Chủ đề thảo luận ngày thứ tư Hội đàm Tâm thức và Đời sống
Phúc Cường trích dịch
“Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận vật lý để tìm hiểu thế giới. Trong các khảo sát thực nghiệm về tự nhiên, các lý thuyết cần phải được kiểm chứng. Cơ học lượng tử không nói gì cho chúng tôi về ý thức; tương tự bảng tuần hoàn các yếu tố cũng không cho chúng ta biết gì về điều đó.
Drphung Lachi, Mundgod, Karnataka, Ấn Độ ngày 20 tháng 1 năm 2013. Các buổi hội đàm diễn ra theo cách thức trước hết các nhà khoa học và học giả thuyết trình và sau đó giành một khoảng thời gian cho các câu hỏi và thảo luận. Đức Dai đã tham gia tất cả các khóa thảo luận. Cũng có thời gian giành cho thính chúng đặt câu hỏi hàng ngày tiếp theo khóa thảo luận buổi chiều. Ngày thứ tư, một số chư ni cũng đã gặp gỡ và thảo luận với các học giả và nhà khoa học nữ tại nhóm Tâm thức và Đời sống.
Chủ đề tổng thể ngày thứ tư là bản chất của thức. Giáo sư sinh học và khoa học ứng dụng Christof Koch, người đi tiên phong trong các nghiên cứu khoa học về thức, đã mở đầu với lời giới thiệu rằng, ông thuộc về truyền thống của Platon, Descartes, Darwin và người thầy thông thái của mình là Francis Crick.
“Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận vật lý để tìm hiểu thế giới. Trong các khảo sát thực nghiệm về tự nhiên, các lý thuyết cần phải được kiểm chứng. Cơ học lượng tử không nói gì cho chúng tôi về ý thức; tương tự bảng tuần hoàn các yếu tố cũng không cho chúng ta biết gì về điều đó.”
Mặc dù bộ não có ý thức nhưng đã không có câu hỏi nào được đặt ra cho những vấn đề, ví như, một cái radio cảm thấy như thế nào. Ông gọi đây là khoảng trống của thực nghiệm. Động lực để ông theo đuổi khoa học về Thức là từ lời của Galileo: Hãy đo lường những thứ có thể đo và làm cho có thể đo được ở thứ không thể. Để theo đuổi lý tưởng này, cần phân biệt giữa trạng thái của Thức và nội dung của nó.
Chúng ta hiểu biết gì về Thức? Nó liên quan tới những mạng lưới sinh học phức tạp nhưng hệ miễn dịch của chúng ta vận hành mà không cần tới Thức. Gan và các bộ phận phức tạp khác vận hành mà không cần Thức. Đức Đạt lai Lạt ma đã đặt câu hỏi là vậy chúng ta thấy Thức ở mức độ nào. Giáo sư Christof đã trả lời rằng chúng ta có thể giả định nhưng chúng ta không thể biết được. Thức không đòi hỏi ngôn ngữ hay tự ý thức. Tất cả các động vật có vú đều có ý thức. Các mô trong não người, chuột, cho đều giống nhau, sự vận hành của não cũng giống nhau và sự khác biệt dường như chỉ là kích cỡ. Một con ong có một bộ não rất nhỏ, nhưng phức tạp hơn nhiều so với loài động vật trung bình, bởi vậy ông cho rằng có thể ở mức độ của loài ong. Có thể tất cả các loài sinh vật có não bộ đều có ý thức nhưng chúng ta không biết.
“Vậy mọi người đang tìm kiếm cái gì trong phòng thí nghiệm? Dấu ấn của Thức trong bộ não. Chúng ta không thể biết bằng cách nào Thức tồn tại mà không có bộ não hay khi nào bộ não ngừng hoạt động- như chúng ta thường nói: Không có bộ não, cũng không có vấn đề gì cả. Chúng ta yêu thích máy móc, tôi tự hỏi nếu chúng ta có thể tạo ra một loại máy biết được một cái máy cảm thấy như thế nào? Nếu có thể, nó sẽ giúp chúng ta đo được Thức."
Đức Đạt Lailama và Gs Christof Koch tại Hội đàm Tâm thức và đời sống ngày thứ tư. |
Mathieu Ricard, một tăng sĩ – một nhà khoa học, đã thuyết trình quan điểm đạo Phật về Thức. Ngài chia sẻ rằng, đức Phật đã lấp đầy khoảng trống về cách thức sự vật hiện khởi và tồn tại như thế nào. Chân lý mà đức Phật hiển thị hầu như không thể diễn đạt hết bằng ngôn từ. Ngài không dạy đây là chân lý, hãy nhận lấy. Mà ngài dạy rằng, đây là tấm bản đồ chỉ đường, hãy đi theo đó.
Sự vật không hiện khởi mà không có nhân, bởi vậy trong từng khoảnh khắc một thức này được kế tiếp bởi một thức khác. Trong tâm mình, chúng ta thấy các tư tưởng, ký ức và khả năng cơ bản của sự hiểu biết. Một hành giả chứng ngộ sẽ bàn về sự tỉnh thức sống động và rõ ràng.
“Trong phòng thí nghiệm của Richie, họ đã tìm thấy cái gì? Họ đã tìm thấy một bộ não.”
