Bổn phận của người xuất gia & tại gia

17/09/20201:00 SA(Xem: 6817)
Bổn phận của người xuất gia & tại gia
BỔN PHẬN CỦA
NGƯỜI XUẤT GIA & TẠI GIA

Quảng Tánh

khat thuc 14Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.

Dĩ nhiên, sự phát tâm cao thượng, cho đi một phần tài sản của mình với lòng tin trong sạch sẽ mang đến cho các tín chủ tại gia quả phước vô lượng.

Về phía người xuất gia nuôi mạng bằng sự nhận thí, ngoài việc phải xứng đáng (tức có giới hạnh, có tu hành) thì còn mang trách nhiệm nặng nề. Nếu không làm tròn bổn phận của mình, không giáo hóa dẫn dắt tín đồ hướng thiện mà thọ nhận nhiều thì sẽ mang nợ của tín thí. Do vậy, Đức Phật thường răn nhắc hai chúng xuất giatại gia phải thực thi bổn phận và trách nhiệm của mình, “làm được như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ”.

“Một thời Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt-kỳ cùng với chúng Đại Tỳ-kheo 1.250 người. Bấy giờ, vào lúc thích hợp, Đức Thế Tôn khoác y cầm bát vào thành khất thực. Lúc bấy giờ tại thành La-duyệt-kỳ có con trai của trưởng giả tên là Thiện Sinh, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành, đi đến khu vườn công cộng sau khi vừa tắm gội xong, cả mình còn ướt, hướng đến các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới mà lạy khắp cả.
Phật lại bảo Thiện Sinh:

- Kẻ đàn việt cung phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn với 5 điều:
1- Thân hành từ.
2- Khẩu hành từ.
3- Ý hành từ.
4- Đúng thời cúng thí.
5- Không đóng cửa khước từ.

- Sa-môn, Bà-la-môn cũng khuyên dạy theo 6 điều:
1- Ngăn ngừa chớ để làm ác.
2- Chỉ dạy điều lành.
3- Khuyên dạy với thiện tâm.
4- Cho nghe những điều chưa nghe.
5- Những gì đã được nghe làm cho hiểu rõ.
6- Chỉ vẽ con đường sanh Thiên.

Này Thiện Sinh, nếu đàn-việt kính phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ”.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Thiện Sinh, số 16 [trích])

Với người tại gia thí chủ, phát tâm hộ trì Tam bảo, cung cấp bốn vật dụng thiết yếu mỗi ngày cho chư Tăng mà không hề lẫn tiếc, không biết mệt mỏi. Niệm niệm luôn thương kính người xuất gia, trong các hành động, trong mỗi lời nói, trong từng suy nghĩ đều bao hàm yêu thương, tôn kính, hộ trì. Đức Phật luôn nhắc nhở hàng đệ tử tại gia bố thí với tuệ, biết rõ quả phước của việc mình làm. Người xuất gia cần thực phẩm, y phục, thuốc men, phòng xá liền kịp thời đáp ứng, không khước từ. Làm được như vậy mới là đệ tử tại gia chân chính hộ trì.

Người xuất gia thọ dụng của tín thí với trách nhiệm rất nặng nề. Đó là thường chỉ dạy những điều lành cho thí chủ, ngăn ngừa không cho họ làm ác. Làm sao để nói cho người khác nghe nếu bản thân mình không hơn họ về đạo đức, từ bi và trí tuệ? Muốn được vậy người tu phải khuyên dạy với thiện tâm, phải cố gắng tu hành giới-định-tuệ thanh tịnhtrang nghiêm, là mô phạm ở đời. Những gì hàng đệ tử chưa nghe cần nói cho họ nghe rõ ràng, nếu đã nghe rồi thì cần phải hiểu cho chính xác. Nghe hiểu tỏ tường giáo pháp của Đức Phật rồi đức tin trong sạch vào Tam bảo sẽ phát sinh. Từ đây họ có thể chuyển hóa ba nghiệp thân khẩu ý, siêng năng tích phước hành thiện, tạo nền tảng cho phước báo của trời người.

Vì vậy, hai chúng xuất giatại gia như hai cánh của con chim, muốn bay cao và bay xa thì cần nâng đỡ lẫn nhau, giữ thăng bằng cho nhau. Hàng tại gia giữ vai trò hộ pháp, hàng xuất gianhiệm vụ hoằng pháp, cả hai cần liên kết và hỗ trợ nhau tu hành nhằm duy trì Chánh pháp thường trụ ở đời để lợi ích chúng sinh.

Bài đọc thêm:









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80816)
17/08/2010(Xem: 121605)
16/10/2012(Xem: 68263)
23/10/2011(Xem: 70016)
01/08/2011(Xem: 497851)
28/01/2011(Xem: 254685)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :