6. Thấy Như Lai

16/05/20154:17 CH(Xem: 8114)
6. Thấy Như Lai

THỰC HÀNH 
KINH KIM CƯƠNG BÁT NHà
Đương Đạo 
Nhà Xuất  Bản: Thiện Tri Thức 2015

THẤY NHƯ LAI

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng?

Thưa không, bạch Thế Tôn. Không thể qua thân tướng mà thấy được Như Lai.Vì sao thế? Thân tướngNhư Lai nói đó, tức chẳng phải thân tướng.

Phật bảo Tu Bồ Đề: Phàm hể có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai.

Đây là lần đầu Kinh dùng chữ “tức chẳng phải” (tức phi), để sau này câu nói “tức chẳng phải…, đó gọi là…” sẽ được lập đi lặp lại cho đến hết Kinh. Chúng ta cần chú ý cách nói này, đó là nội dung Kinh: phi (chẳng phải), tức (đó là).

“Thân tướng mà Như Lai nói đó, tức chẳng phải thân tướng”. “Chẳng phải” là chẳng phải có tự tánh, có hiện hữu nội tại, tự mình, độc lập, tách biệt. “Chẳng phải” là vô tự tánh, do đó là vô sở hữu (không chỗ có) và bất khả đắc (chẳng thể đắc, chẳng thể được). “Chẳng phải” là tánh Không.

Thế nên bất cứ khi nào chúng ta thấy một sự vật nào, một hiện tướng nào là chẳng phải, bấy giờ chúng ta thấy ngay tánh Không. Thấy tướng là chẳng phải, thì đó là tánh Không.

“Phàm hể có tướng đều là hư vọng”, chỉ một câu này mà tận lực quan sát _ dầu theo Trung Quán hay theo Duy Thức _ bèn có thể thông đạt tánh Không, tức Pháp thân, ra khỏi sanh tử. Vì sao? Vì tất cả sanh tử đều do các tướng và tưởng hợp thành. Dục giới, sắc giới, vô sắc giới, sơ thiền đến tứ thiền, cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều là tướng và tưởng. Thấy tất cả tướng và tưởng đều là hư vọng, bèn là giải thoát. Như thấy những hoa đốm chẳng phải là hoa, đều là hư vọng bèn thấy ngay bầu trời rỗng rang khắp hư không mười phương.

Pháp thân Như Lai không sanh không diệt không thể thấy qua Sắc thân, gồm Báo thânHóa thân, có sanh có diệt được. Tất cả mọi tướng hiện ra với tâm đều có sanh có diệt, có đến có đi, nên đều là hư vọng. Như những bóng trong gương (tâm), có sanh diệt, có đến đi, thì đều là hư vọng. Còn gương sáng chứa các bóng sanh diệt đến đi thì không sanh diệt đến đi, cũng chẳng bị ô nhiễm bởi sự sanh diệt đến đi của các bóng. Gương sáng ấy là tâm Phật, là Phật tánh Như Lai, là bổn lai diện mục, vẫn hằng hiện hữu nơi chúng ta.

Thấy các bóng đều là hư vọng, thấy các tướng chẳng phải là tướng, nghĩa là chúng đều vô tự tánh, ngay lúc ấy thấy gương tâm là Phật xưa nay của mình.

Không phải chờ hết bóng mới thấy gương, người khéo nhận biết thì ngay nơi bóng là gương, ngay nơi “sắc là Không, sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc”. Tất cả bóng là tấm gương vậy.

Khi không trụ vào bóng thì thấy toàn thể tấm gương ở ngay trước mắt. Đây là tánh thấy được nói trong Kinh Lăng Nghiêm: “Khi thấy mà có các tướng thấy, cái thấy ấy không chân thật. Khi thấy mà lìa tất cả các tướng thấy, cái thấy ấy là tánh thấy siêu việt”. (Kiến kiến chi thời kiến phi thị kiến, kiến do ly kiến, kiến bất năng cập).

Nếu lấy tấm gương tâm làm thí dụ như trên, thì:

  • Chỉ là trụ trong tấm gương, các bóng thành như huyễn.
  • Quán là thấy các bóng là như huyễn, bấy giờ gương hiện.
  • Thiền là thấy trực tiếp toàn bóng là gương.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/09/2013(Xem: 15448)
07/10/2018(Xem: 8389)
30/08/2018(Xem: 16827)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.