TỨ DIỆU ĐẾ - BÀI THIỀN QUÁN SỐ 1
1.Tám loại khổ
2. Ba loại khổ
Tám loại khổ
(i) Sinh:
* Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ
khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
* Không những chỉ có sự đau đớn lúc chào đời mà thôi, ta còn trải qua
những đau khổ của lão, bệnh và tử.
* Cuối cùng, nó dẫn đến sự chia lìa ngoài ý muốn (với thân thể ta cho đến những
thứ mà ta quyến luyến).
* Sinh là trú xứ của phiền não, vì khi chào đời, ba thứ độc (tam độc)
cũng phát khởi và ta không thể nào có hạnh phúc, thay vào đó, ta chịu
đau khổ trong thân và tâm.
* Sinh được liên kết với những khuynh hướng tập khí tiêu cực, qua đó ta rất
quen với những vọng tưởng phiền não, khiến cho tâm ta bị chúng chỉ
huy và khống chế.
(ii) Lão:
* Bắt đầu ngay sau khi ta chào đời.
* Thân thể đẹp đẽ của ta bị hư hoại và ta mất đi vẻ đẹp. Một bậc thầy đã bình
luận: “Tuổi già đến chầm chậm là điều tốt, bởi vì nếu nó ập đến, sẽ có biết
bao nhiêu đau khổ.”.
* Sức mạnh và những giác quan của ta yếu đi.
* Sự thưởng thức đời sống qua các giác quan yếu dần.
* Ngài Jeng-nga-wa dạy rằng: “Nỗi đau của cái chết kinh khủng nhưng ngắn
ngủi, còn sự lão hóa thì đáng sợ biết chừng nào!”.
(iii) Bệnh:
* Đau đớn và khổ não gia tăng và ít khi vắng mặt. Điều này tạo ra sự đau khổ tinh thần.
* Ta phải uống thuốc và ăn những món không ngon miệng v.v…, trải qua những cuộc giải phẫu.
* Ta mất sinh lực và không còn ham muốn những thứ lôi cuốn.
* Khi ta bệnh, đôi khi ta không thể nhìn những món ăn ta thích mà không cảm thấy ngao ngán.
(iv) Tử:
* Ta phải chia lìa với những điều ta thích.
* Ta phải chia tay với người bạn đời, thân quyến và bạn bè.
* Ta còn phải xa lìa vật sở hữu quý báu nhất của mình, tức thân thể ta.
* Khi chết, thân thể ta có thể chịu nhiều đau khổ.
(v) Gặp những gì không vừa ý:
* Chỉ cần gặp kẻ thù hay những người ta không thích là ta đã cảm thấy
không vui lòng.
* Lúc nào ta cũng lo ngại kẻ thù sẽ hại ta ra sao.
* Ta sợ nghe người khác nói những lời không vui, chỉ trích ta v.v…
* Ta sợ phải đối diện với cái chết, dù đó là điều hiển nhiên.
(vi) Chia lìa với những điều vừa ý:
* Khi phải chia tay với một người thân, tâm ta nặng trĩu âu sầu.
* Ta nhớ những người và vật mà ta phải chia xa.
* Ta thường không có dịp gặp lại những gì ta đã mất và khi chết, ta phải chia lìa với mọi thứ, ngay cả thân thể ta.
(vii) Không được những gì ta muốn:
* Ta bị
thất vọng nặng nề khi ta làm việc
tích cực để
đạt được điều gì, nhưng lại không
thành công.
* Tệ hơn nữa, khi ta làm việc
tích cực vì một điều gì, nhưng
đối thủ của ta lại
đạt được những gì ta
tìm kiếm.
* Ta tốn nhiều công sức để
thỏa mãn những nhu cầu của mình, nhưng không
có gì
bảo đảm là ta sẽ nhìn thấy kết quả của
công lao này.
Ngũ uẩn (năm thành phần cấu tạo):* Đây là
năm uẩn ô nhiễm mà ta chuốc lấy từ
nghiệp lực và
phiền não.
* Chúng là điều chứa những
đau khổ ta phải
trải qua trong tương lai.
*
Dựa trên những uẩn này, ta cảm nhận khổ vì
đau khổ, khổ vì thay đổi và khổ vì
điều kiện.
Ba loại khổ (i) Khổ vì Đau Khổ: *
Quán chiếu những
cảm giác đau khổ mà ta đã
trải qua. Cái đau khi
thân thể ta
bị thương; nỗi
khổ tâm vì điều này và vì người khác không tử tế với ta.
(
ii) Khổ vì Thay Đổi: *
Quán chiếu khi ta xem những
cảm giác vui sướng là
hạnh phúc hoàn hảo,
không vướng khổ và
mang đến cho ta
hạnh phúc vĩnh cữu.
* Rồi
quán chiếu rằng những
cảm giác vui sướng này sẽ
chắc chắn thay đổi và
ta lại không tránh được
đau khổ.
* Nghĩ đến lúc ta ăn một món ngon, thấy nó ngon
vô cùng, nhưng nếu ăn
nhiều quá, ta sẽ no rồi
cảm thấy khó chịu. Nếu ta
ăn quá nhiều, ta sẽ không thể
nào nhìn món ăn này nữa.
* Nếu ta lạnh và ra ngồi
ngoài nắng, ta thấy ấm, nhưng nếu ngồi quá lâu, ta sẽ bị cháy da.
* Đây là nỗi khổ vì thay đổi: Nó là sự
vắng mặt tạm thời của khổ nhưng không thể
mang đến cho ta sự
sung sướng lâu dài. Tất cả những niềm
vui sướng của ta đều
là như thế.
(iii) Khổ vì Điều Kiện * Điều này nói về các uẩn bị
ô nhiễm.
*
Quán chiếu rằng, ngày nào ta còn
tái sinh trong thân
ngũ uẩn ô nhiễm này, ta sẽ
phải
tiếp tục trải qua muôn vàn đau khổ.
Sau khi
quán chiếu các nỗi khổ khác nhau theo cách này, ta hãy
khởi tâm nhận rõ rằng kiếp sống
luân hồi của ta đầy
đau khổ.
Nhận ra điều này, ta hãy
khởi tâm nhàm chán những nỗi khổ cũng như các thú vui trong
kiếp luân hồi, bởi vì chúng quyện chặt vào nhau.
Qua đó,
phát nguyện mạnh mẽ rằng ta sẽ
nhận diện nguồn gốc của những nỗi khổ và
quyết tâm loại trừ chúng.
Ghi chú:Xin hồi hướng công đức đến sự toàn giác của tất cả chúng sinh. Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Quan Âm Thiền Phật Học Viện, Lozang Ngodrub, Lozang Pema dịch và hiệu đính tại Brisbane, Queensland, tài liệu phân phát nhân dịp Ani Lozang Tsewang hướng dẫn bàn luận và thiền luận về đề tà̀i trên tại Chùa Linh Sơn, 89 Rowe Terrace, Darra Queensland, vào ngày 21 tháng 7 năm 2007.