BÀI HỌC ĐẦU ĐỜI CHO BẬC TIỂU HỌC
LUẬT NHÂN QUẢ
Thanh Phong, Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ
Việc dạy luật nhân quả một cách độc lập, bài bản ngay từ tiểu học sẽ giúp các em sớm thấm nhuần "gieo nhân nào gặt quả đó”, biết "sợ” khi làm điều không đúng.
Trong guồng quay của xã hội hiện đại, khi nhịp sống ngày càng gấp gáp và con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, sự kết nối giữa người với người dường như trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết. Sự bận rộn và áp lực cuộc sống nhiều khi khiến người ta quên mất những giá trị đạo đức cốt lõi, thái độ lạnh lùng, vô cảm trong cộng đồng gia tăng đáng lo ngại. Chính từ sự thờ ơ, vô cảm này mà những hành vi sai trái, thậm chí là tội ác, có cơ hội nảy sinh, phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, từ nhiều thập kỷ trước, hệ thống giáo dục Việt Nam đã đưa các môn học như Đạo đức (ở cấp tiểu học) và Giáo dục công dân (ở các cấp học cao hơn) vào chương trình giảng dạy. Mục tiêu của những môn học này là giúp học sinh nhận thức về chuẩn mực đạo đức, những giá trị sống tốt đẹp, trở thành những công dân tốt.
Tuy nhiên trên thực tế, hiệu quả của chúng vẫn còn hạn chế, một phần xuất phát từ tâm lý coi nhẹ "môn phụ” của cả học sinh, phụ huynh và thậm chí cả một bộ phận giáo viên.
Trong môi trường giáo dục nặng về thành tích và điểm số, các môn học mang tính chất nhân văn, đạo đức thường bị xếp sau các môn khoa học tự nhiên, xã hội được coi là "môn chính”. Áp lực từ các kỳ thi quan trọng khiến nhiều người, bao gồm cả giáo viên, vô tình hoặc hữu ý xem nhẹ vai trò của việc giáo dục đạo đức, tập trung vào việc luyện thi.
Sự coi nhẹ này góp phần khiến tình trạng xuống cấp đạo đức trong một bộ phận không nhỏ học sinh trở nên trầm trọng hơn. Không khó bắt gặp cảnh học sinh đánh nhau, bắt nạt bạn bè, sử dụng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa trên mạng xã hội và trong cuộc sống hàng ngày. Những hành vi này không chỉ gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho nạn nhân mà còn tạo ra một môi trường học đường thiếu lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của học sinh.
Trước thực trạng đáng báo động này, việc triển khai giảng dạy kiến thức về nhân quả một cách độc lập và bài bản ngay từ bậc tiểu học trở nên hết sức cấp thiết. Luật nhân quả là một trong những quy luật cơ bản của vũ trụ, khẳng định rằng mọi hành động đều kéo theo những kết quả tương ứng, dù là tốt hay xấu. Việc giáo dục kiến thức này cho trẻ từ sớm sẽ giúp các em thấm nhuần bài học "gieo nhân nào gặt quả đó”.
Khi trẻ hiểu rằng mỗi lời nói, hành động của mình đều sẽ mang lại kết quả nhất định, các em sẽ tự khắc hình thành ý thức về trách nhiệm đối với bản thân và những người xung quanh. Các em sẽ biết "sợ” khi làm điều không đúng, biết suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động và học được cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực.
Không phải là bài học đạo đức khô khan, lý thuyết suông, bài học về nhân quả có thể được truyền tải qua những câu chuyện gần gũi, những ví dụ sinh động, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Các em có thể học về những gì mà lòng tốt có thể đem lại qua những câu chuyện về sự giúp đỡ người khác, về những hậu quả khủng khiếp của sự ích kỷ, gian dối và bạo lực…
Việc tiếp xúc sớm với những khái niệm này sẽ giúp các em xây dựng một hệ thống giá trị đạo đức vững chắc, trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động trong cuộc sống.
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, những người tài giỏi nhưng có nhận thức lệch lạc về đạo đức và trách nhiệm xã hội có thể trở thành cỗ máy lạnh lùng, chỉ vì hiệu quả mà bất chấp quy chuẩn đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật để đạt mục đích cá nhân.
Điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường, khiến xã hội ngày càng đi chệch hướng khỏi những giá trị tốt đẹp. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức, dạy "làm người” phải được đặt lên hàng đầu trước khi trang bị kiến thức chuyên môn. Chúng ta cần những công dân có đạo đức trước khi cần những chuyên gia hay nhà quản lý giỏi.
Các thế hệ trẻ được trang bị đầy đủ về kiến thức và đạo đức, mỗi cá nhân đều ý thức được luật nhân quả và sống theo những giá trị đạo đức cao đẹp sẽ là nền tảng vững chắc cho xã hội nhân văn, tốt đẹp và phát triển bền vững.
NEED TO TEACH THE LAW OF CAUSE AND EFFECT TO STUDENTS
RIGHT FROM ELEMENTARY SCHOOL
Tâm Anh
Teaching the law of cause and effect independently and methodically right from elementary school will help them soon imbued “you reap what you sow”, knowing “scared” when doing what is wrong.
In the rotation of modern society, when the rhythm of life is increasingly urgent and people are caught up in the whirlpool of work, the connection between people seems to become more loose than ever. The busyness and pressure of life sometimes make people forget the core more values, and the cold emotionless attitude in the community increasingly worrying. It is from this indifference and insensitivity that the wrongdoings, even crimes have the opportunity to arise and develop.
Aware of the importance of ethical education for the younger generation from decades ago, the Vietnamese education system has brought subjects such as Morality (at elementary level) and Civic education (at higher level) into the curriculum. The goal of these subjects is to help students perceive ethical standards, good living values and become good citizens.
However, in reality their effectiveness is still limited, partly from the mild disregard for the “sub-subject” of both students, parents even a part of the teacher.
In a heavy educational environment in achievements and scores, subjects of humanity and morality are often ranked behind natural science and social subjects, which are considered “main subjects”. The pressure from important exams makes many people, including teachers accidentally or intentionally overlook the role of moral education, focusing on exam preparation.
This lightning contribution to the moral degradation in a large part of students to become more serious. It is not difficult to encounter students fighting, bullying friends, using vulgar words, lack of culture on social networks and daily life. These behaviors not only cause physical and mental damage to the victims, but also create an unhealthy school environment negatively affecting the comprehensive development of students
Facing this alarming situation, the implementation of knowledge about cause and effect independently and methodically right from elementary school becomes very urgent. The law of cause and effect is one of the basic rules of the universe, affirming that all actions lead to corresponding results, whether good or bad. The early education of this knowledge will help them imbue the lesson “you reap what you sow”.
When children understand that every word of their actions will bring certain results, they will form a sense of responsibility for themselves and those around them. They will know “scared” when doing incorrect things, thinking thoroughly before acting and learning how to make negative emotions.
It is not a dry moral lesson, the theory, the lesson of cause and effect can be transmitted through close stories, vivid examples that are easy to understand, suitable for elementary school age. They can learn about what kindness can bring about stories about helping others, about the terrible consequences of selfishness, fraud and violence…
Early contact with these concepts will help them build a solid ethical value system, become a guideline for all action in life.
Knowledge and professional skills are extremely important in modern society. However, talented people who have a misleading awareness of morality and social responsibility can become a cold machine, just because of the effectiveness, despite the ethical standards, even violating the law to achieve personal goals.
This will lead to unpredictable consequences, making society more and more deviated from good values. Therefore, ethical education and “human” teaching must be put on top before equipping professional knowledge. We need ethical citizens before we need good things or managers.
The younger generation is fully equipped with knowledge and morality, each individual is aware of the law of cause and effect and living according to the beautiful ethical values will be a solid foundation for humanity, good and sustainable development.