Thư Viện Hoa Sen

Tâm từ bi là tâm giải thoát

09/05/20159:28 CH(Xem: 21287)
Tâm từ bi là tâm giải thoát

TÂM TỪ BI LÀ TÂM GIẢI THOÁT

Tâm Tịnh cẩn tập

 

  1. 1.      Tâm từNhư Lai

Đạo Phậtđạo từ bi vì thế là người con Phật, chúng ta phải tu tâm từ bi, trưởng dưỡng tâm từ bi trong cuộc sống mỗi ngày vì tâm từ là cội nguồn của mọi thiện nghiệp, là Phật tánh của chúng sanh. Điều này được Đức Phật thuyết trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai [1, tr.520].

  1. 2.      Chúng sanh là gốc rễ, Bồ tát dùng nước Đại bi rưới nhuần gốc rễ chúng sanh làm trổ bông Bồ Tát trí huệ

Người tu tâm từ bi lấy chúng sanh làm gốc rễ, luôn vì lợi ích chúng sanh từ thân hành, khẩu hành cho đến ý hành, thì có thể trổ bông Bồ Tát trí huệ. Trong Mười Hạnh Nguyện Phổ Hiền, nguyện thứ chín (Hằng thuận chúng sanh), Bồ Tát Phổ Hiền thuyết: “Bồ Tát có thể tùy thuận chúng sanh, thì chính là tùy thuận cúng dường các Đức Phật, còn tôn trọng thừa sự chúng sinh chính là tôn trọng thừa sự các Đức Như lai, làm cho chúng sinh vui mừng cũng chính làm cho tất cả Như lai vui mừng.

Vì sao thế? Vì các Đức Như lai dùng tâm đại bi làm thể. Nhân nơi chúng sinh mà sinh lòng đại bi, nhân lòng đại biphát tâm Bồ đề, nhân nơi tâm Bồ đềthành Chánh giác. Ví như giữa chốn sa mạc có cây thọ vương to lớn, nơi gốc cây ấy được rưới nhuần, thì cành lá hoa quả thảy đều sum suê tươi tốt.

Cây thọ vương Bồ đề giữa chốn sa mạc sinh tử rộng lớn cũng lại như vậy: Tất cả chúng sanh là gốc rễ, Bồ Tát là hoa, Phật là quả. Dùng nước đại bi đượm nhuần gốc rễ chúng sinh thì có thể trổ bông Bồ Tát trí huệ và kết thành quả Phật toàn giác. Vì sao thế? Bởi các Bồ Tát dùng nước đại bi làm lợi ích cho chúng sinh thì có thể thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên, quả Bồ đề thuộc về chúng sinh, không chúng sinh, tất cả Bồ Tát trọn không thể thành tựu Vô thượng Bồ đề” [2, tr.28-29].

Lại nữa trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Thế Tôn cũng ân cần khuyến tấn chư Tỷ kheo tu sức đại từ bi của chư Phật vì lợi ích chúng sanh: “Chư Phật Thế Tôn thành tựu đại từ bi, lấy đại từ bi làm sức mạnh để lợi ích rộng rãi cho chúng sanh. Thế nên, các Tỳ-kheo! Nên nhớ tu hành sức đại từ bi này. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này” (Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Lực , 

VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.482) [3].

Chính vì thế trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Thế Tôn dạy: “Này Thiện Nam Tử (Ca Diếp Bồ Tát), Chơn giải thoát lìa nơi ngạ quỷ ái. Vì thương xót chúng sanh mà có pháp ái. Pháp ái như vậy là chơn giải thoát [4, tr.169].

Pháp hành này được Đức Trần Thái Tông làm tôn chỉ trong việc điều hành quốc gia thể hiện qua lời tự tâm đạo của ngài như sau: “Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình, lấy ý muốn thiện hạ làm ý muốn của mình.” [5]. Nhờ kiên tâm hành theo đạo lý này mà dân tộc Việt Nam trong suốt gần hai trăm năm nhà Trần đã phát triển rực rỡ và huy hoàng nhất trong lịch sử phát triển xã hội Đại Việt.

  1. 3.      Pháp hành tâm từ bi

Lòng từ được thể hiện qua nhiều pháp hành như thiền rải tâm từ, niệm Phật rải tâm từ, thiền quán từ bi, hồi hướng công đức tu tập thân tâm (Niệm Phật, tọa thiền, trì chú, tụng kinh…), bố thí, phóng sanh vv… cho tất cả chúng sanh trong mười phương được an lành và sớm lên bờ giác.

3.1  Rải tâm từ hay thiền quán từ bi

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, phẩm nói về Nhất Pháp, Phật có nói một câu: ‘‘Nếu một vị khất sĩ tu Từ quán, dầu chỉ thực tập trong một chốc lát, thời gian bằng một cái búng tay thôi, thì vị khất sĩ đó đã xứng đáng là một vị khất sĩ rồi.’’ Câu nói đó chứng tỏ rằng Từ quán rất quan trọng trong đạo Phật. Phật nói tiếp: ‘‘Thầy khất sĩ đó sẽ không thất bại trong thiền định, sẽ làm được theo lời bậc đạo sư chỉ dạy, sẽ đáp ứng được những lời khuyến dụ của các vị đạo sư. Và vị đó ăn cơm tín thí không uổng.’’ Nếu hằng ngày vị khất sĩ hành trì Từ quán, thì còn công đức gì nhiều hơn, và lớn hơn nữa? [6]

Sau đây là đoạn Kinh Từ Bi trong tiểu bộ kinh mà các thầy Nam tông thường hay tụng nhằm trưởng dưỡng tâm từ mỗi ngày.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo:

Mong tất cả những ai, 
Hữu tình có mạng sống, 
Kẻ yếu hay kẻ mạnh, 
Không bỏ sót một ai, 
Kẻ dài hay kẻ lớn, 
Trung, thấp, loài lớn, nhỏ.

Loài được thấy, không thấy, 
Loài sống xa, không xa, 
Các loài hiện đang sống, 
Các loài sẽ được sanh, 
Mong mọi loài chúng sanh 
Sống hạnh phúc an lạc.

Mong rằng không có ai, 
Lường gạt lừa dối ai, 
Không có ai khinh mạn, 
Tại bất cứ chỗ nào. 
Không vì giận hờn nhau, 
Không vì tưởng chống đối. 
Lại có người mong muốn, 
Làm đau khổ cho nhau.

Như tấm lòng người mẹ, 
Đối với con của mình, 
Trọn đời lo che chở
Con độc nhất mình sanh. 
Cũng vậy, đối tất cả 
Các hữu tình chúng sanh
Hãy tu tập tâm ý, 
Không hạn lượng rộng lớn.

Hãy tu tập từ tâm
Trong tất cả thế giới
Hãy tu tập tâm ý, 
Không hạn lượng rộng lớn. 
Phía trên và phía dưới, 
Cũng vậy, cả bề ngang, 
Không hạn chế, trói buộc
Không hận, không thù địch.

Khi đứng, hay khi đi, 
Khi ngồi, hay khi nằm, 
Lâu cho đến khi nào, 
Khi đang còn tỉnh thức
Hãy an trú niệm này, 
Nếp sống này như vậy, 
Được đời đề cập đến, 
nếp sống tối thượng.

(ĐTKVN, Tiểu Bộ I, kinh Tập, chương 1, phẩm Rắn, phần Kinh Từ bi [trích], Nxb TP.HCM ấn hành, 1999, tr.506) [7]

3.2  Tâm từ bi qua hạnh Bố thí

Bố thì là hạnh tu phổ quát của người con Phật để trưởng dưỡng tâm từ bi. Vì sao chúng ta bố thí? Câu trả lời là vì thương xót trước những đau khổ của chúng sanh và mong muốn chúng sanh bớt khổ hoặc đoạn trừ khổ đau và mang lại niềm vui an lành cho họ. Bố thí gồm vật thí, pháp thí, vô úy thí.

3.2.1        Bố thí vật

Bố thí như thế nào được quả lớn, công đức lớn. bố thí với tâm mong cầu kết quả tương lai tốt đẹp hơn hoặc bố thí mong để phước lại cho con cháu thì không thể mang lại kết quả lớn. Trong khi đó, bố thílòng bi mẫn chúng sanh và mong chúng sanh hết khổ đau và để trang nghiêm tâm và tối thượng hơn nữa là hồi hướng vô thượng Bồ đề hoặc Tây Phương Cực Lạc

Phật dạy trong Kinh NiKàya về hành bố thí đưa đến quả lớn và công đức lớn như sau:

“Một thời, Thế Tôn ở Campà, trên bờ hồ Gaggara. Bấy giờ có nhiều cư sĩ ở Campà cùng Tôn giả Sàriputta (Xá Lợi Phất) đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn và do nhân gì, do duyên gì có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?

- Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc (về kết quả), bố thí với ý nghĩ “tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”. Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung được cộng trú với chư Thiêncõi trời Tứ Thiên Vương. Khi nghiệp lực được đoạn tận, thần lực, danh tiếnguy quyền đoạn tận thì trở lui trạng thái này.

Nhưng ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm không mong cầu, bố thí với tâm không trói buộc, bố thí không với ý nghĩ “ta sẽ hưởng thọ cái này ở đời sau”, chỉ bố thí với ý nghĩ “lành thay sự bố thí”. Vị ấy bố thí để trang nghiêm tâm. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiêncõi trời Phạm Chúng. Khi nghiệp lực đoạn tận, thần lực, danh tiếnguy quyền đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này”.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Tế đàn, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.355) [8]

Điều có thể thấy qua bài kinh này là hành bố thí với tâm rộng lớn là phương tiện giải thoát cho những ai thực hành tâm từ bi vì kiếp lai sinh được sống an vui ở cõi trời sắc giới và khi nghiệp lực đoạn tận thì được quả vị Bất lai (A Na Hàm), không còn quay trở lại nhân gian và sẽ nếm hương vị giải thoát A La Hán trong thời gian không xa. Vì thế người con Phật nên bố thí với tâm rộng lớn như lời Phật dạy.

Đối với hành giả đại thừa hay tịnh độ nên lấy công đức bố thí như thế này hồi hướng Vô thượng Bồ đề hoặc Tây Phương Cực Lạc trụ xứ của Đức Phật A DI ĐÀ. Được vậy thì công đức sẽ viên mãn. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh (Hán tạng), Đức Phật dạy:

“Bồ tát nếu chẳng thấy được chúng sanh nghèo cùng thời không duyên để sanh lòng từ. Nếu lòng từ chẳng sanh thời không thể khởi tâm HUỆ THÍ. Do nhơn duyên HUỆ THÍ  làm cho chúng sanh đặng an vui, ban cho những đồ uống ăn, xe cộ, y phục, hoa hương, giường ghế, nhà cửa đèn đuốc. Lúc ban cho như vậy lòng cởi mở chẳng sanh niệm tham đắm, quyết định hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Cháng giác. Lúc đó tâm của Bồ tát không dừng chỗ nào, dứt hẳn vọng tưởng, chẳng kẹt nói sự sợ sệt, danh dự, tài lợi, chẳng cầu quả báo vui sướng cõi trời, cõi người, chẳng kiêu mạn, chẳng trông người trả ơn, chẳng vì phỉnh người mà làm việc bố thí, chẳng cầu giàu sang phàm lúc làm việc bố thí, chẳng thấy người thọ là trì giới hay phá giới, là phước điền hay chẳng là phước điền, là tri thức hay chẳng phải tri thức. Lúc bố thí cũng chẳng thấy là căn khí hay chẳng căn khí, chẳng lựa ngày giờ, chẳng chọn chỗ nơi cũng chắng tính được mùa hay đói kém, chẳng thấy nhơn quả, chẳng phân biệt chúng sanh hay chẳng phải chúng sanh, là phước hay chẳng là phước” [9, trtr.509-510].

Một câu chuyện Phật giáo kể về một nam cư sĩ chuẩn bị món ăn thượng hạng để cúng dường Thế Tôn nhưng lại đem thí cho một con chó đói ăn là bài pháp ý vị về hành pháp bố thí không phân biệt mà chỉ vì lòng bi mẫn nhu7 sa.

Trên đường đến Tịnh Xá nơi Đức Phật cư ngụ cùng với chư Tỷ Kheo, một con cho cái ốm trơ xương đang đói nhìn cư sĩ như cầu xin ăn. Vị cư sĩ thấy động lòng thương cảm và bố thí phần thức ăn (dùng để cúng dường Đức Phật) cho chú chó đáng thương này ăn. Cư sĩ đến gặp Thế Tôn để tạ tội. Nhác thấy cư sĩ, Đức Phật nói với các Tỷ Kheo: “Này các Tỷ kheo hôm nay ta có một bài pháp hay cho các ông. Thế Tôn không những trách cư sĩ mà còn tán thán việc làm này của cư sĩ: bố thí cho chúng sanh tức là cúng dường Như Lai vậy [10].”

3.2.2        Bố thí pháp

Trong tất cả thí, bố thí phápbố thí hơn tất cả vì thí pháp mang lại sự an lạc, hạnh phúcgiải thoát cho người nhận bố thí. Chính vì thế Kinh Hiền Ngu, Đức Phật dạy:

Thường làm theo tâm từ

Từ bỏ tưởng giận hại

Đại bi thương chúng sanh

Quặn lòng rơi nước mắt

Tu làm thân đại hỷ

Với mình cũng đắc pháp

Cứu giúp bằng đạo lý

Ấy là Bốt Tát Hạnh [11, tr.10].

3.2.3        Vô úy Bố thí

Ngoài pháp thívật thí, để trưởng dưỡng tâm từ bi, người con Phật cũng phải nên thực hành Vô úy thí tức là làm cho chúng sanh an lành, không sợ hãi. Có thể thực hành pháp này trong cuộc sống thường ngày bằng những lời khuyên từ ái đến những người bất an, lời hỏi thăm ân cần đến những người bệnh, người già neo đơn hoặc bằng sự có mặt vững chãi trong chánh niệmtừ ái của mình.

Vô úy thí có thể thực hành qua việc phóng sanh. Đây là hạnh lành mà ngày nay nhiều Phật tử thường hay hành để tăng trưởng lòng từ. Có thể nói phóng sanh cùng với quy y, niệm Phật vv… là một sự kết hợp hoàn chỉnh vì nhiếp cả ba loại thí này: Dùng tiền mua vật phóng sanhvật thí, cứu vật thoát cảnh bị làm thịt là vô úy thíquy y, niệm Phật cho chúng là pháp thí.

Đế nuôi dưỡng tâm từ bi lớn mạnh, người con Phật nên học rộng nghe nhiều để trí huệ thêm lớn. Có trí huệ, chúng ta mới hành đúng chánh pháp làm lợi lạc cho người và chúng sanh. Có như vậy tâm từ bi phát triển một cách rộng lớn và vững chãi.

  1. 4.      Đúc kết

Bài kết tập này xin khép lại bằng lời dạy của Ngài Lục Tổ Huệ Năng: “Phải cố gắng học rộng nghe nhiều, phải biết bổn tâm mình, phải hiểu rõ đạo lý của chư Phật, phải hòa mình vào thế gian để cứu giúp người và vật, không phân biệt ta và người, nghĩ thắng đến quả vị Bồ đề.”  [12, trtr.233-234]

Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc.

Tâm Tịnh cẩn tập

Nguồn Tham Khảo

[1] & [8] Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.

[2] Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện (2005, PL 2549). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Nhà Xuất Bản Tôn Giáo.

 [3] Những sức mạnh ở đời – Giác Ngộ [Online] available http://giacngo.vn/phathoc/2014/12/07/1BF058/

[4] Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Tứ Tướng (1999, PL2543). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh.

[5] Quan điểm về Đức Phật của Phật giáo Thiền tông đời Trần. Thích Phước Đạt. Thư viện Hoa sen [Online] Available http://thuvienhoasen.org/a18600/quan-diem-ve-duc-phat-cua-phat-giao-thien-tong-doi-tran

[6] Tu tập từ quán Langmai.org. [Online] available http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/trai-tim-cua-but/bai23-tu-tap-tu-quan?set_language=vi.

[7] Lời Phật Dạy trong Kinh Tạng Nikàya, Tập III, VI Từ Bi Hỷ Xả, Rải tâm từ (2014). Thích Quảng Tánh. Nhà xuất bản Hồng Đức.

[9] Lời Phật Dạy trong Kinh Tạng Nikàya, Tập I, II. Bố Thí & Cúng Dường, 2. Bố thí với tâm rộng lớn (2014). Thích Quảng Tánh. Nhà xuất bản Hồng Đức.

[10] Trích Truyện cổ Phật Giáo

[11] Kinh Hiền Ngu, Phẩm Phạm Thiên Thỉnh Pháp. Hán dịch Sa môn Tuệ Giác. Việt dịch Hòa Thượng Thích Trung Quán. [Online] Availaible http://www.wattpad.com/1093613-kinh-hi%E1%BB%81n-ngu

[12] Pháp Bảo Đàn KinhTư tưởngcuộc đời Lục Tổ Huệ Năng (1999). Dịch và chú giải Đinh Sĩ Trang. National Library of Australia. 

Tạo bài viết
23/09/2013(Xem: 18772)
07/10/2018(Xem: 11562)
30/08/2018(Xem: 21194)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: