365 Lời Khuyên Tâm Huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma

21/03/20192:00 CH(Xem: 48275)
365 Lời Khuyên Tâm Huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma

365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT

của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc

Hoang Phong chuyển ngữ

365-loi-khuyen-tam-huyet-cua-duc-dat-lai-lat-ma 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ

            Quyển sách "365 Lời khuyên Tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma - Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay" (365 Méditations quotidiennes du Dalai-Lama pour éclairer votre vie) của Đức Đạt-lai Lạt-ma cùng nhà sư Matthieu Ricard, đã được nhà xuất bản Presses de la Renaissance tại Paris ấn hành lần đầu tiên năm 2001, và sau đó đã được tái bản nhiều lần và cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Quyển sách này cũng có nhiều ấn bản khác nhau, mang nhiều tựa khác nhau, trong số này có nhiều ấn bản đã được tóm lược. Một trong số các ấn bản rút ngắn này - gồm 53 câu thay vì 365 câu - cũng đã được dịch sang tiếng Việt và đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ấn hành tại Việt Nam năm 2009, và sau đó cũng đã được Nhà Xuất Bản Phương Đông tái bản năm 2011 ("Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma", Hoang Phong chuyển ngữ, nguyên bản tiếng Pháp là "Dalai Lama - Conseils du coeur", Pocket, 2003).  Lần tái bản bằng tiếng Pháp gần đây nhất và cũng đầy đủ nhất gồm toàn bộ 365 câu, là vào năm 2017. Bản chuyển ngữ tiếng Việt dưới đây được dựa vào ấn bản mới này. Người đọc cũng có thể tham khảo bản tiếng Anh của quyển sách này: "365 Dalai-Lama: Daily Advice From The Heart" (Hampton Roads Publishing Company, 2012).

            Các câu "suy tư" trong quyển sách này chính thật là những "lời khuyên", giúp chúng ta biến cải chính mình hầu đối phó hay thích nghi với mọi cảnh huống trong cuộc sống, từ trong gia đình đến ngoài xã hội, từ trên thân xác đến bên trong nội tâm mình. Những lời khuyên rất thiết thực nhưng cũng thật thâm sâu này của Đức Đạt-lai Lạt-ma đã được nhà sư Matthieu Ricard trực tiếp ghi chép bằng tiếng Tây Tạng, và sau đó đã được học giả Christian Bruyat dịch sang tiếng Pháp.

            Nếu nhìn Phật giáo như là một tín ngưỡng thì tín ngưỡng đó không hề bị ám ảnh bởi cái chết và những lời hứa hẹn phía sau cái chết, bởi vì đối với Phật giáo thì cái chết cũng chỉ là một thành phần của sự sống mà thôi. Những lời khuyên trong quyển sách này nhất thiết chỉ nói lên sự sống đó với tất cả các khía cạnh khó khăn cũng như thuận lợi của nó. Thật ra thì đấy cũng là những gì hiện lên bên trong tâm thức và trên thân xác mình trong từng ngày. Do đó chúng ta có thể xem quyển sách này như là một quyển sách "gối đầu giường", hoặc một người bạn đồng hành trong cuộc sống của mình. Mỗi khi cần phải đối phó với một nghịch cảnh hay gặp phải một vấn đề nan giải thì biết đâu chúng ta cũng có thể tìm được một vài lời khuyên trong sách để suy ngẫm hầu tìm một giải pháp thích nghi.  

Quyển sách gồm tất cả năm phần:

I.  Suy tư về sự sống (câu 1 đến  48)

- Sự sống nói chung (1 - 16)
- Tuổi trẻ (17 - 35)
- Tuổi trưởng thành (36 - 42)
- Tuổi già (43 - 48) 

II.  Suy tư về các bối cảnh trong cuộc sống (câu 49 đến 129)

- Đàn ông và đàn bà (49 - 53)
- Cuộc sống trong gia đình (54 - 70)
 - Cuộc sống độc thân (71 - 74)
- Cuộc sống tập thể (75 - 79)
- Cuộc sống sung túc (80 - 92)
- Cuộc sống trong cảnh nghèo khó (93 - 97)
- Bệnh tật (98 - 101)
- Những kẻ tật nguyền và những người chăm sóc họ (102 - 105)
- Người sắp lìa đời và những người thân chung quanh (106 - 118)
- Công ăn việc làm và tình trạng thiếu giải trí (119 đến 120)
- Nhà giam và các tù nhân (121 - 129)
- Đồng tính luyến ái (130 - 132)          

III. Suy tư về cuộc sống tập thể trong xã hội (câu 133 đến 181)

- Chính trị (133 - 139)
- Công lý (140 - 144)
- Tương lai thế giới (145 - 147)
- Giáo dục (148 - 150)
- Khoa học và kỹ thuật (151 - 153)
- Thương mại và kinh doanh (154 - 156)
- Nghệ thuật viết lách và nghề làm báo (157 - 161)
- Canh nông và môi trường (162 - 167)
- Chiến tranh (168 - 175)
- Dấn thân vì kẻ khác (176 - 181)

IV. Suy tư về các khó khăn trong cuộc sống (câu 182 đến 304)

- Hạnh phúc (182 - 188)
- Bất hạnh (189 - 198)
- Yếm thế (199 - 210)
- Sợ hãi (211 - 215)
- Tự tử (216 - 219)
- Cô đơn và sự cô lập (220 - 229)
- Giận dữ (230 - 241)
- Kiềm tỏa dục vọng (242 - 247)
-
 Ganh tị và chứng ghen tuông (248 - 253)
- Kiêu hãnh (254 - 257) 
- Khổ đau (258 - 267)
- Rụt rè (268 - 271)
- Do dự (272)
- Thù ghét chính mình (273 -  276)
- Nghiện rượu và ma túy (277 - 280)
- Đam mê tình ái (281 - 285)
- Thiếu suy nghĩ (286 - 289)
- Tính hay nói xấu (290 - 294)
- Tính độc ác (295 - 303)
- Thờ ơ (304 308)

V.  Suy tư về cuộc sống tâm linh (309 -365)

- Người có đức tin (309 - 315)
- Người vô thần (316 - 327)
- Người tu sĩ và cuộc sống nơi tu viện. (328 - 339)
- Người hành thiền (340)
- Đức tin (341 - 344)
- Các giáo phái (345 - 347)
- Người muốn bước theo con đường Phật giáo (348 - 356)
- Việc Tu tập Phật giáo (357 - 365).


365 Dalai-Lama Daily Advice From The Heart1  Dalai Lama - Conseils du coeurH 2H 3H 5H 4H 6 6H 7 7

H. 1,2,3,4,5 và 6: Hình bìa một vài ấn bản của quyển sách nổi tiếng này của Đức Đạt-lai Lạt-ma
H.7: Ấn bản mới năm 2017 và một đoá hoa trong khu vườn của người chuyển ngữ xin quý tặng độc giả bốn phương.


PHIÊN BẢN PDF ĐỂ IN:
365 Lời Khuyên Tâm Huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma (toan bo)



cffcf7


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.