Thư Viện Hoa Sen

Phá kiến

07/05/20153:50 SA(Xem: 15169)
Phá kiến

PHÁ KIẾN

Hồ Dụy

 

duc PhatNhững gì Đức Phật thuyết trong suốt cuộc đờichân tướng vũ trụ; với cõi Ta bà [trước hết] là chân lý về kiếp người, ai nương vào tu hành sẽ vĩnh viễn thoát khổ đau. Phật giảng với rất nhiều căn cơ, nhiều cảnh giới, thậm chí có cảnh giới trong định cho hàng Bồ tátchư Thiên, nên số kinh vô lượng, nghĩa cũng vô lượng. Ngay cả với một bộ kinh, lúc này giảng cho căn cơ thấp sẽ khác với hàng căn cơ cao hơn. Đơn cử đều khuyến tu lên Cực Lạc, pháp hội này Phật nói ngoại trừ ngũ nghịch thập ác, ở thời khác Ngài lại bảo hạng người này cũng được độ sanh. (Thực tế đã có minh chứng cụ thể; càng chứng tỏ túc nghiệp vô cùng quan trọng, càng củng cố thuyết tái sanh trong sáu nẻo). Không hiểu sẽ cho Phật “ba phải”, nói thế nào cũng được. Là do người ta dùng trí phàm soi Tâm Phật, lấy ngao lường biển. Giáo sư triết học Tây phương Phạm Công Thiện giai đoạn sau này lúc giảng kinh Đại Thừa đã đề cập chuyện nhiều học giả rất thích tranh luận chữ nghĩa; cãi lộn chữ nghĩa; biết chữ nghĩa để rồi bôi mất chữ nghĩa, chẻ chữ làm năm làm ba làm cho đại chúng rối bù. Rất nguy hiểm. Còn ông sống trong kinh điển, chìm trong kinh điển rồi rút ra mật ngôn: Tất cả bí ẩn, diệu thường nằm trong sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật!

Một khi không trì công phu nhìn Pháp, lại dụng trí soi xét rốt cùng dùi tới kéo lui trong vòng luẩn quẩn. Rồi còn cho kinh này cao, kinh kia thấp. Thiển nghĩ, Phật giảng, kinh nào cũng cao nhất. Tịnh độ tông thù thắng, Thiền và các pháp môn khác cũng vậy. Pháp là chân lý vũ trụ sao có hơn thua. Pháp bất biến, nhưng nhân tâm luôn biến đổi, ngày càng loạn, thế nên mỗi thời có những phương tiện thiện xảo; (như thời Chánh pháp Giới luật thành tựu, thời Tượng Pháp Thiền thành Tựu, thời Mạt pháp Tịnh độ thành tựu). Bởi tâm quá nhiều vọng niệm ứng với xã hội loạn động nhiễu nhương, nói thời nay hành Thiền khó thành tựu hơn niệm Phật không có nghĩa tu Thiền không chứng. Người thiện căn sâu dày, từ nhỏ được gia huấn bởi Đệ tử quy, lớn lên đã nằm trong Thập thiện, giới luật nghiêm minh, lại sống giữa môi trường thuần tịnh, dĩ nhiên hành Thiền vẫn là cứu cánh.  

Ngàn vạn pháp môn suy cho cùng cũng là phương tiện. Chân lý nếu khôngphương tiện sẽ không đi đến đâu. Chân lýcon đường nhưng đến đích lại cần phương tiện. Căn tánh mỗi người mỗi khác, ngay cả với những người tu cùng một pháp môn. Tịnh độ tông đích của hành trì là đạt tâm thanh tịnh, từ đây sẽ sinh định phát huệ. Niệm Phật đạt vô niệm tự niệm dòng tâm thức sẽ kết thành phiến, vọng niệm khó sinh khởi. Một người bắt chân kiết già tĩnh tọa, tuyệt đối bất động, chỉ có tâm là “động” với A - Di - Đà - Phật, từng chữ một rõ ràng, chậm rãi theo chuỗi nối nhau. Thì đấy chính là Thiền. Giữa Phật giáo Nguyên ThủyPhật giáo Phát triển có gì khác nhau đâu. Phật dạy: Ai tu Đại thừa mà không tu Tiểu thừa không phải đệ tử ta. Có Hòa thượng chuyên hoằng dương Tịnh độ vẫn khuyên người tu nếu không học Tiểu thừa nhất thiết phải lấy đạo Nhođạo Giáo làm nền tảng cho Thập thiện nghiệp đạo, Sa di luật nghi, cụ thể là lấy Đệ tử quyThái thượng cảm ứng thiên để "trì giới". Nhiều vị cao tăng khác thuộc Đại thừa lại khuyên quán Tứ niệm xứ chế ngự lậu hoặc, không chấp thân này (vốn như bình quý đựng phân, là túi da hôi thối).

