So Sánh Liệu Pháp Tâm Lý Học Hiện ĐạiTâm Lý Học Phật Giáo

01/03/20244:44 SA(Xem: 520)
So Sánh Liệu Pháp Tâm Lý Học Hiện Đại Và Tâm Lý Học Phật Giáo
SO SÁNH LIỆU PHÁP TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI
TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO 

(Thích Nhuận Giác)

Tóm tắt: Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”. Từ đó, tác động không nhỏ đến tâm sinh lý của chính họ và những người xung quanh. Tâm lý học hiện đạitâm lý học Phật giáomôn học nghiên cứu về tâm lý hành vi con người, ra đời vì mục đích trị liệu những vết thương tinh thần, giúp con người vượt qua những khủng hoảng cá nhân. Trong nội dung nghiên cứu này, ngoài giới thiệu tổng quan về hai môn tâm lý trên, chúng tôi còn tiến hành đối chiếu so sánh hai phương pháp này, đồng thời tìm ra ưu nhược điểm của từng phương pháp để từng bước đưa ra cách thức trị liệu tối ưu, góp phần hóa giải những bế tắc về tâm lý cho người bệnh.

hoa sen chao ngay moiDẪN NHẬP
Con người được cấu thành từ hai yếu tố quan trọng là thể chấttinh thần. Muốn có được hạnh phúc, một trong những yêu cầu bắt buộc phải có là sức khỏe tâm sinh lý ổn định. Đứng trước sự biến đổi của thời đại, sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường, con người dần lâm vào các khủng hoảng tâm lý, khổ đau, thất vọng, mất kiểm soát tâm lý ngày càng diễn ra nhiều.

Tâm lý học trị liệu ra đời như một giải pháp quan trọng, chữa trị những chứng bệnh tâm lý cho con người, cải thiện sức khỏe tinh thần, nâng cao thể chất, ổn định đời sống của bản thân. Các liệu pháp trị liệu trong tâm lý học hiện đại, trải qua quá trình hình thành và phát triển được các chuyên gia chỉnh sửa, hệ thống hóa cho phù hợp, nhằm thuận tiện cho quá trình trị liệu tâm lý người bệnh. Bên cạnh đó, các liệu pháp trị liệu có trong tâm lý học Phật giáo cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị các chứng bệnh tâm lý. Tìm hiểuso sánh các liệu pháp tâm lý học hiện đạitâm lý học Phật giáo cho chúng ta cái nhìn tổng quan, sinh động về các liệu pháp trị liệu. Đồng thời, có thêm kiến thức, kinh nghiệm đối với sự quân bình thân tâm, quản lý tốt những nhận thứccảm xúchành vi trong đời sống.

LIỆU PHÁP TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI
Khái niệm liệu pháp tâm lý học hiện đại
Tâm lý trị liệu, theo từ điển BMA Illustrated Medical Dictionary, là cách thức điều trị cho những bệnh nhân gặp vấn đề về cảm xúc, thần kinh bằng những phương pháp tâm lý. Bệnh nhân sẽ nói cho nhà trị liệu những triệu chứngvấn đề của họ, với mục đích được biết rõ về chính họ, nhằm cải thiện những mối quan hệ, điều chỉnh nhận thứchành vi [1]. Theo John Sommers Flanagan, Rita Sommers Flanagan, có bốn cách hiểu về tâm lý trị liệu: (1) Một cuộc trò chuyện với mục đích trị liệu;  (2) Là một sự mua bán tình bạn; (3) Đạt được thứ gì đó có lợi cho cá nhân đang đưa ra lời phàn nàn; (4) Một người bị rối loạn cảm xúc, cần tìm kiếm sự giúp đỡ [2].

Liệu pháp tâm lý chính là sự tập hợp có hệ thống các phương pháp, kỹ thuật can thiệp khác nhau của nhà tâm lý trị liệu, giúp thân chủ điều chỉnh được những nhận thứccảm xúchành vi lệch lạc thành đúng đắn. Mục tiêu của liệu pháp tâm lý là giúp thân chủ khỏe mạnh cả về tâm lýthể chất, từ đó có một đời sống an vui, hạnh phúc.

Một số liệu pháp tâm lý học hiện đại phổ biến
Tổng hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau, người viết nhận thấy có một số liệu pháp tâm lý học hiện đại phổ biến: (1) Liệu pháp phân tâm, (2) Liệu pháp hành vi, (3) Liệu pháp nhân văn – Hiện sinh, (4) Liệu pháp hệ thống. Ngoài ra còn có Liệu pháp thư giãn, liệu pháp thôi miên và các liệu pháp hỗ trợ khác.
(1) Liệu pháp phân tâm

Từ cuối thế kỷ XIX, từ lý thuyết phân tâm của nhà tâm lý người Áo Sigmund Freud, về sau các nhà tâm lý phát triển thành liệu pháp tâm lý và nhiều trường phái phân tâm khác nhau ra đời. Sigmund Freud cho rằng tâm lý con người có ba phần: [1] Id (cái nó) ám chỉ những bản năng của con người, [2] Ego (cái tôi) ám chỉ ý thức của con người, [3] Superego (cái siêu tôi) chỉ cho ý thức xã hội. Sigmund Freud đưa ra hình ảnh của tảng băng để chỉ cấu trúc của tâm lý. Theo đó, phần nổi của tảng băng chỉ cho Ý thức, phần chìm của tảng băng chỉ cho Vô thức, phần giáp ranh giữa Ý thứcVô thứcTiềm thức.

Bản năng con người luôn bị cái tôi và cái siêu tôi đè nén, từ đó sanh ra cơ chế phòng vệ, gây nhiễu loạn tâm lý. Do đó các nhà tâm lý trị liệu thuộc trường phái phân tâm, sử dụng nhiều kỹ thuật (Phân tích mộng, Liên tưởng tự do, Phân tích chuyển di, Phân tích chống đối) nhưng phần lớn là trò chuyệnđàm thoại, giúp thân chủ “bộc lộ vô thức”. Nhờ đó, giúp thân chủ hiểu rõ mối liên hệ về các vấn đềnguyên nhân mình đang gặp phải trong tâm lý, rồi chuyển các cảm xúc tiêu cực bị dồn nén trong Vô thức vào Ý thức.

(2) Liệu pháp hành vi
Liệu pháp hành vi được xây dựng trên cơ sở lý thuyết hành vi cổ điển của J. Watson. Về sau được nhiều nhà tâm lý nghiên cứu phát triển rộng rãi như E.Thorndike và B.F.Skinner, Ayllon và Azrin… Liệu pháp này chỉ chú trọng đến hành vi quan sát được, không quan tâm đến vai trò của các yếu tố trung gian như nhận thức, cảm xúc, động cơ của thân chủ. Đối với liệu pháp hành vi, nhà tâm lý trị liệu bằng hành động, tạo ra các phản ứng kích thích, khiến thân chủ (người bệnh) hình thành chuỗi phản xạ có điều kiện. Từ đó, thân chủ sẽ dần thay đổi các thói quen gây hủy hoại bản thân và những hành vi lệch lạc, không chuẩn mực thành đúng đắn.

(3) Liệu pháp nhân văn – Hiện sinh
Tâm lý học nhân văn phát triển ở Mỹ và châu Âu vào những năm 50 của thế kỷ XX, gắn liền với tên tuổi nhà tâm lý học người A.Maslow. Tâm lý học nhân văn hình thành dựa vào quan niệm: “nhân cách là hệ thống hoàn chỉnh duy nhất”. Để tìm hiểu nhân cách con người, Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu – 5 nấc thang:
[1] Tầng nhu cầu sinh lý: thức ăn, nước uống, tính dục, các nhu cầu sống còn.
[2] Tầng nhu cầu an toàn: nhu cầu được sống an toàn và được bảo vệ.
[3] Tầng nhu cầu xã hội: cần các mối quan hệ thân thiết, bạn bè.
[4] Tầng nhu cầu được quý trọng: địa vị, sự tôn trọng, tôn vinh.
[5] Tầng nhu cầu thể hiện bản thân: khai phá tiềm năng, tận dụng tối đa khả năng.

Tầng thứ [1] và [2] chỉ cho các nhu cầu cơ bản, tầng thứ [3] và [4] chỉ cho các nhu cầu tâm lý, tầng thứ [5] chỉ cho nhu cầu thể hiện bản thân – đây cũng chính là “cái tôi lý tưởng” mà tâm lý học nhân văn hướng đến.

Liệu pháp tâm lý này đề cao tự do cá nhân, tin tưởng vào bản thân có đầy đủ năng lực, sức sáng tạo… thực hiện được các khát vọng hoài bão của mình, hướng đến hoàn thiện “cái tôi lý tưởng”. Từ đó, mỗi người có thể làm chủ được bản thân, thành công hay thất bại do chính bản thân mình chọn lấy. Liệu pháp nhân văn làm cho mỗi người hiểu rõ tiềm năng của chính mình, không tự ti mặc cảm, luôn nỗ phấn đấu vì tương lai tốt đẹp. Từ đó, giúp người bệnh chữa lành các vết thương tâm lý, vượt thoát xung đột trong các mối quan hệ xã hội, tinh thần vững vàng để đương đầu với bệnh tật. Tuy nhiên, liệu pháp này ít có hiệu quả với người bị rối loạn lo âu, trầm cảm.

(4) Liệu pháp hệ thống
Liệu pháp hệ thống còn có tên gọi là trị liệu gia đình. Liệu pháp này cho rằng cá nhân là một thành tố của một hệ thốngcá nhân đó chịu sự chi phối của hệ thống. Để chữa trị các chứng bệnh tâm lý, các chuyên gia trị liệu tác động vào hệ thống, thay đổi tính ảnh hưởng đối, mức độ tương tác đối với cá nhân (bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân..). Từ đó, giúp người bệnh thay đổi cảm xúchành vi lệch lạc. Liệu pháp hệ thống giúp giải tỏa những khúc mắc, xung đột của cá nhân với các mối quan hệ trong xã hội, dễ dàng chấp nhận, tha thứcảm thông cho nhau.

Ngoài ra, liệu pháp tâm lý học hiện đại còn có các liệu pháp khác như: Liệu pháp thư giãn – áp dụng một số kỹ thuật nhằm thư giãn thân và tâm giúp tiết kiệm năng lượng, tập trung tư tưởng, giảm căng thẳng stress; Liệu pháp thôi miên – liệu pháp này ít được sử dụng, được sự đồng ý của người bệnh, các chuyên gia trị liệu tạo ra trạng thái ám thị, giúp người bệnh tháo gỡ những nút thắt tâm lý, các cảm xúc tiêu cực, bi uan, tuyệt vọng.

Tùy vào hoàn cảnh bản thân, mức độ tổn thương tâm lý, các chuyên gia có thể dùng nhiều cách khác nhau để chữa trị, đồng thời sử dụng nhiều liệu pháp để can thiệp. Bên cạnh đó, các liệu pháp hỗ trợ (Liệu pháp tâm kịch – Psychodrama Therapy, Liệu pháp âm nhạc – Music Therapy, Liệu pháp trò chơi – Play Therapy) cũng thường được sử dụng điều trị tâm lý cho người bệnh.

LIỆU PHÁP TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
Khái niệm liệu pháp tâm lý học Phật giáo
Liệu pháp trị liệu trong Phật giáo là tập hợp những phương pháp trị liệu tâm lý mang tính đặc thù, nhờ áp dụng hệ thống lý thuyếtphương pháp thực hành chỉ có trong Phật giáo. Từ đó, giúp thân chủ có một đời sống an lạc, hạnh phúc nhờ giải quyết những bế tắc, sai lầm về cảm xúc, nhận thứchành vi.

Một số liệu pháp tâm lý học Phật giáo phổ biến
Có thể nói, trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, những gì Đức Phật giảng dạy đều là đều là những phương pháp tuyệt diệu, thiết thực, giúp hết thảy chúng sanh vượt thoát lầm mê, khổ đau, thành tựu các phẩm hạnh cao tột, tâm hành giả chói sáng, an trú các cảnh giới tịch tĩnh, an lạc. Tuy nhiên, dưới góc độ tâm lý học trị liệu, dựa vào cơ sở lý thuyết của Phật giáo, cũng như những phương pháp thực tập chuyển hóa thân tâm, có một số phương pháp (liệu pháp) phổ biến như: (1) Phương pháp Quán từ bi, (2) Phương pháp Quán nhân duyên, (3) Phương pháp Quán vô thường, (4) Phương pháp tọa thiền, (5) Phương pháp cầu nguyện.

(1) Phương pháp Quán từ bi
Tâm Từ (Mettā) và tâm Bi (Karunā), là hai tâm vô lượng trong Tứ vô lượng tâm – Từ (mettā), Bi (karunā), Hỉ (mudita), Xả (upekkhā).

* Tâm từ (Mettā): Chữ Mettā có nghĩa là sự êm dịu hay tấm lòng của một người bạn tốt – thành thật mong ước cho tất cả chúng sanh đều sống an lànhhạnh phúc. Tâm Từ khác với tình cảm luyến ái mẹ con, vợ chồng… nó là tình thương rộng lớn vô biên, không bị giới hạn bởi các hình thái vật chất. Tâm Từcông năng vừa đối trị những sân hận nhỏ nhen trong tâm mình cũng vừa mang lại niềm vui cho người khác. Tâm Từsân hận không thể cùng tồn tại một lúc. Người có tâm Từ luôn cố gắng mang sự an lành đến cho chúng sanh, chỉ thấy những gì tốt đẹp nơi mọi người và không bao giờ nhìn lỗi xấu của người đó.

* Tâm Bi (Karunā): Tâm Bilòng bi mẫn, thương xót, biết rung động mạnh mẽ trước những đau khổ, bất hạnh của cuộc sống và quyết tâm giúp họ thoát khỏi những khổ đau và bất hạnh đó dù phải hy sinh mạng sống của mình. Diệu dụng của tâm Bi là làm tiêu trừ sự ác độc, tàn bạo. Ngoài ra, tâm Bi còn có khả năng tiêu trừ sự âu sầu phiền muộn. Người có tâm Bi không sống cho riêng mình mà luôn sống vì người khác, luôn luôn tìm cơ hội để giúp đời mà không bao giờ mong cầu sự đền ơn. Nhờ tâm Bihành giả phát triển tâm vị tha trọn vẹn nhất.

Thực tập quán Từ Bi, giúp thân chủ tăng trưởng tình thương, bao dung, yêu thương rộng lớn và dễ dàng tha thứ khi bị xúc phạm, lừa lọc. Bên cạnh đó, Đức Phật từng dạy, hành giả thực tập, làm lớn mạnh tâm Từ và Bi sẽ có những lợi ích thiết thực trong đời sống: “Từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm thành căn cứ địa, được thực hiện, được khéo nỗ lực, thì được mười một lợi ích. Thế nào là mười một? Ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không thấy ác mộng, loài người kính yêu, chư Thiên bảo hộ, lửa, thuốc độc hay gươm không đến gần, tâm mau chóng được thiền định, sắc mặt tịnh tín, không hôn ám khi mệnh chung, trí tuệ minh mẫn, sanh lên Phạm thiên giới” [3].

(2) Phương pháp Quán nhân duyên
Nhân duyên, nói cho đầy đủ là Nhân duyên khởi; là sự nương tựa vào nhau mà sanh khởi, là sự tùy thuộc phát sinh. Nói cụ thể là: Do cái này có mặt nên cái kia có mặt; Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt; Do cái này sinh nên cái kia sinh; Do cái này diệt nên cái kia diệt. Nguyên lý này chỉ rõ mọi hiện tượng vật lýtâm lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng tròn với mười hai yếu tố. Mười hai chi phần duyên khởi gồm những yếu tố sau: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão tử.

Đối tượng nghe giáo lý duyên khởicon người, vì họ nặng về tâm luyến áichấp thủ, nên Đức Phật luôn nhấn mạnh đến các chi phần này. Khi ái hay bất cứ chi phần nào sanh khởi, lập tức 12 nhân duyên hình thành; khi ái bị đoạn diệt, lập tức 12 nhân duyên tan rã, đây cũng chính là điểm cốt lõi khi thực tập quán Nhân duyên. Trong 12 chi phần tuy nói vô minhđứng đầu nhưng thực ra không có chi phần nào đi đầu cả. Vì rằng, các chi phần làm nhân, làm duyên cho nhau, chúng sanh khởi liên tục trong vòng nhân quả. Chúng sanh thuận theo vòng sanh khởi của mười hai chi phần nên bị đắm chìm trong luân hồi. Mười hai chi phần này cứ tiếp tục sanh khởi tạo nên một dòng sanh khởi vô tận.

Phương pháp Quán nhân duyên này giúp thân chủ truy tìm những nguyên nhân khiến bản thân gặp phải bế tắc, khổ đau, từ đó giải quyết vấn đề khó khăn đang gặp phải. Ngoài ra, với phương pháp này, người thực tập miên mật thành tựu, dần thấu tỏ được bản chất của mọi sự vật hiện tượng, bước vào đạo lộ của bậc Thánh.

(3) Phương pháp Quán vô thường
Vô thường (Aniccā) có nghĩa là không chắc chắn, biến dịch, thay đổi, không cố định, không trường tồn. Vạn vật không đứng yên, không phải bất biến, mà chúng luôn vận động biến đổi, lưu chuyển, thay đổi hình dạng bên ngoài lẫn tính chất bên trong, từ trạng thái hình thành sang trạng thái biến hoại rồi tan rã theo định luật thành, trụ, hoại, không.

Vô thường nghĩa là thế giới vật chất cũng như thế giới tinh thần không tồn tại cố định. Vạn pháp đều nằm trong dòng biến dịch không ngừng. Một pháp vừa sinh ra là đã đi dần đến chỗ tan rã, một pháp tan rã là mở đầu cho một pháp mới sanh ra. Theo Phật giáo, tất cả mọi hiện tượng, sinh vật trên thế gian do các duyên tập hợp mà thành nên chúng đều mang tính vô thường. Có nhiều cách để phân loại Vô thường, nhưng phổ biến nhất có thể chia thành ba gồm: thân Vô thường, tâm Vô thườnghoàn cảnh Vô thường.

Thực tập quán chiếu Vô thường, giúp người bệnh về tâm lý, không còn mê muội đắm nhiễm vào ngũ dục và những pháp thế gian, không bám víu hão huyền vào những tham vọng mông muội vào cuộc đời này, vì rằng không có cái gì là vĩnh viễn bất biến. Ngoài ra, người thực tập quán chiếu Vô thường sẽ biết quý trọng thời gian, sống trọn vẹntích cực nhất trong giây phút hiện tại. Hiểu vô thường, mỗi phút chúng ta sẽ sống thật ý nghĩa và sống hết lòng hơn. Chúng ta ý thức được giá trị của hiện tạian trú vào hiện tại nhiều hơn, không còn rong ruổi theo quá khứ hay chạy theo những bóng dáng mơ hồ của tương lai. Hiểu về vô thường thì không khó, nhưng quyết tâm suy nghiệm sâu sắc về vô thường để tăng trưởng niềm tin, phát khởi đại nguyện, quyết chí tu tập để thoát khỏi vô thường là điều vô cùng khó khăn. Những ai thật sự tỉnh ngộ và thấm thía vô thường sẽ vô cùng tinh tấn để sớm thành tựu đạo lộ tâm linh.

(4) Phương pháp tọa Thiền
Thiền là một pháp môn tu tậpĐức Phật luôn hướng các đệ tử Ngài phải thực hành để kiểm thúc bản thân, đó như là tư lương mà mỗi hành giả phải luôn ghi nhớ mang theo bên mình, như ngọn đuốc thắp sáng trên lộ trình tu tập. Theo quan điểm của Đạo Phật, có hai phương pháp thiền – Thiền ChỉThiền Quán có khả năng hàng phục được phiền não và đoạn trừ cội gốc của khổ đau. Dựa vào Thiền ChỉThiền Quán, sau này các tổ sư Trung Hoa phát triển thành nhiều Tông Phái tu Thiền khác nhau, nhưng chủ yếu là Thiền Công Án và Thiền Thoại Đầu.

Thiền chỉ (Samatha) – Thiền vắng lặng: mục tiêu của Thiền Chỉ là thay thế 5 triền cái thành 5 thiền chi. Hành giả cần gom tâm vào một điểm, một đối tượng và cột chặt tâm vào đối tượng đó để có được sự vắng lặngan lạc. Đây là phương pháp tu tập làm cho tâm được tĩnh lặng. Thiền Chỉ có 40 đề mục quán chiếu: 10 đề mục tùy niệm, 10 đề mục tử thi, 10 đề mục về Kasina (tướng trạng), 4 đề mục về Tứ vô lượng tâm, 4 đề mục về vô sắc, 1 đề mục về phân tích (tứ đại), 1 đề mục về bất tịnh (thức ăn).

Thiền Quán (Thiền Minh Sát, Thiền Tuệ – Vipassana): Mục tiêu của Thiền Quán là đoạn trừ phiền não. Hành giả thực tập quán chiếu sâu sắc Tứ niệm xứ trên bốn lĩnh vực Thân – Thọ – Tâm – Pháp. Thiền Quán chỉ có trong Phật Phật giáo, do chính Đức Phật thực tập thành tựu và giảng dạy lại. Đức Phật đã từng dạy: “Tu thiền trí tuệ sanh/ Bỏ thiền trí tuệ diệt/ Biết con đường hai ngả/ Đưa đến hữu, phi hữu/ Hãy tự mình nỗ lực/ Khiến trí tuệ tăng trưởng” [4]. Hoặc: “Ai sống một trăm năm/ Ác tuệ, không thiền định/ Tốt hơn sống một ngày/ Có tuệ, tu thiền định!” [5].

Khi tâm lý ngập tràn khổ đau, bế tắc, thân chủ (người bệnh) cần học như Đức Phậtthực tập Thiền. Nhờ đó, sức khỏe thế chất và tinh thần được cải thiện. Mặt khác, thực tập Thiền liên tục, giúp hành giảtrí tuệ, làm chủ thân tâm, đời sống an lạc, hạnh phúc đích thực, xa hơn là đưa đến sự giác ngộNiết Bàn.

(5) Phương pháp cầu nguyện
Cầu nguyện là một phần nghi lễ không thể thiếu trong các khóa lễ tôn giáo. Tuy Phật giáo chủ trương vô thần, lấy con người làm trung tâm, tự lực là nhân tố chính để thành tựu các công hạnh, không van xin thần thánh ban phước; nhưng nhờ nguyện, tâm người hực tập được an lạc, nhẹ nhàng, lớn mạnh các hạt giống thiện trong tâm. Trong Kinh Tương Ưng, Đức Phật từng dạy thôn trưởng Asiband-hakaputta với ngụ ý: một người phá giới, sau khi thân hoại mạng chung, dù có số đông cầu nguyện vẫn không thể khiến người đó sanh thiện thú, Thiên giới. Một người hiền lành, vâng giữ các giới, sau khi thân hoại mạng chung, dù có số đông cầu nguyện mong cho người đó rơi đọa vào ác thú, đọa xứ, địa ngục, nhưng không cách nào thành tựu [6].

Mặt khác, trong Kinh Thánh cầu, Đức Phật khuyến khích hành giả cầu nguyện vượt thoát các khổ ưu, Niết bàntinh tấn hành trì Chánh pháp“Này các Tỳ kheo, thế nào là Thánh cầu? Ở đây, này các Tỳ kheo, có người tự mình bị sinh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sinh, tìm cầu cái vô sinh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già… tìm cầu cái không già; tự mình bị bệnh… tìm cầu cái không bệnh;… tự mình bị chết… tìm cầu cái bất tử;… tự mình bị sầu… tìm cầu cái không sầu… tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Này các Tỳ kheo, như vậy, gọi là Thánh cầu” [7].

Như vậy, khi tâm lý thân chủ bị bế tắc cùng cực, không có phương pháp nào có thể giải quyết, thì cầu nguyện như một liệu pháp tối ưu giải tỏa bớt các năng lượng tiêu cực; về sau, thân chủ có cơ hội Chánh tín Tam Bảo, thân cận thiện hữunỗ lực thực tập lời Đức Phật chỉ dạy.

SO SÁNH LIỆU PHÁP TÂM LÝ HIỆN ĐẠITÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
Giống nhau
Về nhà tâm lý trị liệu: trong tâm lý học hiện đạitâm lý học Phật giáo, chuyên gia trị liệu giúp người bệnh tháo gỡ các nút thắt trong tâm đều phải có chuyên môn cao trong lĩnh vực của mình. Bên cạnh đó, người trị liệu cần có các kỹ năng can thiệp trong mọi tình huống, thích hợp với từng hoàn cảnh cá nhân người được trị liệu. Đạo đức nghề nghiệp là một phần không thể thiếu trong khi tiến hành trị liệu cho người bệnh.

Về thân chủ – người bị các vấn đề về tâm lý: Thân chủ phải là người tự nguyện, mong muốn được trị liệu, sau khi tham vấn sẵng sàng chấp nhận các liệu pháp trị liệu. Trải qua quá trình trị liệu không gián đoạn, thân chủ dần thấu hiểu tâm lý của mình, phát hiện các nguyên nhân gây bệnh, tự mình dần tháo gỡ các khúc mắc trong tâm, điều chỉnh lại nhận thứccảm xúchành vi của mình.

Về mục đích: Hệ thống cấu trúc tâm lý người vô cùng phức tạp, quá trình nhận thức và điều phối các hoạt động sống trong thường ngày diễn ra liên tục, chính vì thế hệ thống tâm lý thường gặp sự cố khi phải xử lý liên tục lượng dữ liệu lớn. Khi hệ thống tâm lý gặp sự cố, nếu không tìm cách khắc phục, người bệnh dần đi vào bế tắc, khổ đau.

Các liệu pháp tâm lý học hiện đại, hoặc liệu pháp tâm lý học Phật giáo đều có một mục đích chung là giúp cho thân chủ (người bệnh) điều chỉnh, tháo gỡ những nhận thứccảm xúchành vi từ lệch lạc thành đúng đắn; từ bi quan, bế tắc, khổ đau thành lạc quan, an vui, hạnh phúc. Kết quả của các liệu pháp tâm lý mà nhà tâm lý trị liệu mong muốn có được, là thân chủ làm chủ được thân tâm, làm chủ đời sống của chính mình.

Khác nhau
Mặc dù có những sự tương đồng trên một số phương diện về nhà tâm lý trị liệu, người được trị liệumục đích của các liệu pháp trị liệu. Tuy nhiên, giữa các liệu pháp tâm lý học hiện đại phổ biến và các liệu pháp tâm lý học Phật giáo có nhiều điểm khác nhau cơ bản. Cơ sở lý thuyết để hình thành nên các liệu pháp trị liệu là khác nhau. Đối với các liệu pháp trị liệu của tâm lý học hiện đại, xuất phát từ một quan điểm chủ đạo của một gia tâm lý, trải quá trình phát triển, quan điểm chủ đạo đó được hệ thống hóa – đúc kết thành những liệu pháp trị liệu. Đối với các liệu pháp tâm lý học Phật giáo, cơ sở lý thuyết để hình thành nên các liệu pháp trị liệuhệ thống giáo lý của đạo Phật, do chính Đức Phật giảng dạy.

Nhà trị liệu trong Phật giáo, ngoài kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý, phải hiểu được nhiều kiến thức Phật học, đồng thời phải có sự thực tập tâm linh, đức hạnh, có nhiều sự trải nghiệm tâm trong đời sống của mình. Thân chủ khi tiếp nhận trị liệu theo các liệu pháp Phật giáo, cần phát khởi tín tâm quy hướng Tam Bảo, con đường tuệ giácĐức Phật và các bậc thánh hiền đã đi. Bên cạnh đó, thân chủ cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước thực tập trong quá trình trị liệu, tinh tấn trau dồi phạm hạnh, nếp sống hướng thượng, hướng thiện.

Các liệu pháp tâm lý trị liệu đều có chung một mục đích, nhưng mục tiêu hướng tới để đạt được mục đích thì khác nhau. Đơn cử như mục tiêu của liệu pháp phân tâm là giúp thân chủ “Bộc lộ vô thức”, mục tiêu của liệu pháp nhân văn hướng đến là thành tựu “cái tôi lý tưởng”… Riêng đối với Phật giáo, các liệu pháp tâm lý đều hướng đến mục tiêu nhận thức bản thânthanh tịnh hóa đời sống.

Thân chủ trong quá trình tiếp nhận trị liệu theo tâm lý học hiện đại, được xem và hiểu như là “đang trị bệnh”. Còn đối với Phật giáo, khi nội tâm có uẩn khúc, bị các phiền não bủa vây, sức khỏe thể chấttinh thần dần suy sụp, việc tiếp nhận các liệu pháp trị liệu trong Phật giáo được xem như “quá trình chuyển hóa” – từ bất thiện thành thiện, từ khổ đau thành an lạc… Thân chủ tiếp thu các kiến thức Phật học, các phương pháp chuyển hóa, thanh lọc thân tâm, rồi tự nỗ lực thực tập giải quyết các vấn đề của chính bản thân mình. Tùy vào mức độ tâm lý bị tổn thương nặng hay nhẹ, các liệu pháp trị liệu được các chuyên gia chọn lựa để tiến hành điều trị là khác nhau. Các kỹ thuật can thiệp trong các liệu pháp trị liệu của tâm lý học hiện đạiPhật giáo cũng có sự khác nhau. Ví dụ trong liệu pháp phân tâm, một số kỹ thuật can thiệp như: liên tưởng tự do, phân tích sự chống đối, kỹ thuật giải mộng…; đối với việc thiền tọa trong Phật giáo, các kỹ thuật điều phục thân – hơi thở – tâm được các chuyên gia hướng dẫn chi tiết trong quá trình thực tập.

Nhìn chung, các liệu pháp tâm lý học hiện đại hướng thân chủ đến tư duy hữu ngã, dùng sức mạnh của ý chí để làm lớn mạnh cái tôi, cái của tôi, hoặc tự ngã của tôi. Các liệu pháp trong tâm lý học Phật giáo đều hướng thân chủ nhìn sâu vào bản chất vấn đề, hướng đến tuệ giác vô ngã, đây không phải là tôi – không phải của tôi – không phải tự ngã của tôi.

KẾT LUẬN
Các liệu pháp trị liệu trong tâm lý học hiện đại hay trong tâm lý học Phật giáo, đều giúp cho người bệnh thoát khỏi các bế tắc trong tâm, có được sức khỏe ổn định cả về thể chấttinh thần. Tìm hiểu tổng quan các liệu pháp trị liệu, cho chúng ta thấy tính phức tạp trong cấu trúc tâm lý và sự cấp thiết của các liệu pháp trị liệu đối với đời sống hiện nay.

Tâm lý học Phật giáo đáp ứng được những nhu cầu cấp bách của thời đại, chỉ dẫn một đường hướng thanh lọc tâm trí, phát triển bản thân theo hướng thiện lành. Mặt dù có nhiều liệu pháp trị liệu tâm lý, nhưng rời khỏi tâm lý học Phật giáo là rời khỏi cái nhìn minh triết để thay đổi bản thân, thay đổi vận mệnh, con người sẽ tiếp tục cuộc hành trình không hồi kết về hưởng thọ dục lạc, từ đó tạo ra bao nhiêu rắc rối cho tự thân và cho xã hội. Cố hòa thượng Chơn Thiện nói rằng: “Chừng nào còn khổ đau, con người cần kiên nhẫn lắng nghe từng bài kinh Phật để thấy rõ ‘con đường’ và thực hiện ‘con đường’. Đây là tiếng nói siêu triết lý, siêu tôn giáo và siêu xã hộinhân loại đang cần”.

Chú thích:
* Đại đức Thích Nhuận Giác, Học viên Cao học khóa II tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
[1] The British Medical Association (2018), BMA Illustrated Medical Dictionary, English: A Dorling Kindersley Book, pp. 471-a.
[2] John Sommers Flanagan, Rita Sommers Flanagan (2015), Counseling and Psychotherapy Theories in Context and Practice: skills, Strategies, and Techniques, published John Wiley and Sons, p. 7.
[3] Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tiểu Bộ 3, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.579.
[4] Thích Minh Châu dịch (2014), Kinh Pháp Cú, Phẩm Đạo, kệ  282, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.65.
[5] Sđd, Phẩm Ngàn, kệ 111, tr.29.
[6] Thích Minh Châu dịch (2013), Tương ưng bộ II, Chương tám, Tương Ưng Thôn Trưởng, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.360-361.
[7] Thích Minh Châu dịch (2012), Kinh Trung Bộ 1, 26. Kinh Thánh Cầu [lược], Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.213-214.

Tài liệu tham khảo:
1. Thích Tâm Thiện (1998), Tâm lý học Phật giáo, Nxb. TP Hồ Chí Minh.
2. Lê Thị Minh Hà (2007), Giáo trình Đại cương tâm lý trị liệu, Nxb. Đại học sư phạm TP HCM.
3. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Thích Phụng Sơn (2011), Phật giáotrị liệu trong thế kỷ 21, Nxb. Phương Đông, TP HCM.
5. Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương (2015), Phật học căn bản, Nxb. Phương Đông, TP HCM.
6. Thích Nhất Hạnh (2020), Hiệu lực cầu nguyện, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
7. Thích Phước Sơn (2009), Phật học khái yếu, Nxb. Văn hóa Sài Gòn
(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 418)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/11/2010(Xem: 45358)
23/11/2010(Xem: 76217)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.