- Bát chánh đạo 1 - Chánh kiến: Tầm nhìn và giá trị
- Bát chánh đạo 2 - Chánh tư duy
- Bát chánh đạo 3 - Chánh ngữ: Lời nói từ ái và xây dựng
- Bát chánh đạo 4 - Chánh nghiệp: Hành động chân chính và hành động thánh
- Bát chánh đạo 5 - Chánh mạng: Lập nghiệp chân chính
- Bát chánh đạo 6 - Chánh tinh tấn
- Bát chánh đạo 7 - Chánh niệm: Nền tảng các pháp môn
- Bát Chánh Đạo 8: Chánh Định
CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA
ỨNG DỤNG BÁT CHÁNH ĐẠO TRONG ĐỜI SỐNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Hồng Đức
THAY LỜI TỰA
“Con đường thánh tám ngành” vốn được xem là độc lộ an vui và giải thoát. Khái niệm độc lộ không chỉ được hiểu theo nghĩa đen là con đường duy nhất, con đường có hiệu quả nhất mà còn phải hiểu ở mức hành giả đi trên nó nếu cósựthực hành, ứng dụng, sẽ đạt được phước đức hữu lậu, cóđược sựgiải thoát, trở thành thánh.
Tính năng hiệu quả của Bát Chánh Đạo giúp cho hành giả vượt lên hai phong cách sống: Một bên là hưởng thụ các khoái lạc giác quan, đỉnh cao là đời sống tình dục vợ chồng; một bên lànỗ lực khổ hạnh, ép cơ thể, làm cho mất đi các hứng thúgiác quan. Từ đó lầm nhận rằng, đây chính là con đường giải thoát. Bát Chánh Đạo giúp ta xa lánh hai thái cực, hai phong cách sống vừa nêu, giúp cho con người phát triển tầm nhìn chân chính, ứng dụng lòng tin vào tư duy chân chính.
Bát chánh đạo là con đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trởthành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính, yếu tốđầu tiên trong con đường Thánh mà tất cả các bậc tâm linh phải đi qua.
Kinh tạng Pàli chia Chánh kiến thành hai cấp độ, Chánh kiến hữu lậu và Chánh kiến vô lậu. Có đời sống đạo đức, phát triển các hành vi thiện, tạo ra phước báo hữu lậu, chẳng hạn việc giữnăm điều đạo đức, ba ngôi tâm linh, sau khi tái sanh làm người, được hưởng những phước đức mà mình đã tạo. Bên cạnh năm điều đạo đức, thực tập thêm mười điều lành, sau khi chết, theo cấp bậc dụng tâm và mức độ đầu tư về các việc thiện, hành giả có thể tái sanh ởnhiều cảnh giới chư thiên khác nhau, tức là đời sống con người ngoài hành tinh.
Người thực tập và sống với Chánh tri kiến là người thể hiện vô ngã dưới hai góc độ, tâm lýhọc và nhận thức luận. Vô ngã về mặt nhận thức luận trước nhất là hiểu rõ vũ trụ không có nguyên nhân khởi thủy, dù đó là thượng đế hay duy vật, hay đất, nước, gió, lửa. Dù duy tâm cũng thấy rất rõ tiến trình tương quan duyên khởi tạo ra sự vận hành, tồn tại, phát triển, hoại diệt… để một tiến trình mới có những bước tương tự.
Chánh tư duy là gì? Chữ Chánh, tiếng Pali gọi là Samma. Do giới hạn sự biểu đạt bằng tiếng Việt, chín chắn và tích cực chỉ là phần rất nhỏcủa Chánh tư duy. Kinh điển Pàli định nghĩa Chánh tư duy là tất cả mọi khởi tâm, tác ýcủa con người, không vướng mắc vào tư duy tham đắm, tư duy sát hại và tư duy si mê. Theo tâm thức học Phật giáo, mọi phiền não dẫn đến những nỗi khổ đều có gốc rễ trực tiếp từ ba độc tố tham, sân, si.
Tư duy cần được các hành giả Phật giáo chuyển hóa bao gồm tư duy giết hại, tư duy sân hận, tư duy si mê và tư duy tham ái. Ai nỗ lực để giải phóng cảbốn tàtư duy được xem là chánh tư duy. Chánh tư duy ởđây không chỉ là tư duy tích cực, tư duy chín chắn hay tư duy đúng đắn theo quy nạp, tổng hợp, diễn dịch, loại suy... mà còn là tư duy vượt trội, xứng đáng cho ta tu tập, để có được an vui, giải thoát trong đời.
Khi phân tích về Chánh Ngữtrong Bát Chánh Đạo, ta có được chìa khóa kinh nghiệm tự giúp cho mình và người tháo gỡ những bế tắc như tảng băng ngầm hay tảng băng nổi trong tương quan xã hội. Chánh ngữ trong Tứ Diệu Đế giống điều đạo đức thứ tư màtất cả người Phật tửđều khích lệ thực tập, gồm có bốn phương diện.
Thứ nhất, tuyên bố những điều đúng sự thật. Thứ hai, nói những lời xây dựng và đoàn kết. Thứ ba, nói những lời có văn hóa và nhân cách. Thứ tư, nói những lời có lợi ích và giá trị. Phần lớn nếu không để ýta sẽtưởng rằng giới thứ tư chỉ là không được nói láo. Nếu bỏmất đi ba phương diện còn lại quan trọng trong phương tiện truyền thông. Phần tuyên ngôn sự thật là bước đi đầu tiên, ba phương diện còn lại nếu thiếu thì truyền thông được xem là bế tắc.
Kinh Tăng Chi vàkinh Trung Bộ cónhiều định nghĩa đềcập tới hành động chân chính. Nội dung thống nhất với nhau gọi làhành động chân chính, tức chánh nghiệp bao gồm: Không sát hại, không trộm cắp và không tàhạnh trong các dục. Định nghĩa đơn giản nhưng phần ứng dụng triển khai rất chi tiết trong các kinh. Phác họa theo cách nối kết với nhau giúp ta dễ dàng hình dung được bản chất của hành động chân chính là nền tảng dẫn tới một hành động Thánh. Nói cách khác, không có hành động thánh của một thánh nhân mà không bao gồm hành động chân chính.
Lập nghiệp chân chính quan trọng hơn khái niệm “Lạc nghiệp” trong cách diễn đạt dân gian “An cư lạc nghiệp”. An cư được hiểu làđược ởyên, ổn định một chỗ không phải di chuyển, không bị tác động bởi môi trường, điều kiện xung quanh dẫn đến nghề nghiệp ổn định, mang lại hạnh phúc. Sự lập nghiệp chân chính vốn đã bao gồm hai yếu tố này vàcả những yếu tố khác như đạo đức, hiến pháp và nhận thức chân chính.
Ai sống đúng với chánh mạng mới có cơ hội thành tựu tám yếu tố Chánh đạo còn lại. Không có chánh mạng không có chánh tri kiến và ngược lại. Người sống tà mạng chỉ có thể tà tư duy vì tư duy đó dựa trên tham, sân, si.
Chánh tinh tấn với ba phương diện bỏác, làm lành và thanh tịnh tâm được đức Phật mô tả qua bài kệ Pháp cú 183:
Không làm các điều ác
Dấn thân các việc lành
Giữ động cơ thanh tịnh
Là tinh hoa Phật dạy.
Yếu tố Chánh tinh tấn là điểm quan trọng tạo ra một mối liên hệ mật thiết về phương diện nhân quả hành trì với năm yếu tố đầu: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Hai yếu tố sau nhất điểm con đường tu tập là Chánh niệm và Chánh định. Trong bảy yếu tố của Bát Chánh Đạo, yếu tố nào thiếu đi Chánh tinh tấn thìcon đường tu tập không được kết quả. Mặc dù đứng ở vị trí thứ sáu nhưng tầm quan trọng của nó hỗ trợ cho các yếu tố còn lại dẫn đến sự thành công.
Chánh Niệm làcẩm nang đời sống tâm linh, là thực tập thường nhật của tất cả hành giả. Trong Bát Chánh đạo, quan trọng thứ nhất là Chánh kiến và Chánh tinh tấn, sau đó là Chánh niệm. Khi có Chánh niệm, phát ngôn của chủ thể nhận thức bao giờ cũng là ngôn ngữtừ ái, hòa hợp, văn hóa và lợi lạc. Khi có Chánh niệm đi đầu các hành động của thân không dính đến sát sanh, trộm cướp và tà hạnh, tránh được tất cả các tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
Chánh Niệm là tiến trình điều chỉnh thái độ nhận thức và phản ứng của cảm xúc để giúp con người không rơi vào hai thái cực vừa nêu. Nhờ đó, hành giả loại trừ, vượt qua được lòng tham, sân; do vậy nhổlên được gốc rễ của si. Nói cách khác, khi thực tập Chánh niệm ta giải quyết được các phần bợn nhơ của thân và tâm ởmức độ khá đáng kể.
Chánh định là tầng thứ 8 của tòa tháp 8 tầng, lệ thuộc rất nhiều vào 7 tầng tháp dưới. Để chánh định có mặt sớm, bền vững, cho đến lúc hành giả chứng đắc đạo quả giải thoát, 7 tầng đầu không thể không có.
Chánh định không nên hiểu đơn thuần là tập trung tâm ý. Nó là sự huấn luyện tâm thức, trên nền tảng ba yếu tố thiện không tham, không sân, không si.
Nói tóm lại, Chánh định giải quyết vấn đề khổđau. Chánh kiến bắt đầu vấn đề của đời sống tâm linh ở mức độ cao. Sáu chi phần còn lại là những hỗ trợ cần thiết không thể thiếu. Ai không hoàn tất được tất cả bảy điều chân chánh trong Bát chánh đạo khó có thể đạt được Chánh định. Hành giả dù tu pháp môn nào cần thực tập bảy yếu tố ban đầu, từ Chánh kiến cho đến chánh niệm, nhờ đó Chánh định mới có thể đạt được ởmức độ cao nhất. Bỏqua bảy yếu tố chân chính đầu, không thể có được chánh định, đó là điều mà chúng ta phải tin. Nhờ có chánh định, tuệ giác phát sinh, hành giả đạt được giải thoát.
TT. Thích Nhật Từ
Tổng Biên tập
Tạp chí và Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
MỤC LỤC
Thay lời tựa I. Chánh kiến: Tầm nhìn và giá trị Hoang tưởng vàsợhãi Hai loại chánh kiến Điều kiện chánh kiến Hiểu sâu vềnhân quả Im lặng thánh Thực tập chánh tri kiến Hiểu rõ vô thường Giátrịcủa chánh kiến II. Chánh tư duy Vượt trên tư duy tích cực Ý nghĩa chánh tư duy Tàtư duy sát hại Tàtư duy sân hận Tư duy mê tín dịđoan Tư duy tham ái III. Chánh ngữ: Lời nói từ ái và xây dựng Truyền thông qua lời nói Cái giácủa nói giỡn Lời nói hòa ái Lời nói cóvăn hóa Nói trong chánh niệm Nói sựthật đúng lúc Tình huống nên nói Lời nói đúng vàcógiátrị IV. Chánh nghiệp: Hành động chân chính và hành động thánh Khái niệm chánh nghiệp Hành động không tác ý Hành động nào cũng cóhậu quả Cầu nguyện Hồi hướng công đức Không giết hại Tôn trọng sựsống Làm từthiện Không trộm cắp Cuộc sống người nghèo ấn độ Ban tặng chia sẻ Tùy hỷ Không tàhạnh Văn hóa hôn nhân ở ấn độ Phương pháp không tàhạnh Chuyển hóa tình dục V. Chánh mạng: Lập nghiệp chân chính Khái niệm lập nghiệp chân chính Lấy trítuệlàm sựnghiệp Buôn bán vũ khí Buôn bán người Bán thú vàbán thịt Bán chất kích thích Bán chất độc Nghềtam tông miếu Cúng dường làm phật sự Ăn chơi sa đọa Hoài bão Nỗ lực tinh tấn Tinh thần trách nhiệm Thẩm sát Phước báo lập nghiệp Giátrịcủa lập nghiệp chân chính |
VI. Chánh tinh tấn Tầm quan trọng chánh tinh tấn Bốn phương pháp hành trì Loại bỏ những khổ đau Ác chưa làm không cho phát sanh Không cho điều ác phát sanh Điều thiện đãlàm tiếp tục phát triển Phát triển các điều thiện Làm thiện trên tinh thần ba la mật Điều thiện chưa làm phải nỗ lực phát huy Tạo điều kiện cho điều thiện phát sanh Phát triển những điều thiện chưa có Tạo điều kiện cho điều thiện thành tựu trọn vẹn VII. Chánh niệm: Nền tảng các pháp môn Giátrịcủa chánh niệm Chánh niệm nội tâm Thực tập chánh niệm Chuyển hóa từ chánh niệm Trung hòa cảm xúc Thực tập tứniệm xứ Quán thân bất tịnh Quán cảm giác Làm chủcảm xúc Chánh niệm vềtâm Quán pháp vô ngã VIII. Chánh định Vai trò của chánh định Nhất tâm quán tưởng Loạn động tư tưởng Thực tập chánh định Những hỗ trợchánh định Kết quảthực tập chánh định Thiền quán trên những đề mục Các đềmục vềtử thi Mười đềmục vềniệm Quán tứ vô lượng tâm, thức vô biên xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ Quán vềthực phẩm Năm chi phần của định |
Xem chi tiết toàn bộ nội dung sách:
CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA - ỨNG DỤNG BÁT CHÁNH ĐẠO TRONG CUỘC SỐNG Thích Nhật Từ (PDF)
CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA - ỨNG DỤNG BÁT CHÁNH ĐẠO TRONG CUỘC SỐNG Thích Nhật Từ (PDF)