7 điều di huấn của một thiền sư

17/09/20203:17 CH(Xem: 15008)
7 điều di huấn của một thiền sư
7 ĐIỀU DI HUẤN CỦA MỘT THIỀN SƯ

Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy chúng đệ tử rằng:

“Con à, có những điều thầy mong con ghi nhớ:

1. Đừng cố gắng chen chân vào bất kỳ tổ chức tôn giáo, thế tục nào để dành cho mình một cái ghế hay chỉ khẳng định đời tu mình bằng học vị. Những thứ ấy là nguyên nhân của sự sa đọa vì xem trọng danh lợi. Đối trước sanh tử. Con không thể lấy bằng cấp hay địa vị ra trình với Diêm Vương.

2. Đừng giao du với quan chức, mà hãy hướng dẫn họ tu tập. ''Sa Môn bất kính vương giả ''. Nếu trái lại, con sẽ rơi vào cảnh tranh chấp kết quả là “cây ngã, bìm khô”.

3. Đừng lệ thuộc vào sự cúng dường của tín đồ Phật tử. Phải giữ lòng tự trọng trước những nhà giàu có. Vì lòng đại bi mà nói Pháp cho họ nghe. Chớ để cho danh, lợi, ái kiến cám dỗ. Muốn tồn tại phải biết tự lực.

4. Đừng ham chùa có đông đồ chúng, nên lấy lục hoà làm trọng. Đông người mà không tu tập sẽ dẫn đến phe phái tranh chấp. Ngoại đạo trà trộn vào con không kiểm soát được. Tốt nhất nên ẩn cư.

5. Đừng biến chùa thành cơ sở từ thiện có quy mô lớn. Muốn làm từ thiện thì bản thân phải có Đạo lực mới có thể chiến thắng được mãnh lực đồng tiền. Đừng vị cái lợi thế gian mà quên hẳn đường về.. 

6. Đừng biến chùa thành khu du lịch, đông người đến sẽ ô hợp mất thanh tịnh. Chỗ nào có lợi ích là chỗ đó sẽ bị chiếm hữu. Hãy cố gắng gầy dựng ngôi chùa thành một đạo tràng thuần tuý tu học. Còn những việc khác con phải xem là thứ yếu!

7. Đừng biến chùa thành nghĩa trang và cả đời con chỉ loanh quanh trong việc độ đám. 
Đạo Phật là để giác ngộ và đem lại hạnh phúc cho chúng ta ngay trong thực tạiHãy dạy cho Phật tử thấy rõ lý vô thường, vô ngã để buông xả bám chấp. Riêng con đừng lấy phương tiện làm cứu cánh.

Dặn dò xong, Thiền Sư viên tịch. Đệ tử làm theo di nguyện của thầy, sư tiếp tục ẩn cư
Trước khi tịch, sư để lại bài kệ:

"Pháp vốn không gốc, ngọn.
Không pháp cũng không tâm
Sống chết sương ngọn cỏ
Thẳng tới đất vô sanh."

Namo Buddhaya 
Thật nghĩa Đi Chùa

Bạch Thầy!
Đi chùa tìm chút bình an
 Ai dè chùa cũng rộn ràng không ngơi..
 Lên chùa tìm chút thảnh thơi
 Dè đâu chùa cũng như đời ngoài kia..
 Cũng này nọ, cũng phân chia
 Cũng son, cũng phấn trau tria khác gì!..
 Trước chùa ''Mô Phật'', từ bi..
 Ra đằng sau bếp thị phi dẫy đầy..
- Con không đến nữa thưa thầy..
 Về nhà đóng cửa từ rày yên tu..
 Lên chùa con thấy lu bu..
 Dạ, xin sám hối nói như lòng mình..

Này con!

Thầy thông cảm được tâm tình..
 Chùa là cửa Phật, chúng sinh ra vào.
 Chùa cho bá tánh, đồng bào
 Chùa như bịnh viện chữa bao bịnh tình...
 Chùa không huyên náo, linh đình
 Chuyện đời đa sự đã rinh vào chùa.
 Chùa không phải chốn hơn, thua
 Bởi lòng còn nặng tranh đua bước vào.
 Thế nhưng chùa vẫn đón chào..
 Vì mong nhân thế ngày nào đổi thay..

- Hoa sen mọc giữa bàn tay
 Hay là nở giữa bùn lầy bẩn nhơ ?
Hoa thành rác chỉ vài giờ
Rác thành hoa phải đợi chờ chuyển lưu..
 Nghịch duyên tu được - là tu
Đừng mong vạn sự giống như lòng mình.
 Tâm bình thì cảnh sẽ bình
 Tu là chấp nhận tâm tình thế gian!

- Đi chùa nên biết tự An
Đi chùa hãy học Đạo vàng Như Lai..
 Ai làm chi đó mặc ai
 Mỗi người mỗi tật.. quan hoài mần chi!
Đi chùa biết ''Tự Quy Y''
 Trong ta có Phật tuệ tri, nhắc mình..

- Khi lòng chưa thực lặng thinh
 Thì bao cái khổ chúng sinh vẫn còn..
 Cho dù có chạy lên non
 Não phiền chưa dứt.. đời hoàn khổ đau.
 Tu lấy Hỷ Xả làm đầu
 Chuyện người '' thội kệ '', nhiệm mầu phút giây!

Xoay ra, lòng mãi loay hoay
 Nhìn vào, thanh tịnh, là đây Phật về..
Trong phiền nãoBồ Đề
Sát na tỉnh thức cần kề Như Lai.


Như Nhiên - T Tánh Tuệ




.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.