Bốn Chân lý cao quý - bản văn Ngài Long Thọ viết lại

18/01/20164:01 SA(Xem: 15333)
Bốn Chân lý cao quý - bản văn Ngài Long Thọ viết lại

Long Thọ
BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ
bản văn Ngài Long Thọ viết lại
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc.
Bản dịch Anh: Master of Wisdom. Writings of the Buddhist Master Nagarjuna.
Translations and Studies by Chr.Lindtner (p.317-318)

duc phat chuyen phap luan
Tranh phù điêu mô tả Đức Phật chuyển pháp luân

Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ. Chân lý cao quý về khổ là gì? Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. Sự cách biệt với cái gì yêu quý là khổ, sự tiếp xúc với cái gì không yêu quý là khổ, không có được bất kỳ cái gì cá nhân muốn là khổ. Nói vắn tắt, khổ là năm ngũ uẩn này chấp thủ thành sở hữu (upadanaskandhas duhkham; ngũ thủ uẩn khổ). Để lý hội thông hiểu trọn vẹn điều này cá nhân phải tăng trưởng Con đường tám phương diện cao quý.

Chân lý cao quý về khổ là gì? Dục tham (trsna; desire) dẫn đến tái sinh, nhận lấy hoan hỷ, phiền não đồng hành, và tỏ ra quá dễ dãi với lạc thú nơi đây, nơi kia. Để buông bỏ nó, cá nhân phải tăng trưởng Con đường tám phương diện cao quý.

Chân lý cao quý về sự biến mất hoàn toàn của khổ là gì ? Nó là sự hoàn toàn buông bỏ, sự từ bỏ, sự đẩy lui, sự phá huỷ, sự lãnh đạm, sự chấm dứt, sự chặn đứng, sự biến mất hoàn toàn của dục tham này dẫn đến tái sinh, nhận lấy hoan hỷ, phiền não đồng hành, và bởi sự tỏ ra quá dễ dãi với lạc thú nơi đây, nơi kia. Để thật chứng điều này, cá nhân phải tăng trưởng Con đường tám phương diện cao quý.

Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt khổ là gì? Con đường tám phương diện cao quý: tri kiến chân chính, giải quyết chân chính, ngôn ngữ chân chính, hành xử chân chính, sinh sống chân chính, cố gắng chân chính, niệm niệm chân chính, thiền định chân chính. Điều này phải được tăng trưởng.

-----------

Chú thích:

1. Các bản dịch Việt thường ghi -- Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính hạnh, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định.

2. Chr. Lindtner viết :

Tôi trích dẫn ở đây Bản văn Long Thọ được biết đến nhiều nhất, đó là bản văn của các nhà Căn bản nhất thiết hữu bộ (note 166).  Bản Tạng ngữ và bản Anh ngữ do chính ngài viết lại với lời văn của ngài, có trong SL 113-115, như sau (note 167):

1. Bản Sanskrit

2. Bản dịch Anh ngữ của Chr. Lindtner

3. Bản dịch  Tạng ngữ

*

I quote here the recension Nagarjuna is most likely to have known, that of the Mulasarvastivadins (note 166). The Tibetan and English for his own paraphrase, which occurs at SL 113-115, follows. (note 167)

-----

Bản dịch Anh: Master of Wisdom. Writings of the Buddhist Master Nagarjuna. Translations and Studies by Chr.Lindtner (p.317-318)

*

Nagarjuna. The four Noble Truth. Translated by Chr. Lindtner

These are the four Noble Truths, O monks! What are the four? The Noble Truth of suffering, of the origin of suffering, of the cessation of suffering, and the Noble Truth of the method leading to the cessation of suffering. What is the Noble Truth of suffering? Birth is suffering, aging is suffering, disease is suffering, death is suffering. Separation from what is dear is suffering, contact with what is not dear is suffering, not to get whatever one wants is suffering. In short, suffering is these five skandhas of appropriation. In order fully to understand this one must develop the noble Eightfold Path.

What is the Noble Truth of the origin of suffering? Desire (trsna) leading to rebirth, accompanied by taking delight, passion, and indulging in pleasure here and there. In order to abandon it one must develop the noble Eightfold Path.

What is the Noble Truth of the extinction of suffering?  It is the complete abandonment, relinquishing, ejection, destruction, indifference to, cessation, stopping, and extinction of this desire leading to rebirth, accompanied by taking delight and by passion, and by indulging in pleasure here and there. In order to realize this one must develop the noble Eightfold Path.

What is the Noble Truth of the method leading to the cessation of suffering ? The noble Eightfold Path: right view, right resolve, right speech, right conduct, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. This must also be developed.


Bài đọc thêm:
Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77395)
17/08/2010(Xem: 120555)
16/10/2012(Xem: 66334)
23/10/2011(Xem: 68750)
01/08/2011(Xem: 440161)
28/01/2011(Xem: 252248)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.