- 1. Lời mở đầu
- 2. Pháp Hội Bát Nhã
- 3. Trưởng Lão Tu Bồ Đề Thưa Hỏi
- 4. Ở Trong Tánh Không Mà Cứu Độ
- 5. Không Chỗ Trụ Mà Hành Bố Thí
- 6. Thấy Như Lai
- 7. Tin Thật
- 8. Không Đắc Không Thuyết
- 9. Chư Phật Từ Kinh Này Ra
- 10. Tánh Không Là Không Chứng Không Đắc
- 11. Trang Nghiêm Cõi Phật
- 12. Có Pháp Là Có Phật, Có Tăng
- 13. Y Vào Tánh Không Mà Thọ Trì
- 14. Tín Tâm Thanh Tịnh Tức Thật Tướng Sanh
- 15. Công Đức Trì Kinh
- 16. Đi Sâu Vào Kinh
- 17. Chân Lý Tương Đối Và Chân Lý Tuyệt Đối Hợp Nhất
- 18. Phước Đức Vô Lượng
- 19. Thấy Pháp Thân
- 20. Khuôn Mặt Của Giác Ngộ
- 21. Phước Trí Vô Lượng
- 22. Tất Cả Thanh Tịnh
- 23. Quán Thấy Pháp Thân
- 24. Có Đủ Chứ Không Phải Không Có Gì
- 25. Phước Đức Và Công Đức
- 26. Không Đến Không Đi
- 27. Thấy Như Huyễn
THỰC HÀNH
KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ
Đương Đạo
Nhà Xuất Bản: Thiện Tri Thức 2015
PHƯỚC ĐỨC VÔ LƯỢNG
Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Nếu có người đem bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới dùng bố thí, do nhân duyên này người ấy có được phước đức nhiều không?
Bạch Thế Tôn, đúng vậy. Người ấy do nhân duyên này có được phước đức rất nhiều.
Tu Bồ Đề! Nếu phước đức có thật, Như Lai chẳng nói được phước đức nhiều. Vì phước đức là không có cho nên Như Lai nói được phước đức nhiều.
Bảy thứ báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới đem dùng bố thí, hẳn là phước đức ấy rất nhiều. Nhưng phước đức ấy là hợp tạo vì do duyên sanh, và duyên sanh nên không có tự tánh. Thế nên Đức Phật nói phước đức ấy không có thật, vô sở hữu, bất khả đắc. Hoa đốm dù có lớn đến đâu thì vẫn là hoa đốm.
Trong cái nhìn của Đức Phật, “vì phước đức là không có cho nên Như Lai nói được phước đức nhiều”. Phước đức không có nghĩa là phước đức ấy không có tướng (vô tướng), không có chỗ trụ (vô trụ) và không nằm trong ý tưởng (vô niệm). Cái phước đức là không có ấy chính là Pháp thân tánh Không thường trụ. Vì không có như vậy cho nên “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”.
Tánh của các pháp là tánh Không, không sanh không diệt, không tăng không giảm, không nhiều không ít.
Một khi ngộ nhập sâu được tánh ấy, mới thấy tướng của riêng một pháp cũng không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, không nhiều không ít. Thế nên “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”.
Đây là điều Bát Nhã Tâm Kinh nói. Vì sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là tánh Không, cho nên chúng cũng không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm như chính tánh Không.
Khi nhìn thấy một chiếc lá, một viên sỏi, một miếng gạch “không thật không hư”, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, thì đây là phước đức rất nhiều. Khi ấy tam thiên đại thiên thế giới biến thành bảy báu, đó gọi là phước đức rất nhiều.