ví như những sự lý trong kinh Phật dạy, chúng ta tuy chưa hề trông thấy, nhưng Phật là đấng thánh nhơn, ngôn giáo của ngài có thể là những bằng chứng giúp ta hiểu biết sự thật. Vì rằng đã là Thánh nhơn, tất không bao giờ dối gạt mình. Đối với các bậc Thánh nhơn khác như Châu Công, Khổng Tửngôn giáo hiện còn lưu truyền lại, đương nhiên chúng ta không thể không tin, mặc dù chưa đủ sức hiểu hết. Ngôn giáo thánh nhơn là Thánh giáo lượng.

4. Thế nào gọi là thí dụ lượng

Thí dụ lượngbiểu thị sự vật bằng thí dụ. Chẳng hạn nói trái đất tròn như quả cầu, bản đồ Việt Nam cong như hình chữ S v.v… Dùng những hình dáng đương thấy trước mắt hay những âm thanh mà tai từng nghe ... để gợi ý niệm về hình dángâm thanh của những sự vật chưa thấy, chưa nghe. Phương pháp ấy gọi là thí dụ lượng.

5. Thế nào gọi là thần thông lượng ? 

Có những thế giới tuy nhục nhãn chúng ta không thể trông thấy, mà có người trông thấy được là nhờ họ có thiên nhãn thông; có những sự việc đã qua lâu lắm không ai hay biết mà có người biết được là nhờ họ có túc mạng thông (thông hiểu đời trước); còn như tâm trí kẻ khác nghĩ gì, làm sao mà đo cho được, thế mà có người đọc thấu là nhờ họ có tha tâm thông (thông hiểu tâm niệm kẻ khác). Sự hiểu biết của những người có ba loại thần thông ấy gọi là thần thông lượng.

Năm lượng ấy có thể xét biết trong một trường hợp. Xin cử một ví dụ, hơi đặc biệt một chút, nhưng bao gồm được hết thảy năm lượng để dễ nhận sự tương quan dị đồng giữa lượng nọ với lượng kia.

Ví dụ: ngày Phật đản ở Huế có một thầy thuyết pháp; vì sao bạn biết? Vì hôm ấy chính mắt bạn thấy, tai bạn nghe. Sự biết là nương trên hiện lượng mà có. Thầy ấy có cha mẹ không và vì sao biết? Vì tất cả mọi người đều có cha mẹ nên quyết định rằng thầy ấy cũng có cha mẹ, tuy cha mẹ thầy ấy, bạn chưa bao giờ thấy, gặp. Sự biết ấy là nương trên tỉ lượng mà có. Thầy ấy tu hành pháp môn tịnh độ, sau khi chết sẽ sanh về thế giới cực lạc, vì sao biết được điều đó? Vì trong kinh Di đà đức Thích ca dạy hễ ai chuyên cần tu pháp môn tịnh độ thì chắc chắn sẽ sanh về thế giới cực lạc.



Sự biết ấy là nương trên thánh giáo lượng mà có. Vì sao biết sau khi sanh về thế giới cực lạc thì sẽ được sung sướng? Vì hiện tại kẻ nào làm điều ác phải chịu quả đau khổ, người nào làm điều thiện được hưởng quả an vui; và tu hành tức là làm điều lành tránh điều dữ nên biết rằng thầy ấy sẽ được sung sướng. Sự biết ấy là nương trên thí dụ lượng mà có. Vì sao đức Phật Thích ca biết có thế giới cực lạc? Vì ngài có thiên nhãn thôngchúng ta không có, hay chưa có. Những ai tu hành đắc đạo đều có nhiều sức thần thông. Sự biết nương nơi sức thần thông mà có gọi là thần thông lượng.

Có người thấy trong kinh Phật dạy đạo lý nhân quả, luân hồi v.v… hoặc nói có các cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, la hán, bồ tát v.v... thì cho rằng viển vông không thật, hoặc lên giọng kẻ cả phỉ báng mạt sát, tuồng như họ là những nhà đại khoa học. Họ đâu biết rằng đối với những vấn đề này, nhà khoa học chân chính, nếu không tin theo thì cũng chỉ giữ một thái độ im lặng tuyệt đối, chứ không nông nổi như một vị "lang Tây" nọ lúc Pháp mới sang, mới học đòi được một nhắm y lý Tây phương đã vội cho các thứ giao lộc, giao quy của Đông y là chất keo (gélatine),… Đành rằng khoa học hay, nhưng mê tín khoa học như kiểu vị "lang Tây" kia thì thật là não nề.

Cũng thế, những kẻ mê tín khoa học một cách đáng thương trên cho rằng các cảnh giới do Phật nói là viển vông không thật, nhưng nếu ai hỏi họ vì sao biết là không thật, chắc chắn họ sẽ đáp một cách đơn giản "vì không trông thấy". Nếu thế thì ông bà tổ tiên chúng ta hay các bậc thánh hiền hào kiệt đời xưa hoặc những nơi xa lạ như rừng già châu Phi, đồng tuyết Bắc cực v.v... mắt ta nào có trông thấy? Không lẽ vì không trông thấy mà cho hết thảy nhân vật ấy đều không thật có cả sao!

Ngược lại, có những cái chính mắt ta trông thấy mà chắc gì đã là sự thật có? Chẳng hạn như bóng trong gương, trăng dưới nước, hoa đốm giữa hư không... không lẽ chúng đều thật có cả hay sao? Người có chút kiến thức chắc không khỏi bật cười.

Vì vậy cho nên, muốn phán đoán một sự vật gì cho chơn xác, ngoài hiện lượng ra, còn phải dùng đến tỉ lượng, thánh giáo lượng, thí dụ lượng và ngay cả thần thông lượng nữa, nếu có. Hiện lượng, tỉ lượng, thánh giáo lượngthí dụ lượng có thể do học mà đạt được, chứ như thần thông lượng thì hẳn phải nhờ túc căn hoặc nhờ tu hành trong nhiều đời nhiều kiếp mới có. Và đã nói đến tu thì phải lấy Từ Bi làm then chốt như đã nói ở đoạn trước: có loại Trí do sự học đem lại, lại có loại Trí do công hạnh tu hành un đúc nên.

Đến đây, tôi sực nhớ lại một đoạn sử chép về triều Tự Đức: Phái bộ Phan Thanh Giản sau khi đi sứ nước Pháp về, tâu lại với vua và triều đình: "Nước Pháp có xe hai bánh, đặt bánh trước bánh sau theo chiều dọc mà đi không té, có nước chảy ngược lên lầu cao, có đèn không tim chúc xuống mà vẫn đỏ, không ngại giông tố gió bão, có dây nói nghe cách trăm ngàn dặm v.v... và v.v..." thì triều đình thảy đều cho là đi xa về nói khoác, bắt tội khi quân! Câu chuyện nhắc lại nghe quá trẻ con, nhưng đến bây giờ nó vẫn còn hàm súc bao nhiêu ý nghĩa! Trước đây năm mươi năm, nghe nói máy bay bay trên trời thì ai cũng buồn cười cho là chuyện khôi hài của kẻ "hiếu sự chi giả, vị chi dã" ( ). Cho hay, ai ở trong nhãn giới nào thì chỉ thấy được những gì hạn cuộc trong nhãn giới ấy. Sức thấy không xa hơn lỗ mũi đó khiến cho người ta dễ trở nên câu chấp, thiển cận, hẹp hòi, tạo nên những thành kiến tai hại. Những thành kiến ấy, nhà Phật mệnh danh chúng là "sở tri chướng", liên minh với phiền não chướng tạo nên dây oan nghiệt "mỗi khoanh một buộc, ai dằng cho ra"!

Vậy, muốn thật hiểu, thật biết để cầu được giải thoát, phải nương trên năm lượng mà phá trừ sở tri chướng, xây đắp trí giác rồi huân tập từ bi trên căn bản lành mạnh phóng khoáng. Đức Bồ tát Quán thế âm là một gương sáng đủ cho chúng ta soi về phương diện này.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2017(Xem: 13919)
01/09/2015(Xem: 18426)
05/03/2014(Xem: 50494)
01/08/2014(Xem: 15150)
04/12/2012(Xem: 57236)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.