Khi Giáo sư Christof đặt vấn đề rằng, khoa học là đo những sự vật có thể đo. Ngài Mathieu trả lời rằng, mình đo thức bằng kính viễn vọng của tâm – đó là sự nội quán. Đây là điều là tự nhiên. Chúng ta không thể chối bỏ được thức; thức là phần chủ yếu trong kinh nghiệm của chúng ta. Nếu thức không tồn tại, chúng ta sẽ phải đặt câu hỏi, vậy ai hay cái gì đang nhìn?”
Ngài Mathieu đã trích ba nguồn thông tin rất thú vị về bản chất của thức. Thứ nhất là công việc của Ian Stephenson, một học giả tại Đại học Virginia, người đã sưu tầm các câu truyện về nhiều người trên thế giới nhớ được đời sống quá khứ. Ông đã giữ và chỉ xuất bản những điều có thể luận giải được. Nguồn thứ hai là từ những người có trải nghiệm thời điểm cận tử, thứ ba là những trường hợp dường như có khả năng giao cảm, tâm truyền tâm. Ngài Mathieu đã kể một câu chuyện về trải nghiệm của riêng mình.
Sau khi đã kể về hai phụ nữ Ấn độ mà ngài đã gặp có khả năng thấy rõ các đời sống trong quá khứ của họ. Đức Đạt lai Lạt ma cũng chia sẻ, ngài từng hỏi vấn đề này với thầy giáo thọ mà ngài rất gần gũi, rằng mình có trải nghiệm các khoảnh khắc sáng suốt xuất thần, Ling Rinpoche đã trả lời, “Có, đôi lúc nó xảy ra.” Thực sự thì sau đó bậc thầy giáo thọ của ngài đã giành tới 13 ngày trong trạng thái nhập định sâu sau khi viên tịch.
Khi giáo sư Christof đặt câu hỏi rằng phải chăng tâm vi tế chỉ khởi phát nơi các hành giả chứng ngộ, ngài đã trả lời: “Tâm vi tế là nền tảng của tâm. Nhân tương ưng của tâm là thân nhưng nhân căn bản là thức.”
Tiến sĩ Tania đã đặt câu hỏi nếu tâm là rực rỡ, chiếu sáng và luôn gắn liền với năng lượng vi tế, vậy thông tin được truyền tải bằng cách nào. Ngài đã trả lời:
“Điều đó là đúng, luôn có một nguồn năng lượng vi tế và tâm gắn liền với nó cũng vi tế như vậy. Các kinh văn thường so sánh năng lượng với một một người mù có đôi chân khỏe và tâm là một người mắt sáng nhưng lại không đi được. Người mắt sáng cưỡi trên lưng người mù để có thể di chuyển được. Thông tin được hình thành từ những dấu ấn và khắc ghi do hành động tạo tác để lại tâm.”
Vào buổi chiều, Tiến sĩ Rajesh Kasturirangan, chuyên gia trong lĩnh vực triết học tinh thần và khoa học nhận thức đã bày tỏ niềm vinh dự khi tham gia buổi hội đàm. Ông đề xuất rằng một phương pháp từ toán học sẽ mang lại một cách tiếp cận chính xác và chân thực cho sự hiểu biết tâm thức.
Triết gia Michel Bitbol đã đặt câu hỏi thức có nền tảng vật chất không và đưa ra câu trả lời khi trích dẫn một trong cuốn sách của Giáo sư Chritof rằng, “tính chủ thể hoàn toàn khác với hiện tượng hiện khởi.” William Jame nói rằng, “Não và thức có thể được mô tả là hai mặt của cùng một tư tưởng, một mặt lồi và một mặt lõm.” Điều quan trọng là vai trò hàng đầu của kinh nghiệm.
Mathieu Ricard thuyết trình về quan điểm Phật giáo về Thức trong ngày thứ tư Hội đàm Tâm thức và Đời sống |
Michel đã chỉ ra vùng tối của khoa học, rằng người nhận thức không thấy được chính mình. Ông trích dẫn lời triết gia Nhật Bản, Kitaro, ngay khi sử dụng quan điểm tri thức khách thể thì người nhận thức sẽ không thể hiểu được lĩnh vực mà mình nhìn thấy. Mặc dù giáo sư Christof còn băn khoăn về điều này nhưng Michel cho rằng, Giáo sư Francisco Varela, một trong những người thành lập viện Tâm thức và Đời sống, lại mong muốn một cách tiếp cận hòa hợp cả hai quan điểm chủ thể và khách thể. Tiến sĩ Richie Davidson đã phản ứng lại khi cho rằng nếu vậy đòi hỏi mọi người phải có khả năng phản ánh trung thực tâm thức mình. Michel đồng ý rằng các mô tả của mọi người về những trải nghiệm của bản thân đôi khi không đáng tin cậy, tuy nhiên có một một phương pháp mới sử dụng phỏng vấn để ghi lại các trải nghiệm dường như là một cách thức đáng hy vọng để đảm bảo các mô tả đáng tin cậy.
Tổng kết lại một ngày thảo luận đầy nhiệt huyết, Giáo sư Arthur Zajonc đã kết luận, “Tôi hy vọng chúng ta có thể đặt dấu chấm hết cho việc không thể hiểu biết về bản chất của thức.”
Đức Đạt Lai Lama cũng nhận xét:
“ Thật tuyệt. Những hội đàm đúng nghĩa. Tôi thực sự hoan hỷ với những trao đổi thẳng thắn. Nếu mọi người chỉ đơn giản thừa nhận và đồng ý với những gì được trình bày thì chúng ta không thể tiến lên phía trước được. Xin tri ân các bạn.
Phúc Cường trích dịch Nguồn: Datlailama.com/news