Thư Viện Hoa Sen

8. Neither one nor different

17/05/20153:33 SA(Xem: 23284)
8. Neither one nor different
GƯƠM BÁU TRAO TAY
Đỗ Hồng Ngọc
Nhà xuất bản Phương Đông 2008
HANDING DOWN the PRECIOUS SWORD
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Dịch giả: Diệu Hạnh Giao Trinh
Bản dịch Anh ngữ Gươm Báu Trao Tay (viết về kinh Kim Cang)
Chẳng một, chẳng khác

Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp” ( tất cả pháp đều là pháp Phật) không có nghĩa là các pháp đều do Phật… làm ra, mà chỉ muốn nói một sự thật là tất cả các pháp đều “vô ngã”! Vô ngã bởi vô thường, bởi duyên sanh. Bởi không có tự tính riêng biệt. Nó được tạo ra do những điều kiện như một phản ứng hóa học nhờ một xúc tác, nhờ nhiệt độ, áp suất nào đó… của tâm. Khi hợp khi tan, khi còn khi mất. Như ráng chiều, như mưa sớm, như tia chớp, như sương mai. Tâm vô thường. Pháp vô ngã. Phật là phàm phu giác ngộ, thấy biết cái chuyện hiển nhiên đó nên thoát khổ. Còn ta, ta cũng thấy, cũng biết mà sao cứ mãi loay hoay? Bởi thấy đó mà quên đó. Không chịu “sửa”, không chịu “tu”, không chịu uốn nắn cái tâm mình nên mới sinh sự, mới khổ, mới mệt, mới vất vả. Đáng đời ta! Còn người có tu, có sứa, thấy đựơc cái “Nó vậy đó” rồi thì sẽ vui, sẽ hạnh phúc, vì đã “đặt gánh nặng xuống” rồi vậy! Một xã hội mà ai ai cũng vui, cũng hạnh phúc hoá ra là Thiên đường, là Niết bàn ư? Sao không! Cái đó có thể gọi là cõi Phật, là Phật quốc, Phật độ. Thiên đàng hay Niết bàn có ngay ở đây và bây giờ nếu ta biết làm cho “cõi người ta” trở thành “cõi Phật” đó vậy!

 

Có lẽ thính chúng – những trai thiện, những gái lành- được nghe bài học trong buổi truyền trao “ gươm báu” hôm đó đã mường tượng ngay ra một cảnh “thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, lửng lờ khe yến cá nghe kinh…”(CMT),nên ai cũng háo hức muốn ra tay làm cái gì đó, sắp đặt, bày biện cái gì đó, để tạo dựng nên một thế giới an bình thanh tịnh cho mọi người, cũng có người nghĩ đến chuyện phất cờ gióng trống nhằm thu hút “chúng sanh” để có cơ hội mà…”vị tha nhơn thuyết”!

Phật như “đi guốc” trong bụng mọi người bèn nghiêm khắc bảo: “ Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm!”. Trang nghiêm cõi Phật ư? Chẳng phải trang nghiệm mới thực là trang nghiêm!

Bởi trang nghiêm mà chăm bẳm, mà cố tình vẻ vời, kiểu cọ… thì đã bị dính bị mắc, không đáng gọi là Bồ tát. Như người thầy thuốc kém chuyên môn dễ bày biện những đồ nghề loảng xoảng để hù dọa bệnh nhân, dễ châm hàng tràng tiếng Latinh để khiếp phục người bệnh! Thầy thuốc giỏi thì không cần phải vậy. Không cần bày vẻ, không cần hù dọa. Cho nên trang nghiêm đúng nghĩa thì không cần phải trang nghiệm mà vẫn cứ là trang nghiêm. Trang nghiệm tự bên trong kia! Bồ tát tu lục độ vạn hạnh cho đàng hoàng, tới nơi tới chốn rồi thì không cần phải trang nghiêm mà vẫn là trang nghiêm đó vậy! Nhưng, coi thường trang nghiêm, bảo không cần trang nghiêm thì cũng không phải. Thì quay về núi, ngồi dưới gốc cây, hỏi không đáp cho xong.

Tôi thường lang thang thăm thú các chùa chiền nơi này nơi khác. Lang thang và nhìn ngắm, hít thở, học hỏi. Có nơi, xưa là chốn u nhàn, thanh tĩnh, chơn chất, tự dưng thấy lòng sảng khoái, lâng lâng, nay “cơ chế thị trường” đã tô son trét phấn, thếp vàng dát bạc, tự dưng thấy lòng hoang mang, bỡ ngỡ. Nhưng nghĩ lại, tại mình. Không phải tại phướn, cũng chẳng phải tại gió! Cất chùa, xây tháp, đắp tượng, đúc chuông … cần lắm chứ. Gõ mõ tụng kinh, niệm Phật… cần lắm chứ. Gõ mõ tụng kinh cho đến nhất tâm bất loạn chẳng phải là định, là tuệ sao? Cầu nguyện cho đến mức thấy mình… tan rã cùng tượng đá chẳng phải là… thiền sao? Lạy Phật mà đúng cách, đúng kỹ thuật, theo cùng hơi thở chánh niệm thì chẳng những không còn đau lưng sưng khớp mà còn giúp cho máu huyết lưu thông, tăng cường sức đề kháng, sức dẽo dai cho cơ thể đó chứ!

Một khung cảnh “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái/ Lửng lờ khe yến cá nghe kinh/ Vẳng bên tai một tiếng chày kình…” cũng khiến cho “ Khách tang hải giật mình trong giấc mộng!” (Chu Mạnh Trinh) đó chứ! Làm cho người ta giật mình cũng cần lắm chứ! Giật mình mới sực tỉnh đựơc! Tỉnh rồi mới ngộ được chứ! Chuyện hình thức đâu có thể coi thường!

Không có Hàn San tự kia thì sao có tiếng chuông chùa làm nao lòng lữ khách giữa đêm khuya tự ngàn năm cũ?

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

(Trương Kế).

Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

(Tản Đà dịch).

Nhưng do đâu mà lữ khách rúng động vì tiếng chuông chùa Hàn San? Hay chỉ vì trăng tà, tiếng quạ, sương khuya, lửa chài, cây bến… đã bày biện cho lữ khách một cõi tâm hồn, một cõi “trang nghiêm”, một cuộc dọn mình để tiếp nhận tiếng chuông chùa vang vọng giữa đêm khuya? Người thỉnh chuông có ý gì đâu? Tiếng chuông có ý gì đâu?

Học Kim Cang tôi cứ giật mình đánh thót. Đang hào hứng thì bị “dội” ngay một gáo nước lạnh, đang mơ màng thì bị giựt tóc mai, đang ngon trớn thì bỗng khựng lại, vừa định chê bai thì vổ đùi, thì ra thế, vừa định gật gù thì cốc đầu, không phải vậy! Nghiền ngẫm, học hỏi rồi mới thấy Kim Cang thực ra có hai phần rõ rệt, mà trộn lẫn vào nhau, đan chéo lấy nhau. Hai mà một, một mà hai. Chẳng phải một mà cũng chẳng phải khác! Phần đầu dạy “ly tướng”, đừng trụ vào đâu cả để mà sanh tâm, Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm; phần sau dạy “ly niệm” (vô niệm), cứ sanh tâm đi miễn là đừng trụ vào đâu cả! Ưng sanh kỳ tâm nhi… vô sở trụ, hay nói cách khác là “Ưng sanh vô sở trụ tâm”. Một đằng, dạy không để bị cuốn hút vào những màu sắc,những âm thanh, mùi vịBồ tát mà còn cứ chăm bẳm “dĩ sắc, dĩ thanh âm” thì… đang “hành tà đạo”. Tâm thông thì thuyết mới thông! Dù có mở cờ gióng trống đi nữa chẳng qua cũng chỉ là cái cớ, cái duyên, chẳng cầu, chẳng bận. Cứ rèn luyện nội công cho thâm hậu đi, đừng nóng vội khoe khoan chiêu thức! Người mới học võ nào cũng ham, cũng mê chiêu thức! Khi nội công thâm hậu rồi thì một cái búng tay, một cái giở chân, một tiếng đàn, tiếng sáo… chẳng phải là tuyệt chiêu đó sao?

http://thuvienhoasen.org/p17a11189/chang-mot-chang-khac 

8. Neither one nor different

The sentence “All dharmas are Buddhadharmas” does not mean that all dharmas – all phenomena – are… the Buddha’s creation. It only means that no dharma has an inherent, intrinsic self. They have no self-existence because they are impermanent, interdependent…They have no inherent existence. They come to life because of conditions that, like chemical reactions come to life because of catalysis, temperature, a certain pressure… of the mind. They come together then break up, appear then disappear. Like evening clouds, morning rain, lightning flash or dew… Mind is impermanent, the dharmas have no intrinsic self. The Buddha was an enlightened ordinary being who had well understood these obvious things and was liberated from suffering. And what about us? We also see and know those things, but why are we still busy looking for… what?

Because we immediately forgot what we saw and knew, unwilling to “correct ourselves” or to “cultivate” and to shape our own mind, that we are always in for difficulties, and must face suffering, hardships. Serves us right! Those who consent to change and cultivate themselves, who are able to see things as they are will be joyful and happy because they have “dropped their burden”! A society in which everybody is joyful and happy can prove to be a paradise, the Nirvana? Why not? One can call it a Buddha field. Paradise or nirvana can be right here, right now if we know how to transform our human land into a Buddha field!

May be the every attendee of the assembly – of good men and women – who was able to learn the lesson during this ceremony of handing down the precious sword on that day had immediately imagined the sight of

Sweetly chirping, the birds made offerings of fruits in the Mai forest

Leisurely swimming, the fishes listened to the Sutra in the Yen spring

(Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

lững lờ khe Yến cá nghe kinh).

(Chu Mạnh Trinh)

and they would be eager to do something, to organizing or arranging something to create a peaceful and clean world for all. Some might be thinking of blowing the trumpet in order to attract the “sentient beings” and take this opportunity to… “fully explain it to”  them!

But the Buddha knew us of old, so he severely continued: “Adornment of Buddha fields is no adornment, therefore it is called adornment”.

While adorning, if one makes it too pompously and extravagantly, then one is … caught up, stuck in… and is not qualified to be called a Bodhisattva. It is just like an unskilful physician who would display an array of professional tools and pour out a stream of Latin medical terms to impress or intimidate the patients. A skilful physician doesn’t need to do so. He does not have to exhibit anything or intimidate anyone. There’s no need of adornment and still be adorned. The adornment must come from the inside! The Bodhisattva who carefully and thoroughly practices the six paramitas and all the virtues does not need adornment but still is adorned! Despite of this, one would be wrong to say that adornment is unnecessary and thus look down on adornment. Because [in this case], there is nothing else to do than to return to the mountain or sit under a tree, and keep silent when being asked questions!

I like to roam over different places to visit temples or monasteries, to wander about while watching, breathing and learning. Some places used to be quiet, genuine and restful, which make one feel light-hearted and airy, but today, market driven, they become so showy and gaudy that they make one feel nonplussed and bewildered! However, with hindsight, it dawns upon me that it is my concerns and does not involve the flag nor the wind!

Building temples, pagodas, statues and casting bells are necessary, as much as beating the wooden fish and chanting the Buddha’s name. To recite the Buddha’s name accompanied by the wooden fish and attain the singleness of mind is, isn’t it, an experience of concentration and wisdom? To pray until one melt into and make one with the stone statue is, isn’t it, an experience of concentration? To  prostrate correctly in front of the Buddha, combining with one’s clearly aware breathings not only does not cause back-ache, arthritis but even helps blood circulation and improves one’s immune system, as well as the suppleness of one’s body!

The sight of

Sweetly chirping, the birds made offerings of fruits in the Mai forest

Leisurely swimming, the fishes listened to the Sutra in the Yen spring

Gently a tocsin was sounded close to the traveller’s ears

Giving him a jolt in the middle of a dream…

(Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

lững lờ khe Yến cá nghe kinh

Vẳng bên tai một tiếng chày kình

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng (Chu Mạnh Trinh)

It is quite necessary to be given a jolt. One need to be startled out of bed to wake up, then be awaken and then… attain enlightenment! One cannot afford to discount formalities!

Without the Cold Mountain Temple (Hàn San Tự), how could the traveller, in the depth of the night, hear the sound of the bell that had rung for thousands of years and touched his heart now?

Moon sets, crows cry and frost fills all the sky

By maples and boat lights, I sleepless lie

Outside the Suzhou Han Shan Temple is in sight

Its ringing bells reach my boat at midnight

(Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền)

(Trương Kế)

But why the traveller should be awaken because of the bell ringing at the Han San Temple? Was it because of the wane moon, the crows’ cawing, the night mist, the light on the fishing boat, or the maples along the shoves…all that had prepared his mind, “adorned” it to hear the midnight ringing bell? The bell ringer had no after-thoughts, neither had the bell ringing…

While studying the Diamond Sutra, I was always amazed. Whenever I was enthusiastic, it seemed that a bucket of cold water was thrown at me; whenever I was lost in my dreams, it seemed that my side-whiskers were tugged; when everything seemed to go smoothly, something would suddenly jolt me; if I was about to be critical, I would slap my thighs “but that is the way it is!” and if I was pleased with myself, my head was smacked as a rebuke “you are way off the mark, my boy!”

Studying and pondering over the Diamond Sutra, one can find out that it’s clearly divided up into two distinct sections, but closely mingled and interlaced together. They are two but are one, are one but are two. They are not one neither are different. In the first section we learn to “give up form-appearance” (do not dwell anywhere to give rise to a mind). In the second section we learn to “give up thoughts” (go on giving rise to a mind as long as you don’t rest it anywhere).  We learn not to be stuck in forms, sounds, smells etc… A Bodhisattva who is doggedly seeking the path through forms and sounds etc… is “practicing in the wrong way”. His mind must be clear so that his teaching can be clear. Flags and drums are only excuses, pretexts that should not trap him. One should practice diligently to obtain a mighty inner energy, and not hurry to show off tactics or techniques. Beginners in martial arts often enjoy moves and techniques. When your energy is sufficiently powerful, to flick one’s finger, lift one’s leg, pluck a string of a music instrument or play a tune on a flute can turn out to be a supreme move.

Tạo bài viết
28/07/2017(Xem: 18343)
12/04/2019(Xem: 14816)
19/10/2019(Xem: 14860)
03/09/2021(Xem: 6364)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: