9. The other eye…

17/05/20153:38 SA(Xem: 22485)
9. The other eye…
GƯƠM BÁU TRAO TAY
Đỗ Hồng Ngọc
Nhà xuất bản Phương Đông 2008
HANDING DOWN the PRECIOUS SWORD
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Dịch giả: Diệu Hạnh Giao Trinh
Bản dịch Anh ngữ Gươm Báu Trao Tay (viết về kinh Kim Cang)
Con mắt còn lại
Phật bỗng hỏi Tu Bồ Đề, ông nghĩ sao? Như Lai có “mắt thịt” không? Dạ có! Như Lai có mắt thịt! Tu Bồ Đề vội đáp. Hỏi ta, chắc ta ấp úng, không dám nói. Ta dễ nghĩ rằng Phật hẳn chỉ có phật nhãn (mắt Phật) còn phàm phu chúng ta mới có nhục nhãn (mắt thịt) chứ, ai dè kinh Kim Cang nói Phật cũng có nhục nhãn như phàm phu, chẳng cũng khoái ru? Và lòng tự tin trong ta bỗng dâng lên. Ta có khác gì Phật đâu, chẳng qua… Hèn chi mà Bồ tát Thường Bất Khinh gặp ai cũng cung kính vái chào “Xin chào ngài, một vị Phật tương lai… “. Thế rồi Tu Bồ Đề dạ có, dạ có, năm lần cả thảy! Thì ra Phật có đủ cả năm thứ con mắt: nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn… Những 5 thứ mắt ư, có nhiều quá lắm không?

Dĩ nhiên “mắt” là để nhìn, để “thấy”! Và, nhiều loại con mắt là để thấy nhiều … kiểu khác nhau – nói khác đi là để nhìn dưới nhiều “quan điểm”- chứ không khư khư bám chặt lấy quan điểm của mình, khư khư cho rằng mình đúng người sai để chí chóe hoặc để thựơng cẳng tay hạ cẳng chân! “Thấy” như thế nào là một chuyện hệ trọng. Thấy thế nào sẽ dẫn tới nghĩ suy, nói năng, hành động thế đó! Thấy sai sẽ suy nghĩ, hành động sai. Cho nên Quán Thế Âm bồ tát mới có nghìn mắt nghìn tay mà trên mỗi bàn tay đều có một con mắt!

Thấy và biết liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một! Thấy vậy mà không phải vậy, không phải vậy mà vậy! Thấy có thể dẫn đến cái biết, nhưng biết không ở chỗ cái thấy. Bởi thấy do mắt còn biết thì do… “não”! Vậy mới có xung đột, mười người mười ý, mới có “điên đảo mộng tưởng”! Biết rộng dễ thấy rộng – nhìn xa trông rộng- biết ít dễ thấy hẹp, thiên kiến, thiển cận! Ếch ngồi đáy giếng!

Trong Bát chánh đạo thì Chánh kiếnvị trí số một! “Kiến” mà không chánh thì dễ lệch lạc! Chánh kiến rồi mới có chánh tư duy! Không thì cứ loay hoay không lối thoát hoặc hý luận chẳng tới đâu!

Thấy và biết có khi xa lơ xa lắc dù cũng căn đó cũng trần đó! Chuyên kể hai vợ chồng nhà kia đang xem xiếc trong rạp. Cô diễn viên trẻ đẹp mặc một bộ đồ biểu diễn rất hấp dẫn đang treo toòng teng trên chiếc đu bay! Người vợ bỗng kêu lên: Bên dưới không có gì hết!Anh chồng gật đầu đồng ý. Nhưng sau một lúc nhìn kỹ lại, anh nói: Không phải! Bên dưới có lớp vải màu da người đó chứ! “Tôi muốn nói không có lưới bảo đảm dưới cái đu bay, còn ông đang nói về cái gì vậy hử?”! Thì ra, yêu nhau là cùng nhìn về một hướng nhưng thấy… khác nhau! Người vợ thì… từ bi, ông chồng thì… từ ái!

Chỉ riêng nhục nhãn, mắt thịt, đủ lôi thôi rồi! Nhãn cầu to hơn một chút đã sinh tật cận thị, trông gà hóa cuốc Giác mạc cong không đều một chút, đã sinh loạn thị, nhìn cái gì cũng méo mó. Rồi loạn sắc, quáng gà… đủ thứ! Rồi cườm nước, cườm khô, bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, hoa đốm hư không, cứ tưởng tại không gian ai ngờ tại mắt mình lão hóa! Khi mất dao thì cái mắt thịt đó thấy người nào cũng giống kẻ ăn cắp dao. Mắt thịt chỉ là một cấu trúc của “tứ đại” giúp ta thấy - mà không giúp ta biết. Cái biết nằm ở đằng sau kìa. Nằm ở vỏ não, ở thùy chẩm kìa. Mắt thịt chỉ tiếp thu ánh sáng, hình thể, màu sắc… rồi dẫn truyền về cho não phân tích, tổng hợp, so sánh… Tâm thức thế nào thì vạn pháp thế đó. Mặc sức mà vẽ vời. Mặc sức mà diễn dịch, mà phê phán, nhận xét, rồi chí chóe, rồi sứt càng mẻ gọng vì những “nhỡn quan” khác nhau! Mắt thịt không có lỗi! Căn trần gặp nhau tạo ra “tướng” thì cái tướng cũng không có lỗi! Chính cái tâm ta nhiễu sự, “dán” vào cái tướng đó mới thành cái “tưởng”, mới sinh sự. Mà sinh sự thì sự sinh! Các vị Alahán đựơc gọi là “vô sinh” bởi họ đã được giải thoát!

Vấn đềchuyển hóa cái tâm đó cách nào, huấn luyện cái tâm đó ra sao, để thấy cho đúng và biết cho đúng. Từ cái tâm “điên đảo mộng tưởng”, cái tâm luôn sinh sự, xuyên tạc, lăng xăng, căng thẳng, mệt mỏi đến cái tâm “vô sinh”, vô sự, vô hành… thảnh thơi vui thú có khó lắm không? Khó, nhưng có thể. Miễn là phải tinh tấn, phải thiền định… để đạt đến trí tuệ. Khi rèn tập như vậy, dần dà ta có những con mắt… mới!

Thiên nhãn- mắt thần – là những loại… siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp (MRI) bây giờ! Nó cũng là… kính hiển vi điện tử, phóng lớn hằng triệu lần, là viễn vọng kính khổng lồ… nhìn xa hằng triệu năm ánh sáng! Thời Phật chưa có hiển vi điện tử, chưa có viễn vọng kính, chưa có siêu âm, chụp cắt lớp… vậy mà Phật vẫn thấy đựơc trong ly nước kia có vô số những vi sinh vật, thấy đựơc tam thiên đại thiên thế giới chớ không phải chỉ mình ta cô độc trên quả địa cầu! Quả là Phật có … thiên nhãn! Các nhà khoa học thường dừng lại ở thiên nhãn. Bởi họ chỉ lo tìm kiếm, phát hiện những thứ ở bên ngoài mà quên nhìn vào bên trong, khám phá, phát hiện những thứ từ bên trong. Trừ những nhà khoa học cỡ như Einstein. Gần đây có vẻ các nhà vật lý học, các nhà y sinh học, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật của mình đã có thể “thấy” ra nhiều chuyện lạ, và họ đã giật mình không ít. Tuệ nhãn là con mắt thứ ba, con mắt bất nhị, con mắt nhìn rõ chân khôngdiệu hữu, vô thường, vô ngã. Tuệ nhãn có khi là đủ. Đủ để dừng chân, đủ để quay đầu lại. Đủ để vượt qua “bờ bên kia”. Tủm tỉm cười một mình. Ung dung. Tự tại.

Thế nhưng, hình như mọi sự không dừng lại ở đó. Nếu chỉ vậy thì đức Phật có lẽ sẽ quanh quẩn dưới gốc cây bồ đề việc gì phải lặn lội gió mưa đi khất thực và truyền trao giáo pháp suốt cả cụôc đời? Những vị học trò của Phật chắc cũng yên bề tự tại, có đâu buổi truyền trao “gươm báu” nhằm hướng dẫn một lớp trai thiện gái lành dấn thân vào đời làm những vị Bồ tát hôm nay? Cho nên cần có “pháp nhãn”! Con mắt pháp (pháp nhãn) là một “con mắt” lý tưởng, hoài bão cao đẹp, có phần “lãng mạn” nữa! Muốn vậy họ phải xả thân, phải chí nguyện, và trước hết phải… “chủng ngừa” đầy đủ cho chính mình trước khi xuống núi! Không chủng ngừa đầy đủ, họ dễ bị nhiễm ô, mắc bệnh! Kinh Kim Cang lụôn nghiêm khắc nhắc nhở chưa có điều này thì chưa xứng danh Bồ tát, chưa có điều kia thì chưa xứng danh Bồ tát ! Có con mắt pháp đó họ mới đủ sức thỏng tay vào chợ. Anh chàng Tất Đạt trong “Câu chuyện của dòng sông” (Hermann Hess, Phùng Khánh dịch) là một điển hình! Một vị sa môn, lăn lóc vào đời, gặp một người đàn bà đẹp, tham gia vào chuyện buôn bán làm ăn, mới đầu mọi thứ trôi chảy nhưng sau thì… sụp đổ hoàn toàn. Chàng tuyệt vọng, sắp tự tử bên bờ sông, chợt nghe được lời mách bảo của dòng sông mà đại ngộ! Lần này thì “ngộ” thiệt! Lần trước – dưới màu áo sa môn- tưởng ngộ mà chưa ngộ. Thế rồi chàng trở thành một lão già chèo đò, ngày ngày đưa khách sang sông! Có pháp nhãn rồi mới có thể tùy duyênbất biến, bất biếntùy duyên đó vậy!

Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Như lai hữu Phật nhãn phủ? Tu Bồ Đề, ông nghĩ sao? Như laiPhật nhãn không? Phật mà không có phật nhãn thì ai có? Nhưng phật nhãn là gì? Là cái thấy cái biết của Phật, là “tri kiến Phật”. Ba chục năm trước khi chưa đi tu thấy núi là núi, thấy sông là sông, sau nhân theo bậc thiện tri thức chỉ cho chỗ vào, thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông, rồi nay thể nhập chốn yên vui, tịch tĩnh, lại thấy núi là núi, sông là sông… Một thiền sư bộc bạch.

Phật không cần phải tốn nhiều thời gian đến thế, với cái nhìn Phật nhãn, cái “tri kiến Phật” thì núi bao giờ cũng là núi và sông bao giờ cũng là sông. Nhưng đó là một cái núi khác, cái sông khác, cái núi của ‘sắc tức thị không” và cái sông của “không tức thị sắc”, không vướng bận, không dính mắc.

Bùi Giáng, một thi sĩ thấm đẫm Kim Cang thường hạ những câu “hà dĩ cố” trong thơ có lần viết “ Còn hai con mắt khóc người một con…” mà Trịnh Công Sơn đã nối theo: Còn hai con mắt một con khóc người! Con mắt còn lại…? Ừ, con mắt còn lại thì sao nhỉ? Con mắt còn lại… nhìn một thành hai, nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ… Con mắt còn lại là con mắt ai? Con mắt còn lại nhìn tôi… thở dài! “ (TCS). Phải rồi, cái con mắt còn lại quả thực là con mắt gây phiền hà! Nó bị diplobie, nhìn một thành hai! Nhưng người bị diplobie thì nhìn một thành hai giống hệt nhau còn đầu này nó nhìn em… yêu thương thành em thú dữ, rồi còn “ nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp…”, nghĩa là cái nhìn đầy hận thù, hằn học, “phân biệt đối xử”! Nó như của ai khác- “con mắt còn lại là con mắt ai?”- nó quan sát ta, nhìn ngắm ta và rồi nó …thở dài thấy mà ghét! Thở dài, bởi nó thấy ta tội nghiệp! Thấy ta đáng đời! “ Ta đã làm chi đời ta?” (VHC); rồi “… đời tôi ngốc dại, tự làm khô héo tôi đây…” (TCS). Chi mà khổ rứa? Đó chính là con mắt của “Thức”. Của biện biệt, so sánh, đếm đo. Khi “thức” biến thành “trí” thì mọi chuyện đã khác! Trí là trí tuệ, ở đây là Prajnã, Bát Nhã! Lúc đó, Con mắt còn lại / nhìn đời là không / nhìn em hư vô/ nhìn em bóng nắng không, chứ không phải bằng không! Là không, đó là cái không của có, cái có của không. Không bất dị sắc. Không tức thị sắc. Duyên sinh. Vô thường, Vô ngã… Tóm lại, còn hai con mắt…” khóc người một con” kia là con mắt của Bi! “Con mắt còn lại nhìn đời là không” này chính là con mắt của Tuệ. Bi mà không có Tuệ (Trí ) thì cứ sẽ khóc hoài, dỗ không nín. Nên cần có con mắt Tuệ để “giải thoát”. Giải thoát cho mình và giải thoát cho người, dĩ nhiên.

9. The other eye…

Right in the middle of the lively debate about “adornment is not adornment, therefore it’s truly adornment”, the Buddha abruptly switched to another subject altogether. “Subhuti! What do you think? Does the Tathagata have the flesh eye?” “Yes, World Honored One! The Tathagata does have the flesh eye”. Subhuti hurriedly answered. If we were to answer the Buddha’s question, chance is that we would have stammered and dared not utter a single word. Undoubtedly, we think that the Buddha must have the Buddha eye, and only ordinary beings like us have the flesh eye. Who would expect that the Buddha, like any ordinary being, also has the flesh eye as stated in the Diamond Sutra?  Isn’t it a good new? Our confidence suddenly sky-rocked! It is not surprising that the Bodhisattva Never Disparaging, upon seeing anybody would respectfully hail them “I have a profound reverence for you, a future Buddha!” No wonder Subhuti had said “Yes, World Honoured One” five times in all! As it turns out, the Buddha had all the 5 eyes: flesh eye, heavenly eye, wisdom eye, dharma eye and Buddha eye… So there are no less than 5 kinds of eye, isn’t that a bit too many of them?

Sure, the eyes are used to “look at” and “to see”! And so many kinds of eye are meant for seeing in many… ways –in other words, to see under different standpoints, or different angles- Otherwise, if we obstinately cling to our own point of view, stubbornly consider that we are right and others are wrong, we will end up quarrelling and even coming to blows! It’s how we “see” that matters. The way we see will determine out thinking, our speech and our acts. A wrong view will lead us to erroneous thoughts and improper actions. So the Avalokiteshvara Bodhisattva needs a thousand eyes and a thousand arms with one eye on each hand!

To see and to know are closely related but they are not the same. Things look like that, but are not that; they don’t seem to be that, but they are. To see can lead to knowledge, but the knowledge is not the result of the seeing. We see with our eye, but we know through our… brain! Hence conflicts, clash of viewpoints and “delusion”! Deep knowledge enhances open minded behaviours, shallow knowledge leads to narrow mind; those who have distorted and short views are like a frog at the bottom of a well and would imagine that the sky is no larger than its lid!

Among the Eightfold Path, the right vision ranks first. A vision, if not right, would easily lead to deviant views. There is no right thinking without a right vision. Otherwise one would indulge in sophistry and idly talk that won’t get one anywhere.

At times, we see the same thing but “know” entirely different thing. Like the story of a married couple going to the circus. A young and fetching scarcely clothed acrobat was suspended from a swing on the stage. The wife suddenly cried: “She has nothing below!” The husband nodded in agreement, but at closer look he said: “No, she has a flesh colour tight below!” “I meant that there is no security net under the swing, but you, pray, what did you mean?”

As it turned out, to love is indeed to look at the same direction… but what each lover sees is not the same! The wife was compassionate, and the husband was full of… loving-kindness!

The flesh eye by itself can be worrisome. The eye ball slightly bigger than normal and here we are with short-sightedness, confounding everything! An irregular curve in the cornea and we are landed with stigmatism and see everything distorted, then colour-blindness, night-blindness etc… Not to forget glaucoma, cataract, retinal detachment, macular degeneration, floaters in the eye… that we blame the space instead of our own aged vision! When we lose a knife, it is precisely the flesh eye that makes us perceive everybody as a thief of knife. The flesh eye is only a structure of the “Four elements” that allows us to see but does not allow us to know. The knowing is located behind, up there in the cortex, in the occipital lobe!

The flesh eye only perceives light, shape and colour… then passes the information on to the neocortex to be analysed, organized and compared… Our world is the reflection of our mind. Then as it sees fit, our mind would embroider, deduce, assess at will, and send us to jump down someone’s throat, to scrap, to brawl and get injured, only because of a divergence of opinions! The flesh eyes are not at fault. When the sense organs meet with their sense objects and produce a form (or an appearance), this form is not at fault either. It is none other than our meddlesome mind, when stuck in this form and brings about thoughts and perceptions, that troubles arise! Only the arahants are said to be free of any trouble arising because they are liberated!

The matter is how to transform and to train that mind to make it sees and knows rightly. [Is it easy to transform] such a deluded, distorted, stressed, weary, a busybody and trouble maker of a mind, into a non-rebirth, peaceful, without mental formation mind… so that we can be carefree and happy ? Not easy, but feasible. For that, we must make joyful efforts, practice meditation… to attain wisdom. Thus practicing, with time we can acquire… new eyes!

Heavenly eyes are all kinds of today’s scanners, echography, MRI etc… They are also those electronic microscopy tele-objectives that can enlarge up to a million times, and see millions of light years distances! At the Buddha’s time, there was no electronic microscopies, no tele-objectives, no MRI, no echography… but the Buddha had been able to see countless of living beings in a glass of water, or countless of universes to conclude that we are not alone in this earth! Obviously, the Buddha had… heavenly eyes! The scientists don’t go further than the heavenly eyes. Because they are busy searching, discovering in the outside world and forget to look into the inner world. Except scientists of Einstein’s dimension! Lately physicists and biologists, with their advanced scientific and technological skills had seemed to be able to “see” many strange things that considerably startle them.

The wisdom eye is the third, unequalled one, the eye that clearly see the True Emptiness is also the Inherent Transcendental Essence, the impermanence and the no-self. The Wisdom Eye might be sufficient. Sufficient to [make us] stop, to [make us] look back. To go to the “other shore”. To smile alone. Leisurely. Amused. Carefree.

But it seems that things were not yet concluded here. If there was nothing more, may be the Buddha only needed to hang about his Bodhi tree, but why should He, throughout his life, face fool weathers to beg for alms and pass down his doctrine? His disciple might also have spent their lives peacefully, and there wouldn’t be any ceremony of “handing-down the precious sword” in order to lead a bunch of good men and women to engage their life into the Bodhisattva-hood.

So the Dharma eye is necessary. The Dharma eye makes one idealistic, have beautiful perspectives and become somewhat romantic! To do so the Bodhisattvas must make sacrifices, take vows and above all… be appropriately inoculated before descending the mountain. Failing to do so, they would easily be infected by the pollution and get sick! The Diamond Sutra repeatedly, severely reminded them that without this or that condition, they were not yet qualified as a Bodhisattva. With this Dharma eye, they are now ready to face the challenges of the Samsaric world! In Siddharta, one of Hermann Hesse’s novels, the main character embodied this example. He was a monk who, meddling with worldly life, met a beautiful woman and went into business. At first everything went smoothly but it ended in a fiasco. In despair, he wanted to take his life at the river bank, but suddenly, the river spoke to him and he was awaken! This time he was really awaken. Last time, dressed in monk’s robe he thought he was but was not. Later, he became an old man, day after day rowing a boat to and fro to ferry people across the river. Once obtained the Dharma eye, one can acclimate oneself to every situation, to every trial and tribulation without wavering.

“Subhuti, what do you think? Does the Tathagata have the Buddha eye?” If the Buddha does not have it, who else does? But what is that “Buddha eye”? It is the Buddha’s insight and wisdom, what He saw and what He knew. A Zen master told: “30 years earlier, before treading on the Path, I perceived that mountains were mountains and rivers were rivers. Then thanks to good Dharma friends, I entered the path and perceived that mountains were no longer mountains and rivers were no longer rivers. Now that I have realized the true calmness and happiness, once again I perceive that mountains are mountains, and rivers are rivers”.

The Buddha did not need to waste so much time. With His Buddha eye and “Buddha’s insight and wisdom”, mountains have always been mountains and rivers have always been rivers. But they are different mountains and rivers. They are the rivers of “form is emptiness” and the mountains of “emptiness is form”. The Buddha was not caught, not stuck.

Bùi Giáng, a poet who was completely immersed in the Diamond Sutra and used to put the question “Why is that?” in his poems, once wrote: “of both eyes that are left to me, one is shedding tears for human beings”(Còn hai con mắt khóc người một con…)

The musician Trịnh Công Sơn continued “of both eyes, one is crying for human beings, and the other one?” (còn hai con mắt một con khóc người! Con mắt còn lại?)

Yes, what about the other eye?

The other eye sees… two images of one person

“One sees a loving you, the other sees you as a wild animal…”

“Whose is the other eye?

The other eye looks at me… and sighs!

(Con mắt còn lại… nhìn một thành hai

nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ…

Con mắt còn lại là con mắt ai ?

Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài!)

(Trịnh Công Sơn)

“Right, the other eye is really troublesome! It is affected by diplopia, seeing double, perceiving two images instead of one. But when affected by diplopia one sees exactly the identical images instead of a love one in one hand and a wild animal in the other hand. It stares at our “ups and downs” with a hostile and resentful glare. It seems to belong to some else – “Whose is the other eye?” -, it watches us, evaluates us and then… sighs nastily. It sighs because it pities us, thinking that we have got what we deserve! Why so much self-torture? It is the “consciousness eye”, the consciousness that makes discrimination, comparison, judgement! When “consciousness” becomes “wisdom”, things also become different! This wisdom mentioned here is the Prajna. Then:

The other eye

Sees that life is emptiness

Sees that you have no-self,

As the shadow under the sun!

(Con mắt còn lại

nhìn đời là không

nhìn em hư vô

nhìn em bóng nắng)

It sees life is emptiness and not “non-existent”. To see the empty nature of things also means to see their true mode of existence, the existence that is emptiness. Emptiness is form. Emptiness does not differ from form. [Everything] is interdependent. Impermanent.

In short, of both eyes, the one that is “shedding tears for human beings” is the compassionate eye! And the eye that “Sees that life is emptiness” is the Wisdom eye. Compassion without wisdom makes one shed endless tears, impossible to be comforted! The Wisdom eye is essential to our liberation.

Our own and others’ liberation, evidently!





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :