Tập 1 - Phần 1

29/07/201112:00 SA(Xem: 13704)
Tập 1 - Phần 1


Tổ Đình Minh Đăng Quang
ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
Thiện Phúc

Tập 1 - Phần 1

1. PHẬT GIÁO LÀ GÌ? 

Phật giáogiáo phápĐức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói ra và các đệ tử của Ngài sau mấy lần kiết tập kinh điển đã ghi lại gần như toàn bộ những điều Ngài nói để truyền bá lại cho đến bây giờ. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật là người đã đạt được tự giác, giác thagiác hạnh viên mãn.

Nguyên nhân phát sinh của đạo Phật?

Xã hội Ấn Độ thời đại Đức Phật đản sinh quả là một xã hội phức tạpvô cùng bất công bởi sự phân chia giai cấp để đối xử một cách bạo ngược giữa người với người. Đức Phật đã nhìn thấy những tôn giáo khác, như Bà la môn hoặc những tôn giáo thờ thần, không đem đến cho con người sự giải thoátxã hội được yên ổn. Nên Ngài đã quyết chí xuất gia tìm giải thoát cho mình, cho những người thân và cho chúng sanh. Với tinh thần tích cực lợi thatừ bi bình đẳng mà không bao lâu sau, giáo lý của Phật lan tràn chẳng những ở Ấn Độ mà còn ở khắp nơi trên thế giới.

Phật giáo bắt nguồn từ Đức Phật là bậc đại giác; tuy Ngài không phải là Chúa sáng thế, nhưng Ngài thấu rõ hết tất cả mọi nguyên lý của thế gian này và Ngài có khả năng hướng dẫn chúng ta, nói riêng và chúng sanh nói chung, được giác ngộ như Ngài. Ngài không là chúa sáng thế, nhưng Ngài là ông thầy thuốc giỏi nhất, biết tùy bịnh của cúng sanh mà cho thuốc. Uống thuốc của Ngài cho, thế nào cũng khỏi bịnh. Ngài là bậc đạo sư cho loài người và trời. Ngài đã chỉ cho chúng ta chổ giải thoát, con đường đi đến giải thoát và làm sao đi trên con đường ấy cho đến nơi đến chốn. Ngài không mị chúng sanh hay dùng ma thuật hoặc khẩu hiệu rổng tuếch "chịu tội cho chúng sanh." Đối với Ngài, ai nghe và làm theo thì giải thoát, ai không nghe thì vẫn trầm luân, nhưng Ngài không bỏ một chúng sanh nào, mà vẫn tiếp tục thương xót dạy dỗ cho đến khi nhứt thiết chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.
 
 

2. TẠI SAO GỌI ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO PHÁ NGÃ?
 
 

đạo Phật chủ trương phá bỏ cái "ta". Cái "ta" đã bám vào thân này không biết từ đời kiếp nào và nó chứa đầy những tham, sân, si; chứa đầy những tranh chấp tị hiềm. Nghĩa là cái ta chứa đầy những thứ đưa ta đến đau khổ. Đạo Phật dạy ta hãy phá bỏ nó đi để tâm ta được thảnh thơi thanh tịnh hơn. Đức Phật dạy ta dùng trí tuệ quán sát thân nầy là do ngũ uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức họp thành. Những món nầy không có món nào làm chủ thể cả, chỉ do sự chung hợp lại mà thành. Nếu ta nói sắc là ta thì thọ, tưởng, hành, thức là gì và ta bỏ chúng đi đâu? ....vân vân.

Tóm lại cái "ta" mà chúng ta đang nói đó nó không có chủ thể nhất định. Phải hiểu như vậy ta mới phá bỏ được những cái chấp sai lầm từ đời này qua kiếp nọ. Khi đã phá bỏ được cái "ta" rồi, từ từ trí tuệ sẽ phát và từ đó ta có khả năng vén bức màn đen tối từ vô thỉ, do đó mà những đau khổ không thể tiếp diễn nữa. Khi mê mờ trong đêm tối, thấy sợi dây ta bảo là rắn rồi đâm ra sợ hãi; đến khi được ngọn đuốc soi sáng, nhìn kỹ lại thì là sợi dây, đâu có gì phải còn sợ hãi, hoặc lo âu nữa.

Tóm lại, dùng trí tuệ quán được cái vô ngã tức là chúng ta cầm đuốc soi cho biết rõ ấy chỉ là sợi dây chứ đâu có gì mà sợ. Như vậy cái chủ thuyết "phá ngã" của đạo Phật làm sáng tỏ sự thật, nó phá tan cái sai lầm truyền kiếp của chúng sanh. Bao nhiêu nỗi đau khổ đều do sự lầm mê mà ra, chúng ta phải sáng suốt dùng trí tuệ quán sát kỹ càng để vén bức màn đen tối từ vô thỉ. Một khi mê mờ đã bị trí huệ diệt sạch thì những khổ đau sẽ không thể tiếp diễn nữa.
 
 

3. TỪ BI HỈ XẢ TRONG ĐẠO PHẬT LÀ THẾ NÀO?
 
 

Phật dạy chúng ta hãy phát tâm Bồ tát lợi mình, lợi người. Trước hết phải có tâm từ, bi, hỉ, xả chẳng những với loài người mà còn đối với chúng sanh mọi loài.

Lòng đại từ hay cho chúng sanh tất cả mọi sự yên ổn, cả tinh thần lẫn vật chất. Chính do lòng đại từ nầy mà đối với muôn loài chúng sanh không não hại và cũng chính vì lòng đại từ nầy mà ta không bao giờ giận dữ. Hơn thế nữa, do lòng đại từ mà ta chỉ thấy đức tính trong sạch của người chứ không bao giờ để tâm moi móc lỗi lầm của họ. Lòng đại từ cũng giúp ta diệt đi cái nhìn một bên thiên lệch theo thói thường của phàm phu.

Tóm lại, lòng đại từ đối với người thì mang lại sự an vui, còn đối với mình thì khắc chế những tức giận và tâm não loạn.

Còn thế nào là bi? bi là thương xót chúng sanhĐại bi là lòng thương xót chúng sanh một cách quảng đại. Chính do lòng đại bi nầy khiến ta thương xót mà độ hết các chúng sanh, không chừa bỏ một chúng sanh nào. Với tâm đại bi, ta lúc nào cũng muốn san sớt những khổ đau của người khác và nguyện hành trì không nhàm chán, không bao giờ bỏ một việc thiện nào dù là một việc nhỏ.

Hỉ là vui chẳng những cho mình mà còn cho người nữa. Thấy ai tu thiện, tâm không ganh ghét. Hoan hỉ với chính mình, thường giữ tâm vui vẻ, đi nghe chánh pháp, làm việc thiện, không bao giờ thối chuyển và không biết mệt mỏi. Đối với người, thấy người làm lành như chính mình làm lành vậy. Thấy ai được bớt khổ thêm vui thì sanh tâm vui mừng; thấy người làm công đức lành thì tùy hỉ khen ngợi. Thấy lỗi người không sanh tâm ghen ghét .

Xả là không chấp trước nghĩa là đối với thuận cảnh không sanh tâm yêu thích vì yêu thích là còn vướng mắc, chưa xả. Còn đối với nghịch cảnh thì không sanh tâm oán hận. Đối với người oán ta, ta không sanh tâm oán hận người; còn đối với kẻ thân cũng không sanh luyến ái. Người có tâm xả coi tất cả mọi chúng sanh bình đẳng, không để ngoại cảnh lay chuyển.
 
 

4. TA NÊN TU VÀO LÚC NÀO VÀ TU NHƯ THẾ NÀO?
 
 

Tu có nghĩa chuyển hóa những điều xấu thành điều tốt để sửa mình, mà tự sửa mình để làm được điều tốt thì không phải đợi đến ba mươi, bốn mươi, năm mươi, hoặc đợi đến già rồi hẳn tu. Ở cái cõi ta bà nầy có ai biết được ngày mai sẽ ra sao, vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy gieo những nhân lành. Ta hãy sống cho trọn vẹn cuộc sống hăm bốn giờ qua của ta và chuẩn bị cho hăm bốn giờ sắp tới trong tinh thần "từ bi hỉ xả" của Đức Phật

 Thức dậy miệng mỉm cười

 Hăm bốn giờ tinh khôi

 Xin nguyện sống trọn vẹn

 Mắt thương nhìn cuộc đời

Hãy mỉm cười vào mỗi sáng ta thức dậy. Cười cho ta, cười cho người, và cười cho cuộc đời. Ta biết rằng hăm bốn giờ sắp tới của ta là tinh khôi, là ta sẽ sống với lòng "từ bi hỉ xả" của Đức Thế Tôn. Ta hãy sống trọn vẹn với những gì mà Ngài đã dạy. Đừng nghĩ rằng hôm qua là kẻ cướpmặc cảm mà không tu, vì dù có tu cũng không biết đến bao giờ mới đắc đạo. Phật đã dạy hôm qua làm điều xấu ác của quỉ dạ xoa mà hôm nay phát tâm bồ táthành trì bồ tát đạo thì đường thành Phật sẽ không xa .

 Tạc nhật dạ xoa tâm,

 Kim triêu bồ tát diện,

 Bồ tát dữ dạ xoa

 Chỉ cách nhật điều tuyến

Có nghĩa là hôm qua là tâm địa dạ xoa, hôm nay là bồ tát. Từ dạ xoa qua bồ tát chỉ cách nhau một sợi chỉ. Ngược lại hôm qua là bồ tát mà hôm nay móng tâm vọng động, nghĩ và làm điều ác thì tự ta biến thành dạ xoa.

Vấn đề tu trong cuộc sống nầy quả trọng yếu, vì nếu chỉ biết tin Phật pháp mà không biết sinh hoạt thực tiển theo đúng Phật pháp thì chỉ vun xới được thiện căn, chứ biết chừng nào mới thành Phật. Thí dụ như ta vô nhà hàng đọc những thực đơn nhưng chưa bao giờ ăn vậy. 
 
 

5. ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
 
 

Phật giáo không phải là môt tôn giáotính cách chính trị cho nên Phật giáo đồ cũng không có tham vọng chính trị. Tuy nhiên, trong xã hội cận đại dù là ở ẩn trong rừng sâu, cũng khó mà tách hẳn mọi sinh hoạt chính trị. Chính vì thế, là Phật tử chân chính, tham gia chánh trị phải có lý tưởng, có nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, phục vụ hết sức mình cho quần chúng mà không hoạt đầu. 

Khi còn tại thế Đức Phật Thích Ca thường giúp cho quốc vương đại thần nhiều ý kiến kiến quý báu. Tuy nhiên, Phật đã dạy ta phải tu trong cuộc sống vật chất đầy nhiễu nhương nầy. Cuộc sống mà chúng ta đang sống là cuộc sống đầy văn minh vật chất. Văn minh vật chất có thể đưa ta lên cung trăng và các hành tinh khác, nhưng nó đâu có đem lại thanh tịnhan lạc cho ta. Trái lại, nó tạo cho ta đầy phiền não, nó biến xã hội ta đang sống thành một xã hội đầy hận thù, tranh chấp và tị hiềm. Người nghèo mong được giàu, kẻ giàu mong được giàu hơn, dân da đen không thích da trắng, dân da trắng không thích da đen... Chính đạo Phật là đuốc sáng dẫn ta ra khỏi biển mê nầy. Đạo Phật dạy ta tu, tu để con người ta được tốt hơn , tu để được sống trong an vui hạnh phúc, tu để lòng đừng vướng bận và tâm hồn được thanh tịnh hơn. Tu trong đạo Phật là bắt đầu điều chỉnhsửa chữa cái nhìn biên kiến của ta. Tức là tập bỏ cái nhìn chủ quan mà hãy nhìn vào chân sự thật. Tu là sống làm sao như hoa sen, mọc lên trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Con người cũng vậy, tu làm sao mà sống trong một xã hội đầy thị phi, tranh chấp, hận thù mà mình không thị phi, không tranh chấp, không hận thù. Tu để ta đừng nghĩ rằng danh vọng, quyền uy và tiền bạc là chân hạnh phúc, mà chúng chỉ là những thứ ngoại thân. Tu để thấy rằng hạnh phúc nó ở chính ta, nó ở ngay trong tâm ta, ta chính là hạnh phúc. Càng đi tìm những hạnh phúc giả tạo bên ngoài bao nhiêu thì mình càng xa mình, tức là xa cái hạnh phúc thật bấy nhiêu. 

Đạo Phật kêu gọi là hãy thực hành cái "từ bi hỉ xả" trong cuộc sống hằng ngày, chứ đừng tới chùa mới nói "từ bi hỉ xả" mà tâm vẫn chứa chấp đầy hận thù ganh ghét
 
 

6. HAI LOẠI PHẬT GIÁO 
 
 

Nội dung của đạo Phật trong quá khứ, hiện tại và trong những thử thách vẫn vậy, thì trong tương lai và những thử thách sắp tới cũng sẽ như vậy. Đức Phật là bậc toàn giác, Ngài thấy rõ mọi nguyên lý của thế gian nầy, Ngài đã là một nhà hướng đạo tuyệt vời, và Ngài đã dẫn dắt chúng sanh vượt ra ngoài biển khổ. Tuy nhiên, Ngài lại không thể thay đổi trạng thái vốn có của thế gian nầy nói cách khác Ngài không phải là thần thánh. Nếu chúng sanh không chịu sự hướng dẫn của Ngài thì Ngài chỉ biết thương xót chứ không làm gì được. Thế nhưng có nhiều người lầm tưởng mà giao phó hết cho Ngài, đến độ thành mê tín, dị đoan. Tưởng Ngài có thể chuộc tội thế cho chúng sanh, chính vì vậy mà ta thấy có hai loại đạo Phật. Một là đạo Phật sống, và thứ là đạo Phật chết.

Đạo Phật chết là thứ đạo Phậttín đồ chỉ có niềm tin chứ không có thực hành. Tín đồ mỗi tháng vài ngày đi chùa, vài ngày ăn chay thế thôi. Phật tử của đạo Phật chết chỉ biết có cái bàn thờ Phật, hình tượng Phật, hoặc là ngôi chùa nơi có bàn thờtượng Phật. Phật tử của đạo Phật chết chỉ biết tụng kinh như kéc mà không biết mình đang tụng những gì, kinh dạy những gì... nghĩa là không biết chuyển pháp. Đáng thương thay cho những Phật tử của cái đạo Phật chết nầy. 

Trái lại, đạo Phật sống là đạo Phật ở chính mình. Tất cả những động tác hằng ngày từ cái đi, cái đứng, cái ăn, cái ngủ... nghĩa là tại bất cứ nơi nào, lúc nào cũng có thể là đạo tràng để cho tín đồ của đạo Phật sống tu. Những tín đồ của đạo Phật sống lúc nào cũng mang hình ảnh của Phật ngay trong con người của mình, lúc nào cũng sống theo những lời Phật dạy. Những người theo đạo Phật sống tin rằng trong ta có rất nhiều cánh cửa như mắt, tai, mũi, lưỡi ... chúng lúc nào cũng mở ra để thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nơi có đầy dẫy những đẹp đẽ, xấu xa, giông bão. Nếu chúng ta yếu đuối, chúng ta sẽ lập tức bị cuốn hút quay cuồng trong đó. Những tín đồ theo đạo Phật sống lúc nào cũng biết khép bớt những cánh cửa ấy lại để bớt thấy, bớt nghe, bớt ngửi, bớt tiếp xúc. Chỉ nhìn những gì đáng nhìn, không nhìn những gì không đáng nhìn. Khép bớt lỗ tai lại để đừng nghe những thị phi, đố kỵ. Hãy rụt lưỡi lại để bớt nếm những mùi vị kích động dục vọng của con người; mà dục vọng là những gì không cùng tận. Chính những dục vọng đó đã dưa con người đến những tinh cầu xa xôi nhưng chúng không bao giờ làm cho con người được an ổn

Tóm lại, chính cái đạo Phật sống nầy giúp ta thực sự tu, giúp ta bớt nhìn, bớt nghe, bớt nói, bớt ăn, bớt tiếp xúc để cho lòng bớt chứa, và do đó mà tâm được thanh tịnh hơn.
 
 

7. THẾ NÀO LÀ BIẾT "DỪNG"?

Lúc ta chưa biết đạo lý, chúng ta buông lung, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ... làm đau khổ chúng sanh, tức là ta tạo ra nghiệp ác. Khi biết đạo lý, ta dừng lại không làm ác nữa, là tu vậy.

Tất cả những hiện tượng từ sinh lý đến tâm lývật lý, từ lớn đến nhỏ đều có sự lôi cuốn và đều có vị ngọt, nhưng bên trong cái vỏ bọc đường ấy là cái gì? Nếu ta chịu khó bình tâm mà suy xét cho kỹ thì ta thấy rằng bên trong cái vỏ bọc đường ấy là những nguy hiểm và phiền não đang rình rập chúng ta. Chẳng hạn như nhìn những quảng cáo trên truyền hình lòng ta ham muốn, dục vọng trổi dậy bắt ta phải mua, nhiều khi là những thứ xa xỉ. Mua xong phải nay lưng ra trả, hoặc thiếu nợ, như thế có phải là phiền não lắm không?

Tóm lại, Phật tử chân chính lúc nào cũng biết dừng hẳn những dục vọng, tham sân, si để chẳng những mang lại niềm an lạc cho mình mà còn cho người nữa. 
 
 

8. TU LÀ BIẾT CHIÊM NGHIỆM NHỮNG BÀI HỌC TRONG QUÁ KHỨ ĐỂ SỐNG AN ỔN CHO HIỆN TẠI.
 
 

 Có nhiều người cho rằng, tu là để dành riêng cho những ai rảnh rang nhàn hạ, những ai có thừa của thừa tiền, còn mình làm đầu tắt mặt tối, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, thì giờ đâu mà tu. Quan niệm như vậy quả là thái quá. Trước hết, tu đâu có cần tiền và đâu có tốn nhiều thì giờ. Trong mọi hoàn cảnh chúng ta đều tu được. Tu trong cảnh bận rộn, cảnh nghèo khó, cảnh bịnh hoạn, tại gia hoặc xuất gia... Tu là chiêm nghiệm những bài học mà ta đã đi qua trong cuộc sống hàng ngày để mà sống cho tốt, cho đúng với cái "từ, bi, hỉ, xả" của nhà Phật.

Trong cuộc sống hằng ngày không ai mà không trải qua những tham, sân, si, hỉ, nộ, aí, ố... đến những thất bại, những đau khổ chán chường của cuộc đời. Vấn đề ở đây là ta có biết học hỏi ngay từ những thất bại của mình, những dại dột của mình để được trưởng thành hay không thôi. Và luôn nhớ rằng tất cả những gì mà ta đã kinh qua trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại, đều là những chất liệu nuôi dưỡng cuộc sống tinh thần của ta.

Đức Phật đã dạy "Tất cả sự vật đều vô thường," tất cả những cái đẹp trên thế gian nầy đều cùng chung số phận mong manh, vô thường, không tồn tại mãi. Tất cả các pháp (mọi sự việc) trên đời nầy đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó của cuộc sống và sự chết. Nghĩa là chúng dạy cho ta những chân lý, có điều là chúng ta có biết vén màn lên để thấu hiểu được chân lý đó không thôi. Thí dụ nhìn một cây nến đang cháy dở, người biết chiêm nghiệm sẽ nghĩ là cây nến đang tự diệt trong sự sống của nó, để biết rằng cuộc sống của chúng ta cũng vậy. Chúng ta đang sống, có nghĩa là chúng ta cũng đang đốt dần sự sống của ta để đi gần đến sự hoại diệt . Tuy nhiên, sự hoại diệt không nhứt thiết là phải đợi cho nến cháy hết, mà bất cứ lúc nào cũng có thể xãy đến được. Một ngọn gió hoặc vô tình hoặc cố ý sẽ làm tắt đi ngọn nến. Đời con người ta cũng có khác chi cái ngọn nến ấy đâu? Nó cũng mong manh vô thường, có thể tự hoại diệt hoặc bị hoại diệt bất cứ lúc nào như ngọn nến kia. 

Tóm lại, tất cả mọi thứ trên thế gian nầy đều đáng cho ta những bài học, đều thuyết cho ta những pháp hay. Tất cả những va chạm trên đời nầy đều đáng cho ta chiêm nghiệm để rút ra những bài học quí giá cho cuộc sống hằng ngày. Và nếu chúng ta biết làm như vậy thì chúng ta sẽ có một cuộc sống xứng đáng hơn.
 
 

9. TU LÀ TỰ MÌNH THẤY LỖI CỦA MÌNH CHỨ ĐỪNG THẤY LỖI CỦA NGƯỜI.
 
 

 Tu là tự mình chuyển nghiệp cho mình. Tu là làm cho mình hiền bằng cách tu ở ba nghiệp: thân, khẩu và ý. Có nhiều người đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay nhưng hễ hở ra là cứ bươi móc lỗi người, trong khi lỗi mình chồng chất mà không hề đả động đến. Như vậy làm sao gọi là tu? Trên đời nầy bao nhiêu sự tan nát rã rời cũng do từ ta hay biết, hay xoi mói lỗi người mà không bao giờ thấy được lỗi mình. Phật dạy: "Hãy tỉnh tâm mà nhìn cho ra được cái lỗi của mình để mà sám hối, để chuyển cái xấu thành cái tốt." Khi ta đã biết lỗi thì ta mới có cơ may để mà sửa chửa. "Hãy đừng đổ lỗi cho nhau, hãy tự nhìn lại chính mình, hãy biết mìnhphàm phu, mà phàm phu là chưa giác ngộ. Đừng nhìn thấy lỗi người, vì thấy lỗi người làm cho tâm ta điên đảo, tạo ra tranh chấpđau khổ.

Nên nhớ rằng tất cả những gì người khác có được là của người khác chứ không phải là của ta. Cái hạnh phúc, giàu sang của kẻ khác không giúp được ta giàu sang hạnh phúc. Đừng để tâm ta dong ruổi nữa. Đừng hỏi thầy tu tu ra sao, mà hãy tự hỏi mình tu ra sao. Được như vậy tâm ta mới bớt viễn ly điên đảo mộng tưởng, đựơc như vậy tâm ta sẽ thanh tịnh hơn và ta sẽ có được khả năng chuyển hóa những đau khổ thành ra hạnh phúc
 
 
 
 

10. TU LÀ TẠO CHO MÌNH MỘT CUỘC SỐNG ĐƠN GIẢN
 
 

Phật dã dạy: "Đa dục vi khổ" nghĩa là càng ham muốn nhiều thì càng đau khổ nhiều. Càng hi vọng nhiều thì càng thất vọng nhiều; càng ham mong nhiều thì càng không toại nguyện nhiều; càng phức tạp nhiều thì càng rối rắm nhiều. Càng nghe nhiều thì càng chứa nhiều, càng chứa nhiều thì tâm ta càng trĩu nặng nhiều, tâm ta càng trĩu nặng thì ta ít được thanh tịnh hơn.

Xã hội văn minh cho ta những vật chất nhưng nó đã cướp mất ở chúng ta cuộc sống đơn giản cố hữu, nó đã cướp mất cái hạnh phúc chân thật ở chính ta. Đôi khi nó cướp mất cả ta hồi nào mà ta không hay, nghĩa là nó đã làm cho ta đánh mất chính ta. Con ta, vợ ta, thân bằng quyến thuộc là những người mà ta quí hơn tất cả mọi thứ vật chất trên đời nầy, mà bất hạnh thay đôi khi ta chửi rủa họ cũng vì những vật chất rất tầm thường.

Muốn tránh cảnh làm nô lệ cho vật chất tiện nghi, hãy tập cho mình có cuộc sống đơn giản. Càng ít nhu cầu bao nhiêu thì càng ít lo bấy nhiêu. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta phải đi lùi với đời sống xã hội bên ngoài. Chúng ta cứ sống, cứ tạo ra của cải vật chất để làm tốt đẹp cho cuộc sống hiện tạithế hệ mai sau, nhưng đừng chạy theo vật chất, đừng làm nô lệ cho vật chất. Hãy tập sống đơn giản để không phải quá ưu tư, và từ đó tâm ta tự nhiên sẽ thanh tịnh hơn. 
 
 

11. CHÚNG TA HÃY SỐNG NHỮNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI .
 
 

Khi chúng ta tu dĩ nhiên mục đích của cúng ta là đạt thành chánh quả, nghĩa là thành Phật. Tuy nhiên cái lợi lạc trước mắtchúng ta biết sống cho hiện tại, sống lạc quantrân trọng những gì mà chúng ta đang có. Đừng tưởng nhớ về quá khứ, vì sao? Vì hạnh phúcđau khổ của hôm qua không là hạnh phúcđau khổ của hôm nay, và chúng cũng không tạo được hạnh phúc hoặc đau khổ cho hôm nay. Đừng mơ tưởng đến tương lai, vì sao? Vì tâm ta vốn dĩ đã dong ruổi nhiều rồi, đừng bắt nó phải dong ruổi nhiều thêm nữa. Tưởng về quá khứ và mơ đến tương lai chỉ làm phí những thì giờ quí báu của một đời người mà thôi. Hãy giúp cho tâm ta thanh tịnh bằng cách hãy sống cho hiện tại, trân trọng những gì ta đang có. Có như vậy ta mới có cơ gieo những duyên tốt vào cuộc sống bằng chánh pháp của ta.
 
 

12. HÃY SỐNG LÀM SAO CHO CUỘC ĐỜI NẦY KHÔNG TRÔI QUA VÔ ÍCH.
 
 

Ta hãy sống làm sao cho cuộc sống ta xứng đáng và đầy ý nghĩa. Thế nào là cuộc sống xứng đáng và đầy ý nghĩa? Sống nhỏ nhen, bỏn xẻn, tham lam, ích kỷ, ganh tị, hiềm khích ư? Thưa không. Hãy sống vị tha, rộng lượng, không tị hiềm, không ganh ghét, hãy sống hòa mình với mọi người

Sống mà lao theo vật chất thì không khác chi những con thiêu thân đang lao mình vào đèn tự sát vậy. Người sáng suốt đừng nên lao vào những trò ăn chơi vô ích mà hãy dành những thì giờ quí báu đó để mang lại những niềm vui và làm bớt đau khổ cho kẻ khác. Đó mới chính là chân đại nghĩa của cuộc sống. Hãy tập sống như những vị bồ tát hóa thân, sống vị tha với hạnh nguyện giúp mọi người thoát ra vũng bùn đau khổ. Sống dấn thân vào đời để cứu độ chúng sanh
 
 

13. NẾP SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ.
 
 

Đạo Phật là đạo của trí tuệsự thật. Con đườngĐức Phật m· ra cho chúng sanhcon đường đi đến sự thật. Đạo Phật đã hòa nhập vào dân gian để biến thành một nền tín ngưỡng dân gian phổ cập đến mọi người.

Bất cứ tôn giáo nào cũng nói đến đức tin, thờ phụngcầu nguyệnĐạo Phật cũng vậy, đạo Phật cũng dạy về đức tin, thờ phụngcầu nguyện. Tuy nhiên, có những cái đã tự sáp nhập vào đạo Phật từ địa phương chứ không phải là của đạo Phật. Chẳng hạn như đồng bóng, bói toán... có nhiều người tưởng lầm là của đạo Phật; kỳ thật những thứ ấy xuất phát từ lòng tin mù quáng của con người và vì thế tạo ra rất nhiều mê tín dị đoan và làm cho nhiều người có sự suy nghĩ sai lầm về đạo Phật

Nếu ta thử phân tách những gì của đạo Phật ta sẽ thấy rằng trong đạo Phật không có cái gì mà không có ý nghĩa, hoặc là không mang lại sự trong sáng cho tâm hồn cả. Đức Phật đã dạy: "Đừng bao giờ vội tin một điều gì cho dù điều đó được rất nhiều người nói tới." Nói như thế không có nghĩa là người Phật tử không tin sự cầu đảo vào nguyện lực của chư Phật và chư Bồ tát. Nguyện lực nầy tạo thành một loại thần lực không thể nghĩ bàn. Thí dụ như những người vượt biển gặp giông tố, cầu Phật Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn và nhờ thế mà thoát nạn

Đạo Phật không tin việc đốt giấy tiền vàng bạc; tuy nhiên, đạo Phật không cấm Phật tử đốt giấy tiền vàng bạc. Đạo Phật khuyến khích Phật tử thay vì đốt giấy tiền vàng bạc, nên dùng tiền ấy để bố thí cho kẻ nghèo hoặc cúng dường Tam bảo. Nên nhớ rằng cho dù có đốt triệu triệu giấy tiền vàng bạc mà không thành tâm thì cũng bằng như không
 
 

14. HÌNH THỨC LỄ BÁI TRONG ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ CỨU CÁNH TRONG VIỆC TU HỌC HAY KHÔNG?
 
 

Thưa không, tất cả những hình thức lễ bái trong nhà Phật chỉ là những phương tiện để trợ giúp ta tu học chứ không phải là cứu cánh. Những hình thức nầy nó còn biểu lộ sự thành kính của ta đối với bậc toàn giác như Đức Thế Tôn và ngưỡng vọng rằng tương lai ta cũng sẽ thành Phật như Ngài. Đừng mê lầm cứu cánh với phương tiện và đừng để bị nô lệ vào những hình thức đó. Chúng chỉ là những phương tiện, những con thuyền đưa ta đến bến bờ bên kia mà thôi.
 
 

15. TẠI SAO CHÚNG TA THỜ PHẬT, THỜ TỔ VÀ TIỀN VÃNG?
 
 

Phật tử khi đã hiểu ngộ Phật pháp, thì lúc nào cũng thấy bản thân Phật tràn đầy hư khôngpháp giới, không cần dùng tranh tượng phật làm môi giới cảm thôngcảm ứng. Như tổ sư Đan Hà của Thiền Tông đời Đường đã chẻ tượng Phật làm củi để sưởi vì ngài đã chứng ngộ thì ngài đâu còn chấp vào tranh tượng. Tuy nhiên, chúng ta có mấy ai đã đạt được mức ngộ đạo như ngài Đan Hà, thì làm sao dám có thái độ bất kính đối với tượng PhậtBồ Tát.

Phật tử thờ Đức PhậtĐức Phật là bậc thầy. Ngài tượng trưng cho lòng "từ bi hỉ xả" và là tấm gương cho ta noi theo chứ không là thần linh với quyền uy cho ta sợ hãi. Khi ta chiêm ngưỡng Phật, ta chiêm ngưỡng Ngài như con chiêm ngưỡng cha, như học trò chiêm ngưỡng tôn sư. Trong kinh Pháp Hoa, Phật là đại thí chủ với trí tuệ thâm sâu. Ngài là đấng chánh đẳng chánh giác và Ngài cũng muốn tất cả chúng sanh đều được như Ngài. Phật là một đấng cha lành, là mẹ hiền, Ngài đã ban phát cho chúng sanh tất cả. Thần linh còn nổi giận si mê trong khi Phật không còn tham, sân, si nữa. Ngài thực là bậc toàn giác đáng cho chúng ta tôn kính.

Thầy tổ là những người đã nối tiếp Đức Phật để trao giềng mối Phật pháp cho ta, vậy thì thờ phụng các ngài là điều hợp tình hợp lý.

Còn tiền vãng là những bậc tiền nhân đã quá vãng. Không có những bậc này há có chúng ta chăng? Chắc chắn là không. tiền vãng trong đó có ông bà tổ tiên là những người đã sanh ra mẹ cha ta, rồi sau đó mới có ta. Vậy thì chúng ta thờ tổ tiên là để nhắc nhở công ơn những người đã sinh ra thế hệ chúng ta.
 
 

16. TẠI SAO PHẢI DÂNG HOA QUẢ, NHANG, ĐÈN VÀ NƯỚC TRONG?
 
 

Đèn là ánh sáng để phá tan bóng tối u mê giống như trí tuệ của Phật phá tan sự u mê của chúng sanh. Như vậy dâng đèn tượng trưng cho sự đem giáo pháp của Phật mà thắp sáng thế gian để không còn u tối nữa.

Nhang được thắp lên để tỏ sự kính trọng lúc cúng dường đức Phật. Hương thơm của nhang bay khắp nơi giống như sự vị tha của Phật đánh tan những tị hiềm, bỏn xẻn, nhỏ nhen của thế gian. Hương thơm của Ngài giải thoát khỏi phiền não, âu lo, u mêđau khổ. Và đó chính là cái hương thơm thật sự và vĩnh cửu. Tuy hương nhang không bay ngược chiều gió; nó cũng nhắc cho ta nhớ cái hương thơm của đức hạnh cần có của một Phật Tử chân chính. Lúc thắp nhang cúng Phật, ta nên nguyện: "Con xin thắp nén hương này để cho con có cuộc sống trong lành giống như hương thơm của cây hương nầy vậy." 

Hoa quả là kết tinh của các loại cây cỏ. Dâng hoa quả cúng dường lên Đức Phật là ta muốn dâng cái gì tinh khiết nhất để tự nhắc nhở tâm ta nên khởi tâm lành và thanh tịnh. Lúc dâng hoa ta thường dâng hoa sen, tại sao vậy? Vì hoa senbiểu tượng cho sự tinh khiết, trong sạchtốt đẹp. Hoa sen chính là hình ảnh của Đức Phật, nó vươn lên từ trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Nước trong tượng trưng cho giáo pháp và lòng "từ bi hỉ xả" của Đức Phật. Chính thứ nước mát cam lồ nầy đã diệt những ngọn lửa dục vọng, phiền não và xấu ác. 

Tóm lại, những thứ ta vừa kể chỉ là những phương tiện và đừng bao giờ lầm phương tiện với cứu cánh mà hỏng cho việc tu hành của ta. Cứu cánh của chúng ta lúc nào cũng là tu cho thành Phật. Như vậy Phật tử nên tránh bày biện đủ thứ trên bàn thờ mà chỉ cần đơn giản. Một bình hoa đơn sơ và hương trầm là đủ, miễn sao lòng ta thành, tâm ta thanh tịnh. Không nên xài những thứ nhang ướp mùi dầu nồng vì như vậy sẽ làm khó chịu người khác. Một thẻ nhang trầm để lòng mình và những người chung quanh được thanh thoát nhẹ nhàng là đủ.
 
 

17. TẠI SAO MỖI KHI PHẬT TỬ GẶP NHAU LẠI CHẮP TAY, CÚI ĐẦU VÀ NGUYỆN MÔ PHẬT?

 

 Phật tử mỗi khi gặp nhau nên chắp tay với ý nghĩa là ta muốn nói với Đức Thế Tôn là tuy con còn u mê nhưng trong tương lai con cũng muốn thành Phật. Hơn nữa, khi chắp tay cúi đầu, ta vừa bày tỏ sự khiêm tốn của mình và ta cũng kính trọng người kia như một vị Phật trong tương lai vậy.

Khi ta nói "Mô Phật" là tỏ lòng ta về qui y Phật và xa lánh ma quỷ. Cách chào hỏi trên của Phật tử quả là dễ thương.

Phật tử nên xưng hô với nhauđạo hữu có nghĩa là anh em trong chính pháp của Đức Phật. Hãy quên đi những quyền uyđịa vị của thế tục vì những điều đó đều đi ngược với tinh thần của Phật pháp.
 
 

18. Ý NGHĨA CỦA CÁCH CHÀO THEO ĐẠO PHẬT

Những tín đồ Phật giáo khi gặp nhau và chào nhau bằng cách chấp hai tay trước ngực và niệm Mô Phật, hoặc A Di Đà Phật. Cái chào nầy có ý nghĩa gì? Chấp tay và cúi đầu nói lên sự khiêm tốn của ta, còn niệm Mô Phật hoặc A Di Đà Phật ý xưng tụng đạo hữu đối diện như một vị Phật tương lai. Cầu cho đạo hữutrí tuệ, công đức vô lượng như các chư Phật. Thiền sư Nhất Hạnh đã có câu kệ cho cái chào trong đạo Phật như sau: 

 "Sen búp xin tặng người, một vị Phật tương lai"

Như vậy cái chào trong đạo Phật dạy cho Phật tử hãy cư xử với nhau như những vị Phật tương lai. Ngoài ra, cái chào của đạo Phật còn nói lên sự tôn trọng tha nhân và sự khiêm tốn của ta. Lúc nào ta cũng niệm rằng: "Ta không ngã mạn cống cao và tâm ta lúc nào cũng nghĩ rằng ta đang đối diện với một vị Phật tương lai."Có phải chăng ta đã tu từ cái chào thân thương ấy của đạo Phật?
 
 

19. PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TÔN GIÁO KHÁC
 
 

Các tôn giáo khác xem Thượng đế của họ là cứu rỗi nghĩa là tha lực từ bên ngoài. Chẳng hạn như đạo Gia tô đã thần linh nhân cách hóa thượng đế của họ. Họ cho rằng Chúa sáng thế đứng bên ngoài vũ trụ, là vị thần vạn năng. Thượng đế của Đạo giáo Trung QuốcNgọc Hoàng, thượng đế của Ấn Độ giáoĐại phạm Thiên... Trong khi Phật giáo không sùng bái Thượng Đế mà cũng không sợ Thượng Đế. Phật giáo chủ trương chính mình là sự cứu rỗi. Phật giáothừa nhận thượng đế tồn tại, nhưng không cho rằng Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ. Bất quá, vì các đời trước Thượng Đếtu phước báo nên đời nầy được sinh lên các cõi trời mà hưởng phước. Nếu Thượng Đếtham dự vào các nghiệp họa phúc của chúng sanh ở đời nầy, thì quý ngài cũng sẽ đầu thai kiếp tương ứng để đền trả y như chúng sanh thế thôi. 
 
 

20. NĂM GIỚI CẤM CỦA PHẬT GIÁOTHẾ GIỚI VĂN MINH.
 
 

Năm giới cấm của Phật giáo đã và đang càng ngày càng thấm vào xã hội Tây phương và đó cũng chính là con đường duy nhất để duy trì luân lýđạo đức trong xã hội. Nhiều người đã hiểu lầm về Phật giáo, cho rằng Phật giáo mê tín dị đoan, thờ hình tượng... Thực ra Phật giáo chẳng những là một tôn giáo lớn, một môn triết học cao thâm mà còn là một biểu tượng của khoa học. Những gì mà Đức Phật đã nói cách đây trên 2500 năm đã được khoa học chứng minh rất cụ thể. Đức Phật đã ra đời khi mà thế giới nầy chưa có một nền khoa học tiến bộ, vậy mà Ngài đã để lại cho chúng sanh những bộ kinh điển cao thâm. Gần 600 năm trước Thiên Chúa, Phật đã nói rằng thân nầy là kết hợp bởi tứ đại: đất, nước, lửa, gió, thì ngày nay khoa học đã công nhận y như vậy. Thân thể người ta được cấu tạo bởi nước, những chất hữu cơ và vô cơ (tức là đất), thân nhiệt là lửa, và không khí chúng ta đang thở là gió.

Những giới cấm của Phật giáo sẽ làm cho xã hội văn minh đang băng hoại bớt băng hoại. Phật đã dạy cho chúng sanh những phương pháp tu tập để diệt những tức giận và tham si, những quán niệm từ bi để đem lòng từ bi đó rải khắp muôn chúng. Ngài đã cắt ái ly gia để tu tập, đắc đạo và mang lại cho chúng sanh một nguồn suối Từ bi vô lượng

Đức Phật đã dạy, trước hết chúng ta phải từ bi với chính ta để đừng cho sự si mê nó đốt cháy chúng ta. Một khi mà ta từ bi với chính ta thì tất cả xấu ác tự nhiên tiêu tan và đương nhiên những người quanh ta cũng được lợi lạc. Đó là tự giác, giác thagiác hạnh viên mãnĐức Phật đã từng ngộ, và Ngài muốn tất cả chúng ta đều được đi trên con đường mà năm xưa Ngài đã đi.
 
 

21. PHẬT TỬ PHẢI CẦU NGUYỆN NHƯ THẾ NÀO?
 
 

Nguyện cầu là mong những nguyện lực của chư Phật giúp ta chuyển hóa những điều xấu xa tội lỗi của ta, hoặc của người thân của ta, hoặc của chúng sanh. Lúc cầu nguyện ta phải thiết tha và cho quyết định. Chúng ta có thể lựa một trong các bài văn phát nguyện rồi học thuộc lòng, để trước khi lên giường ngồi xếp bằng hướng về Tây phương phát nguyện xong sẽ nằm ngủ

Trước khi đi ngủ ta có thể ngồi xếp bằng, bán già, hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: "Con tin lời của Đức Phật A Di Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, nguyện đời nầy bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ tát tiếp dẫn chúng con về cực lạc."

Hoặc ta có thể nguyện như vầy: Xin cho con được an lành hạnh phúc, xin cho con thoát khỏi những lo âu phiền muộn. Hướng tâm về những người thân yêu và mong cho họ được thanh tịnh. Hướng tâm Từ bi đến muôn loài đang lặn ngụp trong biển đời sống chết. Chúng sanh đau khổ là con đau khổ, chúng sanh yên vui là con yên vui.

Hoặc: Tâm con giờ đây hoàn toàn trong sạch, tâm con giờ đây không còn gì xấu ác. Thân con giờ đây tất cả đều là lòng từ bi từ đỉnh tóc đến gót chân. Với những bạc ác, con xin đem lòng vị thabiết ơn mà đáp. Với những gì tàn bạo, con xin đem lòng Từ bi hỉ xảđáp lại. Với những gì đố kỵ ganh ghét, con xin lấy lòng bao dungđáp lại. Lạy Phật con xin gánh chịu hết tất cả những đau khổ để cho muôn loài được an lành hạnh phúc

Tóm lại, chú nguyện là sức hút của đá nam châm, là cánh buồm căng gió của chiếc thuyền, là cái chong chóng của chiếc máy bay. Chú nguyện là động cơ thúc đẩy cho kẻ tu hành mau đến mục đích.
 
 

22. BAO LÂU THÌ TA CÓ THỂ DỨT BỎ ĐƯỢC THAM SÂN SI?
 
 

Tham sân si đâu phải đến với ta trong một sớm một chiều mà chúng đến với ta bởi do vô lượng kiếp. Do vậy muốn diệt được tham sân si không phải là chuyện dễ. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta bị lôi cuốn vào những nghiệp xấu rất lẹ; cất chân , nhắc tay, nẩy lòng chợt nghĩ, đều gây tội lỗi. Muốn diệt được tham sân si, ta phải quyết tâm rằng nếu lần nầy mà mình tiếp tục tham sân si nữa thì muôn đời ta không ra khỏi kiếp trầm mê nầy, và nên nhớ khi làm bất cứ điều gì thì ta nên tập trung tâm trí ta vào việc đó. Khi đi thì để tâm vào đi, khi ăn thì để tâm vào ăn và vào thức ăn để tỏ lòng quí trọng thức ăn và những người đã nấu ra chúng, chứ không phải để phân biệt ngon dở. Khi thiền thì ta để tâm vào hơi thở hoặc vào quán tưởng...

Có làm được như vậy thì tâm ta mới bớt dong ruổi, vì bản chất của tâm là dong ruổi, mà toàn là dong ruổi đến những nơi xấu ác không thôi. Một khi tâm ta bớt dong ruổi thì ta sẽ cảm thấy thanh tịnh hơn và trí huệ mới có cơ phát được để giúp ta chiến thắng được sự tham dục si mê nằm ngay trong ta.

Tu để chuyển hóa những tham sân si thành những từ bi hỉ xả, không phải là chuyện một ngày một bửa, thời gian sẽ giúp ta làm được việc nầy nếu ta có quyết tâm. Đức Phật đã đánh bỏ tất cả những cám dỗ vật chấtluyến ái để được giác ngộ hoàn toàn và Ngài đã dạy rằng: "Ta cần phảiý chísức mạnh lắm ta mới có thể diệt được tham sân si, vì tu là đi ngược lại dòng đời, giống như lúc ta bơi ngược dòng nước vậy. Nếu ta không có sức mạnh thì nước sẽ cuốn và bắt ta phải xuôi dòng. " Tu cũng vậy, phải có ý chí mạnh mới chống lại được lửa dục tham sân si.

Vậy xin đừng hỏi bao lâu thì ta có thể dứt được tham sân si, mà hãy tự hỏi xem ta có đủ mạnh để lội ngược giòng tham sân si hay không. 
 
 

23. THIỀN TRONG PHẬT GIÁO ĐÃ GIÚP ÍCH GÌ? 

Thuở xưa đức Phật Thích Ca cũng do tọa thiền dưới cội Bồ Đềgiác ngộ thành Phật. Chư Tổ các tông phái cũng đều do tu thiền mà thành tổ. Ở Việt Nam từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn... Phật giáo đã gắn liền với thiền. Như thế ta đã thấy thiền đã giúp cho rất nhiều tổ chứng được đạo nói riêng, và cho Phật giáo nói chung.

Nếu ai dám cho rằng thiền chả giúp gì cho việc tu hành thì quả thật kẻ ấy hãy còn đứng bên ngòai cổng chứ chưa bước vào Thiền. Hãy bước vào bên trong để thấy rằng Đức Phật đã giác ngộ bằng thiền. Như vậy thiền có phải là cốt tủy của đạo Phật không? Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi nầy. Đúng là đúng làm sao, mà không đúng là không đúng làm sao. Câu trả lời đúng nhất là hãy nhìn Đức Thích Ca Mâu Ni đã ngồi thiền dưới cội Bồ Đề trong 49 ngày đêm ròng rã cho đến khi giác ngộ.

Thiền là gì? Thiền trong đạo Phật giúp ta cởi bỏ những ưu tư phiền não, sầu muộn để được thanh tịnh. Học thiền là học tâm, ngoài tâm ra không có thiền nào để học. Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dõng dạc tuyên bố rằng: "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật." Thiền giúp tâm ta bớt viễn ly, điên đảo, mộng tưởng, mà chỉ hướng về một điều gì đó hoặc không điều gì cả. Thiền của Phật giáohoàn toàn tỉnh và nhìn sự vật đúng như sự thật của nó. Lúc ta ngồi định tâm, những gì xãy ra quanh ta, ta đều ý thứcý thức một cách chân thật không sai lệch. Nghe tiếng chiếc lá rơi ta biết đó là chiếc lá đang lìa cành và từ từ rơi xuống chạm đất. Đừng bao giờ mê chấp theo những quán tưởng như xuất hồn... mà rất là nguy hiểm.

Con đường thiền là con đường mà tâm ta hoàn toàn trống rổng tức là "vô niệm," nhưng vô niệm thì quá khó, vì thế ta dùng hơi thở hoặc niệm Phật như là những phương tiện giúp ta chỉ nghĩ về một thứ rồi từ từ đi đến vô niệm. Vậy mỗi người chúng ta hãy tự đánh thức mình dậy trong cuộc sống. Đó là thiền vậy. 
 
 
 
 

24. TRÌ CHÚCÔNG DỤNG GÌ? 

Chú hay Thần Chú có nghĩa là bao trùm tất cả các pháp, gìn giữbảo vệ không cho tan mất. Tự những câu chú nó không có nghĩa; tuy nhiên, nó có khả năng ngăn ngừa không cho tâm ta dong ruổi, lang thang đến những điều xấu ác và từ đó ta có thêm năng lực làm những điều thiện. 

Chú có rất nhiều nhưng những bài chú thông dụng gồm có Chú Đại Bi, Chú Lăng Nghiêm và Thập Chú. Công dụng của chú là trợ lực như đã nói trên. Tuy nhiên, Mật giáo lấy sự trì chú làm chủ thể nghĩa là dùng chú như là tăng thượng huệ niệm. Niệm mãi, niệm mãi cho tăng chánh niệm, chánh huệ và cuối cùng chứng thành Phật quả.

Trì chú là nắm giữ cho chắc chắn những lời bí mật của chư Phật; tuy nhiên chỉ có chư Phật mới hiểu được những lời ấy, chứ các hàng Bồ Tát cũng không thể hiểu thấu. Các bài chú đều có oai thầncông đức không thể nghĩ bàn, giúp ta tăng thêm niềm tin, dứt trừ nghiệp chướng, tiêu tai giải nạntăng trưởng phước huệ. Chú có công năng phi thường, nếu người thành tâm trì chú, thì hiệu lực không thể tưởng tượng. Thí dụ như chú "Tiêu tai kiết tường" có hiệu lực tiêu trừ hoạn nạn, chú "Lăng Nghiêm" phá trừ ma chướng, chú "Chuẩn đề" trừ tà diệt quỷ, chú "Thất Phật diệt tội" tiêu trừ tội chướng của chúng ta từ nhiều đời kiếp, và chú "Bạt nhất thế nghiệp chướng căn bổn đắt sanh Tịnh độ đà la ni" giúp người vãng sanh về Tịnh độ.

Tóm lại, Phật vì thương sót chúng sanh mà truyền dạy những lời vàng ngọc có thể phá tan bức màn vô minhtội lỗi. Nhưng những lời lẽ cao siêu ấy chúng ta nghe qua một lần không làm sao thấu đáo, nên phải trì tụng mãi để cho lý nghĩa ấy thấm sâu vào thân tâm chúng ta
 
 

25. LÚC TU VÀ LÚC CHƯA TU NÓ KHÁC NHAU LÀM SAO? 

Phật đã dạy: Chúng sanh đều có Phật tính, nhưng từ vô thỉ đến nay bị vô minh che lấp, nên chưa thành Phật được, nghĩa là chưa thấy những cái Phật thấy, chưa biết những cái Phật biết. Chính vì vậychúng ta cần tu, tu để nhìn thấy "lẽ thật ," tu để làm cho trí huệ nhỏ hẹp, hạn chế của con người trở thành trí huệ sáng suốt, vô biên, vô tận, có thể trực giác thấy được lẽ thật.

Lúc chưa tu, khi thấy một trái núi thì ta đâu có thuần tưởng đến trái núi mà ta vọng tưởng đến trên núi có cây cao, bóng mát, cảnh đẹp... Thấy con sông thì ta chạy theo những vọng niệm, nào là sông tắm mát, sông thơ mộng... Chính những thứ đó nó dẫn dắt và khơi dậy lửa dục của ta, ta ao ước được lên đỉnh núi và ngắm cảnh cho thỏa lòng, hoặc được tắm mát dưới sông, hoặc được ngồi thuyền lênh đênh trên dòng sông. Cái gì sẽ xãy đến với ta nếu ta không thực hiện được những ham muốn đó? Chắc chắn là ta sẽ tiếc, sẽ buồn, hoặc sẽ khổ cũng không chừng. Lúc chưa tu thì ta chạy theo danh theo lợi, lao thân vào những bê tha trụy lạc và chính ta làm khổ ta. Ai mắng chửi ta là ta để tâm thù hận tức là ta nhận lãnh những mắng chửi đó và đau khổ.

Sau khi ta tu thì tâm ta thanh tịnh, ta sẽ nhìn sự vật đúng như chân tướng, như lẽ thật của chúng. Thấy núi thì nói là thấy núi, thấy sông thì nói sông chứ không bị những vọng niệm dẫn dắt để đi đến đau khổ. Sau khi tu, ai chửi mắng ta vẫn tự tại, tức là ta không nhận thì lấy gì mà đau khổ. Khi tu rồi thì ta cảm thấy hiền với vất cả mọi người từ trong nhà đến ngoài xã hội. Thấy ai làm bậy, làm sai, thì phát tâm thương xót mà ôn tồn chỉ bảo. Sau khi tu, mỗi khi nghĩ xấu về ai thì đem lòng hổ thẹn mà không nghĩ nữa. Đó là ta đã chuyển những nghiệp ác thành thiện vậy .
 
 

06-05-2008 11:23:46

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2012(Xem: 22304)
10/02/2014(Xem: 23254)
16/09/2014(Xem: 17397)
01/08/2011(Xem: 28007)
12/07/2011(Xem: 35308)
17/11/2013(Xem: 43483)
16/11/2011(Xem: 33267)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.