3. It looks like that but is not the way it is

30/04/20153:46 CH(Xem: 30640)
3. It looks like that but is not the way it is
GƯƠM BÁU TRAO TAY
Đỗ Hồng Ngọc
Nhà xuất bản Phương Đông 2008
HANDING DOWN the PRECIOUS SWORD
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Dịch giả: Diệu Hạnh Giao Trinh

Bản dịch Anh ngữ Gươm Báu Trao Tay (viết về kinh Kim Cang)

 

3. Vậy mà chẳng phải vậy!

Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm? thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.

Hơn hai ngàn năm trăm năm sau, chúng ta cũng đang rất muốn nghe, cũng đang dỏng tai lên mà nghe, bởi chưa bao giờ con người sống trong sợ hãi, lo âu, căng thẳng như bây giờ, với chiến tranh dịch bệnh thiên tai đủ thứ! Con người mắc đủ thứ bệnh tật mà y học dù rất tiến bộ cũng lúng túng, bó tay… Các loại bệnh cứ xà quần, hết thứ này sanh thứ khác, bởi cái gốc của nó không ở cái thân xác kia, nên đi đủ thứ bác sĩ cũng không khỏi cho đến khi vớ phải một… lang băm! Y học đã phải bào chế ra nhiều thứ thuốc, nào an thần, nào thuốc ngủ, nào giải lo (anxiolytique), thậm chí những thứ thuốc cực mạnh để cắt đứt cơn suy nghĩ của con người, làm cho họ rơi vào trạng thái hôn mê ngắn hạn để được thảnh thơi đôi chút, xa rời đôi chút với những lo âu phiền muộn sợ hãi bao quanh!

Phật dạy: Muốn hàng phục tâm ư, muốn an trụ tâm ư? Chỉ cần “diệt độ” tất cả chúng sanh, loại nào cũng “diệt độ”, cho vào Vô dư Niết bàn sạch trơn, nhưng rồi thật ra… chẳng có chúng sanh nào đựơc diệt độ cả!

Ối trời! Thiệt là choáng váng! Chưa kịp trấn tĩnh, Phật đã nói tiếp: “Tại sao vậy? Tại vì Bồ tát mà còn có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì… chẳng phải là Bồ tát! ”. Lúc đó hẳn một số người trong thính chúng cũng hoang mang, thôi không dám làm Bồ tát nữa và xin rút lui có trật tự! Chính Tu Bồ Đề cũng phải kêu lên: Con có thể hiểu không khó những lời Phật dạy, nhưng liệu năm trăm năm sau, người ta có thể hiều được không? Phật đã phải quở ngay: “Ông chớ nói thế!”. Bởi Phật tin tưởng ở tương lai, người ta có thể hiểu Phật nhanh hơn, phương tiện truyền thông tiến bộ hơn, và… đời sống con người càng… khổ đau hơn, dù vật chất có được cải thiệnphiền não thì cứ gia tăng! Tuy vậy, Phật cũng nói thêm: Sau này, ai được nghe Kim Cang mà “không kinh, không hãi, không sợ” thì người đó hẳn phải có nhiều “thiện căn”! Nửa thế kỷ trước đây, Edward Conzé, tiến sĩ tâm lý, nhà Phật học nổi tiếng, người đã dịch Kim Cang sang tiếng Anh, bảo bạn ông, một nhà trí thức thần học, khi đọc bản dịch đó đã kinh ngạc kêu lên: Điên, điên rồi! Nhưng Erward Conzé không thấy điên, lại còn khẳng định: hiệu qủa sẽ đựơc chứng minh qua áp dụng vào đời sống hằng ngày! Nguyễn Du đọc đi đọc lại Kim Cang cả ngàn lần, đến khi có dịp đi sứ sang Tàu, nhìn thạch đài phân kinh của thái tử nhà Lương mới than: Chung tri vô tự thị chân kinh! (Cuối cùng mới hiểu ra kinh không chữ mới thật là chân kinh!).. Người xưa thì cũng đã nguyện “Nguyện giải Như Lai chơn thật nghĩa!”. Chắc hẳn phải có điều gì đó… bí ẩn!

Phật nói muốn hàng phục tâm thì có bao nhiêu loại chúng sinh, dù sinh từ thai, sinh từ trứng, từ thấp, từ hóa, từ có hình hoặc không có hình, từ có tưởng, hoặc không có tưởng, hoặc chẳng có tưởng mà cũng chẳng phải chẳng có tưởng… đều phải “diệt độ” tất cả, cho vào… “Niết bàn” sạch trơn! Rồi, tuy“diệt độ” vô số sô lựơng vô biên chúng sanh như vậy mà thật ra… chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả!

Lâu nay ta vẫn nghĩ chúng sanh là beings, là êtres, là những sinh vật- gồm có cả con người trong đó – nên “diệt độ” hết chúng sanh thì ta ở với ai? Có sách nói phải diệt độ hết chúng sanh đi mà đừng kể công, ấy mới là lòng quãng đại, là chí nguyện của Bồ tát. Có sách lại bảo chúng sanh ở đây không phải là người, không phải là sinh vật mà là những tư tưởng, những ý nghĩ, những khái niệm! Người bình thường chúng ta nghe chữ “diệt độ” chúng sanh, rồi đưa hết vào “Niết bàn” cũng thấy ớn! Thực ra chữ “diệt độ” ở đây không có nghĩa là tiêu diệt mà là giúp đưa hết cả qua bờ giải thoát.

Nghĩ cho cùng, cốt lõi có lẽ nằm ở hai chữ “chúng sanh”! Giải mã được từ khóa này thì hy vọng mở được “Càn khôn đại nã di tâm pháp” như Vô Kỵ dưới hầm sâu trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung! Một hôm, tôi đem thắc mắc “chúng sanh” này hỏi một vị sư. Sư trả lời ngắn gọn: Tùy chúng duyên nhi sanh! Rồi thôi, chẳng nói gì thêm. Với tôi, thế là đã đủ, đã rõ! Vậy mà phải mất bao nhiêu thời gian trăn trở, kiếm tìm, suy gẫm. Tôi hiểu tại sao các vị thiền sư thường bắt học trò giã gạo, gánh nước, bửa củi nhiều năm mà chả chịu dạy gì, cho đến khi đủ chín muồi tự trong bản thân mình! Cũng như người xưa đến thầy xin học thuốc, thầy coi giò coi cẳng xong mới cho vào học, lúc đầu bắt chẻ thuốc, bào thuốc, tán thuốc, sắc thuốc… chừng năm bảy năm trời rồi mới cho bắt mạch, kê toa, bởi lầm một chữ là chết người. Đến khi thành tài… thầy còn gã con gái cho không chừng! Như vậy có thể nói chúng sanh ở đây không phải là chúng sanh như ta vẫn hiểu mà là do các “chúng “ duyênvới nhau mà “sanh” ra nên gọi là “chúng sanh” thôi! Duyên hết thì chúng sanh cũng hết! Học Phật không được chỉ dựa vào câu chữ mà cũng không được rời câu chữ! Ở đoạn sau của Kim Cang nói rõ: “chúng sanh tức phi chúng sanh”! Ta làm quen cách nói “tức phi… thị danh” này trong Kim Cang! Đây là thứ ngôn ngữ “phá chấp”, cũng gọi là “ngôn ngữ ly niệm”, nhằm giúp phá vỡ “khái niệm” đã đóng khuôn trong vỏ não ta từ lâu. Bởi muốn giúp giải thoát con người thì trước hết phải vựơt qua những khái niệm, những định nghĩa cứng ngắc, chằng chịt, như lưới nhền nhện làm cho con người bị gò bó, dính mắc, khó mà thoát ra được. Mỗi ngành học đều có những terminology, thuật ngữ riêng của mình. Danh từ y học chẳng hạn, chỉ người trong ngành hiểu với nhau, người ngoài không sao hiểu chính xác đựơc, thậm chí một số từ y học không thể dịch mà phải phiên âm, phải giữ nguyên gốc để diễn đạt đầy đủ ý nghĩa sâu xa hơn. Chính vì thế mà các thầy thuốc thường châm… tiếng Latinh với nhau khi nói chuyện, làm cho bệnh nhân nghe chới với không hiểu mô tê, rồi có khi diễn dịch sai, hiểu lầm, đâm ra hoang mang.

Tùy “chúng duyên nhi sanh” là tùy theo các duyên mà sanh ra thứ “chúng sanh” này hay “chúng sanh” khác! Cho nên mới có “vô số vô lượng vô biên” chúng sanh! Bản thân ta cũng là một chúng sanh vì do các “uẩn” (chúng) sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà thành…. Nói cách khác, do ba mẹ mình “duyên”… với nhau mà có mình, chớ nếu hai người “vô duyên đối diện bất tương phùng” thì còn lâu! Đó là chưa kể ông nội “gặp gỡ” bà nội, ông ngoại “gặp gỡ” bà ngọai. ( Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không? ND). Cho nên mình mới có cơ hội mang gène của cả giòng họ kể cả gène tính khí hoặc gène suyễn, tiểu đường! Hai nguyên tử H và O “duyên” với nhau thì sanh ra thứ này hay thứ khác, nếu thêm C vào nữa thì có khi thành dấm, có khi thành rượu! Ta mà “duyên” với rượu thì cũng lắm chúng sanh sẽ được tạo ra! Cơn giận chẳng hạn. Vì một lời nói xúc xiểm nào đó của ai đó có khi làm ta bừng bừng nổi giận! Lời qua tiếng lại một lúc thì “chúng” đã “sanh” ra lắm chuyện! Từ chúng sanh “lời nói” có thể chuyển sang chúng sanh “đấm đá”… như chơi! Cơn giận, lòng tham, nỗi buồn, sự sợ hãi, lo âu, căng thẳng… đều là những “chúng sanh”, nó quậy phá trong tâm ta làm cho ta bị bấn loạn, phiền não, khổ đau không ngớt! Ngay cả những con người rất dễ thương quanh ta, có khi mới sáng sớm là tiên, là Bồ tat, chiều đến đã biến thành Atula, dạ xoa… các thứ như chơi! Mà ta cũng vậy dưới mắt người khác!

Có thực “ba cái lăng nhăng nó quấy ta” chăng? Không hẳn! Gió không động, phướn không động. Tâm ta mới động. Tâm ta mà thanh tịnh rồi thì “chấp” hết! Cơn giận nỗi buồn gì cũng “diệt độ” xong ngay! “Chúng” nào “sanh” ra thì ta… “diệt độ” hết, nghĩa là dẹp bỏ sạch trơn. Đến lúc mặt hồ không xao động thì ánh trăng mới vằng vặc soi! Nhưng, còn lâu! Còn phải khổ công rèn luyện dài dài! Không thể nóng vội được. Chữ “diệt” ở đây không có nghĩa là tiêu diệt, mà là “dẹp bỏ” qua một bên, hay còn có nghĩa là “không để phát sanh ra” nữa, tức là một trạng thái “vô sanh”! Tiếng Việt ta thật hay: sanh sự thì sự sanhVô sanh thì vô sự, mà vô sự thì bình an: “Bình an vô sự”! Vậy nếu ta … rèn luyện giỏi, ta có thể “diệt độ chúng sanh” đựơc lắm chớ! Diệt độ hết chúng sanhthực ra không có chúng sanh nào được diệt độ cả, bởi có còn sanh ra nữa đâu mà diệt với độ!

Nhưng hình như thế vẫn còn chẳng phải!


3. It looks like that but is not the way it is


Subhuti respectfully asked two questions to the Buddha: “How can we rest our mind, how can we subdue our mind?” and the Buddha said: “There is nothing difficult there, the Great Bodhisattvas should subdue their mind this way, this way… Listen carefully. I shall tell you how”. Subhuti happily answered: “Pray, do, World-honored One. With joyful anticipation we long to hear.”

More than 2,500 years later, more so now we very much long to hear and prick our ears to listen, because man has never lived so much in fear, anxiety and stress as we do now within the scope of global conflicts, epidemics, natural disasters and the like! Man is infected with various diseases which modern medicine cannot heal just yet! So many different kinds of diseases manifests around us, one induces another because their roots are not to be found in our body! We go to see every kind of doctors eventually ending up resorting quack specialists. An abundance of drugs are available like anti-depressants, sleeping sedatives, anxiolytics, even very potent drugs to help people disengage themselves from their thoughts and induce a temporary sensationless state just to provide momentary rest, peace and isolation from the taxing emotions and distress of anguish or fear.

The Buddha taught: How to control your mind? Where must your mind dwell? You only need to bring all living creatures of whatever class to the final extinction, to the unbounded liberation, Nirvana! But actually none of them was brought to the final extinction!

Oh my goodness! What a whirlwind! The Buddha continued on before one recovered from the first train of thought:

“Why so? Because no Bodhisattva who is a real Bodhisattva cherishes the conception of an ego, a personality, a being or a life span”.

Upon hearing this many listeners felt the contradiction to commit themselves further and they started to reconsider their idea of becoming Bodhisattva.

Even Subhuti cried out:

“I might easily understand the Buddha’s teaching, but in 500 years, what about the people of that time, will they be able to understand?”

The Buddha admonished him:  “Subhuti, do not utter such words.”

This is because the Buddha has great faith in the future, as people are more likely to easier understand his teaching thanks to modern technology, mode of media communication, and so forth… though material improvements and life conveniences will be abundant… people will be more prone to suffer and their destructive emotions will also soar up! The Buddha added: “In the future, if someone hears this Sutra and is not frightened, or alarmed, or terrified, you should know that person is most rare”.

Half a century ago, Edward Conze (Ph.D. in Psychology and well-known Buddhist scholar who translated the Diamond Sutra into English) said that an intellectual theologian friend of his, upon reading the translation bewilderedly exclaimed: “It’s crazy! Utterly crazy!”  But Edward Conze didn’t think this was crazy at all, on the contrary he affirmed that the results will be acknowledged through daily application of its principles!

Nguyen Du read the Diamond Sutra over and over, thousands of times, until he had the opportunity as Ambassador to make a trip to China. As he looked at Prince Luong’s stone terrace and its fading carved words, he lamented:

“Finally I understand that only wordless sutras are genuine teachings!”

(Chung tri vô tự thị chân kinh)

The ancients similarly attested: “We vow to understand the true meaning of the Tathagata’s teachings” (Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa).

Perhaps there is something … some secret here.

The Buddha said hat to discipline one’s mind, one must bring together countless types of beings – beings born from womb, from egg, from moisture or from transformation, beings with form or without forms, with perception of without perception, with neither perception nor non-perception… to the final extinction (of rebirth), to the Nirvana without exception. Then, although these countless, incalculable beings have been brought to extinction, in reality… no one been extinguished!

Up to now, we think that beings are animated things, inclusive of human beings, so if we bring every ‘being’ to extinction then whom are we left to live with? Some texts say that we must bring the totality of beings to extinction without pride on oneself, in so doing to achieve the magnanimous deed that is the way of a Bodhisattva.

Other texts have alluded to beings not as human beings or animated things but as thoughts, ideas, concepts!

To ordinary people as ourselves, the sentence “bring to extinction”, then moving toward Nirvana is somewhat terrifying! In fact, to bring people to extinction does not mean to kill them, but to bring them across the way to the other shores, i.e. to liberate them!

If we think it through, maybe the premise here is the word “being”. If we manage to decode it, we might perhaps open even the “Lost secrets of Martial Arts” (Càn khôn đại nã di tâm pháp) as Vô Kỵ (the knight errant of Kim Dung’s martial novels) did while he stayed in a deep crypt.

Once I talked to a monk regarding my question about “beings”, he answered briefly “those who depend on causes and conditions to come into being” and that was all he said. But to me that was enough, that was very clear; after long periods of searching and pondering, my concerns finally resolved. Now I understand why Zen masters used to demand that their disciples pound rice, fetch water and cut wood for many years without any semblance of teachings, until the disciple internalized a sense of maturity. Like in the old days when an apprentice wanted to learn from a master alchemist, the master would examine the disciple from every angle before proceeding to teach him skills on how to cut herbs, shed, pound and cook them… only after five to seven years would the disciple be allowed to check pulses and prescribe remedies because a minor mistake can be fatal! And when he succeeds, the master might even give him his daughter’s hand in marriage! So we can say that the context of “beings” here is not what we typically understand but refer to the causes and conditions linking up with one another and coming together, or coming into ‘being’, that is why we call them “beings”. As the chanced meeting ends, so does the act of ‘being’.  In Buddhist studies we cannot rely on words alone, nor can we depart from them…

In the latter parts of the Diamond Sutra, it is said clearly that “the beings are not beings”. We are acquainted now with the “it is no…, therefore it is called…” phrasing in this sutra. This kind of saying, this unconventional, beyond-the-thinking language helps us to refute false tenets and to destroy concepts which have long been frozen in our cortex. To be liberated, a man must first free himself from his extremely solid concepts and perceptions into which, as in a spider’s web, he is entangled, caught up, hampered and unable to move.

Every branch has its own terminology that those within the same specialization can understand completely, unlike non-specialists who may not comprehend fully. For example, a large number of medical terms cannot be translated, and must be pronounced phonetically in their original forms in order to completely express their meaning (subtlety and all). That is why doctors used to add Latin terms when talking to each other, to the great confusion of their patients who don’t have the slightest idea of their meaning and subsequently get them all wrong and entangled in more confusion.

“Arisen from causes and conditions”, sentient beings differ greatly from one another. That is why they are innumerable. We ourselves also are a sentient being, a being constituted by the five aggregates (skandhas) combined together: Aggregate of Matter (or of Form), Aggregate of Feeling or Sensation, Aggregate of Perception, Aggregate of Mental Formations and Aggregate of Consciousness … In other words, our parents were “fated” [i.e when the causes and conditions were complete and linked together] to meet in order to… have us. In the case they were not “fated” to meet, “even face to face they could not see each other” (vô duyên đối diện bất tương phùng), we by no means can be here! And what about our grand-parents? If they did not happen to wonder once “Why did I meet this person? Are we fated to live a lifelong together?” (người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không?), our presence here would also be highly improbable! Therefore we have the opportunity to inherit the genes of the entire clan, even those of our character, or those of asthma, of diabetes. The two H and O atoms are “bound to meet” so that different matters come into being, and if we add the C atom, sometime the combination of them would give rise to vinegar, some to alcohol. And if we are “bound to meet” with alcohol, not a few new beings will be “fated” to come to life! Let’s take anger, for example. Because of an offensive comment, we can react in explosive anger! A few harsh words are exchanged and soon a few problems spring into “being”! From words, these “beings” can easily come to blows. The anger, greed, sadness, fear and anxiety or stress are also “beings” which can wreak havoc in our mind and lead to endless flusters, afflictions, sufferings! Even those around us might be very sweet like angels in the morning, but easily turn to demons in the afternoon. And so can we, as the others see us!

“Tea, alcohol and females,

these few trifles are keeping me distracted…”

Một trà một rượu một đàn bà,

ba cái lăng nhăng nó quấy ta (Tú Xương)

Is it true that these “trifles” distract us? Not really! “The wind does not move, the flag does not move. Only the mind does” [said the 6th Zen Patriarch]. When our mind is peaceful, what can “distract” us? Should anger or sadness (or anything else) come into being, we only need to “extinguish” them all, to let go of them entirely and that’s it! The surface of a lake must be motionless for the moon’s reflection to hold. But that takes time. We have to train painfully for a long time, it will not do to rush progress. The word “extinguish” here does not mean to destroy but to put aside, or “not to let it come into being again”, or let it be in an “unborn state”. If we train skillfully, we can “extinguish all the sentient beings”, why not? To “extinguish all the sentient beings” also means that no sentient being has been extinguished, because if they no longer come into being, what is left to be extinguished?

But it seems that even this [explanation] doesn’t entirely make sense!

(continued)


Mục Lục
Gươm Báu Trao Tay (song ngữ)
1 &2. Onwards on the Path
3. It looks like that but is not the way it is


Đọc thêm các bản dịch English và Sanskrit:
The Diamond Sutra In Sanskrit And English (Edward Conze)
The Diamond Sutra (translated by A.F.Price and Wong Mou-Lam)
The Diamond Sutra (translated by the Buddhist Text Translation Society of the Sino-American Buddhist Association)

Bản dịch Việt Kinh Kim Cang:
Kinh Kim Cang (Thích Duy Lực)
Kinh Kim Cang (Thích Trí Tịnh)
Kinh Kim Cang (Thích Nhất Hạnh)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.