Vài Nét Về Tác Giả & Dịch Giả

17/04/201212:00 SA(Xem: 35399)
Vài Nét Về Tác Giả & Dịch Giả

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ & DỊCH GIẢ

 

datlailamaĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA sinh ngày sáu tháng Bảy, năm 1935, trong một gia đình nông dân nghèo vùng Đông Bắc Tây Tạng. Vào năm hai tuổi, ngài được xác nhậnĐạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ tâm linhthế tục của Tây Tạng, thứ mười bốn trong một sự kế tục trãi dài từ sáu trăm năm trước. Vào năm sáu tuổi, ngài đã bắt đầu sự rèn luyện kéo dài cả đời người như một tu sĩ Phật Giáo. Từ năm 1959, ngài đã sống lưu vong khỏi Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ. Nổ lực không mệt mõi của ngài vì quyền con người, hòa bình thế giới, và giá trị căn bản của loài người đã đưa ngài đến tầm vóc quốc tế. Ngài là người nhận nhiều sựvinh danh và phần thưởng, trong ấy có giải Nobel Hòa Bình năm 1989 và Huân Chương Vàng Quốc Hội Hoa Kỳ.

Khi được hỏi về vai trò của ngài trong đời sống, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường liên hệ chính ngài như một "thầy tu giản dị". Nhiều người khác xem ngài là một trong những lãnh tụ tâm linh nổi tiếng nhất của thời đại chúng ta và một trong những học giảđạo sư Phật Giáo hàng đầu của thế giới. Trong phạm vi những cuộc du hành rộng rãi, ngài cũng nói cũng biện hộ cho chí nguyện của ngài trong đời sống. Thứ nhất, ngài nguyện cố gắng để thúc đẩy cho những giá trị căn bản của con người, hay những gì ngài thường liên hệ như những "đạo đức thế tục". Thứ hai, ngài nguyện thúc đẩy hòa hiệp và thông hiểu trong những truyền thống tôn giáo quan trọng của thế giới. Và thứ ba, ngài nguyện đối với "vấn đề Tây Tạng", dâng hiến đến những lợi ích của đồng bào Tây Tạng, hành động như một phát ngôn viên trong sự đấu tranh của họ vì nhân quyền, sự tự trị, và tự do rộng rãi hơn. Bất cứ nơi nào ngài đến, Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã biểu hiện một sự cởi mở chân thành đến thính chúng cho lòng ân cần từ tế, từ bi, bao dungtrách nhiệm phổ quát.

 

VÀI NÉT VỀ JEFFREY HOPKINS


jeffreyhopkins-2Jeffrey Hopkins, sinh năm 1940, là một nhà Tây Tạng học lỗi lạc của Hoa Kỳ, giáo sư Danh dự của môn Tây TạngPhật Học tại Đại học Virginia, nơi ông đã dạy học hơn ba thập niên từ năm 1972. Ông nhận bằng cử nhân (B.A) Tối Ưu tại Đại học Havard năm 1963. Tu tập năm năm tại Tu viện Phật Giáo Lạt Ma Hoa Kỳ tại Freewood Acres, New Jersey, USA (hiện nay là the Tibetan Buddhist Learning Center in Washington, New Jersey ) và nhận bằng Tiến sĩ (Ph. D.) về Phật Học tại Đại học Wisconsin năm 1973. Tại Đại học Virginia, ông tổ chức những chương trình về nghiên cứu Phật HọcTây Tạngphục vụ như Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á trong mười hai năm. Ông là tác giả của hơn hai mươi quyển sách về Đạo Phật Tây Tạng, cùng với quyển Ảnh Hưởng Cao Độ của Thiền Quán Tính Không, xuất hiện năm 1983, cống hiến một sự trình bày tiên phong về tư tưởng của trường phái Hệ Quả Trung Đạo của tông Hiền Nhân (Gelugpa). Từ năm 1979 đến năm 1989, ông là trưởng ban thông dịch thuyết giảng sang Anh văn của Đức Đạt Lai Lạt Ma và đóng một vai trò nổi bật trong phong trào Tự Do cho Tây Tạng. Năm 2006, ông phát hành dịch phẩm Anh văn, một công trình quan trọng của Jonangpa lama, Dolpopa về Phật tínhtính không, gọi là Giáo Huấn Trên Núi.

 

VÀI NÉT VỀ TUỆ UYỂN


tueuyen-2Tuệ -Uyển là bút danh của Tỳ kheo Thích Từ-Đức,

hiệu Tuệ-Không xuất giatu học tại

TU VIỆN KIM SƠN
P.O. Box 1983
Morgan Hill, CA 95038
Hoa Kỳ
Phone: (408) 848-1541

 

SÁCH DO TUỆ UYỂN CHUYỂN NGỮ


1- Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ Luận Giải - Đức Đạt Lai Lạt Ma – Đã gởi nhà xuất bản

2- Bản chất của hạnh phúc - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Howard Cutler - Đã gởi nhà xuất bản

3- Bừng Sáng Con Đường Giác Ngộ, His Holiness the Dalai Lama – Đã gởi nhà xuất bản

4- Tâm an bình tĩnh lặng – Lama Thubten Yeshe - đã dịch xong

5- Câu chuyện một giấc mơ – tác giả Paolo Ceoho – Sách truyện - đã dịch xong

6- Con Đường Đến Tĩnh Lặng, HH. the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ - sách - Đạo Phật Ngày Nay phát hành tháng 10/2010

7- Làm thế nào để thấy mình thật sự - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Sách - (dịch xong 4-2012)

8- Nghệ thuật của hạnh phúc trong thế giới phiền não Đức Đạt Lai Lạt Ma & Howard Cutler - (dịch xong ngày 23-2-2012)

9- Nghệ thuật sống - Đức Đạt Lai Lạt Ma - ( dịch xong ngày 23-9-2011)

10- Con đường dẫn đến an bình chân thật - Đức Đạt Lai Lạt Ma - ( dịch xong ngày 25/09/2011)

11- Rộng mở từ ái - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Sách - (dịch xong ngày 20-3-2012)

12- Tinh Thần Tuệ Giác Văn Thù - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ - Sách - Đạo Phật Ngày Nay phát hành tháng 10/2010

13- Tổng quan về những con đường của Phật Giáo Tây Tạng - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Sách - dịch xong

 

SÁCH CÙNG DỊCH GỈA

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18406)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15209)
17/12/2016(Xem: 24554)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.