- - Mục Lục
- - Lời Nói Đầu
- - Sơ Lược Tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ
- - Phật Thuyết Vô Thường Kinh (Âm & Nghĩa)
- - Kinh A Di Đà
- - Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo
- - Kinh Pháp Hoa - Phẩm Thường Bất Khinh
- - Kinh Bất Tăng Bất Giảm
- - Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng
- - Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa
- - Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
- - Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ Tát
- - Thiên Cảm Ứng Cứu Nạn
- - Phật Dạy Ấn Tống Kinh - Tượng Được Mười Công Đức
- - Kinh Bát Đại Nhân Giác
- - Bát Nhã Tâm Kinh
- - Nghi Thức Cúng Giao Thừa Và Vía Di Lặc
- - Nghi Thức Chúc Tán
- - Nghi Thức Lễ Phật Đản
- - Nghi Thức Lễ Thành Đạo
- - Ý Nghĩa Thần Chú Đại Bi
- - Nghi Thức Cầu An Và Lễ Thành Hôn
- - Nghi Thức Hộ Niệm Khi Lâm Chung
- - Nghi Thức Cúng Cô Hồn
- - Nghi Chẩn Tế
- - Các Ngày Vía Phật
- - Những Điều Căn Bản Cho Các Phật Tử Mới Quy y Tam Bảo
- - Nghi Thức Quy Giới
- - Bát Quan Trai Giới
- - Pháp Trưởng Tịnh
- - Nghi Thức Truyền Giới Và Bồ Tát
- - Giới Luật - Viên Âm Số 89
- - Giới Luật - Viên Âm Số 91
- - Tam Quy - Viên Âm Số 84
- - Luật Tỳ Kheo
- - Luật Tỳ Kheo Yết Ma Yếu Chỉ
- - Pháp Môn Tịnh Độ
- - Mười Điều Tâm Niệm
- - Phát Bồ-đề Tâm Luận
- - Sự Tích Đức Phật Thích-ca Mâu-ni
- - Giáo Lý Về Nghiệp - Cơ Sở Đạo Đức Học Và Luật Học
- - Năm Lượng Phương Tiện Lý Giải
- - Ba Tháng An Cư
- - Thử Vạch Một Quy Chế Tăng Sĩ Và Một Chương Trình Đào Tạo Tăng Sinh
- - Lời Giới Thiệu (Trong Cuốn Liễu Sanh Thoát Tử)
- - Lời Giới Thiệu Kinh Kim Quang Minh
- - Lời Giới Thiệu Tập San Công Đức Nhẫn Nhục Của Ni Chúng Diệu Đức
- - Lời Chúc Tết
- - Việt Nam Phật Giáo Bách Khoa Từ Điển
- - Văn Đắc Pháp
- - Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội Tăng Già Bia Minh
- - Kệ Phú Pháp
- - Thơ Và Câu Đối
TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP
Hoà Thượng Thích Trí Thủ
LỜI GIỚI THIỆU
KINH KIM QUANG MINH
Phàm chơn tâm là ngoài mọi đối đãi, tuy hòa vào muôn vật mà vẫn thường còn bất biến. Nhưng diệu hạnh rất khó lường, tùy các duyên mà ứng hiện cùng khắp. Đứng về mặt đế lý chơn thật thì không chấp nhận một mảy trần; nhưng về sự tướng, cũng như công hạnh tu hành thì không bỏ một pháp nào cả. Đức Phật thuyết Kinh KIM QUANG MINH là y nơi chơn tâm thanh tịnh mà kiến lập hạnh giải thoát, để dắt dẫn chúng sanh ra khỏi tà mê. Đó là Bảo tạng pháp môn Đốn viên đại dụng. Bởi vì, Bồ tát chẳng sa vào hành chấp Không. Nhưng muốn đạt được pháp thân lại không thể tìm trong hữu tướng Có. Có, Không cộng lập. Sự, Lý, dung thông; là yếu chỉ của Kinh vậy.
Đại đức Thiện Trì nguyên là vị tăng sinh xuất sắc nhất, xuất thân từ trường Phật học chuyên khoa nội trú Liễu Quán Linh Quang, Huế, do Giáo hội Phật giáo thống nhất Thừa Thiên chủ trương. Nhờ sự chiếu cố của quý ngài trong Ban giáo thọ, và sự cố gắng sau những năm tại nhà trường, Đại đức đã có công nghiên cứu và dịch thích bộ kinh Kim Quang Minh rất rõ ràng chu đáo; lại được Thượng tọa Thích Thiện Siêu giảo chính và Thượng tọa Thích Mật Nguyện cũng như nhiều ngài đã đọc qua đều hứa khả bản dịch này.
Tôi tin tưởng ở khả năng của Dịch giả và sự chỉ giáo của quý Thượng tọa. Nhất là qua lời Tựa của Thượng tọa Thích Đức Nhuận và Lời nói đầu của Dịch giả, tôi thiết tưởng cũng đã đầy đủ không còn biết nói gì hơn.
Nhân danh Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp, tôi trân trọng giới thiệu với chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni và thập phương Phật tử lưu tâm đọc tụng và phổ biến rộng rãi. Để được lợi lạc quần sanh và khỏi phụ bản hoài độ sanh của Phật tổ.
Nam mô Kim Quang Minh hội thượng Phật, Bồ tát Ma ha tát.
Viết tại Quảng Hương già lam, Gia Định,
Phật đản 2515
Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ.