Sự Giác NgộHóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm qua Triết lý Tánh Không - Bát Nhã

02/01/20155:21 CH(Xem: 9353)
Sự Giác Ngộ và Hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm qua Triết lý Tánh Không - Bát Nhã

Sự Giác NgộHóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm

qua Triết lý Tánh Không - Bát Nhã

Thích Giác Nguyên

 

BotatQuanAmI-Duyên khởi:

Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng Từ-bi ban vui và cứu khổ cho tất cả chúng sanh. Thế nhưng chúng ta ít thấy đề cập đến sự Giác ngộ của Ngài. Chỉ trừ kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói đến việc này.

Khi đức Thế tôn đã gạn hỏi chỗ tỏ ngộ của 24 Thánh đệ tử, gồm Thanh vănBồ tát. Các vị lần lượt trình bày về những nguyên nhân trải nghiệm của mình từ sáu căn, sáu trần, sáu thức và bảy đại đều là những pháp hành tiến đến Thánh quả. Từ đó Đức Phật bảo Tôn giả A Nan nên chọn lấy pháp nào là viên thông nhất để làm nhân địa tu hành Giác ngộ Giải thoát.

 Nếu theo thứ tự thì lẽ ra phần Nhĩ căn viên thông phải được trình bày sau phần Nhãn căn viên thông của ngài A Na Luật Đà. Nhưng vì tầm quan trọng của pháp môn vi diệu này, nên Bồ Tát Quán Thế Âm trình bày sau hết. Do đó khởi đầu quyển thứ sáu trong kinh Thủ Lăng Nghiêm ghi rằng:

"Bạch đức thế tôn, con nhớ vô số kiếp về trước nhiều như cát sông Hằng, có một vị Phật hiệuQuán Thế Âm; vị Phật đó đã dạy con muốn chuyên sâu vào chánh định thì phải thực hành ba phương pháp: Văn-Tư-Tu (聞- 思- 修).

“Ban đầu, con tập dùng hạnh lắng nghe, để tư duy phân biệt tốt xấu, động tĩnh… Sau đó tu tập quán chiếu vào tánh nghe không phân biệt, quên hẵn tiếng nghe trần cảnh bên ngoài. Duyên nghe đã rỗng-lặng, hai tướng động-tĩnh rõ thật không sanh, lần hồi chủ thể ngheđối tượng nghe đều dứt bặt. Không dừng lại chỗ đó, con tiến thêm một bước nữa, khơi dậy nguồn tâm thức, rõ biết chủ thể nhận thứcđối tượng nhận thức đều không. Tánh không ấy rốt ráo viên mãn, không sanh không diệt. Khi sanh-diệt đã dứt bặt, không còn niệm vi tế, tức thì bản tánh tịch-diệt hiện tiền. Hoát nhiên liễu ngộ, vượt khỏi phạm trù thế-gian và xuất thế-gian. Tuệ giác sáng soi khắp mười phương pháp giới. Lúc đó, con thành tựu hai pháp: Một là, trên đồng với Bản-giác-diệu-tâm của mười phương chư Phật, cùng với chư Phật Như-lai đồng một Từ-lực. Hai là, dưới hợp với tất-cả chúng-sanh trong sáu cõi, mười phương pháp giới, cùng với các chúng-sanh đồng một Bi-ngưỡng.

(初於聞中,入流亡所。所入既寂。動靜二相了然不生。如是漸增。聞所聞盡。盡聞不住。覺所覺空。空覺極圓。空所空滅。生滅既滅。寂滅現前。忽然超越世出世間。十方圓明。獲二殊勝。一者,上合十方諸佛本妙覺心與佛如來同一慈力。二者,下合十方一切六道眾生,與諸眾生同一悲仰)

II- Ba môn Huệ học

Như vậy, phương pháp tu hành của Bồ tát Quán Thế ÂmNghe, NghĩTu.

Khi đang nghe một điều gì, dù điều đó từ một vị đạonổi tiếng nói ra, chúng ta phải suy niệm, thẩm xét giá trị ứng dụng những điều đó có lợi ích hay tổn hại cho mình và người. Không nên tôn sùng thần tượng một cách mù quáng, hoặc nghe theo cách gọi dạ bảo vâng. Sau khi nghe rồi phải tư duy quán chiếu (reflecting). Rồi đem ra thực tập trải nghiệm, Nếu không đem ra thực tập thì việc nghe không có một mảy may lợi ích gì cho mình. 

Lóng nghe nơi tai những lời Phật dạy, phát hiện được cái tánh nghe không thêm không bớt, không thay đổi, không phân biệt, không sanh diệt, cùng khắp mười phương không bị ngăn ngại gọi là Văn huệ.

Suy nghĩ nơi tâm những điều đã học được, nhận rõ đạo lý ấy nơi tâm cảnh hiện tiền. Thế giới phơi bày trước mắt như chúng đang là. Từ đó phát ra Tư huệ.

  Sau khi nhận rõ đạo lý tâm cảnh hiện tiền, luôn luôn đem cái đạo lý ấy mà huân tu nơi hạnh, diệt trừ các sự phiền não mê lầm, phát ra Tu huệ, thành tựu Chánh định, thể nhập Chơn như .

Bồ tát dụng tâm quán chiếu thân ngũ uẩn này do duyên họp và cũng do duyên tan, không thật có và không thường hằng. Không có cái tôi, của tôi, thuộc về tôi, các tướng động tĩnh, thị phi, tốt xấu…  hiện ra trong tánh nghe như huyễn, như hóa, nên không có tướng đối đãi giữa chủ thể ngheđối tượng bị nghe, liền được vào dòng viên thông, nhận rõ hai tướng động tĩnh…. chỉ do tâm phân biệt mà sanh, kỳ thật chưa từng sanh. Phá được sự chấp ngã.

Bồ tát tiến sâu vào dòng Viên thông phát hiện ra tánh Giác, thấu suốt chủ thể nhận thứcđối tượng nhận thức đều không. Các pháp cũng đều không, rốt ráo viên mãn, không sanh, không diệt. Xóa trừ sự chấp pháp.

Lúc đó còn sót những sai lầm nhỏ nhặt, như người tỉnh giấc chiêm bao, nhưng còn nhớ lại một vài hình ảnh trong chiêm bao, như vậy, chỗ Giác ngộ chưa được viên mãn. Sau đó Bồ tát nhận rõ mê và ngộ vốn không, không thấy trước kia thật có mê lầm và hôm nay thật có tỏ ngộ, mê ngộ đều bình đẳng. Xóa sạch chấp không: năng không và sở không, thành tựu Vô sanh Pháp nhẫn, Tự tánh thanh tịnh Niết bàn. Thể nhập pháp giới, trên đồng Từ lực với mười phương chư Phật hóa độ chúng sanh; dưới đồng Bi ngưỡng với tất cả chúng sanh hướng cầu giác ngộ giải thoát.

III- Thấu rõ Diệu lý

Từ lực và Bi ngưỡng của Bồ tát Quán Thế Âm như Kinh Lăng Nghiêm diễn tả, y cứ trên Nhân hạnh huân tu. Ngược lại, trong phẩm Phổ Môn lập thành Quả đức để thực hành diệu lý. Cả hai tương ưng với nhau. Nếu không dụng công huân tu và hiểu được diệu lý thì dễ bị ngộ nhận và không thấy được đường vào.

Chẳng hạn trong phẩm Phổ Môn đã dẫn: “Nếu có người trì danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm dù vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần của Bồ Tát này mà được như vậy”. Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa đen thì khi nhà mình đang bị cháy lớn, vội chạy ra ngoài thoát hiểm, nhưng vì tiếc của cho rằng trong kinh nói, cứ niệm Quán Thế Âm thì lửa không cháy, rồi lại chạy vào nhà lửa cố gắng lấy đồ ra, thử hỏi thân người đó có bị thiêu cháy không? Nếu thân bị thiêu cháy thì không lẽ lời Phật nói không đúng?

Kế một đoạn nữa: “Nếu bị nước lớn cuốn trôi, niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm liền được chỗ cạn”. Thế thì những người vượt biển, hoặc ngư dân đánh cá gặp lúc sóng to gió bão, nếu họ niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì tất cả đều được bình yên hết sao? Như vậy từ xưa đến giờ những thuyền tàu qua lại không bị đắm chìm trong lòng đại dương ư?

Có người còn cho rằng, tụng Kinh Pháp hoa hoặc Phổ Môn thường xuyên mỗi ngày thì cầu gì được nấy, của tiền dư dật, lợi lộc dồi dào. Hoặc nhờ các sư trì chú, cúng sao giải hạn thì mọi khổ đau, bệnh tật, xui rủi sẽ không còn. Thật là oan cho Phật! Trách sao chánh pháp không sớm mờ phai! Thậm chí có những trường hợp cận tử nghiệp đã đến, bác sĩ vô phương cứu chữa, mà cứ cho là còn nước còn tát, hoặc thỉnh sư cầu nguyện gởi năng lượng để mong kéo dài đời sống thực vật, phỏng có ích lợi gì? Chỉ thêm tốn kém tiền bạc cho gia đình, tiêu hao ngân quỹ của xã hộithần thức của người sắp chết khó lòng an định để buông bỏ ra đi. Thử hỏi viên đá chìm dưới nước, cầu nguyện nó có nổi lên không?

Sống chết như ngày có sáng tối, họp tan là định luật như gió mưa bất thường, Chư Tổ cũng từng bảo: Sanh như đắp chăn Đông, tử như cởi áo Hạ. Nếu cưỡng lại sanh tử vô thường thì thật không phải lẽ. Giả dụ cầu Đức Quán Thế Âm mà cái gì cũng được thì thế gian đâu còn cảnh nghèo khổ, bệnh tật, chết chóc, thiên tai, bão lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, chiến tranh, tệ nạn xảy ra từng giờ, từng phút khắp nơi trên thế giới?! Thậm chí các nhà lãnh đạo tôn giáo nhân danh là những người Đạo đứcuy tín hướng dẫn tinh thần, luôn luôn cất tiếng kêu gọi bất bạo động, cầu nguyện hòa bình, mà nào thấy chấm dứt chiến tranh, hận thù im tiếng? Sự cầu nguyện của quý ngài dù nỗ lực đến đâu cũng chỉ là truyền bá tín ngưỡng, thâu nạp tín đồ, để dẫn dắt con người hướng theo đức tin của tôn giáo mình, nhưng không làm sao có được sự hội thông, hóa giải hết nghiệp lực vô minh khi con người chưa chịu thức tỉnh.

Phải biết, lời Phật dạy vốn không hư dối, chỉ vì tâm chúng sanh điên đảo, hiểu chưa thấu đáo nên áp dụng sai lầm. Bởi chấp theo “sự tướng” mà tu thì làm sao được giác ngộ giải thoát? Chẳng những không được tỏ ngộ mà còn rơi vào tệ nạn mê tín, tà kiến, trái với đạo lý nhân quả! Cầu xin mà không toại nguyện thì cho là Phật pháp không linh hiển, dễ sa ngã, thối chí, bỏ đạo. Nên hiểu rằng tất cả giáo lý của Phật hiển bày đều là phương tiện, như lấy ngón tay để chỉ mặt trăng, đừng lầm ngón tay là mặt trăng. Hoặc như viên kẹo dỗ dành cho em bé thôi khóc. Xem kinh để hiểu lý rồi dụng công tu tập đúng với lẽ thật, tất sẽ thấu rõ lý sự viên dung, hạnh giác viên mãn. Cảm ứng đạo giao thật khó nghĩ bàn.

IV- Nhĩ căn Viên Thông

Đối với Bồ Tát tuy ứng dụng 6 căn có thể dung thông với nhau, nhưng nhĩ cănnăng lực diệu dụng hơn hết. Chính vì thế mà Bồ Tát Quán Thế Âm đã chọn phương pháp thực hành Nhĩ căn để thành tựu Viên thông. Nhĩ căn Viên thông không hẳn là một trong sáu thông mà các vị A la hán hoặc ngoại đạo tu chứng, có thể nghe được các loại âm thanh mọi loài dù xa hay gần. Ở đây, Viên Thông chỉ cho lý Tánh tuyệt đối, chân thật toàn vẹn.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, sau khi khen ngợi pháp tu Nhĩ căn Viên Thông của Bồ Tát Quán Thế Âm, Ngài Văn Thù còn nêu ra 3 thứ chân thật lợi ích của pháp tu này:

Một là Viên chân thật: Như mười phương cùng đánh trống một lúc, hai tai đều nghe được tất cả âm thanh mà không chướng ngại.

Hai là Thông chân thật: Các giác quan mắt, mũi, lưỡi, thân và ý còn có chỗ ngăn ngại không bằng tai. Như mắt không thấy vật khi bị che lấp, cho đến tâm ý có khi bị loạn động bất định, còn tai thì nghe được âm thanh xuyên suốt, dù cách vách và nghe cả gần lẫn xa.

Ba là Thường chân thật: Âm thanh tuy khi có, khi không; khi động, khi tĩnh, nhưng tánh nghe không mất, vẫn trạm nhiên thường trụ và không bao giờ sanh diệt.

Cho nên âm thanh có sanh, có diệt, có tiếng và không tiếng, ví như tiếng chim hót, tiếng chuông vang. Khi chim thôi hót, chuông ngưng gõ, không còn tiếng vang, thì cho dù người lãng tai hoặc điếc, không nghe tiếng, nhưng tánh nghe vẫn hằng hữu. Do vậy, hành giả muốn an trú vào cảnh giới bất sanh, bất diệt thì không theo đuổi tiếng nghe nơi trần cảnh bên ngoài, để sanh tâm luyến nhiễm phân biệt, mà phải quay về nghe nơi tự tánh chính mình. Hơn nữa, trong kinh Giải Thâm Mật chia tánh tướng của các pháp ra làm ba loại:

Thứ nhất là “Biến kế sở chấp”, thấu rõ những thứ thấy nghe do tâm thức suy lường phân biệt rồi trụ chấp vào đó cho là lẽ thực thường hằng.

Thư hai, “Y tha khởi”, các pháp không tự độc lập tồn tại mà nương gá vào một pháp khác để biến khởi. Chẳng hạn gieo hạt cần phải có đất, phân, nước, ánh mặt trời, điều kiện khí hậu v.v… thì cây mới tăng trưởng để đơm hoa kết trái.

Và thứ ba, “Viên thành thật”, nghĩa là tất cả mọi hiện tượng sự vật đều xuất phátquy hồi nơi tự thể của mình một cách trọn vẹn. Như bản thể của nước là H2O, nước đóng thành băng, băng tiêu ra nước, nước bốc thành hơi, hơi kết thành mây, mây tạo ra mưa... nhưng bản thể H2O vốn bất động.

 Theo Trung Luận thì các pháp đều do duyên mà thành, chứ không có tự tánh nhất định, cho nên nói tự tánh của các pháp là Không: Không cố định, không độc lập, không tồn tại, không dính mắc…. Trong kinh nói: Các pháp do tâm tạo. Sáu căn, sáu trần, sáu thức chỉ là bóng dáng của tâm. Tâm tạo ra nghiệp, nghiệp tạo ra thân, chúng sanh tùy nghiệp chiêu cảm mà nhận lãnh mỗi loại thân cho mình.

Chính vì bản thể chân thật là Không, vốn như hư không bất động, không có tên gọi và hình thể thì làm sao bị lửa đốt cháy hay nước nhận chìm?

Quán Thế Âm chính là quán sát tiếng kêu than của tâm chúng sanh giữa cõi đời luôn mắc phải nạn khổ, (không xứng ý vừa lòng). Một khi nghe được danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, rồi một lòng xưng niệm (hướng về tánh nghe). Tức thì Bồ tát, quán sát tiếng kêu cầu, liền đến hóa độ được giải thoát.

Hoặc dù vào lửa dữ (sân hận), lửa chẳng thiêu đốt. Do sức oai thần (Từ bi) của Bồ tát mà được như vậy.

Nếu bị lũ lụt (tham ái) cuốn trôi, niệm danh Bồ tát này liền đến chỗ cạn (bình an). Hoặc giữa biển đời mênh mông giông tố vì đi tìm vàng bạc, châu báu, (miếng cơm, manh áo, phải dấn thân). Giả sử sóng to, gió lớn, (vì cảnh duyên mà tạo nhiều nghiệp chướng) khiến thổi tạt ghe thuyền (thân tâm này) trôi dạt tấp vào nước quỷ La sát (cuộc sống tà mạng, bất lương). Trong ấy, nếu ai khởi niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, (quán sát lại tiếng gọi lương tâm của mình) tất cả sẽ được thoát nạn...

 Như ngục tù giam nhốt, tay chân bị gông xiềng, (mang thân ngũ uẩn) dốc lòng niệm Quán Âm, (soi thấy các pháp đều không), tất được tháo rã giải thoát.

 Hơn nữa, tu theo hạnh Quán Thế Âm thì phải thực hiện năm phép quán: quán Chân thật, quán Thanh tịnh, quán Trí huệ rộng lớn, quán Từ và quán Bi. Nghĩa là quán chiếu lại chính mình bằng cả tấm lòng chân thật, thanh tịnh, sáng suốt, hiểu biếtyêu thương. Từ đó hào quang Tuệ giác như mặt trời rực chiếu, phá đi bóng tối vô minh. Khởi lòng Bi răn như sấm, ý Từ diệu dường mây, thường hành tâm bình đẳng, rưới mưa pháp cam lộ để dứt trừ lửa phiền não, tham sân, mê muội của “chúng sanh tâm” trong ta.

Cho dù là quán tiếng im lặng vô ngôn hay là âm thanh phát khởi, thì tánh nghe của Quán Thế Âm cũng thấu suốt tất cả; không ngăn ngại, mới gọi là Nhĩ Căn Viên Thông. Âm thanh từ trạng thái tâm lý dẫn đến hành động, phải qua một tiến trình chuyển hóa từ “thế gian âm” đến Diệu âm, Quán thế âm, Phạm âm, Hải triều âm, trở thành rốt ráo viên mãn, cho nên thường phải quán niệmsử dụng những loại âm thanh này cứu giúp cho tất cả chúng sanh.

 Dạng thức chúng sanh trong sáu cõi: trời, người, thần, địa ngục, ngạ quỷbàng sanh là biểu hiện trạng thái tâm lý của chúng ta trong đời sống hằng ngày và cũng là thế giới ngoại tại của chúng sanh trong pháp giới duyên khởi. Đó chính là hiện tướng của nghiệp lực vô minh đang lôi kéo con người trong bể khổ trầm luân.

 Trong sáu cảnh giới ấy, cõi người quan trọng nhất, là trung tâm giữa phàm và thánh. Khi thực hiện những hành động tốt, nhận được điều may mắn sẽ được vui sướng, trạng thái ấy là cảnh giới chư thiên. Khi suy nghĩ và làm điều không tốt, biết ăn năn, trạng thái ấy là cảnh giới nhơn đạo. Khi tâm sân hận khởi lên chiến đấu tranh giành, trạng thái ấy là cảnh giới A-tu-la. Khi lòng sầu muộn, đau đớn khổ sở, chẳng được như ý, trạng thấy ấy là cảnh giới địa ngục. Khi có tâm thèm khát, ham muốn mãnh liệt, trạng thái ấy là cảnh giới ngạ quỷ. Khi khởi tâm làm theo bản năng thị dục, luyến ái bất minh, trạng thái ấy là cảnh giới súc sanh. Các trạng thái này dù vui như cõi trời hay khổ như cảnh giới địa ngục cũng khó khơi dậy tâm Bồ đề để thành tựu giác ngộ. Điều quan trọng mỗi hành giả phải thực hành phương pháp Tuệ giác Quán chiếu của Bồ tát Quán Thế Âm qua tinh thần Tâm Kinh Bát Nhã, chúng tôi xin tạm dịch như sau:

V- Tâm Kinh Bát Nhã

Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói về Bồ tát Quán Tự Tại thực hành chuyên sâu Trí Bát nhã độ, quán chiếu thân tâm này gồm năm hợp thể đều không thật, vượt qua mọi khổ ách.

Này Xá-lợi-phất, Thân sắc chẳng khác tánh không. Tánh không chẳng khác thân sắc. Sắc tức là không. Không tức là sắc. Mọi cảm thụ, tư tưởng, tâm hànhnhận thức cũng đều như thế.

            Này Xá-lợi-phất, Thật tướng của các pháp vốn Không: Không sanh, không diệt. Không dơ, không sạch. Không thêm, không bớt. Bởi thế trong bản thể Không ấy. Không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Không có mười tám giới của sáu căn, sáu trần, và sáu thức. Không có mười hai duyên khởi, từ minh, hoặc vô minh, cho đến vô sanh, hoặc già chết đều dứt bặt. Không có khổ và huân tập sự khổ. Không có diệt khổphương pháp diệt khổ. Không trí, cũng không đắc. Vì không có đối tượng để chứng đắc.

            Bồ-tát thực hành Trí Bát nhã độ, nên tâm không dính mắc. Vì không dính mắc, nên không sợ hãi. Xa hẳn mộng tưởng đảo điên, rốt ráo Niết bàn, an nhiên tự tại.

Các đức Phật quá khứ, hiện tạivị lai đều thực hành Trí Bát nhã độ, nên mới thành tựu Giác ngộ tối thượng.

Vậy phải biết, Trí Bát nhã độ là Thần chú oai linh, Thần chú sáng rực, Thần chú cao tột, Thần chú không thể so sánh. Năng trừ mọi khổ ách. Đúng thật, chẳng sai. Nên, Trí Bát nhã độ có câu chú rằng: Vượt qua, Vượt qua, Hãy vượt qua, Vượt qua mọi khổ ách, Giác ngộ hoàn toàn. ( Gate, Gate, Pāragate, Pārasaṃgate, Bodhi svāhā)

Bát nhã Tâm Kinh nói về Bồ tát Quán Tự Tại, tức Quán thế Âm, dùng pháp tu Quán chiếu để thành tựu Đạo nghiệp. Trong sáu pháp Ba-la-mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền địnhTrí tuệ, Thì Trí tuệ Ba-la-mật là phương thức rốt ráocông năng vượt qua mọi khổ ách. Trí tuệ không phải là sự thông minh của con người mà là Tuệ giác siêu xuất thế gian (Bát Nhã Trí), thành tựu Giác ngộ tối thượng.  Phàm mỗi người chúng ta đều mang thân năm uẩn: Sắc thuộc về thân thể - vật lý; thọ-tưởng-hành-thức thuộc về tinh thần - tâm lý. Thân này có sáu căn đều có lực dụng tiếp xúc với sáu trần, khởi ra sáu thứ nhận thức phân biệt. Chẳng hạn như mắt thấy sắc, biết được tướng mạo, sắc màu; tai nghe tiếng biết được mọi âm thanh; mũi ngửi mùi biết được hương khí, lưỡi nếm vị biết được ngon dở, thân xúc chạm biết được mềm cứng, nóng lạnh; và ý phân biệt biết được thích và không thích.

Do đó con người mang thân ngũ uẩn trôi lăn theo Căn–Trần–Thức mà sanh nhiều nghiệp chướng khổ đau ách nạn. Tựu chung có bốn khổ ách về thân: Sanh-già-bệnh-chết; và bốn khổ nạn về tâm: Thương yêu bị xa lìa; Thù ghét lại gặp gỡ; Cầu muốn mà không được; Năm hợp thể (ngũ uẩn) mất cân đối. Muốn vượt thoát mọi khổ đau ách nạn thì phải tu tập, dùng trí Bát Nhã quán chiếu năm uẩn này đều không thật, không có tự tánh. Tất cả do duyên sanh và do duyên diệt.

VI- Triết lý Tánh không

Tâm Kinh nói: Sắc tức là không, Không tức là sắc. Điều này có nghĩa là sắc thân không có tự tánh độc lập, bền vững. Mọi cảm thụ, tư tưởng, tâm hànhnhận thức cũng đều như thế. Nói cách khác, hễ cái gì có sắc tướng thì không có tự tánh, Cái gì không có tự tánh tức là sắc tướng. Có nghĩa là “Không sắc, không không”. Nhưng thật nghĩa của “không sắc, không không” là “Sắc tức là Sắc, Không tức là Không.

Các pháp vốn không, không thể nhận thức và không có gì đạt được. Theo Thiền sư Sùng Sơn, điểm “Không” này là Tuyệt đối. Vì vậy câu này nói lên rằng, nếu chỉ hiểu bằng chữ nghĩalời nói, hoặc chế tác chữ nghĩalời nói, rồi chấp giữ sự hiểu biết bằng trí não, tự cho mình giải thông, thì không thể giúp ích gì cho cuộc sống chúng ta. Nếu chúng ta chỉ hiểu bằng khái niệm tư duy thì không thể vượt qua mọi khổ ách. Hành giả cần phải quyết tâm trải nghiệm điều này. Tất cả mọi hiện tượng sự vật đã là sự thật hiển bày chính xác như chúng đang là. Bản thể vũ trụ, bản thể Phật, bản thể chúng sanhbản thể tâm mình vốn toàn vẹn đầy đủ, không hai, không khác. Nhưng hãy cẩn thận! Hiểu những ngôn từ đẹp đẽ là một chuyện, còn “thể hội” được chúng là hoàn toàn chuyện khác.

Do vậy, một số thành tựu thực tế của những lời dạy trong Tâm kinh, phải thực hành trải nghiệm là cần thiết. Trong sự trải nghiệm về Tánh không, không có chữ nghĩalời nói, cũng không có người nghe và pháp bị nghe. Khi mở miệng nói, Thật tướng các pháp là không thì đã không còn không rồi. Chữ nghĩa lời nóiphương tiện để hiển bày triết lý Tánh Không: Không sanh, không diệt; không dơ, không sạch; không thêm, không bớt. Với ba cặp đối xứng trong sáu cách phủ định này là tổng thể ứng dụng vào Tánh Không của sáu căn, sáu trần và sáu thức, nơi mỗi hành giả tiến sâu vào nguồn mạch Tuệ giác. Do đó không nên sửa chữa hoặc thêm vào các từ “không có, không không” nơi Tâm Kinh Bát Nhã làm gì. Nếu chấp vào “không có, không không” vẫn là cái nhìn nhị biên đối đãi với cái “có”“không” của nhị thừa, chẳng khác nào vẽ rắn thêm chân, lấy tranh che đầu thêm vướng mắc. Chỗ này hành giả cẩn thận, dù kiến giải đến đâu không khéo chỉ là hàng thế trí biện thông mà chư Tổ thường quở trách.

Phật dạy ngoài tâm không có pháp. Tất cả mọi hiện tượng sự vật đều do tâm biểu hiện ra, do tư duy mà hình thành đối lập. Càng phóng tâm, càng xa nguồn, trở về tâm ban đầu có trước suy nghĩ tức thì thể hội bản thể tự tánh nơi mình. Thực hành quán chiếu Trí Bát Nhã nhận ra các pháp đều là không tướng (空相). “Không” ở đây không phải là Vô  ()  đối với Hữu (有). Mà “Không” có nghĩa là Tánh không () tiếng Phạn   Sunyata và tiếng Pàli là Sunnata, như lời đức Phật dạy trong kinh tạng Pàli: "Sunnato lokam avekkhassu magharasa sada sato". Hãy thực tập quán chiếu thế giới là không, tức thì vượt qua giòng sanh tử. Từ đó nhận ra các pháp là Không, Tứ Diệu đế, Bát chánh đạo cho đến Mười hai duyên khởi cũng là không. Phàm thánh cũng là không. Tánh tướng thảy đều không. Không đó có công năng quét sạch tất cả.

Cho nên Tổ sư Sùng Sơn người Hàn Quốc từng bảo: Muốn tỏ ngộ là một sai lầm lớn chính là ý này. Vì Người tu hành mà còn thấy mình tu hành để cầu mong chứng đắc thì tâm vẫn còn tham, còn dính mắc. Thật ra chẳng có cái gì gọi là chứng đắc cả. Sự tu hành cốt là để quay đầu thấy bến, trở về với bản lai diện mục chính mình. Tâm Kinh dạy “không trí cũng không đắc” là như thế.

Đức Phật, chỉ cho chúng ta mục tiêu quan trọng trong sự tu hành là mỗi người đều có Tri kiến Phật (cái thấy biết Giác ngộ). Cái thấy biết Giác ngộ khởi từ “tâm không biết”. Tâm không biết có trước suy nghĩ. Tổ Đạt Ma dạy rằng: “Khi mê thì có Phật có Pháp, khi ngộ thì không có Phật Pháp”. Tại sao vậy? Bởi vì chúng sanh còn mê mới thấy có Phật, có Pháp ở bên ngoài, nên mới dong ruỗi tìm cầu. Như người cầm lửa lại đi tìm lửa, đến khi thức tỉnh giác ngộ thì nhận ra lời Lục Tổ dạy rất chính xác: “Nào ngờ Tâm mình là Phật, tâm mình thường sanh muôn Pháp, tâm mình vốn sẵn Thanh tịnh, tâm mình đầy đủ toàn vẹn”. Thiền Tông lấy điều đó làm cứu cánh cho đường lối tu hành, khám phá Tự tánh. Tự tánh cũng chính là Phật tánh sẵn có trong ta, Mặt thật xưa nay vậy.

Hơn nữa, Kinh Lăng Nghiêm đức Phật nói rõ, muốn thành tựu quả Vô vi thì phải dùng nhân Vô vitu tập, nhân nào đi với quả đó, không thể tu theo pháp hữu vi mà mong đạt được vô vi. Tổ Hoàng Bá đã khai thị: "Người học đạo thời nay chẳng thấy được tự tánh, cứ nơi tâm mà sanh khởi vọng tưởng, hướng bên ngoài cầu Phật, chấp theo sự tướng để tu hành, đều là lệch đường, chẳng phải đạo Bồ đề". Tổ Triệu Châu cũng từng bảo: “Phật vàng, Phật đồng không thể độ được lò đúc. Phật gỗ, Phật giấy không thể độ được lửa. Phật đất, Phật thạch cao không thể độ được nước. Phật đá, Phật ngọc, Phật sành sứ không thể độ được búa.” và bây giờ có Phật xi măng cốt thép cũng không thể độ được bom đạn. Vậy lấy Phật gì để độ chúng sanh?

Do vậy, những khổ đau tai nạn dồn dập cùng tiếng kêu gào ai oán, van xin cầu cứu của tất cả chúng sanh đã làm cho nguyện lực Từ bi cứu khổ, độ sanh của Bồ Tát Quán Thế Âm hiển lộ. Ngài dùng nhĩ căn viên thông, chỉ dạy cho chúng ta đường vào chân lý bất nhị, đạt đến Chân hạnh phúc. Đạo Phật vốn là đạo chủ thể, lấy con người làm trung tâm, muốn thăng lên hay chìm xuống cũng từ con người quyết định, tự mình làm chủ và nắm vận mệnh chính mình. Bát Nhã Tâm Kinh nói lên điều đó, không có gì bí ẩn khó hiểu cả. Điều quan trọng là:

 “Tự ta ta hỏi lấy ta,

Đâu là giải thoát, đâu là trầm luân?”

VII- Kết luận

Phật dạy: Tâm-Phật-Chúng sanh vốn đồng một thể. Vì vô minh che lấp nên gọi là chúng sanh, khi tỏ khai trí giác thì đó là Phật. Chúng sanh tức Phật, phiền não tức Bồ đề. TỨC có nghĩa là Tức Như Như Thị, (chính xác như thế) không thể phân hai, như sóng với nước không thể tách lìa. Cuộc sống của con người luôn đầy dẫy những hiễm nạn, vô thườngbất an. Do vì những khái niệm tư duy, tạo ra những chủ thuyết sai lầm, những đức tin mù quáng, những biểu tượng không tưởng, con người lấy đó làm điểm tựa để bám víu, nương cậy bắt mọi người phải tuân phục vâng theo. Đôi khi vì bảo thủ cố chấp, thấy biết hẹp hòi, gây nhiều oan trái, tổn vật hại người, từ đó, họ tự đánh mất bản thể uyên nguyên, Từ bi, vô úy, vô ngại. Con người không dám nhìn thẳng vào thực tại, phần nhiều chỉ sống vị kỷ cho bản thân mình hơn vì người khác. Chấp thân này là Ta, các vật phụ thuộc trong đời sống là của ta, luôn luôn nuối tiếc dĩ vãng và hoài vọng tương lai; mà tương lai mãi mãi không bao giờ hiện thực.

Câu chuyện ngụ ngôn sau đây để chứng minh cho việc này: “Một hôm có người nhà quê ra phố, đói bụng muốn vào quán ăn, nhưng nhìn thấy trước cửa hiệu có treo tấm bảng đề dòng chữ: “Mai ăn khỏi trả tiền” Anh ta yên chí ra về, để dành bụng đói đến hôm sau trở lại, vào quán kêu đủ thứ món ăn và anh ta ăn hết một cách ngon lành. Khi ăn xong anh ta đứng dậy định ra về thì chủ quán kêu lại đòi tiền. Anh ta bảo: Hôm qua tôi đã đến đây, thấy có đề mấy chữ trên bảng là mai ăn khỏi trả tiền, cho nên hôm nay tôi mới đến quán để ăn khỏi trả tiền. Chủ quán lôi anh ta rayêu cầu anh đọc lại câu: “Mai ăn khỏi trả tiền” Như vậy mai mới ăn khỏi trả tiền chứ đâu phải hôm nay? Anh chàng nhà quê đành câm nín và móc hết hầu bao ra trả tiền ăn của mình.”

Con người chúng ta cũng thế, thường ngộ nhận và nắm bắt những ảo tưởng mông lung, khiến sanh ra nhiều tham vọng đau khổ. Tâm chúng sanhmuôn vàn sai khác, do nghiệp chiêu cảm, mang vô lượng vô biên hình tướng và theo căn cơ trình độ tâm thức mỗi người. Cho nên Bồ Tát Quán Thế Âm qua Sự Giác NgộHóa độ của Ngài, vì lòng Từ bi tùy cơ ứng hiện vô biên thân để tiếp cận giáo hóa chúng sanh. Hình ảnh Ngài, biểu tượng một phụ nữ, dung nghi đoan trang từ ái, với tay cầm cành dương liễu (nhu hòa uyển chuyển), tay nắm tịnh bình (thanh tịnh bình đẳng) rưới nước pháp cam lồ, dập tắt lửa tham sân, phiền não, nghiệp chướng trong mỗi chúng ta. Cuộc sống muốn được an lành hạnh phúc, thế giới được hòa bình thực sự, chỉ khi nào con người sớm tỉnh thức, hiểu và thương nhau trong tinh thần Từ bi phụng sự, cứu khổ ban vui. Vì vậy chúng ta nên một lòng quy ngưỡng Bồ tát Quán Thế Âm.                                  

 

Thích Giác Nguyên

pdf_download_2
Bản PDF:
Bồ tát Quán Thế Âm



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/01/2015(Xem: 23417)
06/12/2022(Xem: 3946)
30/10/2010(Xem: 51056)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.