04 Phá Ngũ Ấm – Phẩm 4

03/07/201012:00 SA(Xem: 16383)
04 Phá Ngũ Ấm – Phẩm 4

TRUNG QUÁN LUẬN 13 PHẨM
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch
Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh 2007

Phá NGŨ ẤM

Ngũ ấm là sắc, thọ, tưởng, hành và thức ấm, chỉ cho thân xác với những cảm thọ, suy nghĩ, phân biệt … ở một con người (nói rộng là chúng hữu tình).

Tuy nói phá ngũ ấm, nhưng đây chỉ phá riêng phần sắc ấm. Lấy đó biểu trưng cho 4 ấm còn lại. 

若離於色因 Nếu lìa sắc nhân ra
色 則不可得 Sắc ắt không thể được
若 當離於色 Nếu phải lìa sắc quả 
色 因不可得 Sắc nhân không thể được (1)
離 色因有色 Lìa sắc nhân có sắc
是 色則無因 Sắc ấy ắt không nhân
無 因而有法 Không nhân mà có pháp
是 事則不然 Việc ấy là không đúng (2)
若 離色有因 Nếu lìa sắc có nhân
則 是無果因 Đó là nhân không quả
若 言無果因 Nếu nói nhân không quả
則 無有是處 Thì không có việc này (3) 

Luận để thấy : Sắc nhân và sắc quả không thể tồn tại, nếu không có nhau.

SẮC NHÂN là những DUYÊN dùng để tạo thành một pháp mới. Pháp mới được tạo ra đó gọi là SẮC QUẢ.

Như sắc thân của ta thì SẮC NHÂN là 4 đại, SẮC QUẢ là sắc thân. 4 đại là 4 thứ tạo nên sắc thân, nên gọi là SẮC NHÂN. Sắc thân là cái được tạo thành từ 4 đại nên gọi là SẮC QUẢ. 

-Không có nhân là 4 đại thì không thể có quả là sắc thân. Cho nên, KHÔNG NHÂN MÀ CÓ SẮC, thì SỰ ẤY LÀ KHÔNG ĐÚNG. 

-Không có sắc thân thì 4 đại không hẳn đã là nhân của sắc thân, mà chỉ là 4 yếu tố riêng lẻ, có thể là nhân làm thành các pháp khác. Nếu khôngsắc thân mà vẫn gọi 4 đại là nhân của sắc thân thì điều đó không đúng, nên nói NẾU NÓI NHÂN KHÔNG QUẢ, thì KHÔNG CÓ VIỆC NÀY. 

Đây là hiển bày mặt Duyên khởi của sắc nhân và sắc quả. Không có SẮC NHÂN thì không có SẮC QUẢ mà trước khi có SẮC QUẢ thì cũng không có SẮC NHÂN. Có cùng có, không cùng không. 

若已有色者 Nếu đã có sắc quả
則 不用色因 Ắt không dùng sắc nhân
若 無有色者 Nếu không có sắc quả
亦 不用色因 Cũng không dùng sắc nhân (4)
無 因而有色 Không nhân mà có sắc
是 事終不然 Sự ấy là không đúng
是 故有智者 Cho nên người có trí 
不 應分別色 Không nên phân biệt sắc (5)

Luận để thấy : Không thể khẳng định sắc quả là CÓ hay KHÔNG.

-Khi cho SẮC QUẢ là có, tức có tự tánh thì SẮC QUẢ này tự có, duy nhấtthường trụ, tức không cần đến SẮC NHÂN mới xuất hiện được. Trên thực tế, không có sắc nhân thì không bao giờ có sắc quả. 

Như 4 đại là nhân tạo thành sắc thân. Nếu cho sắc thân là có, thì nó tồn tại độc lập với 4 đại. Tức không có 4 đại vẫn có sắc thân. Trên thực tế, không có 4 đại thì không có sắc thân.

-Nếu SẮC QUẢ là không, đương nhiên không có SẮC NHÂN.

Điều này cho thấy, những nhận định rơi vào nhị biên phân biệt không phải là những nhận định đúng đắn. Nên nói “Cho nên người có trí, không nên phân biệt sắc”. NGƯỜI CÓ TRÍ là chỉ cho người nhận ra được lẽ thực của vạn phápthế gian. Dù là người không biết chữ, mà nhận ra được lẽ thực của vạn pháp, vẫn gọi là người có trí. Còn có bằng cấp học vị, mà không thấy được thực tướng của vạn pháp, thì không gọi là người có trí. Nói chung, NGƯỜI CÓ TRÍ có thể không có bằng cấp, cũng có thể có bằng cấp, nhưng là người có khả năng thấu suốt được thực tánh của vạn pháp.

PHÂN BIỆT là chỉ cho phạm vi của sự chia chẽ phân định, mà quan điểmđịnh kiến chính là nền tảng để nó sinh khởi

若果似於因 Nếu quả giống với nhân
是 事則不然 Việc ấy thì không đúng
果 若不似因 Nếu quả không giống nhân
果 若不似因 Việc ấy cũng không đúng (6)

Luận để thấy : Không thể khẳng định sắc nhân và sắc quả là một hay là khác.

NẾU QUẢ GIỐNG VỚI NHÂN tức quả và nhân là một. Như 4 đại và sắc thân là một. Nếu chúng là một, thì các thứ làm từ 4 đại đều gọi là sắc thân. Điều này không đúng. Có những thứ hình thành từ 4 đại nhưng không phải là sắc thân. Vì thế, tuy sắc thân được hình thành từ 4 đại, nhưng sắc thân không hoàn toàn là 4 đại. Đây nói không phải một. 

NẾU QUẢ KHÔNG GIỐNG NHÂN tức nhân khác quả. Nhân khác quả thì không có nhân vẫn có quả. Nhưng lìa nhân thì không quả. Như sắc thân khác 4 đại, thì không có 4 đại vẫn có sắc thân. Nhưng lìa 4 đại thì không có sắc thân

Tóm lại, SẮC NHÂN và SẮC QUẢ không một cũng không khác. Đây là một dạng của BÁT BẤT. Đó là thực tướng của SẮC NHÂN và SẮC QUẢ. 

受陰及想陰 Thọ ấmtưởng ấm
行 陰識陰等 Hành ấmthức ấm 
其 餘一切法 Ngoài ra tất cả pháp
皆 同於色陰 Đều đồng như sắc ấm (7)

Thực tướng của vạn phápthế gian đều như sắc ấm, đều là pháp Duyên khởi, không pháp nào có tự tánh của riêng nó. 

若人有問者 Nếu người có đến hỏi
離 空而欲答 Lìa không mà muốn đáp
是 則不成答 Đó là chẳng thành đáp
俱 同於彼疑 Đều đồng với nghi kia (8)
若 人有難問 Nếu người có nạn vấn
離 空說其過 Lìa không nói lỗi ấy
是 不成難問 Thì không thành nạn vấn
俱 同於彼疑 Đều đồng với nghi kia (9) 

Đây là cách chỉ bày đối đáp sao cho phù hợp với thực chất của vạn phápthế gian. Pháp thì không cố định, chỉ tùy đối tượng mà có câu trả lời. Song đều phải lấy cái KHÔNG LÌA TÁNH KHÔNG này mà đối đáp

Đức Phật im lặng hay trả lời bắt đầu bằng 4 chữ vô, bất, phi, ly. Các thiền sư đánh, hét v.v… đều bắt nguồn từ cái KHÔNG LÌA TÁNH KHÔNG này. Tất cả đều nhằm hiển bày thực tướng của vạn pháp.

Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ dạy 36 phép đối như sau “Ví như có người hỏi các ông ‘Tối là gì?’. Hãy đáp ‘Sáng là nhân, tối là duyên, sáng hết thì tối. Dùng sáng tỏ tối. Lấy tối mà tỏ sáng’”. Nghĩa là, tối không phải tự bản thân nó có thể tối nếu không nhờ có cái sáng. Ngược lại chính nhờ so sánh với cái sáng, mà ta biết có tối. Hiển một sự vật hay một hiện tượng bằng cách hiển bày cái duyên khiến pháp hình thành như vậy, là đang hiển bày phần không tánh của chúng. Đối đáp như vậy gọi là KHÔNG LÌA TÁNH KHÔNG MÀ ĐÁP. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2016(Xem: 5680)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.