Phá ngã chấp. Một khi tâm khá nhuần nhuyễn câu Phật hiệu, tức không khởi tâmhồng danh cứ vang lên từng chuỗi nối nhau bất tận bất kể ngày đêm, thậm chí trong mơ; người tu không nhất thiết phải nghĩ đến thế giới Cực Lạc, không nhất thiết Phải nghĩ đến Phật A Di Đà. Về đâu, nhập vào cõi nào trong mười phương chư Phật là chuyện của Phật, không phải chuyện của hành giả đang niệm Phật. Đó là phá cái ta đang niệm Phật, phá cái ngã cuối cùng, là bước chân đầu tiên trong hành trình tiến đến Niết Bàn. Tu tịnh hiểu Thiền, cội gốc ở đây. Còn người không niệm Phật đến mức hồng danh tự phát khởi từng chuỗi trong vắt kết nối miên man an lạc, nên tu Thiền không hiểu Tịnh, cội gốc cũng là đây. Những thiền sư lỗi lạc như Thượng nhân Tuyên Hóa hay Ngài Quảng Khâm, những bậc đạt đến công phu Thiền cao thâm khó thể luận bàn cảnh giới đã một lòng khuyên người niệm Phật; sao quá nhiều người tu Thiền chưa đạt đến ngưỡng này không nhìn lại mình? Vạn Phật Thánh Thành ở Mỹ quốc (một đạo tràng thuần khiết nghiêm tịnh bậc nhất dựa trên tiêu chuẩn của Phật thời tại thế như tăng sĩ ăn ngày một bữa, hành trì từ 4 giờ sáng đến khuya…), trong công khóa của một người tu vẫn có trì chú, thiền và niệm Phật. Sự kết hợp này thật vi diệu. Ai đó đời này thuộc hàng thiểu trí chăng nữa song đời trước căn duyên sâu dày, tin Phật niệm Phật, tụng kinh bái sám, nên hiển nhiên thành đạo quả. Còn dẫu là đạo sư (tu các pháp môn khác) không tin “niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng” làm nhân tố tối thắng thành Phật, cũng là điều hết sức bình thường; đáng trách là chê bai bài bác Tịnh độ, làm tổn hại Chánh Pháp, đồng nghĩa làm chướng ngại con đường của vô số chúng sanh đến với Phật.

Nhà Phật từ xưa có tiền lệ: ai tuyên bố chứng ngộ hoặc “bị lộ” mình tu chứng, liền nhập diệt. Nếu không, người nào chớm định sơ thiền tưởng đang trong cảnh giới Niết Bàn liền sanh ngã mạn, Phật tử tôn sùng họ quá mức kiểu như Phật tái lai không chừng [cùng nhau] trôi vào ác đạo. Lại nữa ma cũng có thần thông; chúng sanh theo ma quỷ ắt loạn! Đức Phật từng đạt tứ thiền song Ngài tỉnh táo biết mình chưa thật sự giải thoát, mới tìm con đường ra khỏi thập pháp giới khổ não. Thiền tức tỉnh giác trong từng niệm móng khởi. Thiền sinh nhập môn thường lấy một đối tượng nào đó quán tưởng, cột tâm. Vọng tưởng yếu dần ít dần là biểu hiện công phu tiến triển. Kinh Quán Vô Lượng Thọ thuộc Tịnh tông có đến 16 phép quán, một trong số đó niệm Phật được trọng dụng. Cách niệm hữu hiệu chư tổ gạn lọc qua thời gian là niệm từng chuỗi “A Di Đà Phật” mười câu một: 3 câu, rồi 3 câu tiếp, rồi thêm 4 câu nữa. Hết chuỗi liền quay lại từ đầu. Đang niệm bỗng tự hỏi câu thứ mấy, tức biết ngay tạp niệm xem vào, nên xóa ngay vòng đó niệm lại chuỗi khác, tâm sẽ ngày một trong lặng. Như có nói ở trên, người hạ thủ công phu ngày đêm sẽ đạt vô niệm tự niệm, tĩnh tọa thầm niệm trong tâm nhiều giờ liền rất an lạc. Đó là trạng thái của Thiền. Để nói rằng nếu hiểu và hành rốt ráo Tịnh tông, người ta sẽ thấy niệm Phật là phép thiền, còn là thiền thậm thâm. Nên người đắc Thiền sẽ không hề xem thường Tịnh, và người niệm Phậtcông phu cũng không chê Thiền bởi hai sự này chẳng gì khác nhau.

Còn ai bảo niệm thần niệm thiên cũng như niệm Phật. Là cạn lý. Niệm Phật tâm phải tương ưng với tâm Phật (tức hành giả trước hết lấy Thập thiện, ngũ giới làm nền tảng). Niệm Phật là niệm sâu trong tâm, tâm niệm chứ không đơn thuần miệng niệm. Chớ nhìn vào hiện tượng bề nổi niệm Phật khơi khơi rồi cho Tịnh tông là pháp cầu may cầu phước cầu hộ trì chứng quả, một pháp tu dễ dãi yếm thế. Xin hãy nghe lời khai thị của cổ đại đức: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn/ Đau mồm rát họng cũng uổng công”; “Niệm Phật có một trăm loại quả báo. Quả báo thứ nhất chính là đọa địa ngục” (là hạng vừa niệm Phật vừa hành lạc, vừa hành thập ác, bất kính Tam bảo, v.v). Ngày xưa Đạo Phật rất thịnh hànhẤn Độ. Một số tôn giáo vốn thờ đa thần ganh tị, không bài bác nổi nên dùng độc chiêu “bắt tay” đưa Phật vào cùng thờ chung với nhiều vị thần khác. Là một nguyên nhân thâm sâu khiến Đạo Phật một thời mất dần vị thế ở Ấn Độ. Việc niệm thần/thiên và niệm Phật tương đồng cần được nhìn nhận tỉnh táo để không đánh mất cơ hội giải thoát đối với chúng đồ thuộc tôn giáo khác, bởi bất cứ ai trên trái đất đều có thể nhận Phật Thích Ca làm Thầy một khi họ tin vào hạnh nguyện cứu độ, đánh thức Phật tánh trong mình.

Tâm như dòng chảy bất tận không lúc nào ngưng, dòng chảy đó là tạp niệm trong sáu cõi luân hồi. Tâm ấy được “cài” vào chánh niệm hồng danh mạnh mẽ lấn lướt tạp niệm Ta bà; đặc biệt vào thời điểm cận tử nghiệp, thần thức chẳng về cõi thanh cao thì hóa giáo lý của Phật đáng ngờ? Có bậc tôn túc cảnh tỉnh, lâm chung lại tơ hào bám víu, dẫu như sợi tơ nơi ngó sen thôi cũng dễ ở lại sân ga cuộc đời. Lý này khế hợp với người cầu vãng sanh Cực Lạc: một khi không buông nổi uế trược (ở nghĩa vật chấttâm tưởng), sẽ về đâu nếu không lòng vòng trong lục đạo. Bây giờ tham sân vẫn có thể hối lỗi, bù đắp, bởi cậy còn thân này; lúc thân hoại mạng chung, thức ấy bồng bềnh chao liệng như chiếc lá khô, khởi sân hận tà niệm liền bay vèo vào địa ngục hoặc nhận thân rắt rết, khởi niệm tham liền đọa vào loài quỷ đói. Ngược lại buông thân kiến dục trần, ráo riết niệm Phật sẽ “bị” hút về chốn nào nếu không phải Cực Lạc.

Xưa nay trong Tịnh tông đếm sao hết người nương vào niệm Phật, được Phật hẹn trước ngày giờ vãng sanh. Còn gì đáng ngờ? Thiện Đạo đại sư trước lúc thị hiện tướng thành đạo, đã dặn đại ý: trừ Phật tái sanh (như Phật Di Lặc sau này chẳng hạn - HD) nói đừng tin có Cực Lạc; còn đến như Bồ tát có bảo niệm Phậtlầm lạc cũng chớ tin. Thuần dụng trí, không thực hành rốt ráo người tu sẽ chấp chặt bổn tánh, không có chuyện Phật xuống rước người lâm chung. Đành rằng Phật không phải thần, nhưng Phật cao hơn trời người, là thầy của khắp trời người, trước hết sao không thể gọi là thần, hơn nữa Ngài còn có ứng, hóa thân. Chứng quả thánh trong cõi trần ai, thực chất chưa dễ ra khỏi Thập pháp giới, nên phải có không gian quá độ rồi từ đó tiến thẳng chứ không một bước lùi, Phật mới thả thuyền từ đưa người qua biển mê. Đó là về cõi Cực Lạc.

Pháp môn nào cũng là phương tiện hướng chúng sanh đạt tâm thanh tịnh. Tâm càng thanh tịnh tự tánh càng hiển lộ, càng gần với tâm Phật. Tâm thanh tịnh là tâm cận giải thoát, dẫu cho Niết bàn còn xa vời chăng nữa. 

H.D
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 20218)
16/01/2016(Xem: 16843)
06/10/2016(Xem: 16849)
17/12/2016(Xem: 27638)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: